Tổng thống Thái Anh Văn nói về Đài Loan và cuộc chiến cho dân chủ

Nguồn: Thái Anh Văn, “Taiwan and the Fight for Democracy”, Foreign Affairs, November/December 2021.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Câu chuyện về Đài Loan là một câu chuyện về sự kiên cường — của một quốc gia đề cao các giá trị dân chủ, tiến bộ trong khi luôn đối mặt với thách thức đối với sự tồn tại của mình. Thành công của chúng tôi là minh chứng cho những gì mà một chế độ thực hành dân chủ kiên định, với đặc trưng là quản trị tốt và minh bạch, có thể đạt được.

Tuy nhiên, câu chuyện của Đài Loan không chỉ là việc duy trì lối sống dân chủ của chúng tôi. Đó cũng là câu chuyện của sức mạnh và tinh thần trách nhiệm mà Đài Loan mang lại trong nỗ lực bảo vệ sự ổn định của khu vực và thế giới. Nhờ làm việc chăm chỉ và lòng dũng cảm, 23,5 triệu người Đài Loan đã thành công trong việc tạo dựng chỗ đứng cho mình trong cộng đồng quốc tế. Continue reading “Tổng thống Thái Anh Văn nói về Đài Loan và cuộc chiến cho dân chủ”

Tại sao chiến tranh Mỹ – Trung vẫn có thể xảy ra?

Nguồn: Joseph Nye, “The China Sleepwalking Syndrome”, Project Syndicate, 04/10/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thực hiện chiến lược cạnh tranh quyền lực với Trung Quốc, các nhà phân tích tìm các so sánh trong lịch sử để giải thích cho sự đối đầu ngày càng sâu sắc này. Nhưng trong khi nhiều người nhắc tới sự khởi đầu của Chiến tranh Lạnh, thì một so sánh lịch sử đáng lo ngại hơn là sự bắt đầu của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Năm 1914, tất cả các cường quốc đều mong đợi một cuộc Chiến tranh Balkan lần thứ ba ngắn ngủi. Thay vào đó, như nhà sử học người Anh Christopher Clark đã chỉ ra, họ như bị mộng du bước vào một trận đại chiến kéo dài bốn năm, phá hủy bốn đế chế và giết chết hàng triệu người. Continue reading “Tại sao chiến tranh Mỹ – Trung vẫn có thể xảy ra?”

Ứng xử của Việt Nam với Liên Xô và Trung Quốc trong kháng chiến chống Mỹ

Tác giả: GS.TS. Vũ Dương Huân (Học viện Ngoại giao)

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là những trang vàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Cùng với mặt trận quân sự, chính trị, mặt trận ngoại giao đã có những đóng góp không nhỏ, hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam đánh Mỹ và giải quyết vấn đề ta thắng địch thua. Trong mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân ta kháng chiến, Liên Xô, Trung Quốc đóng vai trò quyết định vì là hai đồng minh lớn của Việt Nam. Rất tiếc, lúc đó hai nước lại đang có bất đồng, mâu thuẫn nghiêm trọng, thậm chí coi nhau như kẻ thù. Với chính sách đối ngoại đúng đắn, với nghệ thuật ngoại giao tài tình, khôn khéo, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đoàn kết được với cả Liên Xô, Trung Quốc, đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ to lớn, hiệu quả về tinh thần cũng như vật chất của cả hai đồng minh cho cuộc kháng chiến. Tìm hiểu cách ứng xử của ngoại giao Việt Nam đối với Liên Xô, Trung Quốc là mục tiêu của bài viết này. Continue reading “Ứng xử của Việt Nam với Liên Xô và Trung Quốc trong kháng chiến chống Mỹ”

Thực tế mới đầy nguy hiểm của Trung Quốc

Nguồn: China’s new reality is rife with danger”, The Economist, 02/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tương lai Tập Cận Bình sẽ được định hình bởi kết quả chiến dịch của ông chống lại sự thái quá của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.

