Chân dung Tập Cận Bình (P2)

president-xi-jinping

Nguồn: Evan Osnos, “Born Red,” The New Yorker, 06/04/2015.

Biên dịch: Bùi Hoàng Ánh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Bài liên quan: Phần 1

Anh chị em của Tập ly tán nhiều nơi: em trai và một người chị của ông làm ăn tại Hồng Kông, người chị còn lại được cho là đã định cư ở Canada. Nhưng Tập Cận Bình đã ở lại và qua năm tháng tiến sâu hơn trong Đảng. Sau khi tốt nghiệp năm 1979, ông nhận công việc đáng ao ước là phụ tá cho Cảnh Tiêu, một quan chức quốc phòng cao cấp mà cha ông gọi là “người đồng chí sát cánh thân thiết nhất” từ thời cách mạng. Tập mặc quân phục và tạo dựng nhiều mối quan hệ đáng giá trong các cơ quan Đảng. Không lâu sau khi ra trường, ông kết hôn với Kha Tiểu Minh, cô con gái có lối sống quốc tế của Đại sứ Trung Quốc tại Anh. Nhưng họ cãi nhau “gần như hằng ngày,” theo giáo sư sống đối diện. Ông kể với nhà ngoại giao rằng hai người đã ly dị khi Kha quyết định chuyển đến Anh còn ông Tập ở lại. Continue reading “Chân dung Tập Cận Bình (P2)”

Chân dung Tập Cận Bình (P1)

Xi_2337986b

Nguồn: Evan Osnos, “Born Red,” The New Yorker, 06/04/2015.

Biên dịch: Bùi Hoàng Ánh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Làm thế nào Tập Cận Bình, từ một cán bộ huyện không có gì nổi bật, trở thành nhà lãnh đạo chuyên chế nhất của Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông?

Trước thềm giao thừa 2014, Chủ tịch và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã cho phép một đoàn quay phim tới thăm nơi làm việc và ghi lại thông điệp mừng năm mới của ông gửi tới nhân dân. Thời niên thiếu, Tập từng bị gửi đi lao động ở nông trường, ông yếu ớt đến mức những người lao động khác chỉ chấm cho ông 6 trên thang điểm 10, “còn chẳng bằng phụ nữ,” sau này ông kể lại với đôi chút ngượng ngùng. Giờ ở tuổi 61, với tầm vóc 1m80, ông là lãnh đạo Trung Quốc cao nhất trong gần bốn thập niên qua, cùng giọng baritone trầm ấm và phong thái tự tin. Khi tiếp khách, ông thường đứng yên, đôi tay dài thả lỏng, tóc vuốt thẳng nếp, khắc họa thái độ “tiếp hay không thì tùy,” dẫn dụ vị khách của mình phải băng qua phòng để nhận được một cái bắt tay. Continue reading “Chân dung Tập Cận Bình (P1)”

Tại sao Tập Cận Bình thanh lọc quân đội Trung Quốc?

ximr

Nguồn: Derek Grossman & Michael Chase, “Why Xi is Purging the Chinese Military“, The National Interest, 15/04/2016.

Biên dịch: Trần Quang

Chủ tịch Trung Quốc đang làm theo những lời dạy trong cuốn sách đỏ Mao tuyển của Mao Trạch Đông.

Đã có nhiều bàn tán về một loạt tuyên bố trong những tháng vừa qua của Tập Cận Bình – Chủ tịch Trung Quốc, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch Quân ủy trung ương (CMC) – báo hiệu những cải cách cơ cấu lớn đối với Quân giải phóng nhân dân (PLA), các cải cách này được dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2020. Các nhà quan sát kỳ cựu về Trung Quốc đã sốt sắng liệt kê những điều đã biết và chưa biết tính tới thời điểm này từ các tuyên bố chính thức, và những điều được đồn đoán dựa trên các nguồn không chính thức.

Chẳng hạn, các nhà quan sát đã đặc biệt chú ý tới việc Tập Cận Bình thành lập Lực lượng hỗ trợ chiến lược PLA và suy ngẫm về vị thế của nó trong PLA so với các quân chủng, cũng như vai trò và nhiệm vụ chính xác của nó. Các nhà phân tích cũng suy nghĩ về các câu hỏi như tư cách thành viên trong tương lai của CMC và các cấp hàng đầu thường do quân đội thống trị trong ban lãnh đạo PLA sẽ hợp tác đến đâu dưới các cải cách. Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình thanh lọc quân đội Trung Quốc?”

