Lợi ích và rủi ro thực sự đằng sau cuộc đua AI

Nguồn: Reva Goujon, “The Real Stakes of the AI Race,” Foreign Affairs, 27/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ, Trung Quốc, và các cường quốc tầm trung sẽ được gì và mất gì?

Cảm giác rằng cuộc cạnh tranh công nghệ toàn cầu đang trở thành một trò chơi có tổng bằng không, và rằng phần còn lại của thế kỷ 21 sẽ được định hình theo hình ảnh của người chiến thắng, đang lan rộng khắp Washington, Bắc Kinh, và các phòng họp trên toàn thế giới. Nỗi lo này đã nuôi dưỡng các chính sách công nghiệp đầy tham vọng, cũng như các quy định phòng ngừa, và các khoản đầu tư trị giá hàng tỷ đô la. Tuy nhiên, trong lúc các chính phủ và ngành công nghiệp tư nhân chạy đua để giành bá quyền về trí tuệ nhân tạo, không ai trong số họ có một tầm nhìn rõ ràng về việc “chiến thắng” sẽ trông như thế nào, hoặc lợi nhuận địa chính trị mà các khoản đầu tư của họ sẽ mang lại là gì. Continue reading “Lợi ích và rủi ro thực sự đằng sau cuộc đua AI”

Chiến tranh và Hòa bình trong thời đại của Trí tuệ Nhân tạo

Nguồn:  Henry A. Kissinger, Eric Schmidt, và Craig Mundie, “War and Peace in the Age of Artificial Intelligence”, Foreign Affairs, 18/11/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Từ việc tái điều chỉnh chiến lược quân sự đến việc tái cấu trúc ngoại giao, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ trở thành yếu tố quyết định đối với trật tự thế giới. Không sợ hãi và thiên vị, AI mở ra khả năng mới về tính khách quan trong việc ra quyết định chiến lược. Nhưng tính khách quan đó, được khai thác bởi cả các chiến binh và những người kiến tạo hòa bình, cần phải được sử dụng để bảo tồn tính chủ quan của con người, vốn là thứ quan trọng cho việc sử dụng vũ lực có trách nhiệm. AI trong chiến tranh sẽ giúp soi sáng những biểu hiện tốt đẹp nhất và tồi tệ nhất của loài người. Nó sẽ đóng vai trò là phương tiện để tiến hành chiến tranh và chấm dứt chiến tranh. Continue reading “Chiến tranh và Hòa bình trong thời đại của Trí tuệ Nhân tạo”

AI là tin xấu cho phương Nam toàn cầu

Nguồn: Rachel Adams, “AI Is Bad News for the Global South,” Foreign Policy, 17/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Làn sóng công nghệ sắp tới sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng toàn cầu.

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi cấu trúc nền kinh tế toàn cầu của chúng ta, nhưng không nhất thiết là tất cả mọi người đều sẽ được hưởng lợi. Những người ủng hộ AI ca ngợi tiềm năng của nó trong việc giải quyết những thách thức toàn cầu khó khăn và thậm chí xóa đói giảm nghèo, nhưng thành tựu của nó trong lĩnh vực đó vẫn rất ít ỏi. Thay vào đó, bất bình đẳng toàn cầu hiện đang gia tăng. Những quốc gia là nơi phát triển AI và có khả năng dễ dàng đưa những công nghệ này vào ngành công nghiệp sẽ chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế. Nhưng phần còn lại của thế giới, nơi phải đối mặt với những rào cản quan trọng trong việc áp dụng AI, sẽ ngày càng tụt hậu. Continue reading “AI là tin xấu cho phương Nam toàn cầu”

Nóng bỏng cuộc đua ngoại giao AI ở Trung Đông

Nguồn: Sam Winter-Levy, “The Emerging Age of AI Diplomacy,” Foreign Affairs, 28/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Để cạnh tranh với Trung Quốc, Mỹ phải đi dây ở Vùng Vịnh.

Trong một căn phòng hội nghị lớn, bên dưới những chiếc đèn chùm và đèn chớp nhấp nháy, hàng chục vũ công vẫy những que phát sáng theo một điệu nhảy được biên đạo phức tạp. Mã Green Matrix đổ xuống trên một màn hình hiển thị những tòa nhà chọc trời vươn lên từ sa mạc. Thế giới đang chứng kiến sự xuất hiện của “một thực thể siêu việt tuyệt vời,” người dẫn chuyện tuyên bố: trí tuệ nhân tạo. Như thể để làm nổi bật tiềm năng biến đổi của AI, một hình đại diện kỹ thuật số – Artificial Superintelligence One – tiến đến gần một cậu bé, và cả hai song ca bài “Imagine” của John Lennon. Khán giả vỗ tay nhiệt liệt. Và thế là ngày cuối cùng của sự kiện mà một bộ trưởng chính phủ tham dự mô tả là “sự kiện lãnh đạo tư tưởng AI lớn nhất thế giới” đã bắt đầu. Continue reading “Nóng bỏng cuộc đua ngoại giao AI ở Trung Đông”

Cuộc đua AI ở Đông Nam Á

Nguồn: Sarosh Nagar và Sergio Imparato, “The Global AI Market No One Is Watching,” The Diplomat, 28/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao thế giới nên chú ý đến cuộc đua AI ở Đông Nam Á?

