Đâu là “gót chân A-sin” của quân đội Trung Quốc?

Nguồn: Tetsuro Kosaka, “China’s military has an Achilles’ heel: Low troop morale”, Nikkei Asia, 19/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã vô tình để lộ những điểm yếu của quân đội nước này.

Một biểu hiện cho điều đó là việc xây dựng các cơ sở phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới ở một vùng sa mạc nội địa. Còn một dấu hiệu khác là nỗ lực nhằm tăng tỷ lệ sinh, bao gồm các biện pháp giúp giảm gánh nặng chi phí trong việc giáo dục con cái. Đằng sau những động thái này là bằng chứng cho thấy nước này đang giải quyết những lo ngại liên quan đến tinh thần binh sĩ, cũng như khả năng của quân đội nước này trong việc thực hiện một cuộc chiến kéo dài. Continue reading “Đâu là “gót chân A-sin” của quân đội Trung Quốc?”

Mười điều rút ra từ sự ra đời của Liên minh AUKUS

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Hiệp định Đối tác tăng cường an ninh ba bên giữa Mỹ, Anh và Australia (AUKUS) có phiên âm khá thú vị (ô kis) – “Hôn nhau cái nào” – đến mức Tổng thống Biden cũng cảm thấy thích thú khi phát âm tên liên minh mới trong bài diễn văn đánh dấu sự ra đời của AUKUS.

Tuy nhiên, việc thành lập AUKUS thì hoàn toàn nghiêm túc, chẳng “lãng mạn” chút nào, và là kết quả của những nỗ lực thương lượng không ngừng nghỉ trong nhiều tháng trước đó của quan chức cấp cao 3 nước, trước khi AUKUS chính thức ra đời ngày 15/9/2021 vừa qua.

Tạm thời có thể rút ra 10 nhận xét nhanh từ sự ra đời của AUKUS như sau: Continue reading “Mười điều rút ra từ sự ra đời của Liên minh AUKUS”

Báo Nga viết về 14 năm Liên Xô giúp Việt Nam đánh Mỹ

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau năm 1945, trên lãnh thổ Bán đảo Đông Dương hình thành hai nhà nước – Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (trong vùng lãnh thổ do quân đội Trung Quốc chiếm đóng) và Việt Nam Cộng hòa (trong vùng do Anh và sau đó là Pháp kiểm soát).[i] Ngày 19 tháng 12 năm 1946, xung đột giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp leo thang, trở thành hành động chiến tranh.

Từ đầu những năm 1950, Trung Quốc đã tích cực giúp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Kể từ năm 1953, Liên Xô cũng đã cung cấp cho Việt Nam trang thiết bị quân sự và vũ khí, đồng thời đào tạo sĩ quan. Về phía Mỹ, do bị phân tâm bởi hành động quân sự ở Triều Tiên nên hồi đó Mỹ không can thiệp vào tình hình Việt Nam. Continue reading “Báo Nga viết về 14 năm Liên Xô giúp Việt Nam đánh Mỹ”

Tác động từ việc Mỹ và Anh hỗ trợ Úc phát triển tàu ngầm hạt nhân

Nguồn: Australia is getting nuclear subs, with American and British help”, The Economist, 15/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Chỉ có 6 quốc gia trên thế giới — Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ và Nga — hiện đang vận hành tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Úc có thể trở thành nước thứ bảy một cách bất ngờ. Trong một tuyên bố đưa ra trong lần xuất hiện chung trên truyền hình vào ngày 15 tháng 9, Joe Biden, Boris Johnson và Scott Morrison, các nhà lãnh đạo của Mỹ, Anh và Úc, đã công bố điều mà họ mô tả là “quan hệ đối tác an ninh ba bên nâng cao”, có tên là AUKUS. Sáng kiến ​​đầu tiên, và là viên ngọc trên vương miện của họ, sẽ là việc hợp tác phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trong tương lai cho Hải quân Hoàng gia Úc. Hiệp ước này, sẽ được ký chính thức tại Washington vào tuần tới, phản ánh mối quan ngại chung của họ về sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc, và mong muốn của Mỹ trong việc tăng cường khả năng quân sự của các đối tác châu Á. Continue reading “Tác động từ việc Mỹ và Anh hỗ trợ Úc phát triển tàu ngầm hạt nhân”

Tộc người Hán: Một bản sắc được kiến tạo

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Sự hình thành “tộc người Hán” không chỉ được kiến tạo từ góc độ danh xưng, mà quan trọng hơn còn là quá trình mà rất nhiều nhóm người khác đã trở thành “Hán” theo bước đường mở rộng của các đế chế Trung Hoa. Sự bành trướng này không chỉ mang ý nghĩa về đất đai, lãnh thổ mà còn cả văn hóa, tộc người, biến những người ở vùng biên, từ “chưa phải Hán” thành “Hán”. Nhiều tộc người trong số này đã “biến mất”, sau đó xuất hiện trở lại thành “người Hán”.

