Châu Á và Việt Nam trong chiến lược của Mỹ và Anh  

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Hỏi: Chỉ trong nửa cuối tháng 7, giới chức ngoại giao và quốc phòng Mỹ dồn dập có các chuyến thăm tới Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Xin ông cho biết mục tiêu của Washington trong các chuyến thăm này?

Đáp: Phải nói trong thời gian mấy tháng qua, hoạt động ngoại giao của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đã diễn ra rất dồn dập.

Điều này diễn ra trong bối cảnh sau 6 tháng bước vào Nhà Trắng, chính quyền của Tổng thống Biden đã tạm thời giải quyết ổn thỏa các vấn đề trong nước, đặc biệt là khi tình hình dịch Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát, kinh tế phục hồi mạnh, tình trạng thất nghiệp giảm, và các xung đột xã hội, sắc tộc tạm thời lắng xuống. Continue reading “Châu Á và Việt Nam trong chiến lược của Mỹ và Anh  “

Việt Nam Mật Chiến (Phần 6)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành.

Hồ Chí Minh, lãnh tụ được nhân dân Việt Nam yêu mến

Khi La Quý Ba đang khẩn trương làm việc tại Việt Nam thì Hồ Chí Minh kết thúc chuyến thăm Trung Quốc, ngày 4/4/1950 trở lại căn cứ địa Việt Bắc. Vừa về tới nơi, ông liền cho người nhắn La Quý Ba: “Ngày mai gặp nhau”.

Sáng ngày 5/4, Vụ trưởng Vụ Lễ tân Chính phủ Việt Nam Vũ Đình Huỳnh đưa La Quý Ba đến “Chủ tịch phủ” của Chính phủ Việt Nam. Đó là một ngôi nhà sàn tranh tre nứa lá dựng trên vuông đất bằng phẳng nằm giữa cánh rừng đại ngàn, bên cạnh dòng suối nhỏ nước chảy róc rách. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tận cổng khu nhà để đón khách, ôm lấy La Quý Ba. Đây là lần đầu tiên La Quý Ba được gặp vị lãnh tụ thần kỳ của cách mạng Việt Nam. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 6)”

Cờ Đảng theo chân công dân Trung Quốc ra nước ngoài

Nguồn: “As Chinese citizens head overseas, the party does likewise”, The Economist, 23/6/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Khi Trung Quốc vươn tầm ảnh hưởng ra khắp nơi trên thế giới thì tại những nơi nó đi qua đều để lại dấu ấn của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy vậy, điều này không phải lúc nào cũng được thể hiện một cách công khai.

“Sự mở rộng của Đảng là không có biên giới”. Với tuyên bố đó, các công ty Trung Quốc được khuyến khích thành lập chi bộ ở nước ngoài. Một khẩu hiệu khác là “Dự án được triển khai ở quốc gia nào thì nơi đó sẽ có tổ chức của Đảng”. Việc Trung Quốc trỗi dậy đã giúp ảnh hưởng của Đảng Cộng sản vượt ra khỏi biên giới nước này. Khi công dân Trung Quốc đi nước ngoài để học tập và làm việc thì các chi bộ cũng theo đó mà lan rộng. Continue reading “Cờ Đảng theo chân công dân Trung Quốc ra nước ngoài”

Bộ trưởng Austin thăm VN: Xây dựng lòng tin để củng cố quan hệ quốc phòng

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Kể từ khi bình thường hóa vào năm 1995, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã cải thiện đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là một trong những nguồn đầu tư nước ngoài quan trọng nhất của Việt Nam. Kể từ năm 2018, quan hệ kinh tế song phương càng được tăng cường hơn nữa, một phần nhờ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung dẫn đến sự chuyển hướng thương mại và đầu tư từ Trung Quốc sang một số nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Chẳng hạn, trong quý đầu tiên của năm 2021, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 21,2 tỷ đô la, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm trước. Đầu tư từ các công ty Mỹ như Apple và Intel, cùng với các nhà cung cấp của họ, cũng đóng vai trò then chốt trong nỗ lực của Việt Nam nhằm tăng cường hoạt động xuất khẩu và năng lực chế tạo của mình.