Bản báo cáo mới được công bố gần đây của Liên Hiệp Quốc đã thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của thế giới đối với trí tuệ nhân tạo (AI). Hầu hết sự chú ý toàn cầu đối với AI đều đang đổ dồn vào Mỹ và Trung Quốc, hai quốc gia với nhiều nhà phát triển mô hình nền tảng hàng đầu thế giới. Một số khu vực khác cũng nhận được sự chú ý đáng kể – từ Đạo luật AI của Châu Âu, đến các nỗ lực của Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất nhằm thu hút các công ty khởi nghiệp mới đến Vùng Vịnh. Continue reading “Cuộc đua AI ở Đông Nam Á”

Cuộc chiến chip toàn cầu có thể biến thành cuộc chiến đám mây

Nguồn: Chris Miller, “The global chip war could turn into a cloud war,” Financial Times, 30/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Phe diều hâu an ninh ở Washington lo ngại rằng các thỏa thuận cơ sở hạ tầng sẽ gây rủi ro cho tương lai của AI.

Nếu các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) có thể biến đổi nền kinh tế toàn cầu, thì các trung tâm dữ liệu đào tạo chúng sẽ là các nhà máy của tương lai. Các chính phủ trên khắp thế giới coi các trung tâm dữ liệu có khả năng AI là một nguồn lực chiến lược – một nguồn lực mà họ đang chạy đua để kiểm soát. Continue reading “Cuộc chiến chip toàn cầu có thể biến thành cuộc chiến đám mây”

AI sẽ thay đổi bản chất của chiến tranh như thế nào?

Nguồn:AI will transform the character of warfare”, The Economist, 20/06/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Công nghệ sẽ khiến chiến tranh diễn ra nhanh hơn và khó lường hơn. Nó cũng có thể gây ra bất ổn.

Máy tính được sinh ra trong chiến tranh và vì chiến tranh. Colossus được chế tạo năm 1944 để giải các mật mã của Đức Quốc xã. Đến những năm 1950, máy tính đã được sử dụng để tổ chức hệ thống phòng không của Mỹ. Trong những thập kỷ tiếp theo, trí tuệ nhân tạo đóng một vai trò nhỏ trong chiến tranh. Giờ đây, nó sắp trở thành yếu tố then chốt. Giống như thế giới dân sự đang chứng kiến ​​sự tiến bộ nhanh chóng về sức mạnh và sự lan rộng của trí tuệ nhân tạo (AI), thế giới quân sự cũng phải chuẩn bị cho một làn sóng đổi mới. AI không chỉ làm thay đổi bản chất của chiến tranh mà còn có thể gây mất ổn định. Continue reading “AI sẽ thay đổi bản chất của chiến tranh như thế nào?”

Chiến tranh AI thực sự sẽ như thế nào?

Nguồn: David Wallace-Wells, “What War by A.I. Actually Looks Like,” New York Times, 10/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tháng 11 vừa qua, tạp chí cánh tả +972Local Call của Israel đã công bố một cuộc điều tra gây lo ngại của nhà báo Yuval Abraham, về việc Lực lượng Phòng vệ Israel sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo để xác định các mục tiêu ở Gaza – điều mà một cựu quan chức tình báo mô tả là “nhà máy ám sát hàng loạt.”

Vào một thời điểm đang có hàng loạt những viễn cảnh về ngày tận thế do AI gây ra – những viễn cảnh đôi khi là về các hệ thống vũ khí tự động bất ngờ nổi loạn – chúng ta có lẽ mong đợi một phản ứng dữ dội và đáng báo động. Nhưng thay vào đó, báo cáo về một cuộc chiến đang được tiến hành một phần bởi AI lại chỉ tạo nên một gợn sóng nhỏ trong các cuộc tranh luận về cách thức tiến hành chiến tranh của Israel ở Gaza. Continue reading “Chiến tranh AI thực sự sẽ như thế nào?”

“Bố già AI” lên tiếng về mối đe dọa công nghệ vượt qua loài người

Nguồn: Kosuke Shimizu và Kazuyuki Okudaira, “‘Godfather of AI’ speaks on threat of tech surpassing humanity,” Nikkei Asia, 31/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Geoffrey Hinton tin rằng AI đã có những trải nghiệm giống như con người.

