Thực trạng Crimea 2 năm sau ngày bị Nga sáp nhập

crimea

Nguồn: Dimiter Kenarov, “Ending  Crimea’s Isolation”, The New York Times, 27/12/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Crimea, nơi một thời từng là một bán đảo, giờ đã trở thành một hòn đảo. Trong gần hai năm, vùng lãnh thổ vốn không được công nhận, bị cắt đứt khỏi đất liền bởi một ranh giới bị quân sự hóa, bị cấm vận và gần như bị lãng quên bởi cộng đồng quốc tế và giới truyền thông. Sự lạc quan ban đầu của một số người Crimea rằng nước Nga sẽ nhanh chóng hội nhập bán đảo và biến nó trở thành một lãnh thổ kiểu mẫu đã bốc hơi.

Năm ngoái, nhà văn Nga Leonid Kaganov nói rằng việc sáp nhập Crimea giống như việc ăn cắp một chiếc điện thoại đắt tiền mà quên lấy cục sạc. Ông được chứng minh là đã đúng. Mức độ bị cô lập tổng thể của Crimea đã trở nên rõ ràng gần đây: Vào ngày 22/11 (2015), những người Ukraine theo chủ nghĩa dân tộc và các nhà hoạt động người Tatar ở Crimea đã phá hoại bốn đường dây điện nối Crimea với Ukraine, ném bán đảo hai triệu dân này vào bóng tối. Tình hình chập chờn này đã kéo dài hơn một tháng và cho dù đường điện đã dần được hồi phục, tình hình chung vẫn không ổn định. Continue reading “Thực trạng Crimea 2 năm sau ngày bị Nga sáp nhập”

Giấc mơ Xô-viết của Vladimir Putin

putin-sv

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Vladimir Putin’s Soviet Dream,” Project Syndicate, 02/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thỏa thuận hạt nhân gần đây được ký kết bởi sáu cường quốc thế giới và Iran là một thắng lợi của chủ nghĩa đa phương. Nếu các cường quốc kể trên – năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức – thể hiện một ý chí chung, cùng làm việc để giải quyết các tranh chấp khác thì thế giới sẽ bước vào một kỷ nguyên mới của sự hợp tác và ổn định.

Thật không may là một kịch bản như vậy dường như là quá xa vời. Từ các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông cho tới việc Nhà nước Hồi giáo (IS) tiếp tục tiến vào Trung Đông, cạnh tranh và xung đột đang đe dọa các trật tự khu vực đã tồn tại từ lâu. Nhưng có lẽ cuộc xung đột nghiêm trọng nhất – cuộc xung đột mà giải pháp cho nó có ý nghĩa đối với tất cả các nước còn lại – là ở Ukraine, một đất nước đang trở thành trọng tâm trong các tham vọng bành trướng của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Continue reading “Giấc mơ Xô-viết của Vladimir Putin”

Trật tự châu Âu mới sẽ ra đời từ khủng hoảng Ukraine?

Ukraine-Crisis

Nguồn: Jacques Lévesque, “La crise russo-ukrainienne accouchera-t-elle d’un nouvel ordre européen?Le Monde diplomatique, 06/2015.

Biên dịch: Lý Vân Anh | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Bất chấp những bất đồng giữa các nước Tây Âu và sự do dự của Washington, Thỏa thuận Minsk 2 nhằm chấm dứt xung đột ở miền đông Donbass đã được ký kết ngày 11 tháng 2 vừa qua nhờ sáng kiến của Pháp và Đức. Nếu thỏa thuận dù vẫn rất mong manh này cho phép ngăn chặn xung đột tái diễn ở Ukraine, nó sẽ mang lại cơ may cuối cùng cho việc cải cách trật tự châu Âu, bởi thỏa thuận này đã đặt nền móng cho một kiểu quan hệ mới giữa phương Tây với Nga, trong đó, Pháp và Đức, hai trụ cột của châu Âu, có thể đóng vai trò lịch sử. Trước hết, ta hãy cùng xem xét những nhân tố cho phép đánh giá mức độ thực hiện Thỏa thuận Minsk. Continue reading “Trật tự châu Âu mới sẽ ra đời từ khủng hoảng Ukraine?”