Tập Cận Bình đang tiến hành một chiến dịch thanh lọc Trung Quốc khỏi sự thái quá của chủ nghĩa tư bản. Vị Chủ tịch của Trung Quốc coi nợ nần chồng chất là trái độc của đầu cơ tài chính và các tỷ phú là sự chế giễu đối với chủ nghĩa Mác. Các doanh nghiệp phải chú ý đến hướng dẫn của nhà nước. Đảng phải thấm nhuần vào mọi lĩnh vực của đời sống dân tộc. Việc liệu ông Tập có thể áp đặt thực tế mới của mình hay không sẽ định hình tương lai của Trung Quốc, cũng như kết quả cuộc chiến ý thức hệ giữa dân chủ và độc tài. Continue reading “Thực tế mới đầy nguy hiểm của Trung Quốc”

Chu Ân Lai với Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương 1954 (P2)

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương là một hội nghị ngoại giao đa phương rất đặc biệt. Tám nước, 9 bên tham gia hội nghị chia thành hai phe Đông – Tây, nhưng trong hai phe đó, lợi ích của các bên lại khác nhau rõ rệt. Tính phức tạp của ngoại giao đa phương thể hiện ở chỗ các nước dự họp chẳng những phải bảo vệ lợi ích của mình mà còn phải bảo vệ lợi ích của các thành viên khác trong phe mình, và lợi ích chung của cả phe. Dĩ nhiên, vì để tạo không gian cho việc hợp tác, còn phải chiếu cố lợi ích của phe đối lập. Tiến trình của Hội nghị Geneva đã thể hiện một cách điển hình tính phức tạp đó của ngoại giao đa phương. Continue reading “Chu Ân Lai với Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương 1954 (P2)”

Nhật bất ngờ trước việc Trung Quốc và Đài Loan cùng xin gia nhập CPTPP?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China and Taiwan bids catch CPTPP chair Japan off guard”, Nikkei Asia, 30/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sau khi đảng đối lập chính của Đài Loan là Quốc Dân Đảng bầu Eric Chu làm lãnh đạo mới, Tập Cận Bình, với cương vị là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã gửi điện mừng, kêu gọi hai đảng hợp tác để đạt được sự thống nhất quốc gia và “tiến hành sự phục hưng vĩ đại của đất nước Trung Quốc.”

Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phản đối Đài Loan độc lập. Dựa trên “nền tảng chính trị chung” đó, hai bên, trong những năm qua, đã có những tương tác tích cực, ông Tập nói. Continue reading “Nhật bất ngờ trước việc Trung Quốc và Đài Loan cùng xin gia nhập CPTPP?”

Chu Ân Lai với Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương 1954 (P1)

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương triệu tập vào năm 1954 chẳng những có các nước lớn như Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, mà cũng có các nước Á Phi như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia tham gia. Qua đàm phán, các bên dự họp đã thành công giải quyết được một vấn đề quan trọng liên quan chiến tranh và hoà bình trong quan hệ quốc tế của châu Á. Đây là sự việc chưa từng có trong lịch sử thế giới. Đồng thời đây cũng là hội nghị ngoại giao đa phương có ý nghĩa quan trọng mà nước CHND Trung Hoa sau khi lập quốc lần đầu tiên tham dự. Trước ngày hội nghị họp, Thủ tướng Chu Ân Lai đã thực hiện một khối lượng lớn công tác chuẩn bị. Sau khi đến Geneva, ông đã triển khai hoạt động ngoại giao nhộn nhịp, có đóng góp lớn vào thành công của hội nghị. Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đợt hoạt động ngoại giao này là điển hình thành công của chính sách ngoại gia đa phương do Trung Quốc tiến hành. Continue reading “Chu Ân Lai với Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương 1954 (P1)”

Cái chết kỳ lạ của nền dân chủ Mỹ

Nguồn: Martin Wolf, “The strange death of American democracy”, Financial Times, 29/9/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

“Chủ nghĩa ‘Caesar’ của Mỹ giờ đã trở thành nguy cơ hiện hữu”. Tôi đã viết dòng này vào tháng 3 năm 2016, thậm chí trước khi Donald Trump trở thành ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa. Hiện nay, việc biến chế độ dân chủ cộng hòa thành chế độ chuyên quyền đã tiến những bước xa. Đến năm 2024, xu hướng này có thể không thể đảo ngược. Nếu điều này thực sự xảy ra, nó sẽ thay đổi hầu hết mọi thứ trên thế giới. Continue reading “Cái chết kỳ lạ của nền dân chủ Mỹ”

Người Trung Quốc sùng bái và thách thức quyền lực

Tác giả: Trần Chính Cẩm (Trung Quốc)[1] | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tô tem của người Trung Quốc là Rồng, mà rồng là sinh vật căn bản không tồn tại, nó chỉ là một vật tượng trưng. Tượng trưng gì thế? Trả lời: Quyền lực!