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc. Thế giới sẽ thay đổi thế nào khi chúng ta bước vào thời đại mà trí tuệ con người bị vượt trội trên mọi lĩnh vực? Các phóng viên của Nikkei đã phỏng vấn giáo sư hưu trí Geoffrey Hinton của Đại học Toronto, người được mệnh danh là “Bố già của nghiên cứu AI,” tại nhà riêng của ông ở Canada để thảo luận về tương lai của AI và nhân loại.

Dưới đây là bản biên tập nội dung cuộc phỏng vấn của Nikkei với Hinton. Continue reading ““Bố già AI” lên tiếng về mối đe dọa công nghệ vượt qua loài người”

Vì sao Nvidia dẫn đầu thị trường chip AI?

Nguồn: “Why do Nvidia’s chips dominate the AI market?”, The Economist, 27/02/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Không công ty nào được hưởng lợi nhiều từ làn sóng trí tuệ nhân tạo (AI) như Nvidia. Kể từ tháng 1 năm 2023, giá cổ phiếu của nhà sản xuất chip này đã tăng gần 450%. Với tổng giá trị cổ phiếu lên tới gần 2 nghìn tỷ USD, Nvidia hiện là công ty có giá trị lớn thứ ba ở Mỹ, chỉ sau Microsoft và Apple. Doanh thu của công ty trong quý gần đây nhất là 22 tỷ USD, tăng từ mức 6 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Hầu hết các nhà phân tích đều kỳ vọng Nvidia, công ty kiểm soát hơn 95% thị trường chip AI chuyên dụng, sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ chóng mặt trong tương lai gần. Nhưng chính xác thì điều gì làm cho chip của họ thật đặc biệt? Continue reading “Vì sao Nvidia dẫn đầu thị trường chip AI?”

Các công cụ AI có vi phạm tác quyền hay không?

Nguồn: “Does generative artificial intelligence infringe copyright?”, The Economist, 02/03/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trí tuệ nhân tạo tạo sinh (AI) sẽ biến đổi thị trường lao động. IMF cho rằng các công cụ AI, như những phần mềm tạo văn bản hoặc hình ảnh, cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến 40% việc làm. Ngân hàng Goldman Sachs thì cho rằng chúng có thể thay thế 300 triệu việc làm trên toàn thế giới. Những người hoài nghi cho rằng các ước tính như thế là phóng đại. Nhưng một số ngành dường như đã cảm nhận được tác động. Một bài báo xuất bản hồi tháng 8 năm 2023 trên SSRN, một kho lưu trữ các nghiên cứu chưa qua bình duyệt chính thức, cho thấy thu nhập của các lao động tự do “sáng tạo” — chẳng hạn như nhà văn và họa sĩ minh họa — đã giảm kể từ tháng 11 năm 2022 khi ChatGPT được phát hành. Continue reading “Các công cụ AI có vi phạm tác quyền hay không?”

Liệu AMD có thể đuổi kịp Nvidia trong cuộc đua chip AI?

Nguồn:, “Could AMD break Nvidia’s chokehold on chips?The Economist, 31/01/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

“Đây là công cụ tăng tốc AI (AI accelerator) tiên tiến nhất trong ngành,” Lisa Su, CEO của Advanced Micro Devices (AMD), tuyên bố tại buổi ra mắt chip MI300 mới của công ty vào tháng 12. Bà Su trình bày một loạt thông số kỹ thuật: 153 tỷ bóng bán dẫn, 192 gigabyte bộ nhớ, và băng thông bộ nhớ 5,3 terabyte mỗi giây. Tức là lần lượt gấp khoảng 2, 2,4 và 1,6 lần so với H100, chip trí tuệ nhân tạo hàng đầu của Nvidia. Trong năm qua, sức mạnh của Nvidia trong vai trò công ty hàng đầu cung cấp phần cứng cho cuộc đua AI đã đưa họ trở thành công ty có giá trị thứ năm nước Mỹ, với vốn hóa thị trường lên tới 1,5 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng cả những con số lẫn bà Su đều không hề nói dối: MI300 thực sự vượt trội hơn H100. Các nhà đầu tư cũng thích nó – thể hiện qua việc giá cổ phiếu AMD tăng 10% trong ngày hôm sau. Continue reading “Liệu AMD có thể đuổi kịp Nvidia trong cuộc đua chip AI?”

Henry Kissinger và Graham Allison nói về cách kiểm soát vũ khí AI

Nguồn: Henry Kissinger và Graham Allison, “The Path to AI Arms Control,” Foreign Affairs, 13/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ và Trung Quốc phải hợp tác để ngăn chặn thảm họa.