Đấu đá quyền lực giữa Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường?

xili

Nguồn: AFP, “President Xi’s allies taking pot shots at Premier Li’s power base”, The Straits Times, 30/04/2016.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các đồng minh của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có những động thái chống lại một tổ chức cộng sản vốn là cơ sở quyền lực của Thủ tướng Lý Khắc Cường trong những diễn biến mà các nhà phân tích cho rằng có thể là dấu hiệu của một cuộc chiến phe phái ở thượng tầng của đảng cầm quyền.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc (CYL) từ lâu đã là một nơi để các cán bộ trẻ và đang lên chứng minh tài năng chính trị của mình, đặc biệt là với những người – không giống như ông Tập – không phải là “thái tử Đảng” với lợi thế có cha mẹ là cán bộ cấp cao. Đoàn đã từng là nơi đào tạo một số các nhà lãnh đạo hàng đầu của đất nước, bao gồm cả người tiền nhiệm của ông Tập là Hồ Cẩm Đào cũng như ông Lý Khắc Cường, và các cựu cán bộ xuất thân từ Đoàn Thanh niên được xem như là một nhóm hàng đầu trong Đảng Cộng sản. Continue reading “Đấu đá quyền lực giữa Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường?”

Tập Cận Bình là ai?

<> on September 4, 2014 in Beijing, China.

Nguồn: Andrew J. Nathan,  “Who Is Xi?“, New York Review of Books, 12/05/2016.

Người dịch: Phan Văn Song

Hơn một nửa nhiệm kỳ 5 năm đã qua với tư cách là chủ tịch Trung Quốc và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc — dự kiến sẽ là nhiệm kỳ đầu trong ít nhất hai nhiệm kỳ— việc Tập Cận Bình đàn áp lan rộng đối với xã hội dân sự và đề cao tệ sùng bái cá nhân đã làm thất vọng nhiều nhà quan sát, cả Trung Quốc lẫn nước ngoài, vốn thấy ông ta do di sản gia đình và kinh nghiệm sống nhất định phải là một nhà cải cách tự do. Nhiều người nghĩ Tập Cận Bình tất phải hiểu được sự nguy hiểm của sự độc tài của Đảng qua kinh nghiệm gia đình ông dưới thời cai trị của Mao. Cha ông, Tập Trọng Huân (1913-2002), đã gần như bị xử tử trong một cuộc xung đột bên trong Đảng năm 1935, đã bị thanh trừng trong một cuộc đấu khác vào năm 1962, bị “lôi ra” và chịu nhục hình trong cuộc Cách mạng Văn hóa, và đã được cho nghỉ hưu sau một cuộc đối đầu khác trong Đảng năm 1987. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, một chị cùng cha khác mẹ của Tập Cận Bình đã bị dày vò đến mức phải tự tử. Ngay chính Tập Cận Bình, con của một “kẻ chạy theo tư bản”, đã bị “đưa về nông thôn” để lao động cùng với nông dân. Những khó khăn gay gắt đến mức ông được cho là đã cố để trốn thoát, nhưng bị bắt và đưa trở lại.

Continue reading “Tập Cận Bình là ai?”

Bên trong nhóm thân tín của Tập Cận Bình

9194fc64-e065

Nguồn: Cary Huang & Jun Mai, “Inside Xi Jinping’s inner circle,” South China Morning Post, 03/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Không như các nhà lãnh đạo khác, Tập Cận Bình đã né tránh các đồng minh theo phe phái và lựa chọn các đồng nghiệp và bạn bè.

Ba nhà lãnh đạo khác nhau có ba con đường riêng để xây dựng nhóm thân tín của mỗi người. Không như hai người tiền nhiệm, Chủ tịch Tập Cận Bình đã chọn cách tin dùng một nhóm các trợ lý và đồng nghiệp cũ, những người ông từng gặp khi nắm các vị trí hành chính khác nhau trên khắp đất nước trước khi leo lên đến đỉnh cao quyền lực. Có thể nói những đồng minh như vậy đem lại mức độ tin cậy lớn hơn so với các đồng minh theo phe phái vốn có thể có những kỳ vọng và nợ nần chính trị với những người khác.

Ngược lại, Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân dựa trên những phe nhóm quyền lực lâu đời hơn. Hồ tin dùng mối liên kết của ông với Đoàn Thanh niên Cộng sản nhiều quyền lực để cai trị, trong khi Giang đứng đầu “Thượng Hải bang.” Cho dù Tập đôi khi cũng được gọi là lãnh đạo của “Thái tử Đảng bang” – bao gồm con cái của các đảng viên kỳ cựu – rất ít người như vậy phục vụ ông trong các cương vị chính thức. Continue reading “Bên trong nhóm thân tín của Tập Cận Bình”

Đằng sau tin đồn đảo chính Tập Cận Bình

428_435_5919

Nguồn: David Ignatius, “Can Xi Jinping control China’s wave of change?”, The Washington Post, 27/10/2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Một số các cửa hàng sang trọng dọc phố Des Voeux (Hong Kong) có vẻ gần như trống rỗng, có lúc không có khách hàng Trung Quốc nào ghé thăm vào cuối tuần qua. Với chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra ở đại lục, đây rõ ràng không phải là thời điểm phù hợp để người Trung Quốc thả tay mua sắm.

