Lương tri và tình bạn trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Douglas Hostetter, “A Conscientious Objector in a War Zone”, The New York Times, 02/06/2017.

Người dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những thành viên của Hệ phái Tin lành Mennonite vẫn luôn từ chối tham gia chiến tranh trong gần 500 năm qua. Lớn lên trong một cộng đồng Mennonite nhỏ nằm ở Thung lũng Shenandoah của Virginia, nơi mọi người đã từ chối thực hiện nghĩa vụ quân sự kể từ thời Nội chiến, trở thành một người phản đối có lương tri chống  Chiến tranh Việt Nam dường như là một lựa chọn dễ dàng đối với tôi.

Tuy nhiên, vẫn còn một quyết định khó khăn hơn: Vậy đâu sẽ là nơi tôi thực hiện nghĩa vụ dân sự thay thế của mình? Giống như 170.000 thanh niên trong thời chiến, tôi buộc phải phục vụ đất nước. Nhiều người trong số chúng tôi đã làm việc tại các bệnh viện hoặc trường học. Bản thân tôi, vào năm 1966, đã chọn Ủy ban Trung ương Mennonite ở Tam Kỳ, Nam Việt Nam, vùng đất nằm ngay giữa chiến trường. Continue reading “Lương tri và tình bạn trong Chiến tranh Việt Nam”

Trận Mậu Thân có thực sự là một bất ngờ?

Nguồn: Tom Glenn, “Was the Tet Offensive Really a Surprise?”, The New York Times, 03/11/2017.

Người dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng 

Tôi đã học được bài học cay đắng trong Chiến tranh Việt Nam, rằng khi tình báo bị bỏ qua, sẽ có người phải thiệt mạng. Tôi dành phần lớn thời gian cuộc chiến trong hàng ngũ Cục An ninh Quốc gia (NSA), thường là bí mật. Hết lần này đến lần khác, tôi và các đồng nghiệp của mình cảm thấy chúng tôi chính là Cassandra, công chúa thành Troy có năng lực tiên tri nhưng lại bị nguyền rủa để không một ai tin lời nàng. Một ví dụ là Trận Đắk Tô. 

Đến thời điểm năm 1967, phần lớn giao tranh ở miền Nam Việt Nam đều tập trung ở Tây Nguyên, khu vực miền núi dọc biên giới Lào – Campuchia bao gồm các tỉnh Kon Tum, Pleiku và Đắk Lắk. Lực lượng quân sự Mỹ đã bị lôi kéo đến khu vực này vì hai lý do. Continue reading “Trận Mậu Thân có thực sự là một bất ngờ?”

Thực hư về ‘Ngoại giao chiến lang’ của Trung Quốc

Tác giả: Chen Dingding | Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tạp chí The Diplomat số ra ngày 09/09/2020 có bài “Phải chăng Trung Quốc thực sự bắt đầu theo đuổi ‘Ngoại giao chiến lang’?” [Is China Really Embracing ‘Wolf Warrior’Diplomacy].

Bị kích thích bởi các thông tin sai lầm trong thời kỳ đại dịch COVID-19, quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục rạn nứt. Có một quan điểm thường thấy ở Mỹ cho rằng Trung Quốc đang tiến hành cái gọi là “Ngoại giao chiến lang” [‘Wolf Warrior’ Diplomacy, hay “ngoại giao chiến binh sói”]. Thuật ngữ này dường như đã trở thành một từ ngữ thông dụng (ở phương Tây) chỉ trích phong cách đối đầu thẳng thắn của các quan chức ngoại giao Trung Quốc. Tại phương Tây đang dần hình thành sự đồng thuận cho rằng trên chính trường quốc tế, Trung Quốc đang chuyển từ thái độ mềm mỏng sang cứng rắn. Tuy nhiên, trước sự thịnh hành của thuyết “Ngoại giao chiến lang”, chúng ta nên suy ngẫm xem cách nói này có đúng không. Continue reading “Thực hư về ‘Ngoại giao chiến lang’ của Trung Quốc”

Chiến tranh Việt Nam: Cuộc chiến đầu tiên được truyền hình

Nguồn: Ronald Steinman, “The First Televised War”, The New York Times, 07/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Giữa tháng 04/1966, tôi đến Sài Gòn với tư cách là giám đốc văn phòng mới của đài NBC. Công việc của tôi, nói một cách đơn giản, là cung cấp cho NBC News một câu chuyện dài bất tận về cuộc chiến. Tôi hiểu rằng sẽ chẳng tài nào được thảnh thơi, chẳng thể có ngày nào được xả hơi khi những câu chuyện cứ ào ào đổ về văn phòng.