Làm thế nào để tạo ra một “tộc người” với hơn một tỉ thành viên? Trước khi người “Hán” xuống phía Nam của sông Trường Giang, ở đây có “Bách Việt”. Sau khoảng 2000 năm, tại sao “99 Việt” đã biến mất, chỉ còn lại “Việt Nam”. Những “Việt” kia đã đi đâu cùng với nhiều người đồng hành khác như Tiên Ti, Hung Nô… và nhiều nhóm trong không gian của các đế chế Trung Hoa? Continue reading “Tộc người Hán: Một bản sắc được kiến tạo”

Tại sao sự sùng bái cá nhân Tập Cận Bình nguy hiểm cho Trung Quốc?

Nguồn: Gideon Rachman, “The Xi personality cult is a danger to China”, Financial Times, 13/09/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Các trẻ em Trung Quốc chỉ mới 10 tuổi sẽ sớm phải tiếp thu các bài học về tư tưởng Tập Cận Bình. Trước khi đến tuổi thiếu niên, học sinh sẽ phải học những câu chuyện về cuộc đời của nhà lãnh đạo Trung Quốc, và ghi nhớ rằng “Ông nội Tập Cận Bình đã luôn quan tâm đến chúng ta”.

Đây sẽ là một hồi chuông cảnh báo cho Trung Quốc hiện đại. Sự tôn kính mà nhà nước giúp xây dựng cho Tập gợi nhớ tới sự sùng bái cá nhân đối với Mao Trạch Đông, và đi cùng với đó là nạn đói và khủng bố do Mao gây ra trong Đại nhảy vọt và Cách mạng Văn hóa. Từ nước Nga của Stalin đến Romania của Ceausescu, Triều Tiên của Kim và Cuba của Castro, sự kết hợp giữa sùng bái cá nhân và sự cai trị của Đảng Cộng sản thường là công thức cho sự nghèo đói và tàn bạo. Continue reading “Tại sao sự sùng bái cá nhân Tập Cận Bình nguy hiểm cho Trung Quốc?”

Trung Hoa: Một tù nhân của địa lý

Tác giả: Vũ Đức Liêm 

Nếu là lãnh đạo Trung Hoa, ngắm nhìn đất nước của mình từ cửa sổ Trung Nam Hải, bạn thấy gì? Bạn thấy ba vạn quân Mỹ án ngữ bán đảo Triều Tiên. Căn cứ quân sự và hạm đội Mỹ trải dài trên quần đảo Nhật Bản. Cách bờ biển Phúc Kiến 160 km là Đài Loan, một vùng đất tuyên bố chủ quyền, xuôi về phía Nam là Philippines, một đồng minh hiệp ước của Mỹ. Hạm đội 7 khống chế vùng Tây Thái Bình Dương bao gồm cả eo biển Malacca và quần đảo Indonesia. Bạn thấy phía Bắc là khu tự trị Nội Mông, phía Tây là khu vực Hồi giáo bất ổn Tân Cương, phía Tây Nam là Tây Tạng, phía Nam là khu tự trị Zhuang. Tất cả đều án ngữ các vùng cao, kiểm soát đầu nguồn các nguồn nước, và họ không phải là người Hán. Nói cách khác, bạn nhìn thấy Trung Quốc bị giam hãm bởi địa lý và địa chính trị. Continue reading “Trung Hoa: Một tù nhân của địa lý”

Sử gia Niall Ferguson phân tích khả năng Trung Quốc xâm lược Đài Loan

Nguồn: Mikio Sugeno, “Will Xi move on Taiwan? History warns he might: Niall Ferguson”, Nikkei Asia, 10/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sau Afghanistan, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình có thể kết luận rằng Mỹ sẽ không can thiệp, theo lời nhà sử học Niall Ferguson.