Trong khi khía cạnh kinh tế của quan hệ song phương đã phát triển vượt bậc, quan hệ an ninh – quốc phòng vẫn còn khiêm tốn và thiếu thực chất. Continue reading “Bộ trưởng Austin thăm VN: Xây dựng lòng tin để củng cố quan hệ quốc phòng”

Trung Quốc hầu như thất bại trong việc thao túng truyền thông Việt Nam

Tác giả: Trường Sơn

Cùng với sự tăng trưởng về sức mạnh kinh tế và quân sự, ảnh hưởng của Trung Quốc lên phần còn lại của thế giới cũng tăng theo, và nước này đang ngày càng chú trọng đến việc sử dụng truyền thông để gieo rắc, tuyên truyền nhằm củng cố ảnh hưởng cũng như chống lại những gì mà Trung Quốc cho là bất lợi.

Việt Nam nằm sát cạnh Trung Quốc và có hệ thống chính trị tương đồng, song song đó có những tranh chấp gay gắt về mặt chủ quyền, và đang kẹt ở giữa cuộc tranh giành ảnh hưởng của các siêu cường. Do đó, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức độc nhất trước sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, kể cả trong lĩnh vực truyền thông.

Ngày 23 tháng 7, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) có trụ sở ở Singapore tổ chức cuộc hội đàm về nỗ lực của Trung Quốc trong việc tạo ra ảnh hưởng đến lĩnh vực truyền thông ở Việt Nam. Continue reading “Trung Quốc hầu như thất bại trong việc thao túng truyền thông Việt Nam”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 5)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành.

Bất ngờ gặp lại bạn chiến đấu cũ Hồng Thủy

Khi biết tin Hồ Chí Minh đã đến đất Trung Quốc, ngày 27/1/1950 Lưu Thiếu Kỳ điện cho Lâm Bưu và Đặng Tử Khôi ở Cục Trung Nam, nói họ báo cho La Quý Ba quay trở về Bắc Kinh để gặp Hồ Chí Minh. Nhưng lúc đó La Quý Ba đang ở trên đoàn tàu rời Vũ Hán đi Quảng Châu. Ngày 5/2, La Quý Ba đến Quảng Châu mới thấy bức điện nói trên của Lưu Thiếu Kỳ. Nhưng từ hôm 3/2, Hồ Chí Minh đã lên đường đi Liên Xô rồi, La Quý Ba có về Bắc Kinh cũng không thể gặp Hồ Chí Minh. Nhận được báo cáo của La Quý Ba, Lưu Thiếu Kỳ đành ra lệnh cho La Quý Ba tiếp tục đi Việt Nam, không cần trở lại Bắc Kinh nữa. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 5)”

Tại sao Biden đến giờ là một nỗi thất vọng đối với Đông Nam Á?

Nguồn: Richard Heydarian, “Why Biden has been a disappointment to Southeast Asia so far, South China Morning Post, 08/07/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

“Họ đã chẳng học được gì và cũng chẳng quên gì”, nhà ngoại giao Pháp Charles Maurice de Talleyrand-Périgord từng than thở như vậy trước việc Nhà Bourbon không có khả năng rút ra các bài học từ lịch sử. Chẳng bao lâu sau, nước Pháp đã bị cuốn vào một cuộc cách mạng khác, do cháu trai của Napoléon Bonaparte lãnh đạo, cuộc cách mạng này đã quét sạch hoàn toàn nền tảng chế độ cũ.

Hai thế kỷ sau, siêu cường số một thế giới đã thể hiện sự bất lực tương tự trong việc rút ra bài học, thậm chí từ những gì họ ghi nhớ một cách hoàn hảo. Và chính Đông Nam Á là nơi mà tình trạng hờ hững và quên lãng này được phô bày trọn vẹn. Continue reading “Tại sao Biden đến giờ là một nỗi thất vọng đối với Đông Nam Á?”