Việt Nam là nơi đầu tiên mà chiến tranh được truyền hình thực sự; không thể tách rời cuộc chiến với những phương tiện giúp hàng triệu người Mỹ trải nghiệm nó. Để hiểu chiến tranh, người ta cần hiểu cách mà NBC – cũng như các đồng nghiệp của chúng tôi tại CBS và ABC – đã định hình câu chuyện mà họ kể. Continue reading “Chiến tranh Việt Nam: Cuộc chiến đầu tiên được truyền hình”

Sự thật đằng sau Thảm sát Mỹ Lai

Nguồn: Christopher J. Levesque, “The Truth Behind My Lai”, The New York Times, 16/03/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 16/03/1968, Đại úy Ernest Medina dẫn dầu một đại đội bộ binh trong cuộc tấn công vào Sơn Mỹ, một ngôi làng nằm dọc bờ biển miền trung của Nam Việt Nam. Đây là một phần trong nhiệm vụ tìm diệt một tiểu đoàn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, còn gọi là Việt Cộng. Một trong bốn thôn của làng là Mỹ Lai.

Chiến dịch được tiến hành dựa trên giả định rằng dân làng Mỹ Lai sẽ đi chợ vắng nhà. Đại úy Medina đã lên kế hoạch càn quét khắp khu vực, ra lệnh cho người của mình phá hủy mọi thứ và giết bất cứ ai chống cự. Đến cuối ngày, lính Mỹ đã giết khoảng 349 đến 504 phụ nữ, trẻ em và người già Việt Nam không được vũ trang, đồng thời hãm hiếp 20 phụ nữ và trẻ em gái, một vài trong số đó chỉ mới 10 tuổi. Continue reading “Sự thật đằng sau Thảm sát Mỹ Lai”

Tư duy đất liền và tư duy biển

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tư duy đất liền là tư duy coi đất đai là yếu tố quan trọng nhất của quốc gia. Cũng với tư duy đó, một số dân tộc hàng hải châu Âu như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, … ngày xưa chiếm nhiều nước khác làm thuộc địa. Giữa thế kỷ XVI, các thuộc địa ở châu Mỹ của Tây Ban Nha có tổng diện tích 25 triệu km2, rộng gấp 50 lần chính quốc. Nước Anh từng  có các thuộc địa rộng hơn 100 lần chính quốc. Nước Mỹ sinh sau đẻ muộn tuy đất rộng nhưng vẫn chú ý bành trướng lãnh thổ: khi mới độc lập (7/1776) chỉ rộng hơn 1 triệu km2 (có hơn 4 triệu dân); ngày nay rộng 9,83 triệu km2 (324 triệu dân). Với đầu óc thực dụng “con buôn” kiểu Mỹ, họ chủ yếu bỏ tiền ra mua đất. Như năm 1803 mua của Pháp vùng Louisiana rộng 2,14 triệu km2 giá có 15 triệu USD, năm 1867 bỏ 7,2 triệu USD mua từ Nga vùng Alaska cực kỳ có giá trị chiến lược địa-chính trị rộng 1,518 triệu km2. Chủ trương này rất khôn ngoan, tuy mới đầu bị dư luận Mỹ nghi ngờ. Continue reading “Tư duy đất liền và tư duy biển”

Lý giải hiện tượng ‘ngoại giao chiến lang’ của Trung Quốc

Nguồn: Minxin Pei, “Chinese Diplomats Behaving Badly”, Project Syndicate, 09/06/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các nhà ngoại giao Trung Quốc từ lâu đã nổi tiếng là những người được đào tạo bài bản, thận trọng,và nhàm chán, những người sẽ theo đuổi nhiệm vụ của họ một cách kiên quyết mà không tạo ra những công luận bất lợi. Nhưng một lứa các nhà ngoại giao trẻ đã bỏ qua các chuẩn mực ngoại giao lâu nay nhằm tích cực thúc đẩy dòng quan điểm của Trung Quốc về COVID-19. Hiện tượng này được gọi là “ngoại giao chiến lang” – và nó đang phản tác dụng.