Việc Mỹ đột ngột rút quân khỏi Afghanistan, và việc công chúng Mỹ nhanh chóng giảm ủng hộ đối với các nỗ lực quân sự ở Trung Đông nói chung, có thể gửi thông điệp sai đến Bắc Kinh, và thúc đẩy nước này hành động đối với Đài Loan, nhà sử học Niall Ferguson nói với Nikkei trong một cuộc phỏng vấn. Continue reading “Sử gia Niall Ferguson phân tích khả năng Trung Quốc xâm lược Đài Loan”

Không quân Liên Xô tham gia Chiến tranh Triều Tiên (1950–1953)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953, Liên Xô chẳng những viện trợ vũ khí cho quân đội Trung Quốc chiến đấu tại Triều Tiên mà còn cho không quân chi viện bộ đội Trung Quốc và Triều Tiên, góp phần quan trọng giảm được ưu thế trên bầu trời của quân đội Mỹ và đồng minh.

Chiến tranh Triều Tiên nổ ra ngày 25/6/1950 bằng cuộc tấn công ào ạt của quân đội Bắc Triều Tiên do Đảng Cộng sản của Kim Nhật Thành lãnh đạo tiến xuống phía Nam vĩ tuyến 38, nhằm giải phóng Nam Triều Tiên (nay gọi là Hàn Quốc). Ngày 28/6, họ chiếm được thủ đô Hán Thành (nay gọi là Seoul). Giữa tháng 8/1950, họ kiểm soát 90% lãnh thổ nước này. Continue reading “Không quân Liên Xô tham gia Chiến tranh Triều Tiên (1950–1953)”

Học giả người Hoa bình luận chuyến thăm ĐNA của PTT Kamala Harris

Nguồn: Xirui Li và Dingding Chen, “Kamala Harris’ Southeast Asia Visit Shows Biden’s Southeast Asia Policy Still Lacks a Clear Roadmap, The Diplomat, 27/08/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

Việc Hoa Kỳ mở rộng hợp tác với Đông Nam Á là một bước đi đáng hoan nghênh, nhưng vẫn còn đó câu hỏi về chiến lược dài hạn của nước này.

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris vừa khép lại chuyến công du Đông Nam Á, chuyến thăm nước ngoài thứ hai của bà kể từ khi nhậm chức. Sau một số tiếp xúc cấp cao với các nước Đông Nam Á trong hai tháng qua – bao gồm chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman tới Indonesia, Campuchia và Thái Lan; chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tới Singapore, Việt Nam và Philippines; cũng như việc Ngoại trưởng Antony Blinken tham gia các cuộc họp cấp bộ trưởng với ASEAN – chuyến thăm của Harris cho đến nay là minh chứng cao nhất về cam kết “ở lại” khu vực của Hoa Kỳ. Continue reading “Học giả người Hoa bình luận chuyến thăm ĐNA của PTT Kamala Harris”

Tại sao UAE là điểm đến yêu thích của các cựu quan chức?

Nguồn: Why Afghan officials have washed up in the United Arab Emirates”, The Economist, 28/8/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong một số trường hợp, tiền mặt của họ đến trước.

Trong nhiều ngày, thế giới tự hỏi Tổng thống Ashraf Ghani đã đi đâu khi Taliban tiến vào Kabul, thủ đô của Afghanistan. Có một chút bất ngờ khi ông xuất hiện tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) vào ngày 18 tháng 8. Ông Ghani đã tham gia vào một danh sách dài các cựu lãnh đạo các nước tìm kiếm nơi trú ẩn ở quốc gia vùng Vịnh đầy nắng này. Pervez Musharraf, cựu tổng thống Pakistan, Thaksin Shinawatra, cựu thủ tướng Thái Lan và Juan Carlos, cựu vương của Tây Ban Nha, đều được cho là đã chuyển đến sinh sống ở UAE. Continue reading “Tại sao UAE là điểm đến yêu thích của các cựu quan chức?”

02/09/31 TCN: Octavian đánh bại Mark Antony và Cleopatra trong trận Actium

Nguồn: The Battle of Actium, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 31 TCN, trong trận Actium diễn ra ngoài khơi bờ biển phía tây Hy Lạp, nhà lãnh đạo La Mã Octavian đã giành chiến thắng quyết định trước liên minh của Tướng Mark Antony và Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra. Trước khi lực lượng của họ thảm bại, Antony và Cleopatra đã sớm vượt qua chiến tuyến của kẻ thù, chạy trốn đến Ai Cập, nơi cả hai sẽ tự sát một năm sau đó.