Cuộc chiến của Nga nhằm vào nền kinh tế Ukraine

ukraine-1

Nguồn: Anders Åslund, “Russia’s War on Ukraine’s Economy,” Project Syndicate, 09/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Nền kinh tế của Ukraine có thể không còn rơi tự do nhưng vẫn đang ở trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia này đã giảm 6,8% trong năm ngoái và được dự báo sẽ tiếp tục giảm 9% trong năm nay – tổng thiệt hại tương đương khoảng 16% trong hơn hai năm. Dù mọi thứ dường như đang được bình ổn ở một mức độ nhất định – đồng hryvnia (đồng tiền của Ukraine – NHĐ) xuống giá đã loại bỏ thâm hụt tài khoản vãng lai của nước này và sự điều chỉnh tài khóa quy mô lớn đã giúp ngân sách Ukraine có được dòng tiền mặt cân bằng trong quý hai năm nay – nhưng tình hình vẫn còn bấp bênh.

Những thách thức kinh tế hàng đầu của Ukraine không nảy sinh từ chính trong nước mà là kết quả từ sự gây hấn của Nga. Người láng giềng phía Đông hiếu chiến của quốc gia này đã sáp nhập Crimea, tài trợ cho những cuộc nổi loạn ở miền Đông Ukraine, theo đuổi một cuộc chiến tranh thương mại, liên tục cắt nguồn cung khí đốt tự nhiên, và đang đe dọa tấn công tài chính (nhằm vào Ukraine). Cho đến nay, Ukraine đã xoay sở một cách phi thường để trụ vững trước những đòn tấn công trên với ít sự hỗ trợ quốc tế – nhưng nó đang rất cần được giúp đỡ. Continue reading “Cuộc chiến của Nga nhằm vào nền kinh tế Ukraine”

Cách vượt qua khủng hoảng Ukraine

XU*7753425

Nguồn: Jean-Marie Guéhenno, “Overcoming the Ukraine Crisis”, Project Syndicate, 13/04/2015.

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những hồi ức về các cuộc xung đột lớn của thế kỷ 20, từ chủ nghĩa hoà bình những năm 1930 đến đối đầu Chiến tranh Lạnh, đang được khuấy lên, thúc đẩy cả Nga và phương Tây lao vào một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với trật tự toàn cầu và sự ổn định của châu Âu trong 25 năm qua. Đúng như vậy, cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Ukraine liên quan đến các cường quốc được trang bị vũ khí hạt nhân và có chi tiêu quân sự chung chiếm gần 2/3 tổng chi tiêu quân sự toàn cầu. Tuy nhiên, lịch sử không cần lặp lại chính nó, miễn là phương Tây có những bước đi nhằm tránh bị mắc kẹt bởi bất kỳ sự leo thang bất ngờ nào. Continue reading “Cách vượt qua khủng hoảng Ukraine”

Đương đầu với một nước Nga xét lại

russia-east

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Taking on Revisionist Russia,” Project Syndicate, 09/3/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đối với một số quốc gia, thất bại trên mặt trận quân sự hay chính trị là không thể chấp nhận và vô cùng nhục nhã, đến mức họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì để lật đổ những gì mà họ xem là một trật tự quốc tế bất công. Một đất nước theo chủ nghĩa xét lại như vậy là Ai Cập, quốc gia đã quyết tâm đảo ngược thất bại của mình trước Israel năm 1967 và giành lại Bán đảo Sinai. Cuối cùng Ai Cập cũng đạt được mục đích này, nhưng chỉ sau khi Tổng thống Anwar Sadat theo đuổi một chiến lược hòa bình bằng chuyến công du lịch sử đến Jerusalem. Tuy nhiên, trường hợp đáng lo ngại nhất vẫn là nước Đức trong những năm 1930, quốc gia đã xé vụn trật tự châu Âu sau Thế chiến I thành từng mảnh. Continue reading “Đương đầu với một nước Nga xét lại”

Những thông điệp từ chiến sự ở Ukraine

v2-ukraine-10

Nguồn: Stephen Holmes & Ivan Krastev, “The Ukrainian School of War,” Project Syndicate, 25/2/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tình trạng bất ổn đang diễn ra ở Ukraine thường được so sánh với cuộc khủng hoảng Nam Tư đầu những năm 1990, và quả thật, giữa chúng có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, đến khi hiểu được tại sao cuộc xung đột giữa chính phủ Ukraine và các phần tử ly khai do Nga hậu thuẫn vẫn cứ dai dẳng và tại sao, sau một năm chiến sự ngày càng tàn bạo, một giải pháp hòa bình dường như là quá xa vời thì sẽ nhận ra rằng sự khác biệt giữa hai cuộc khủng hoảng là quan trọng hơn nhiều.