Ngay trước khi cuộc khủng hoảng COVID-19 nổ ra, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã chỉ thị cho các nhà ngoại giao Trung Quốc phải áp dụng một cách tiếp cận quyết liệt hơn để bảo vệ lợi ích và danh tiếng của Trung Quốc ở nước ngoài. Đại dịch – vốn có thể đã có quy mô nhỏ hơn nhiều nếu chính quyền Vũ Hán không phạm phải những sai lầm ban đầu – đã mang lại một cơ hội hoàn hảo để biến chỉ thị này thành hành động. Continue reading “Lý giải hiện tượng ‘ngoại giao chiến lang’ của Trung Quốc”

Phong trào phản đối Chiến tranh Việt Nam của các cựu binh Mỹ

Nguồn: Jan Barry, “When Veterans Protested the Vietnam War”, The New York Times, 18/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một quảng cáo đăng trên tờ Thời báo New York ngày 09/04/1967 đã khiến tôi chú ý, và sau đó, đã thay đổi cuộc đời tôi. “Chúng tôi kêu gọi Bắc Việt, nếu họ thực sự muốn hòa bình, hãy ngừng ném bom Hoa Kỳ – hoặc nếu không, hãy cuốn xéo khỏi Việt Nam!” – đó là lời tuyên bố của một nhóm có tên Cựu Chiến binh vì Hòa bình ở Việt Nam. Bản thân cũng là một cựu binh Việt Nam, tôi hiểu đó là gu hài hước của lính G.I., một nhận xét châm biếm về thực tế ai mới là kẻ đang ném bom quê nhà của người khác. Nó cũng thuyết phục tôi tin rằng mình có một vai trò, với tư cách là một cựu binh, trong việc vạch trần những gì chính phủ Mỹ đang làm ở Đông Dương. Continue reading “Phong trào phản đối Chiến tranh Việt Nam của các cựu binh Mỹ”

Mỹ cần tái định hình chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?

Nguồn:  Aaron L. Friedberg, “The United States Needs to Reshape Global Supply Chains”, Foreign Policy, 08/05/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Chính sách của Hoa Kỳ cần phải định hình lại quá trình toàn cầu hóa để làm giảm sức mạnh của Trung Quốc.

Đại dịch Covid-19 đã làm bộc lộ những mối nguy của việc năng lực sản xuất trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu về thiết bị y tế số lượng lớn trong trường hợp khẩn cấp, đặc biệt là khi nguồn cung đến từ một đối thủ tiềm năng như Trung Quốc. Những nỗ lực của các công ty Mỹ nhằm mở rộng sản xuất máy trợ thở trở nên khó khăn do phải nhập các bộ phận quan trọng từ Trung Quốc và các nơi khác. Các lệnh hạn chế xuất khẩu do Bắc Kinh đặt ra đã khiến nhân viên y tế trên khắp thế giới đối mặt với tình trạng thiếu nghiêm trọng khẩu trang và mặt nạ do chúng phần lớn được sản xuất tại Trung Quốc. Việc các mặt hàng thiết yếu do các công ty Mỹ sản xuất nhưng lại dựa vào nguồn nhân công giá rẻ tại Trung Quốc chính là một lời nhắc nhở đầy đau đớn về những mặt trái tiềm tàng của toàn cầu hóa. Continue reading “Mỹ cần tái định hình chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?”

Vai trò của lực lượng Fulro trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: William H. Chickering, “A War of Their Own”, The New York Times, 09/06/2017.

Lược dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mùa xuân năm 1967, khi ấy tôi đang là cậu trung úy 22 tuổi của Lực lượng Đặc nhiệm đóng tại một căn cứ nằm trên một đỉnh đồi ở Việt Nam, gần biên giới với Campuchia. Những người lính bên cạnh tôi là người Thượng, một tộc người sống ở vùng cao, khác với người Kinh ở miền xuôi. Hầu như ai trong số này cũng là thành viên của một tổ chức phiến quân tên gọi Fulro, viết tắt tiếng Pháp của Front unifié de lutte des races opprimée hay Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức, với mục tiêu đuổi người Kinh ra khỏi vùng cao nguyên. Căn cứ của tổ chức là một nơi nào đó bên kia biên giới. Continue reading “Vai trò của lực lượng Fulro trong Chiến tranh Việt Nam”

Sự tàn bạo của Lực lượng Mãnh Hổ ở Việt Nam

Nguồn: Michael Sallah, “The Tiger Force Atrocities”, The New York Times, 26/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ký ức ấy ám ảnh Bill Carpenter tận 50 năm sau khi ông hoàn thành nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam. Chập tối, một lão nông mặc áo trắng vừa lùa đàn vịt qua sông Vệ thì bất ngờ gặp phải trung đội của Carpenter – đơn vị được biết đến với cái tên Mãnh Hổ (Tiger Force). Ông già sợ hãi la lên. Những gã lính giận dữ quát ông im miệng, nhưng ông không thể.