Ngày 14 tháng 3 năm 2018, Viện Kiểm sát khu vực Đài Bắc [Đài Loan] tuyên bố Mã Anh Cửu “chứng cứ phạm tội rõ ràng”, sẽ bị khởi tố.[2] Như vậy Mã Anh Cửu trở thành vị lãnh đạo thứ ba của Đài Loan sau khi mãn nhiệm bị khởi tố, tiếp sau Lý Đăng Huy và Trần Thuỷ Biển.

Thế nhưng Đài Loan sau ngày thực hành bầu cử dân chủ chỉ có ba vị lãnh đạo này mãn nhiệm. Continue reading “Người Trung Quốc sùng bái và thách thức quyền lực”

Lý do thực sự Australia hủy thỏa thuận tàu ngầm với Pháp

Nguồn: Ian Lloyd Neubauer, “Australia owes France nothing”, Nikkei Asia, 25/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Phản bội. Gian dối. Một cú đâm sau lưng. Một sự bội tín.

Đây chỉ là một vài trong những cách đầy màu sắc mà các quan chức Pháp đã dùng để mô tả quyết định của Australia trong việc hủy bỏ thỏa thuận để đóng 12 tàu ngầm chạy bằng năng lượng thông thường hồi năm 2016, thay vào đó bằng ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân do Mỹ và Anh cung cấp.

Bề ngoài, sự phẫn nộ của Pháp – thể hiện qua việc Tổng thống Emmanuel Macron triệu hồi các đại sứ của mình ở Úc và Mỹ – dường như là chính đáng. Rốt cuộc, đã thỏa thuận là thỏa thuận. Continue reading “Lý do thực sự Australia hủy thỏa thuận tàu ngầm với Pháp”

Về triết lý ngoại giao truyền thống Việt Nam

Tác giả: GS.TS. Vũ Dương Huân (Học viện Ngoại giao)

Chúng ta nghiên cứu khá nhiều về ngoại giao truyền thống của cha ông ta. Tuy nhiên, vấn đề triết lý ngoại giao truyền thống vẫn là một chủ đề nghiên cứu mới mẻ. Triết lý ngoại giao truyền thống là gì? Đâu là nội dung và cội nguồn của triết lý ngoại giao truyền thống Việt Nam? Đây là đề tài hấp dẫn. Trong bài viết này, chỉ xin trình bày một số nhận thức ban đầu, mong được chia sẻ.

1. Một số nhận thức chung về triết lý

 Triết lý là gì? Một câu hỏi mới nghe tưởng chừng rất đơn giản, ai cũng hiểu. Chúng ta thường được nghe những cụm từ đại loại như: Triết lý sống của ông ấy, bà ấy, hoặc triết lý của đạo Phật, triết lý phát triển, triết lý giáo dục, triết lý âm dương v.v… Song trên thực tế câu trả lời không đơn giản chút nào, rất phức tạp là đằng khác. Continue reading “Về triết lý ngoại giao truyền thống Việt Nam”

Giải mã đơn xin gia nhập CPTPP của Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Analysis: China’s TPP bid follows carefully scripted 300-day plan”, Nikkei Asia, 23/09/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Vào tuần trước, việc Trung Quốc chính thức xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, trước đây gọi là TPP, đã khiến nhiều người bất ngờ, và được coi là một động thái đột ngột của chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình.

Nhưng các tài liệu xin gia nhập đã được đệ trình dựa trên một kế hoạch được lên kịch bản cẩn thận bắt đầu từ hơn 300 ngày trước.

Dù một số người đã gạt bỏ khả năng Trung Quốc được gia nhập sớm do có nhiều rào cản mà Bắc Kinh sẽ phải vượt qua để đáp ứng các tiêu chí của TPP, nhưng nếu Trung Quốc được tham gia, họ sẽ làm thay đổi động lực của hiệp định thương mại này. Continue reading “Giải mã đơn xin gia nhập CPTPP của Trung Quốc”

Rủi ro hệ thống đối với Trung Quốc nếu Evergrande sụp đổ là gì?