Chiến thuật của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong vấn đề Ukraine cũng giống như chiến thuật của Tổng thống Serbia Slobodan Milošević trong sự tan rã của Nam Tư. Việc nhắc lại Thế chiến II một cách lạm dụng của Tổng thống Putin trong công tác tuyên truyền, nhằm thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc Nga mãnh liệt, thường được ví như bản sao “cắt và dán” của chiến dịch thông tin sai của Tổng thống Milošević hồi đầu những năm 1990 từng làm dấy lên tư tưởng bài người Croatia trong lòng người Serbia. Continue reading “Những thông điệp từ chiến sự ở Ukraine”

Liệu Minsk 2.0 có thể cứu được Ukraine không?

_73140347_8fe9854e-c7a2-49d4-83bd-422317f6182c

Nguồn: Yuliya Tymoshenko, “Can Minsk 2.0 Save Ukraine?”, Project Syndicate, 19/02/2015.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một thỏa thuận ngừng bắn mới cho Ukraine vừa được kí tại Minsk gần đúng một năm sau ngày các binh lính Nga – mặt che kín và quân hiệu bị tháo bỏ – tiến vào xâm lược bán đảo Crimea. Trong quãng thời gian đó, hàng ngàn người Ukraine đã bị sát hại, hàng trăm ngàn người khác đã trở thành người tị nạn ngay trên đất nước mình. Tổng thống Nga Vladimir Putin, người quyết tâm khôi phục lại phạm vi ảnh hưởng trước đây của đế chế Nga/Xô-viết bằng vũ lực, đã xé tan các quy tắc từng đảm bảo hòa bình ở châu Âu – hay đúng hơn là trên phần lớn thế giới – trong ba thế hệ qua.

Khi Nga bắt đầu tìm cách thu phục Ukraine thì tôi đang ở trong tù với rất ít hy vọng giành lại được tự do cho mình. Chế độ của cựu Tổng thống Viktor Yanukovych đã hoàn toàn làm theo ý của Kremlin và việc giam giữ tôi chỉ kết thúc nhờ sự dũng cảm của hàng triệu người Ukraine đòi lật đổ chế độ đó. Tuy nhiên, sự tự do của tôi đã có một dư vị cay đắng vì tôi có được tự do khi cuộc chiến tranh chống lại đất nước tôi bắt đầu. Continue reading “Liệu Minsk 2.0 có thể cứu được Ukraine không?”

Chính sách mới để giải cứu Ukraine

Ukraine Minsk meeting February 2015

Nguồn: George Soros, “A New Policy to Rescue Ukraine,” The New York Review of Books, 05/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quang Khải | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và châu Âu áp đặt lên Nga sau khi nước này can thiệp vào Ukraine đã phát huy tác dụng nhanh và gây nhiều thiệt hại hơn cho nền kinh tế Nga so với dự đoán. Các biện pháp trừng phạt này có mục đích ngăn các ngân hàng và công ty Nga tiếp cận thị trường vốn quốc tế. Thiệt hại đối với Nga tăng lên chủ yếu là do giá dầu giảm mạnh, nếu không thì các biện pháp trừng phạt kể trên sẽ kém hiệu quả hơn nhiều. Nga cần giá dầu duy trì quanh mức 100 USD/thùng để cân bằng ngân sách. (Giá dầu hiện nay đang ở mức 55 USD/thùng.)  Giá dầu giảm cộng thêm các biện pháp trừng phạt đã đẩy Nga vào một cuộc khủng hoảng tài chính mà phần nào đó tương tự như cuộc khủng hoảng năm 1998. Continue reading “Chính sách mới để giải cứu Ukraine”

Tại sao Ukraine cần vũ khí?

article-2611946-1D506BB800000578-91_964x638

Nguồn: Carl Bildt, “Why Ukraine Needs Weapons,” Project Syndicate, 18/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Đừng cung cấp vũ khí cho Ukraine!