Phát súng khiến ông lão ngã xuống là thứ đến giờ vẫn khiến Carpenter choàng tỉnh lúc nửa đêm.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Carpenter, cựu chuyên gia Lục quân Hoa kỳ, thú nhận, “Chẳng có lý do gì để giết ông ấy cả.” Continue reading “Sự tàn bạo của Lực lượng Mãnh Hổ ở Việt Nam”

Hoạt động của một phi công Mỹ tham chiến ở Việt Nam

Nguồn: Wayne Schell, “In the Air Over Vietnam”, The New York Times, 31/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cái nóng ngột ngạt phả vào mặt khi chuyên cơ Continental của chúng tôi hạ cánh xuống căn cứ không quân Biên Hòa vào một buổi chiều cuối mùa hè năm 1966, nhưng thứ làm tôi ngạc nhiên hơn là những hoạt động đáng kinh ngạc đang diễn ra xung quanh. Nhiều chuyên cơ khác cũng đang tới, các máy bay chiến đấu F-100 và F-5 liên tục cất cánh và hạ cánh, các máy bay vận chuyển C-130 thì liên tục nhận hàng và dỡ hàng. Một chiếc U-2 bay vòng quanh căn cứ, từ từ đạt đến cao độ cho một nhiệm vụ trinh sát. Hàng toán lính xếp hàng ngay ngắn, bước lên một chuyến bay khác của Continental để trở về quê nhà. Tôi đã sớm biết rằng điều mà tất cả mọi người trong quân đội đều dõi theo, thậm chí còn hơn cả số binh sĩ thiệt mạng hàng ngày, là đếm ngược ngày hồi hương – “121 ngày nữa, 120…,” một anh chàng nào đó sẽ nói sẽ đếm như vậy. Tôi cũng lên kế hoạch để quay về nhà vào cuối năm 1967. Continue reading “Hoạt động của một phi công Mỹ tham chiến ở Việt Nam”

Dự án Kênh đào Kra của Thái Lan: Lịch sử, hiện trạng và triển vọng

Nguồn: Ian Storey, “Thailand’s Perennial Kra Canal Project: Pros, Cons and Potential Game Changers”, ISEAS Perspective, 24/09/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giới thiệu

Ít có dự án xây dựng lớn nào nằm trên bảng vẽ lâu như kênh đào Kra của Thái Lan. Ý tưởng xây dựng một tuyến đường thủy qua Eo đất Kra ở vùng Thượng Nam đất nước để nối Vịnh Thái Lan với biển Andaman – từ đó nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương – được đề xuất lần đầu cách đây hơn 300 năm. Kể từ đó, dự án đã được tái sinh nhiều lần, dẫn đến một loạt các cuộc khảo sát kỹ thuật và nghiên cứu khả thi đắt đỏ, trước khi lặng lẽ bị hủy bỏ.

Những lập luận ủng hộ và phản đối kênh đào Kra đã tồn tại và được lặp đi lặp lại từ lâu. Continue reading “Dự án Kênh đào Kra của Thái Lan: Lịch sử, hiện trạng và triển vọng”

Cuộc chiến tranh hóa học tại Việt Nam

Nguồn: David Biggs, “Vietnam: The Chemical War”, The New York Times, 24/11/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Rạng sáng ngày 18/11/1967, các thanh viên Trung đội Hóa học số 266 đã choàng tỉnh dậy sau tiếng kèn hiệu và nhanh chóng tập hợp đội hình. Trung đội 266 được phân công hỗ trợ Sư đoàn Bộ binh số 1 và hiện họ đang đóng quân tại căn cứ của Sư đoàn, nằm sâu trong những ngọn đồi đất đỏ ở phía bắc Sài Gòn.