Cuộc khủng hoảng kế nhiệm sắp tới của Trung Quốc

Nguồn: Jude Blanchette & Richard McGregor, “China’s Looming Succession Crisis”, Foreign Affairs, 20/07/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sau gần chín năm cầm quyền, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thống trị hệ thống chính trị của đất nước mình. Ông kiểm soát quá trình hoạch định chính sách trong nước, quân đội và chính sách đối ngoại. Quyền lực vô song của ông trong Đảng Cộng sản Trung Quốc khiến ông Tập trở thành một người không thể chạm tới, như Joseph Stalin hay Mao Trạch Đông sau những cuộc thanh trừng tàn bạo từng được thực hiện trong thời kỳ Đại Khủng bố hay Cách mạng Văn hóa. Khi không có những đối thủ chính trị đáng kể, bất kỳ quyết định nghỉ hưu nào đều sẽ do ông Tập tự quyết định và theo lịch trình mà ông chọn. Continue reading “Cuộc khủng hoảng kế nhiệm sắp tới của Trung Quốc”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 4)

Tác giả: Tiền Giang | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hai Đảng Cộng sản Trung Quốc và Liên Xô thỏa thuận về vấn đề viện trợ Việt Nam

Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô mở tiệc chiêu đãi Hồ Chí Minh ngay tối hôm ông đến Moskva, chỉ có điều là Stalin không đến dự bữa tiệc ấy. Sau này Stalin nói với Mao Trạch Đông: “Hồ Chí Minh yêu cầu Liên Xô trực tiếp viện trợ Việt Nam, giúp họ đánh người Pháp. Nhưng chúng tôi có những suy nghĩ khác về vấn đề đó.”

Ý tưởng nói trên của Stalin nhất trí với quan điểm ông từng nói với Lưu Thiếu Kỳ trước đấy hơn nửa năm, tức việc viện trợ Việt Nam có thể sẽ do Trung Quốc chịu trách nhiệm. Đồng thời Stalin còn có băn khoăn, lo ngại Hồ Chí Minh là “người theo chủ nghĩa dân tộc”, sẽ đi cùng Josip Broz Tito của Nam Tư. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 4)”

Chuyên gia Mỹ: Sức mạnh quốc gia của Trung Quốc là viển vông

Nguồn: VOA Chinese| Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Trong 20 năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã không ngừng tăng cường đàn áp nội bộ và những hành động gây thù chuốc oán với bên ngoài của họ thường khiến nhiều nhà quan sát bối rối. Một mặt, họ cho rằng việc ĐCSTQ tăng cường đàn áp là biểu hiện của sự bất an. Mặt khác, việc thực hiện ngoại giao chiến lang để gây thù chuốc oán với mọi phía dường như cũng cho thấy Bắc Kinh có đủ tự tin vào sức mạnh của mình, điều đó khiến nước này không thể không thực hiện một bước nhảy vọt để thách thức trật tự quốc tế hiện thời. Tuy nhiên, ông Michael Beckley, Phó Giáo sư Khoa học Chính trị tại Đại học Tufts – Mỹ, sau nhiều năm nghiên cứu về sức mạnh quốc gia và quân sự của nước này đã đưa ra kết luận rằng, sự kiểm soát, đàn áp bên trong và các hành động khiêu khích bên ngoài của ĐCSTQ đều là sự phản ánh một cảm giác bất an về một tương lai không còn dài của chính họ. Continue reading “Chuyên gia Mỹ: Sức mạnh quốc gia của Trung Quốc là viển vông”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 3)

Tác giả: Tiền Giang | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Quân ủy Trung ương bố trí cho La Quý Ba một bộ điện đài, với một Trưởng đài và một nhân viên Báo vụ, một nhân viên Cơ yếu và một Cảnh vệ. La Quý Ba chọn Lý Vân Trường làm trợ thủ chính cho mình trong chuyến đi Việt Nam này.

Lý Vân Trường sinh năm 1912, người Đài Sơn, Quảng Đông, thời trẻ từng du học Nhật, năm 1936 vào Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Nhật. Thời Kháng chiến chống Nhật dạy học ở trường Đại học Kháng Nhật Diên An. Năm 1939 đi Tân Cương công tác cùng Mao Trạch Dân và một số đảng viên. Năm 1939, quân phiệt Tân Cương là Thịnh Thế Tài theo đuôi Tưởng Giới Thạch phát động phong trào chống Cộng sản, bắt giam Đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc công tác tại Tân Cương, Lý Vân Trường cũng bị bắt, tháng 6/1946 mới được ra tù. Lý Vân Trường về Diên An làm thư ký cho Vương Chấn Lữ, đoàn trưởng Lữ đoàn 359, rồi đến quân khu Lã Lương công tác cùng La Quý Ba. Trước tháng 10/1949, Lý Vân Trường về Bắc Kinh làm việc tại Ban Tổ chức Trung ương Đảng. Sau đó làm Phó Hiệu trưởng trường Trung học Hoa Bắc một thời gian. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 3)”

Biểu tình bùng nổ ở Cuba: Tại sao người dân giận dữ?