Dường như trong giới ngoại giao và hoạch định chính sách đối ngoại đang tồn tại một câu cửa miệng rằng không thể có giải pháp quân sự nào cho cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Hầu hết các nhà quan sát đều nhất trí rằng con đường khả thi duy nhất dẫn tới hòa bình và ổn định là con đường ngoại giao. Nhưng bất chấp thỏa thuận ngừng bắn được công bố gần đây ở Minsk, bạo lực vẫn tiếp diễn – thể hiện qua việc quân đội Ukraine bị đánh bật khỏi thị trấn Debaltseve. Điều này cho thấy đã đến lúc cần cân nhắc những gì là cần thiết để ngăn chặn bất cứ giải pháp quân sự nào do Điện Kremlin áp đặt. Continue reading “Tại sao Ukraine cần vũ khí?”

Khủng hoảng Ukraine: Châu Âu đang lâm chiến

_73321074_getty

Nguồn: George Soros, “Europe at War”, Project Syndicate, 12/1/2015.

Biên dịch: Vũ Trọng Bằng | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Bằng việc xâm lược Ukraine vào năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đặt ra một thách thức cơ bản cho những giá trị và nguyên tắc nền tảng của việc hình thành Liên minh Châu Âu cũng như hệ thống luật lệ đã duy trì nền hòa bình tại châu Âu từ sau năm 1945. Cả những nhà lãnh đạo và công dân châu Âu đều không nhận thức được đầy đủ tầm vóc của thách thức này, chứ chưa nói đến cách để xử lý nó.

Chế độ của Putin dựa trên việc cai trị bằng vũ lực, biểu hiện bằng sự đàn áp ở trong nước và sự hung hăng ở nước ngoài. Nhưng điều đó đã giúp nước này chiếm được một lợi thế về mặt chiến thuật, ít nhất là trong ngắn hạn, so với Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ, vốn quyết tâm tránh đối đầu quân sự trực diện (với Nga – NBT). Continue reading “Khủng hoảng Ukraine: Châu Âu đang lâm chiến”

Nước Nga của Putin: Bóng tối bên rìa châu Âu

Ukraine-Conflict-Map

Nguồn: Yuliya Tymoshenko, “Darkness on the Edge of Europe,” Project Syndicate, 6/1/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2014, Vladimir Putin bộc lộ bản chất Trotsky trong con người ông. Với những gì Tổng thống Nga đang thể hiện, Ukraina là một biến thể theo chiều hướng xấu của công thức mà Trotsky tuyên bố trong các cuộc đàm phán hòa bình tại Brest-Litovsk năm 1918: “Không có chiến tranh, không có hòa bình.” Làm như vậy, Putin không chỉ khóa chặt Ukraina trong một cuộc xung đột bị đóng băng,[1] thứ sẽ ngăn chặn cả dân chủ lẫn nền kinh tế phát triển; mà ông còn xé vụn các nguyên tắc và chuẩn mực đã gìn giữ hòa bình ở châu Âu trong ba thế hệ.

Đừng ai nên tin rằng Nghị định thư Minsk – được nhất trí hồi tháng 9 với đại diện của Ukraina, Nga, và lực lượng vũ trang do Điện Kremlin hậu thuẫn ở các thành phố phía Đông của Donetsk và Luhansk – đã đánh dấu bước đầu cho sự trở lại của trạng thái bình thường ở Ukraina hay châu Âu. Continue reading “Nước Nga của Putin: Bóng tối bên rìa châu Âu”

Các cường quốc lầm lỗi: Ai khơi mào Khủng hoảng Ukraine?