Như thường lệ, những người lính này lại có một ngày bận rộn đang chờ phía trước. Nhiệm vụ của họ bao gồm chuẩn bị 15 thùng Chất độc Da cam để làm rụng lá khu vực xung quanh căn cứ, bắn đạn cối vào khu vực ngay bên ngoài căn cứ để chuẩn bị cho việc thả hóa chất vào buổi tối, đến kho bom để chuẩn bị 24 thùng hơi cay CS, chế tạo 48 chốt phosphor trắng để kích nổ các thùng hơi cay này, sau đó tải các thùng hơi cay lên trực thăng vận tải CH-47, và cuối cùng, chiều hôm đó, thả 24 thùng hơi cay từ hầm sau của máy bay trực thăng xuống mục tiêu. Vào năm 1967, đó chỉ là một ngày bình thường như bao ngày đối với Trung đội 266, cũng như đối với cuộc chiến của người Mỹ ở Việt Nam – một cuộc chiến mà trong nhiều khía cạnh, là một cuộc chiến tranh hóa học. Continue reading “Cuộc chiến tranh hóa học tại Việt Nam”

Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc (P2)

Nguồn: Odd Arne Westad, “The Source of Chinese Conduct”, Foreign Affairs, September/October 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày ấy và bây giờ

Nhưng Trung Quốc không phải là Liên Xô. Có một điều là hệ tư tưởng của Liên Xô về bản chất không tương thích với sự chung sống lâu dài với Mỹ. Từ Lenin về sau, các lãnh đạo Liên Xô nhìn thế giới bằng lăng kính có tổng bằng không: dân chủ tư sản và chủ nghĩa tư bản phải thất bại trước chủ nghĩa cộng sản. Có thể tồn tại những liên minh vì tình thế và cả các giai đoạn hòa dịu (détente), song cuối cùng, thể chế cộng sản phải thắng lợi ở mọi nơi để Liên Xô được an toàn. Nhưng ĐCSTQ thì không nghĩ vậy. Tổ chức này mang tính dân tộc nhiều hơn là tính quốc tế. Đảng nhìn nhận Washington như một trở ngại ngăn họ duy trì chế độ và thống trị khu vực, nhưng họ không cho rằng nước Mỹ hay mô hình chính phủ Mỹ phải bị đánh bại để đạt được các mục tiêu ấy. Continue reading “Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc (P2)”

Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc (P1)

Nguồn: Odd Arne Westad, “The Source of Chinese Conduct”, Foreign Affairs, September/October 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng Hai năm 1946, khi Chiến tranh Lạnh còn đang phôi thai, George Kennan, quan chức hàng đầu của Sứ quán Mỹ ở Liên Xô, đã gửi một bức điện dài 5.000 từ trong đó ông lý giải các hành vi của Liên Xô và cách Mỹ nên đối phó. Một năm sau, bản ghi của “Bức điện dài” nổi tiếng của ông được biên tập thành một bài viết cũng đăng trên Foreign Affairs, “Nguồn gốc hành vi của Liên Xô”. Dưới bút danh “X”, Kennan lập luận rằng hệ tư tưởng Mác – Lê-nin của Liên Xô là có thật và chính thế giới quan này, cộng với một cảm thức bất an nặng nề, là động cơ thúc đẩy Liên Xô bành trướng. Song điều này không có nghĩa là không thể tránh khỏi đối đầu trực diện, ông chỉ ra, bởi lẽ “điện Kremlin không hề hối tiếc khi phải nhượng bộ trước thế lực mạnh hơn.” Do đó, điều mà nước Mỹ phải làm nhằm đảm bảo an ninh lâu dài là ngăn chặn mối đe dọa từ Liên Xô. Nếu họ làm vậy, sức mạnh của Liên Xô cuối cùng sẽ suy sụp. Chiến lược ngăn chặn, nói cách khác, vừa là điều kiện cần vừa là điều kiện đủ. Continue reading “Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc (P1)”

Edward Lansdale: Người báo trước trận Tết Mậu Thân

Nguồn: Max Boot, “The American Who Predicted Tet”, The New York Times, 30/01/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Diễn ra từ 50 năm trước và ngày nay được nhớ đến như một bước ngoặt trong Chiến tranh Việt Nam, sự kiện Tết Mậu Thân thực sự đã khiến người Mỹ bất ngờ. Một trong số ít người dự báo được điều sắp xảy ra là Edward Lansdale, nhân vật tình báo huyền thoại và vị tướng Không quân hồi hưu, người đã giúp kiến tạo nhà nước Nam Việt Nam sau khi Pháp rút lui. Ông trở lại Sài Gòn vào năm 1965 với tư cách là một quan chức làm việc tại Đại sứ quán Mỹ, cố gắng sử dụng mối quan hệ của mình để cứu vãn nỗ lực chiến tranh đang rơi vào thất bại. Continue reading “Edward Lansdale: Người báo trước trận Tết Mậu Thân”

Mỹ có phạm tội ác chiến tranh ở Việt Nam?