Nguồn: The Cuban government cracks down on protesters”, The Economist, 13/07/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 11/7, hàng nghìn người biểu tình tự phát đã xuống đường tại hơn 50 thị xã và thành phố của Cuba. Họ mang theo một danh sách dài những nỗi bất bình: tình trạng mất điện liên tục, các cửa hàng tạp hóa trống rỗng, nền kinh tế thất bại, một chính phủ đàn áp, và tình hình ngày càng tuyệt vọng liên quan đến covid-19. Trong một màn thể hiện sự bất mãn chưa từng thấy trên hòn đảo cộng sản, có lẽ trong suốt sáu thập niên qua, người dân ở mọi lứa tuổi vừa hô vang vừa diễu hành, một số người trong số họ hô theo nhịp điệu của những chiếc thìa khua vào chảo rán. “Patria y Vida” (Quê hương và Cuộc sống) – một câu nhại theo khẩu hiệu cách mạng “Patria o Muerte (Tổ quốc hay là chết), đồng thời cũng là tên của một bài hát phổ biến chỉ trích chính phủ – chính là khẩu hiệu kêu gọi tập hợp lực lượng của họ, cùng với những khẩu hiệu như “Tự do” và “Đả đảo chế độ độc tài”. Continue reading “Biểu tình bùng nổ ở Cuba: Tại sao người dân giận dữ?”

Tại sao người VN phản ứng trái ngược trước vắc-xin TQ và phương Tây?

Nguồn: Hoàng Thị Hà, “A Tale of Two Vaccines in Vietnam”, Fulcrum, 12/07/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Hai sự kiện tương tự nhau nhưng phản ứng của người dân lại hoàn toàn khác nhau. Ngày 7/7, Việt Nam tiến hành tiếp nhận 97.000 liều vắc-xin Pfizer được chuyển về nước. Thứ trưởng Y tế Việt Nam và Đại biện lâm thời Đại sứ quán Hoa Kỳ đã chủ trì buổi lễ chuyển giao. Số lượng khiêm tốn này là lô đầu tiên trong số 31 triệu liều vắc-xin mà chính phủ Việt Nam đặt hàng từ Pfizer-BioNTech, một công ty liên kết giữa Mỹ và Đức. Chỉ hai tuần trước đó, một buổi lễ tương tự đã được tổ chức để tiếp nhận 500.000 liều vắc-xin Sinopharm do Trung Quốc tài trợ. Bộ trưởng Y tế Việt Nam và Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam cũng tham dự buổi lễ.

Nhìn chung, có sự cân bằng trong cấp độ lễ tân và ý nghĩa chính trị mà chính phủ Việt Nam dành cho cả hai sự kiện. Tuy nhiên, phản ứng của công chúng trên cả phương tiện truyền thông chính thống và mạng xã hội cho thấy thái độ đa phần tiêu cực đối với vắc-xin Trung Quốc, trái ngược với sự đón nhận nhiệt tình của họ đối với vắc-xin phương Tây. Continue reading “Tại sao người VN phản ứng trái ngược trước vắc-xin TQ và phương Tây?”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 2)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Chương 2: Đại biểu liên lạc La QBa nhận lệnh sang Việt Nam

Khu vực có tên Trung Nam Hải ở Bắc Kinh là nơi đặt trụ sở Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Quân ủy Trung ương, Chính phủ Trung ương, Quốc hội, Ủy ban Chính hiệp Toàn quốc nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Toàn bộ khu này được một bức tường màu đỏ bao quanh. Các vị lãnh đạo Trung ương như Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu Đức cùng gia đình họ đều sinh sống và làm việc ở bên trong bức tường ấy. Trung Nam Hải rộng khoảng 100 hecta, một nửa là diện tích mặt nước của hai hồ có tên Trung Hải và Nam Hải. Thời nhà Minh, nhà Thanh gọi Trung Nam Hải là Tây Uyển, một trong những khu vườn cổ đẹp nhất Trung Quốc, từng là nơi ở của Thái hậu Từ Hy, Hoàng đế Quang Tự, địa điểm biểu tượng của quyền lực. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 2)”

Chiến lược mới của Mỹ tại Đông Nam Á  

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Trong bài Học thuyết Biden có gì mới? tôi đã đề cập đến Học thuyết Biden đang định hình. Trong bài này, tôi đề cập đến chiến lược mới của Mỹ tại Đông Nam Á, qua diễn ngôn của Kurt Campbell (điều phối viên chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương), và quan hệ Mỹ – Việt, qua báo cáo mới của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).