470593811JM00041_VIOLENCE_E

Nguồn: Micheal McFaul, “Faulty Powers: Who Started the Ukraine Crisis?”, Foreign Affairs, Vol. 93 Issue 6, Nov/Dec 2014,  pp. 167-171.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Sự lựa chọn của Moscow

John Mearsheimer (tác giả bài “Tại sao cuộc khủng hoảng Ukraine là lỗi của phương Tây”) là một  trong những lý thuyết gia nhất quán và có sức thuyết phục nhất của trường phái hiện thực trong quan hệ quốc tế, tuy nhiên lý giải của ông về cuộc khủng hoảng tại Ukraine đang phản ánh những hạn chế của tư duy chính trị thực dụng. Nhánh chủ nghĩa hiện thực của Mearsheimer cùng lắm chỉ giải thích được một vài khía cạnh trong mối quan hệ Nga-Mỹ trong 30 năm vừa qua. Nó có thể trở nên phi lý và nguy hiểm nếu trở thành một chỉ dẫn cho chính sách – việc Tổng thống Nga Vladimir Putin áp dụng tư duy này đang minh chứng cho điều đó. Continue reading “Các cường quốc lầm lỗi: Ai khơi mào Khủng hoảng Ukraine?”

Cách đạt được thỏa hiệp với Putin

ALEXphoto-711_474

Nguồn: Dominique Moisi, “Getting to Yes with Putin“, Project Syndicate, 26/11/2014.

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong cuộc đấu với Nga về vấn đề Ukraine, các yếu kém và chia rẽ trong chính sách của châu Âu đã làm cho Tổng thống Nga Vladimir Putin được khuyến khích giống như những gì cách tiếp cận ngập ngừng của Mỹ về vấn đề Syria đã gây ra. Nếu châu Âu phải hành động một cách có trách nhiệm thì chính sách của châu Âu đối với Nga phải được định hình bởi ba khái niệm chủ chốt: tính kiên quyết, sự rõ ràng, và sự sẵn lòng tìm kiếm một thỏa hiệp có thể chấp nhận được.

Nếu không có sự kiên quyết thì không thể làm được gì. Chắc chắn châu Âu và Mỹ đã mắc sai lầm sau sự sụp đổ của Liên Xô. Đặc biệt Mỹ có thể bị lên án là đã hành động một cách ngạo mạn và không cần thiết để làm bẽ mặt Nga. Continue reading “Cách đạt được thỏa hiệp với Putin”

#207 – Tại sao cuộc khủng hoảng Ukraine là do lỗi của phương Tây

article-2650257-1e8689df00000578-786_964x704

Nguồn:John J. Mearsheimer, “Why the Ukraine Crisis Is the West’s Fault”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch và Hiệu đính: Lương Khánh Ninh

Bài liên quan: Sự tan vỡ của dàn xếp hậu Chiến tranh Lạnh 

Theo lối tư duy hiện đang thịnh hành ở phương Tây, cuộc khủng hoảng tại Ukraine có thể gần như được đổ lỗi hoàn toàn cho cuộc tấn công của Nga. Theo như mạch lập luận này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sáp nhập Crimea để hiện thực hóa khát khao khôi phục lại đế chế Xô Viết đã tồn tại từ lâu, và ông ta rốt cuộc có thể làm điều tương tự với phần còn lại của Ukraine cũng như những quốc gia Đông Âu khác. Cũng theo quan điểm đó, việc Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bị lật đổ vào tháng 2/2014 chỉ mang lại một cái cớ cho Putin quyết định đưa lực lượng quân đội Nga chiếm giữ một phần lãnh thổ Ukraine. Continue reading “#207 – Tại sao cuộc khủng hoảng Ukraine là do lỗi của phương Tây”

Crimea và nguyên tắc đối ngoại của Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày 17/3/2014, Quốc hội Cộng hòa tự trị Crimea và thành phố Sevastopol tuyên bố độc lập khỏi Ukraine và đệ đơn xin gia nhập Liên bang Nga.

Theo đó, một hiệp ước cho phép Crimea sáp nhập vào Nga đã được Quốc hội Nga thông qua và sau đó được Tổng thống Nga Vladimir Putin phê chuẩn vào ngày 21/3. Hành động của Nga đã bị nhiều nước trên thế giới lên án và phản đối kịch liệt vì Nga đã vi phạm chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton hay Ngoại trưởng Canada John Baird thậm chí còn so sánh hành động nuốt chửng Crimea của Nga với việc Đức Quốc xã thôn tính Sudetenland của Tiệp Khắc ngay trước Thế chiến II với cùng một lý do là bảo vệ các kiều dân của mình sống ở các vùng đất đó. Continue reading “Crimea và nguyên tắc đối ngoại của Việt Nam”