Nguồn: Cody J. Foster, “Did America Commit War Crimes in Vietnam?”, The New York Times, 01/12/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 01/12/1967, ngày cuối cùng trong phiên xét xử thứ hai của Tòa án Tội ác Chiến tranh Quốc tế, các nhà hoạt động chống chiến tranh từ khắp nơi trên thế giới đã tập trung tại Roskilde, Đan Mạch. Ban bồi thẩm – còn được gọi là Tòa án Russell theo tên người sáng lập, nhà triết học Bertrand Russell – đã dành một năm để điều tra hành động can thiệp của quân đội Mỹ ở Đông Nam Á và lúc này đã sẵn sàng công bố phát hiện của mình. Các thành viên của phiên tòa nhất trí cho rằng Mỹ “có tội trong mọi cáo buộc, bao gồm diệt chủng, sử dụng vũ khí bị cấm, ngược đãi và giết tù nhân, di chuyển tù nhân một cách bạo lực” tại Việt Nam, cũng như các nước láng giềng Lào và Campuchia. Continue reading “Mỹ có phạm tội ác chiến tranh ở Việt Nam?”

Mỹ đã tiêu diệt Đại tướng Yamamoto như thế nào?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

23 giờ ngày 13 tháng 4 năm 1943. Phòng Tình báo Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương trình lên Đô đốc Chester Nimitz bức điện của quân đội Nhật họ vừa giải mã được. Bức điện có nội dung: “Kế hoạch công tác ngày 18 tháng 4 của Tư lệnh Hạm đội Liên hợp Yamamoto: 8h đáp máy bay từ Rabaul đến Bougainville, có 6 máy bay chiến đấu hộ tống; 10h đến nơi, đi tiếp tầu ngầm đến Shortland; 11h30 đến nơi; …

Mắt Nimitz sáng lên như khi thợ săn thấy con mồi: như vậy nghĩa là Isoroku Yamamoto[1] sẽ đi vào vùng bán kính tác chiến của máy bay Mỹ cất cánh từ đảo Guadalcanal![2] Một dịp may trời cho để khử hắn – viên đại tướng nổi tiếng nhất nước Nhật, uy danh chỉ sau có Nhật Hoàng. Do thể hiện tài chỉ huy cao siêu trong việc lập kế hoạch và chỉ huy trận tập kích Trân Châu Cảng, Yamamoto được cả nước Nhật sùng bái. Nếu khử được hắn thì sẽ làm nhụt tinh thần chiến đấu của địch… Continue reading “Mỹ đã tiêu diệt Đại tướng Yamamoto như thế nào?”

Tại sao Liên Xô giúp đỡ Bắc Việt?

Nguồn: Sergey Radchenko, “Why Were the Russians in Vietnam?”, The New York Times, 27/03/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày nay chúng ta đã biết được tại sao người Mỹ lại mất quá nhiều thời gian như vậy trước khi rút khỏi Việt Nam: Rời đi có nghĩa là thể hiện sự yếu đuối trước mối đe dọa của Cộng sản toàn cầu, gây ra phản ứng dữ dội tại quê nhà và đánh mất uy tín của Mỹ đối với các đồng minh.

Nhưng nếu sự tham gia của Mỹ được hiểu rõ, người ta lại chẳng thể nói điều tương tự về siêu cường đối thủ của họ, Liên Xô. Người Liên Xô nhận được gì từ việc ủng hộ một cuộc chiến nơi rừng rậm xa xôi, gửi các cố vấn, vật tư và tiền của đến giúp đỡ Bắc Việt – chấp nhận thực hiện một hành động không chỉ làm đóng băng quan hệ Xô-Mỹ, mà còn có nguy cơ châm ngòi xung đột toàn cầu? Continue reading “Tại sao Liên Xô giúp đỡ Bắc Việt?”