Sau khi Julius Caesar bị ám sát vào năm 44 TCN, La Mã rơi vào tình cảnh nội chiến. Để chấm dứt bạo loạn, một liên minh – Tam đầu chế thứ hai (Second Triumvirate) – đã được lập ra bởi ba trong số những chiến binh mạnh nhất. Đó là Octavian, cháu trai đồng thời là người thừa kế chính thức của Caesar; Mark Antony, một vị tướng quyền lực; và Lepidus, một chính khách. Ba người đã phân chia đế chế, và Antony được trao quyền kiểm soát các tỉnh phía đông. Continue reading “02/09/31 TCN: Octavian đánh bại Mark Antony và Cleopatra trong trận Actium”

Sài Gòn năm 1975 khác với Kabul năm 2021 như thế nào?

Nguồn: Nayan Chanda, “Saigon forged a new future; Kabul revives a dark past”, Asia Times, 31/08/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Việt Nam vừa đón phó tổng thống Hoa Kỳ. Còn Taliban liệu có bao giờ đón nhận một nhà máy của Mỹ ở Afghanistan?

Khi Taliban giành quyền kiểm soát Kabul, các bình luận trên truyền hình liên tục đưa ra những so sánh với sự thất thủ của Sài Gòn. Những bức ảnh về những đoàn người tuyệt vọng chờ lên trực thăng Hoa Kỳ ở Sài Gòn vào tháng 4 năm 1975, và trực thăng Chinook bay lượn trên Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Kabul vào tháng 8 năm 2021, thực sự tạo ra ấn tượng về một sự giống nhau rất đáng chú ý. Nhưng sự tương đồng chỉ gói gọn trong những hình ảnh đó, và nỗi đau khổ của con người mà họ đại diện. Continue reading “Sài Gòn năm 1975 khác với Kabul năm 2021 như thế nào?”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 14 và hết)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trần Canh nói: Chưa giải quyết được vấn đề Đông Nam Á thì chết không nhắm được mắt

Bốn giờ chiều ngày 7/7/1950, Trần Canh đến Khai Viễn. Đoạn đường sắt phía Nam Khai Viễn đã bị dỡ bỏ chưa khôi phục, vì thế không thể đi bằng xe lửa được nữa. Tối hôm ấy, Trần Canh bắt đầu viết nhật ký trên cuốn sổ mới do phu nhân của ông là bà Phó Nhai tặng chồng trước hôm ông lên đường. Trước đây trong mỗi chuyến đi công tác hoặc chiến đấu, Trần Canh đều ngày ngày ghi nhật ký; hết chuyến đi, ông lại giao sổ nhật ký cho bà giữ. Vì thế mỗi lần ông chuẩn bị đi công tác, bà lại tặng ông một cuốn sổ ghi chép mới. Trong thời gian chiến tranh giải phóng, Trần Canh thường xuyên ra trận, cho nên Phó Nhai lưu giữ được nhiều sổ nhật ký của chồng. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 14 và hết)”

Trung Quốc sẵn sàng chớp lấy cơ hội vàng tại Afghanistan

Tác giả: Châu Ba (Zhou Po), “中国已准备好抓住在阿富汗的黄金机会”, New York Times, 22/08/2021.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tốc độ và phạm vi Taliban tiếp quản Afghanistan làm cho các nước phương Tây phải tỉnh người suy nghĩ lại về chuyện rốt cuộc họ sai lầm ở chỗ nào, vì sao sau khi tiêu tốn mấy tỷ đô la vào cuộc chiến tranh kéo dài 20 năm họ lại dùng phương thức không vẻ vang như vậy để chấm dứt tất cả.

Nhưng Trung Quốc thì đang hướng về phía trước, họ chuẩn bị lấp khoảng trống Mỹ để lại sau khi vội vã rút quân, qua đó nắm lấy cơ hội vàng này.

Tuy Bắc Kinh chưa chính thức thừa nhận Taliban là chính quyền mới của Afghanistan, nhưng hôm Thứ Hai tuần trước, Trung Quốc đã ra tuyên bố họ “tôn trọng ý nguyện và sự lựa chọn của nhân dân Afghanistan”, và sẽ “phát triển mối quan hệ hữu hảo hợp tác láng giềng với Afghanistan”. Continue reading “Trung Quốc sẵn sàng chớp lấy cơ hội vàng tại Afghanistan”

Thanh trừng đồng minh, Tập Cận Bình nhắm vào giới nhà giàu TQ

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s leftward shift to a socialist China is for real”, Nikkei Asia, 26/08/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Việc Tập Cận Bình thanh trừng một đồng minh ở căn cứ quyền lực Chiết Giang khiến cả nước rùng mình.

Cú sốc làm rung chuyển Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, cũng như khắp Trung Quốc, rõ ràng là rất lớn.