Nguồn: What are the systemic risks of an Evergrande collapse?”, The Economist, 21/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các nhà quản lý tài chính của Trung Quốc đang mài giũa một kỹ năng mới: “cho vỡ nợ theo nguyên tắc thị trường” — tức rời thị trường một cách có trật tự và tái cấu trúc lành mạnh cho các công ty đang gặp khó khăn. Thuật ngữ này đã xuất hiện trong các tài liệu của chính phủ và các phương tiện truyền thông địa phương gần đây khi các cơ quan quản lý trở nên thành thạo trong việc quản lý các vụ vỡ nợ lớn hơn, thường xuyên hơn và phức tạp hơn. Họ đã có một số thành công. Evergrande, một công ty phát triển bất động sản khổng lồ của Trung Quốc đang trên bờ vực sụp đổ, đang chứng tỏ mình là một trường hợp đặc biệt. Continue reading “Rủi ro hệ thống đối với Trung Quốc nếu Evergrande sụp đổ là gì?”

Quan hệ Mỹ – Việt: Đi từ hòa giải đến quan hệ thực chất

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trong chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin vào cuối tháng 7, hai nước đã ký một bản ghi nhớ, theo đó Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam tìm kiếm, xác định danh tính và quy tập hài cốt các liệt sĩ. Động thái này cho thấy, 46 năm sau khi chiến tranh kết thúc, Washington vẫn đang nỗ lực cùng Hà Nội thúc đẩy hòa giải giữa hai cựu thù. Những nỗ lực không ngừng như vậy là một phần cốt lõi trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1995.

Hành trình dài hướng tới hòa giải này được kể lại một cách sinh động trong cuốn “Không gì là không thể: Hòa giải của Mỹ với Việt Nam” (Nothing Is Impossible: America’s Reconciliation with Vietnam), một cuốn sách mới của Ted Osius, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam giai đoạn 2014 – 2017. Lấy cảm hứng từ tuyên bố của Pete Peterson, đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam sau khi hai nước thiết lập quan hệ, rằng “không có gì là không thể trong quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam,” cuốn sách cung cấp một phân tích chi tiết và sâu sắc nhất cho đến nay về những diễn tiến trong quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam kể từ khi bình thường hóa, cũng như nhiều thách thức mà hai nước đã vượt qua trong quá trình đó. Continue reading “Quan hệ Mỹ – Việt: Đi từ hòa giải đến quan hệ thực chất”

Đâu là “gót chân A-sin” của quân đội Trung Quốc?

Nguồn: Tetsuro Kosaka, “China’s military has an Achilles’ heel: Low troop morale”, Nikkei Asia, 19/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã vô tình để lộ những điểm yếu của quân đội nước này.

Một biểu hiện cho điều đó là việc xây dựng các cơ sở phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới ở một vùng sa mạc nội địa. Còn một dấu hiệu khác là nỗ lực nhằm tăng tỷ lệ sinh, bao gồm các biện pháp giúp giảm gánh nặng chi phí trong việc giáo dục con cái. Đằng sau những động thái này là bằng chứng cho thấy nước này đang giải quyết những lo ngại liên quan đến tinh thần binh sĩ, cũng như khả năng của quân đội nước này trong việc thực hiện một cuộc chiến kéo dài. Continue reading “Đâu là “gót chân A-sin” của quân đội Trung Quốc?”

Mười điều rút ra từ sự ra đời của Liên minh AUKUS

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Hiệp định Đối tác tăng cường an ninh ba bên giữa Mỹ, Anh và Australia (AUKUS) có phiên âm khá thú vị (ô kis) – “Hôn nhau cái nào” – đến mức Tổng thống Biden cũng cảm thấy thích thú khi phát âm tên liên minh mới trong bài diễn văn đánh dấu sự ra đời của AUKUS.

Tuy nhiên, việc thành lập AUKUS thì hoàn toàn nghiêm túc, chẳng “lãng mạn” chút nào, và là kết quả của những nỗ lực thương lượng không ngừng nghỉ trong nhiều tháng trước đó của quan chức cấp cao 3 nước, trước khi AUKUS chính thức ra đời ngày 15/9/2021 vừa qua.

Tạm thời có thể rút ra 10 nhận xét nhanh từ sự ra đời của AUKUS như sau: Continue reading “Mười điều rút ra từ sự ra đời của Liên minh AUKUS”

Báo Nga viết về 14 năm Liên Xô giúp Việt Nam đánh Mỹ

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau năm 1945, trên lãnh thổ Bán đảo Đông Dương hình thành hai nhà nước – Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (trong vùng lãnh thổ do quân đội Trung Quốc chiếm đóng) và Việt Nam Cộng hòa (trong vùng do Anh và sau đó là Pháp kiểm soát).[i] Ngày 19 tháng 12 năm 1946, xung đột giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp leo thang, trở thành hành động chiến tranh.

