14/08/1994: Kẻ khủng bố Carlos ‘the Jackal’ bị bắt giữ

Nguồn: The terrorist known as Carlos the Jackal is captured, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1994, tên khủng bố Illich Ramirez Sanchez, hay còn được gọi là Carlos the Jackal (Carlos Chó rừng), đã bị đặc vụ tình báo Pháp bắt ở Khartoum, Sudan. Vì không có hiệp ước dẫn độ với Sudan, các đặc vụ Pháp đã dùng cách chuốc thuốc và bắt cóc Carlos. Chính phủ Sudan, tuyên bố rằng họ đã hỗ trợ vụ bắt giữ, liền yêu cầu Mỹ bỏ nước này ra khỏi danh sách các quốc gia tài trợ chủ nghĩa khủng bố.

Sanchez, người có liên kết với Mặt trận Bình dân Giải phóng Palestine, Tổ chức Đấu tranh Vũ trang Ả Rập và Hồng quân Nhật Bản, được tin là kẻ chịu trách nhiệm cho nhiều vụ tấn công khủng bố từ năm 1973 đến năm 1992. Năm 1974, hắn đã giam đại sứ Pháp và 10 người khác làm con tin tại La Haye, yêu cầu chính quyền Pháp thả Yutaka Furuya của Hồng quân Nhật Bản. Continue reading “14/08/1994: Kẻ khủng bố Carlos ‘the Jackal’ bị bắt giữ”

Thế giới hôm nay: 29/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ông Boris Johnson, thủ tướng Vương quốc Anh, đã đề nghị Nữ hoàng đình chỉ Quốc hội cho đến giữa tháng 10, gây ra phẫn nộ trong các nghị sĩ. Động thái này khiến họ ít có cơ hội thông qua luật nhằm ngăn chặn một Brexit không thỏa thuận trước ngày 31 tháng 10. Chủ tịch đảng Bảo thủ cho biết chính phủ chỉ đơn thuần là ấn định ngày bắt đầu phiên họp Quốc hội, vốn dĩ là đặc quyền của chính phủ.

Phong trào 5 Sao cấp tiến của Italia và Đảng Dân chủ trung tả đã đồng ý liên minh thành lập một chính phủ mới. Chính phủ này sẽ được lãnh đạo bởi Giuseppe Conte, thủ tướng hiện tại. Quyết định này đã cứu Italy khỏi các cuộc bầu cử sớm mà Matteo Salvini, lãnh đạo Liên đoàn Phương Bắc cực hữu, kêu gọi sau khi ông rút khỏi liên minh không mấy hòa thuận với Phong trào Năm sao hồi đầu tháng này. Các con số cho thấy thị trường ủng hộ chính phủ mới. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/08/2019”

Thế giới hôm nay: 20/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

TIN VẮN

Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) cho biết quốc gia này có thể đang đi vào suy thoái. Nền kinh tế đã suy giảm 0,1% trong quý II và Bundesbank cho biết họ không thấy có dấu hiệu phục hồi kể từ đó. Nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Đức đã bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ và sự sụt giảm nhu cầu ô tô.

Trong tháng 7, xuất khẩu của Nhật Bản đã giảm tháng thứ tám liên tiếp. Đến tháng 8, chỉ số Reuters Tankan về niềm tin kinh doanh của các công ty sản xuất lần đầu tiên xuống mức âm kể từ tháng 4 năm 2013. Dữ liệu mới làm gia tăng lo ngại rằng nền kinh tế Nhật Bản có thể rơi vào suy thoái khi thương mại toàn cầu chậm lại. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/08/2019”

27/06/1976: Ebola bùng phát ở Sudan

Nguồn: Ebola breaks out in Sudan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1976, một chủ cửa hàng tại thị trấn Nzara, Sudan, bất ngờ bị bệnh. Năm ngày sau đó, anh qua đời, và dịch cúm Ebola đầu tiên trên thế giới bắt đầu lan truyền khắp khu vực. Vào thời điểm dịch bệnh kết thúc, đã có 284 ca mắc bệnh được báo cáo, với khoảng một nửa số nạn nhân đã chết.

Các triệu chứng của sốt xuất huyết Ebola thường bắt đầu khoảng 4 đến 15 ngày sau khi người bệnh nhiễm virus. Nạn nhân đầu tiên sẽ có các triệu chứng giống của bệnh cúm, như sốt cao, đau nhức và suy nhược cơ thể. Thường thì các triệu chứng này sẽ được theo sau bởi tiêu chảy, nôn mửa và phát ban khắp cơ thể. Sau đó, người bệnh có thể bị chảy máu từ bất kỳ lỗ nào trên cơ thể và bắt đầu bị tổn thương nội tạng. Trong vòng 7 đến 10 ngày, họ sẽ kiệt sức, mất nước và bắt đầu bị sốc. Continue reading “27/06/1976: Ebola bùng phát ở Sudan”

Người Nubia là ai?

71-who-are-the-nubians

Nguồn:Who are the Nubians?”, The Economist, 18/9/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đối với những người quan sát bên ngoài, một sắc lệnh do Tổng thống Abdel-Fattah al-Sisi ban hành vào hồi tháng 11/2014 có vẻ bình thường. Với việc đặt bút ký vào sắc lệnh, Tổng thống Ai Cập đã chuyển một dải đất hầu như chưa có người ở tại miền nam Ai Cập trở thành một khu vực quân sự hạn chế tiếp cận. Vào hồi tháng 1 năm nay, quốc hội Ai Cập đã phê chuẩn sắc lệnh của ông Sisi. Tiếp theo đó là những phản ứng dữ dội. Khu vực được dành riêng cho quân đội này là một phần đất của người Nubia. Hiến pháp năm 2014 hứa hẹn rằng người Nubia, những người đã bị buộc phải rời khỏi vùng đất của mình nhiều thập niên trước đây, có thể trở lại đó. “Đừng quên Nubia!” một thành viên của Quốc hội đã hét lên như vậy khi ông Sisi trình bày trước hạ viện hồi tháng 2. Nhưng chính phủ Ai Cập từ lâu đã nỗ lực xóa bỏ sự khác biệt về chủng tộc nhằm mục tiêu tạo ra một Ai Cập đồng nhất. Vậy, người Nubia là ai? Continue reading “Người Nubia là ai?”