Hôm thứ Bảy, cơ quan chống tham nhũng hàng đầu của Trung Quốc cho biết vị lãnh đạo cấp cao nhất của thành phố, Bí thư Thành ủy Hàng Châu Chu Giang Dũng (Zhou Jiangyong), đang bị điều tra vì nghi ngờ vi phạm nghiêm trọng các quy tắc và kỷ luật đảng. Continue reading “Thanh trừng đồng minh, Tập Cận Bình nhắm vào giới nhà giàu TQ”

Henry Kissinger lý giải thất bại của Mỹ ở Afghanistan

Nguồn:Henry Kissinger on why America failed in Afghanistan”, The Economist, 25/08/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Việc Taliban tiếp quản Afghanistan khiến người ta quan tâm trước mắt tới tình trạng của hàng chục nghìn người Mỹ, đồng minh và người Afghanistan bị mắc kẹt trên khắp đất nước này. Việc giải cứu họ nên là ưu tiên khẩn cấp của chúng ta. Tuy nhiên, mối quan tâm cơ bản hơn, là Mỹ đã đi đến việc rút quân như thế nào, trong một quyết định được đưa ra mà không đi kèm nhiều cảnh báo, hay có sự tham khảo ý kiến với các đồng minh, hoặc những người có liên quan trực tiếp nhất, trong 20 năm hy sinh đã qua. Và tại sao thách thức cơ bản ở Afghanistan lại được định hình và trình bày trước công chúng như là sự lựa chọn giữa kiểm soát hoàn toàn hay rút quân hoàn toàn khỏi Afghanistan. Continue reading “Henry Kissinger lý giải thất bại của Mỹ ở Afghanistan”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 13)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trung tuần tháng 6 năm 1950, Phó Tư lệnh Quân khu Tây Nam kiêm Tư lệnh Binh đoàn 4, Trần Canh [陈赓 Chen Geng, 1903-1961], nhận được điện báo từ Trung ương, ra lệnh cho ông thay mặt Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc sang Việt Nam giúp bộ đội Việt Nam tổ chức và thực thi chiến dịch biên giới Việt Nam – Trung Quốc.

Trong bức điện gửi Trần Canh ngày 18/6/1950, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc viết: Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 13)”

Trung Quốc cướp đoạt quyền lực ở Biển Đông

Nguồn: Bonnie S. Glaser & Gregory Poling, “China’s Power Grab in the South China Sea”, Foreign Affairs, 20/08/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hoa Kỳ phải đối mặt với một bài toán hóc búa ở Biển Đông: Trung Quốc đang thay đổi mạnh mẽ hiện trạng trên biển theo hướng có lợi cho mình. Nhưng kể từ năm 2016, các quốc gia Đông Nam Á, những nước có quyền lợi hợp pháp đang bị chà đạp, lại miễn cưỡng trong việc chống lại Bắc Kinh.

Hoa Kỳ và các nước cùng chí hướng không thể thay đổi hành vi trên biển của Trung Quốc nếu không có sự tham gia tích cực của các bên tranh chấp thuộc khu vực này. Tuy nhiên, ở phần lớn Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, giới tinh hoa và công chúng đánh giá cam kết của Washington đối với khu vực một phần dựa vào việc liệu Mỹ có giúp họ bảo vệ các quyền lợi trên biển hay không. Continue reading “Trung Quốc cướp đoạt quyền lực ở Biển Đông”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 12)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Bài nói của Mao Trạch Đông với đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc (ngày 27/6/1950)

“Thưa các đồng chí, lần này mọi người đi làm cố vấn, đây là một việc lớn và mới. Đây là lần đầu tiên Đảng, Nhà nước và quân đội ta phái một đoàn Cố vấn ra nước ngoài, việc này có ý nghĩa lớn, là vinh dự của chúng ta. Các đồng chí sẽ đi làm một nhiệm vụ rất quan trọng, rất khó khăn. Mong sao mọi người sẽ đạt được thành tích tốt, thu được kinh nghiệm tốt. Sau này, trong quá trình xây dựng đất nước và quân đội, cùng với sự biến đổi tình hình quốc tế, chúng ta có thể còn phái nhiều cố vấn ra nước ngoài, giúp đỡ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc và quốc gia bị áp bức. Đây là vấn đề của chủ nghĩa quốc tế, là nghĩa vụ của người cộng sản. Trên thế giới còn có nhiều nước bị áp bức, bị xâm lược, họ đang ở dưới gót sắt của bè lũ đế quốc. Chúng ta không những phải đồng tình với họ mà còn phải giơ hai tay viện trợ họ. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 12)”