Từ đầu những năm 1950, Trung Quốc đã tích cực giúp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Kể từ năm 1953, Liên Xô cũng đã cung cấp cho Việt Nam trang thiết bị quân sự và vũ khí, đồng thời đào tạo sĩ quan. Về phía Mỹ, do bị phân tâm bởi hành động quân sự ở Triều Tiên nên hồi đó Mỹ không can thiệp vào tình hình Việt Nam. Continue reading “Báo Nga viết về 14 năm Liên Xô giúp Việt Nam đánh Mỹ”

Tác động từ việc Mỹ và Anh hỗ trợ Úc phát triển tàu ngầm hạt nhân

Nguồn: Australia is getting nuclear subs, with American and British help”, The Economist, 15/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Chỉ có 6 quốc gia trên thế giới — Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ và Nga — hiện đang vận hành tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Úc có thể trở thành nước thứ bảy một cách bất ngờ. Trong một tuyên bố đưa ra trong lần xuất hiện chung trên truyền hình vào ngày 15 tháng 9, Joe Biden, Boris Johnson và Scott Morrison, các nhà lãnh đạo của Mỹ, Anh và Úc, đã công bố điều mà họ mô tả là “quan hệ đối tác an ninh ba bên nâng cao”, có tên là AUKUS. Sáng kiến ​​đầu tiên, và là viên ngọc trên vương miện của họ, sẽ là việc hợp tác phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trong tương lai cho Hải quân Hoàng gia Úc. Hiệp ước này, sẽ được ký chính thức tại Washington vào tuần tới, phản ánh mối quan ngại chung của họ về sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc, và mong muốn của Mỹ trong việc tăng cường khả năng quân sự của các đối tác châu Á. Continue reading “Tác động từ việc Mỹ và Anh hỗ trợ Úc phát triển tàu ngầm hạt nhân”

Tộc người Hán: Một bản sắc được kiến tạo

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Sự hình thành “tộc người Hán” không chỉ được kiến tạo từ góc độ danh xưng, mà quan trọng hơn còn là quá trình mà rất nhiều nhóm người khác đã trở thành “Hán” theo bước đường mở rộng của các đế chế Trung Hoa. Sự bành trướng này không chỉ mang ý nghĩa về đất đai, lãnh thổ mà còn cả văn hóa, tộc người, biến những người ở vùng biên, từ “chưa phải Hán” thành “Hán”. Nhiều tộc người trong số này đã “biến mất”, sau đó xuất hiện trở lại thành “người Hán”.

Làm thế nào để tạo ra một “tộc người” với hơn một tỉ thành viên? Trước khi người “Hán” xuống phía Nam của sông Trường Giang, ở đây có “Bách Việt”. Sau khoảng 2000 năm, tại sao “99 Việt” đã biến mất, chỉ còn lại “Việt Nam”. Những “Việt” kia đã đi đâu cùng với nhiều người đồng hành khác như Tiên Ti, Hung Nô… và nhiều nhóm trong không gian của các đế chế Trung Hoa? Continue reading “Tộc người Hán: Một bản sắc được kiến tạo”

Tại sao sự sùng bái cá nhân Tập Cận Bình nguy hiểm cho Trung Quốc?

Nguồn: Gideon Rachman, “The Xi personality cult is a danger to China”, Financial Times, 13/09/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Các trẻ em Trung Quốc chỉ mới 10 tuổi sẽ sớm phải tiếp thu các bài học về tư tưởng Tập Cận Bình. Trước khi đến tuổi thiếu niên, học sinh sẽ phải học những câu chuyện về cuộc đời của nhà lãnh đạo Trung Quốc, và ghi nhớ rằng “Ông nội Tập Cận Bình đã luôn quan tâm đến chúng ta”.

Đây sẽ là một hồi chuông cảnh báo cho Trung Quốc hiện đại. Sự tôn kính mà nhà nước giúp xây dựng cho Tập gợi nhớ tới sự sùng bái cá nhân đối với Mao Trạch Đông, và đi cùng với đó là nạn đói và khủng bố do Mao gây ra trong Đại nhảy vọt và Cách mạng Văn hóa. Từ nước Nga của Stalin đến Romania của Ceausescu, Triều Tiên của Kim và Cuba của Castro, sự kết hợp giữa sùng bái cá nhân và sự cai trị của Đảng Cộng sản thường là công thức cho sự nghèo đói và tàn bạo. Continue reading “Tại sao sự sùng bái cá nhân Tập Cận Bình nguy hiểm cho Trung Quốc?”