Quan điểm của Kurt Campbell

Kurt Campbell từng làm trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á-Thái Bình Dương dưới thời Obama. Ông chính là kiến trúc sư của chủ trương “Chuyển trục sang Châu Á”. Nay trong team Biden, ông là điều phối viên chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tại Hội đồng An ninh Quốc gia. Phát biểu tại Asia Society (ngày 6/7/2021), Campbell nói rằng Chính quyền Biden đã nhận thấy “muốn có một chính sách Châu Á hiệu quả, và muốn chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hiệu quả, chúng ta phải làm việc nhiều hơn nữa tại Đông Nam Á”. Continue reading “Chiến lược mới của Mỹ tại Đông Nam Á  “

Donald Trump: Tại sao tôi lại kiện các công ty công nghệ lớn?

Nguồn: Donald J. Trump, “Donald J. Trump: Why I’m Suing Big Tech”, Wall Street Journal, 08/07/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nếu Facebook, Twitter và YouTube có thể kiểm duyệt tôi, họ có thể kiểm duyệt bạn — và tin tôi đi, họ đang làm như vậy.

Một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với nền dân chủ của chúng ta ngày nay là một nhóm các tập đoàn công nghệ lớn hùng mạnh đã hợp tác với chính phủ để kiểm duyệt quyền tự do ngôn luận của người dân Mỹ. Điều này không chỉ sai, nó còn vi hiến. Để khôi phục quyền tự do ngôn luận cho bản thân tôi và cho mọi người Mỹ, tôi đang kiện các công ty Big Tech để ngăn chặn điều này.

Phương tiện truyền thông xã hội đã trở thành trung tâm của tự do ngôn luận như các hội trường thành phố, báo chí và truyền hình trong các thế hệ trước. Internet là một quảng trường công cộng mới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các nền tảng Big Tech ngày càng trở nên trơ trẽn và vô liêm sỉ trong việc kiểm duyệt và phân biệt đối xử với các ý tưởng, thông tin và người dân trên mạng xã hội — cấm người dùng, loại các tổ chức ra khỏi nền tảng của họ, và mạnh tay ngăn chặn luồng thông tin tự do mà nền dân chủ của chúng ta phụ thuộc vào. Continue reading “Donald Trump: Tại sao tôi lại kiện các công ty công nghệ lớn?”

Bàn về ‘Liên minh số’ Mỹ – Hàn tại Đông Nam Á

Nguồn: Lami Kim, “The Case for a US-South Korea Digital Alliance in Southeast Asia”, The Diplomat, 21/5/2021.

Biên dịch: Trần Thị Nhân Duyên & Nguyễn Văn Nhật Huy

Hàn Quốc đã nổi lên như là một đối tác lý tưởng của Mỹ trong nỗ lực kìm hãm sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực kỹ thuật số.

Đông Nam Á đang trong quá trình đẩy nhanh chuyển đổi số. Trong đại dịch COVID-19, khu vực này đã chứng kiến một sự tăng trưởng chưa từng có trong việc sử dụng các dịch vụ số, như truy vết tiếp xúc trên điện thoại, khám chữa bệnh từ xa, gọi video trực tuyến và thương mại điện tử. Trung Quốc đang tìm kiếm sự thống trị trong quá trình chuyển đổi số tại Đông Nam Á, khiến các quốc gia tại khu vực này lệ thuộc nhiều hơn về kinh tế và công nghệ vào Trung Quốc, cũng như khiến họ dễ bị tổn tương trước các thủ đoạn theo dõi và gián điệp mạng của nước này. Những biện pháp này có thể giúp Bắc Kinh mở rộng tầm ảnh hưởng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của Mỹ. Tuy nhiên, thông qua việc hợp tác với Hàn Quốc, đồng minh lâu đời của Washington và là nhà cung cấp thiết bị công nghệ cao, hai quốc gia có thể chống lại sự thống trị kỹ thuật số của Trung Quốc tại Đông Nam Á. Continue reading “Bàn về ‘Liên minh số’ Mỹ – Hàn tại Đông Nam Á”