“Đảng siết tay kiềm chế các tiếng nói bất đồng,” tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng đã chạy tít như vậy hôm thứ Sáu. Bài viết kể lại rằng những quy tắc mới nhất của Đảng Cộng sản đã cấm quan chức chơi golf, ăn uống tiệc tùng, lập bè phái trong đảng và có các mối “quan hệ tình ái không đứng đắn”. Ngoài ra còn có một lệnh cấm chung chống lại “việc đánh giá một cách không phù hợp về các chính sách lớn của đảng, gây tổn hại tới sự thống nhất của đảng.” Continue reading “Đằng sau tin đồn đảo chính Tập Cận Bình”

Tập Cận Bình đối mặt với tin đồn đảo chính

3000

Nguồn: Michael Sheridan, “Coup whispers sour Xi’s return“, London Sunday Times, 25/10/2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Được đón tiếp trọng thị trong ánh hào quang của nghi lễ hoàng gia, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã từ Anh về nước để đối mặt với một cuộc đấu đá khốc liệt trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản và sự chống cự lại thẩm quyền của ông đối với Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA).

Chính phủ Anh đã đặt cược lớn vào Tập, năm nay 62 tuổi, bằng cách đón tiếp ông một cách trọng  thị thông qua một chuyến thăm cấp nhà nước, đồng thời đề cập đến một “kỷ nguyên vàng” trong quan hệ thương mại và tình hữu nghị giữa hai nước. Độc giả báo chí và khán giả truyền hình Trung Quốc được cho xem những hình ảnh lãnh đạo của mình cùng Nữ hoàng Anh đi trong cỗ xe ngựa kéo mạ vàng của bà. Continue reading “Tập Cận Bình đối mặt với tin đồn đảo chính”

Mổ xẻ siêu quyền lực của Tập Cận Bình

tpbje201411162a1_46773781

Nguồn: Roderick MacFarquhar, “China: The Superpower of Mr. Xi”, New York Review of Books,
13/08/2015.[1]

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quá trình tập trung quyền lực của Tập Cận Bình

Trong gần một trăm năm tồn tại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tổng bí thư đương nhiệm Tập Cận Bình mới là người thứ hai được chọn lựa rõ ràng bởi các đồng nghiệp của mình. Người đầu tiên là Mao Trạch Đông. Cả hai người đều đánh bại các đối thủ, và do đó có được tính chính danh mà những người tiền nhiệm không có.[2] Vậy tại sao ông Tập lại được chọn?

Các tin đồn ở Bắc Kinh từ lâu cho thấy các vị lãnh đạo cao niên sắp từ nhiệm đã tìm kiếm một người thay thế trong thế hệ “thái tử Đảng”, nghĩa là con của những lãnh đạo cách mạng thế hệ đầu. Các “thái tử” được xem là có nhiều quyền lợi gắn với cách mạng hơn phần lớn mọi người, và vì thế họ sẽ là những người kiên định nhất trong việc bảo vệ quyền lực của Đảng. Continue reading “Mổ xẻ siêu quyền lực của Tập Cận Bình”

Tập Cận Bình viết lại luật chơi quyền lực của Trung Quốc

120919042001-xi-jinping-september-2012-story-top

Tác giả: Robert Marquand | Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Với một tốc độ và sự cứng rắn không ai nghĩ đến vào thời điểm trở thành người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình không những đã củng cố quyền lực của mình mà còn đang chỉ đạo một cuộc thanh trừng rộng lớn khiến một số người thắc mắc liệu ông có thu tóm quá nhiều quyền lực hay không.

Kể từ thời Mao Trạch Đông đến nay chưa có một cá nhân nào tại Trung Quốc trở thành một nhà lãnh đạo xuất hiện thường xuyên trước công chúng hoặc thu tóm nhiều quyền lực đối với một quốc gia đang trỗi dậy với dân số 1,3 tỉ như ông Tập Cận Bình – người có cha là một đồng chí nổi bật của Chủ tịch Mao. Continue reading “Tập Cận Bình viết lại luật chơi quyền lực của Trung Quốc”