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 78 năm kết thúc cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại và bắt đầu thời kỳ không có chiến tranh giữa các cường quốc dài nhất trong thời hiện đại. Bởi vì Thế chiến II đã diễn ra chỉ hai thập niên sau Thế chiến I, nên bóng ma của Thế chiến III, với những vũ khí có sức tàn phá khủng khiếp đến mức có thể tiêu diệt toàn bộ nhân loại, đã bao trùm suốt nhiều thập niên Chiến tranh Lạnh. Khi Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki buộc Nhật Bản phải đầu hàng vô điều kiện ngay lập tức, không ai có thể tưởng tượng được rằng thế giới sẽ chứng kiến một lệnh cấm sử dụng vũ khí hạt nhân trong bảy thập niên tới. Điều thậm chí còn khó tin hơn là, gần tám thập niên sau đó, chỉ còn 9 quốc gia có vũ khí hạt nhân. Khả năng lãnh đạo mà Mỹ thể hiện trong những thập niên này – để tránh xảy ra chiến tranh hạt nhân, làm chậm quá trình phổ biến vũ khí hạt nhân, và xây dựng một trật tự quốc tế mang lại hòa bình cho các cường quốc trong hàng chục năm – sẽ đi vào lịch sử như một trong những thành tựu quan trọng nhất của Mỹ. Continue reading “Henry Kissinger và Graham Allison nói về cách kiểm soát vũ khí AI”

Trí tuệ nhân tạo và tương lai của xung đột vũ trang

Tác giả: Ngô Di Lân

Bản chất của trí tuệ nhân tạo (AI) là một phần mềm vi tính được phát triển để mô phỏng các chức năng nhận thức của bộ não con người, ví dụ như: nhận diện khuôn mẫu, giải quyết vấn đề, và xử lý ngôn ngữ tự nhiên.[1] “Lời hứa” của các phần mềm AI tiên tiến nhất hiện nay như ChatGPT hay AlphaFold là chúng có thể tăng năng suất làm việc của mỗi người lên nhiều lần và thậm chí giúp chúng ta giải được nhiều bài toán mà trước đây tưởng chừng như bất khả thi. Mặt khác, sự phát triển thần tốc của AI cũng sẽ đặt ra nhiều nguy cơ tiềm tàng đối với an ninh quốc gia, thậm chí thay đổi một cách căn bản cách thức các quốc gia trong hệ thống quốc tế tương tác với nhau trong cả thời bình lẫn thời chiến. Bài viết này sẽ phân tích một số tác động lớn của AI đối với an ninh toàn cầu trong thời gian tới, cụ thể là mối quan hệ giữa trí tuệ nhân tạo và nguy cơ xung đột vũ trang trong tương lai. Continue reading “Trí tuệ nhân tạo và tương lai của xung đột vũ trang”

Cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra trong lĩnh vực tình báo

Nguồn: Anthony Vinci, “The Coming Revolution in Intelligence Affairs”, Foreign Affairs, 31/08/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Trí tuệ nhân tạo và các hệ thống tự hành sẽ thay đổi hoạt động tình báo như thế nào?

Trong suốt chiều dài lịch sử, con người vẫn luôn theo dõi lẫn nhau. Để tìm hiểu những gì người khác đang làm hoặc dự định làm, người ta giám sát, theo dõi và nghe trộm bằng cách sử dụng các công cụ và không ngừng cải tiến chúng, tuy vậy nó không bao giờ thay thế được con người. Trí tuệ nhân tạo (AI) và các hệ thống tự động đang thay đổi tất cả những điều đó. Trong tương lai, máy móc sẽ theo dõi máy móc để biết máy móc khác đang làm gì hoặc dự định làm gì. Công việc tình báo vẫn sẽ bao gồm đánh cắp và bảo vệ bí mật, nhưng cách thức thu thập, phân tích và phổ biến những bí mật đó về cơ bản sẽ khác. Continue reading “Cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra trong lĩnh vực tình báo”

Tại sao các công ty lại tập trung vào trí tuệ nhân tạo?

AI

Nguồn:Why firms are piling into artificial intelligence“, The Economist, 31/03/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đôi khi trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence – AI) bị xem là một điều giả tưởng của tương lai xa. Nhưng hiện nó là một nỗi ám ảnh lớn tại Thung lũng Silicon. Trong năm vừa qua, các công ty công nghệ đã chi 8,5 tỷ USD vào các thương vụ và các vụ đầu tư vào trí tuệ nhân tạo, cao gấp bốn lần so với năm 2010. Hầu như tất cả những người khổng lồ công nghệ trên thế giới, bao gồm cả Google, Microsoft, Facebook, Amazon và Baidu, đang cạnh tranh quyết liệt để tuyển dụng các chuyên gia AI giỏi nhất, nhanh chóng mua lại các dự án khởi nghiệp và đổ tiền vào nghiên cứu. Điều gì giải thích cho sự chuyển hướng đột ngột sang AI của các công ty tinh hoa về công nghệ? Continue reading “Tại sao các công ty lại tập trung vào trí tuệ nhân tạo?”