Các nguyên tắc kinh tế đằng sau thành công và thất bại của ĐCSTQ

Nguồn: Nancy Qian, “The Economic Fundamentals of Chinese Communism’s Successes and Failures”, Project Syndicate, 05/07/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Từ thời kỳ Đại nhảy vọt cho đến những hạn chế về kế hoạch hóa gia đình, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi những thất bại chính sách nghiêm trọng. Việc liệu Đảng Cộng sản có thể tránh được những sai lầm tương tự trong tương lai hay không sẽ phụ thuộc vào việc Đảng thừa nhận sự khác biệt quan trọng giữa những biện pháp can thiệp như vậy và những biện pháp đã thúc đẩy thành công kinh tế của họ.

“Trong hơn một trăm năm qua, [Đảng Cộng sản Trung Quốc] đã đoàn kết và lãnh đạo nhân dân Trung Quốc viết nên chương hào hùng nhất trong lịch sử hàng thiên niên kỷ của dân tộc Trung Quốc,” Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố tại lễ kỷ niệm một trăm năm ngày thành lập Đảng, trong một bài phát biểu nhấn mạnh vai trò của Đảng trong việc thúc đẩy thành công của Trung Quốc, bao gồm cả sự trỗi dậy kinh tế của nước này. Tuy nhiên, hồ sơ kinh tế của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thực sự lẫn lộn, và ngay cả những người nhận ra điều này cũng thường bỏ qua thực tế rằng thành công và thất bại của ĐCSTQ đều xuất phát từ các nguyên tắc cơ bản về kinh tế. Continue reading “Các nguyên tắc kinh tế đằng sau thành công và thất bại của ĐCSTQ”

Học thuyết Biden: Dân chủ, độc tài và cuộc cạnh tranh định hình thời đại

Nguồn: Hal Brands, “The Emerging Biden Doctrine”, Foreign Affairs, 29/06/2021.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Trong chuyến thăm châu Âu gần đây trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh G7, Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh chủ đề chính trong chính sách ngoại giao của mình. Theo ông, cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc là một phần của cuộc đấu quy mô lớn chống lại các “nhà độc tài” để chứng minh “tính cạnh tranh của các nền dân chủ trong thế kỷ 21 đầy biến động.” Nó không chỉ là lời nói suông. Biden đã liên tục lập luận rằng thế giới đã đi đến “bước ngoặt” phân định việc thế kỷ này sẽ là thế kỷ mà dân chủ sẽ thống trị hay là thời đại mà các nền chuyên chế trỗi dậy. Biden dự báo rằng các nhà sử học tương lai sẽ “viết luận án tiến sĩ phân tích ai thành công, các nền độc tài chuyên chế hay các nền dân chủ?” Continue reading “Học thuyết Biden: Dân chủ, độc tài và cuộc cạnh tranh định hình thời đại”

Việt Nam mật chiến (Phần 1)

Tác giả: Tiền Giang (TQ) | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

Dưới đây là nội dung biên dịch biên soạn tóm lược một số phần trong sách “Cuộc chiến tranh bí mật tại Việt Nam: Ghi chép thực về việc Trung Quốc giúp Việt Nam kháng chiến chống Pháp” (《越南密战》钱江 / 1950-1954中国援越抗法战争纪实), của tác giả Tiền Giang, do Nhà xuất bản Nhân dân Tứ Xuyên và Nhà xuất bản Hoa Hạ xuất bản tháng 6/2015. Sách viết dưới hình thức báo cáo văn học, khá dài dòng. Để thích hợp với bài báo có tính chất thông tin, người dịch đã lược bỏ những câu chữ hoặc đoạn không có liên quan nhiều tới nội dung chủ yếu mà người đọc Việt Nam cần biết, tuy vậy những đoạn quan trọng đều dịch nguyên văn. Ngoài ra, người dịch có làm một số ghi chú ngắn, viết trong ngoặc vuông. Continue reading “Việt Nam mật chiến (Phần 1)”