Bài học từ Ukraine (P1): Công nghệ thay đổi chiến trường

Nguồn: Shashank Joshi, The war in Ukraine shows how technology is changing the battlefieldThe Economist, 03/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Nhưng số lượng vẫn quan trọng, theo Shashank Joshi trong bài đầu tiên của loạt 7 bài của một báo cáo đặc biệt về tương lai chiến tranh

Vào thập niên 1970, các tướng lĩnh Liên Xô nhận ra rằng nước Mỹ, với ưu thế về vi điện tử, đã vượt lên trước trong cuộc đua phát triển các loại vũ khí tầm xa có độ chính xác cao, các hệ thống cảm biến (ví dụ như vệ tinh) để chỉ thị mục tiêu, và các mạng lưới giúp kết nối hai thành tố đó lại với nhau. Họ đã gọi toàn bộ chuỗi công nghệ này với một khái niệm to lớn: “tổ hợp trinh sát-tấn công” (reconnaissance-strike complex). Chiến dịch Bão táp Sa mạc, một chiến thắng chóng vánh của Mỹ trước Iraq vào năm 1991, dường như đã trở thành một ví dụ chứng minh cho khái niệm trên. Tại sao lại phải ẩn nấp trong những chiến hào khi bạn có thể làm tê liệt kẻ thù với các đòn tấn công như đặt vào các sở chỉ huy và hậu cần ở sâu trong hậu phương? Các chiến lược gia Mỹ đã ca ngợi bước ngoặt mới đó là “cuộc cách mạng trong quân sự” (revolution in military affairs hay RMA). Continue reading “Bài học từ Ukraine (P1): Công nghệ thay đổi chiến trường”

Khởi đầu của kết thúc cho Putin?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “The Beginning of the End for Putin?,” Foreign Affairs, 27/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc nổi loạn của Prigozhin đã kết thúc nhanh chóng, nhưng nó đã mở đường cho những rắc rối của Điện Kremlin.

Cuộc chiến của Nga tại Ukraine đã phá hủy hình ảnh huyền bí của Tổng thống Nga Vladimir Putin như là một nhà độc tài không thể chạm tới. Trước ngày 24/02/2022, Putin có thể giống như một kẻ vô đạo đức và hiếu chiến, nhưng qua các động thái quân sự ở Syria, Crimea, và xa hơn nữa, ông vẫn là một chiến lược gia có năng lực. Thế rồi, ông đã huỷ hoại tất cả, thể hiện sự kém cỏi của mình bằng cách xâm lược một quốc gia không gây ra mối đe dọa nào cho Nga, sau đó thất bại hết lần này đến lần khác trong việc điều hành quân đội – với ví dụ mới nhất là cuộc nổi dậy vũ trang ngắn ngủi do thủ lĩnh lính đánh thuê Yevgeny Prigozhin phát động cuối tuần này, vốn đã làm suy yếu nhà độc tài huyền bí Putin. Continue reading “Khởi đầu của kết thúc cho Putin?”

Nước Nga đang đi về đâu?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Đó là một câu hỏi nóng không chỉ cho các nhà nghiên cứu mà còn cho những người quan tâm đến nước Nga. Vận mệnh của một siêu cường quân sự như nước Nga có tác động rất lớn tới tương lai của nhiều quốc gia và trật tự thế giới. Tuy còn quá sớm để kết luận, nhưng sau quyết định sai lầm của Putin xâm lược Ukraine, nhất là sau cuộc binh biến đầy kịch tính của ông trùm Wagner là Prigozhin, một nước Nga “hậu Putin” đang tới gần hơn. Continue reading “Nước Nga đang đi về đâu?”

Vụ Prigozhin cho thấy hệ thống của Putin đang dần sụp đổ

Nguồn: Gideon Rachman, “The Putin system is crumbling,” Financial Times, 25/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau vụ binh biến ở Moscow, mọi thứ ở Nga sẽ không thể trở lại bình thường.

Những hình ảnh minh chứng cho tư cách lãnh đạo quốc gia của Volodymyr Zelenskyy đã xuất hiện vào ngày 25/02 năm ngoái. Khi quân đội Nga áp sát Kyiv, Tổng thống Ukraine đã xuống đường với các phụ tá thân cận của mình, trấn an người dân rằng, “Tất cả chúng tôi vẫn đang ở đây, để bảo vệ nền độc lập và đất nước của chúng ta.” Continue reading “Vụ Prigozhin cho thấy hệ thống của Putin đang dần sụp đổ”

Nhìn lại toàn cảnh cuộc binh biến của Tập đoàn Wagner

Nguồn: The Wagner Group halts its march on Moscow”, The Economist, 24/06/2023.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vladimir Putin dường như đã sống sót qua mối đe dọa lớn nhất đối với chế độ của ông. Nhưng trong bao lâu nữa?

Mối đe dọa từ cuộc binh biến chống lại Vladimir Putin đã biến mất vào ngày 24 tháng 6 một cách đột ngột và kịch tính như khi nó nổ ra. Vào buổi sáng, Yevgeny Prigozhin, người đứng đầu tập đoàn lính đánh thuê Wagner, đã đưa các đội hình xe bọc thép của mình tham gia cuộc hành quân 1.000 km tiến về Moskva, tuyên bố đã áp sát trong vòng 200 km và gây ra báo động ở Điện Kremlin. Nhưng đến tối, ông ra lệnh cho các cựu chiến binh thiện chiến của mình quay trở lại, nói rằng ông không muốn làm đổ máu người Nga. Các báo cáo trên mạng xã hội cho thấy các chiến binh của ông đang bắt đầu rút lui. Người phát ngôn Điện Kremlin cho biết ông Prigozhin sẽ tới Belarus. Continue reading “Nhìn lại toàn cảnh cuộc binh biến của Tập đoàn Wagner”

Vì sao trùm Wagner lại mâu thuẫn với giới lãnh đạo quân sự Nga?

Nguồn:Why the boss of Wagner Group is feuding with Russia’s military leaders?”, The Economist, 11/05/2023

Biên dịch: Tạ Hà Chi

Yevgeny Prigozhin, chỉ huy của một lực lượng lính đánh thuê Nga, đang mất dần tầm ảnh hưởng

Rất nhiều thi thể chất đống là bối cảnh khác thường cho một đoạn độc thoại. Vào ngày 5/4, Yevgeny Prigozhin, lãnh đạo của Wagner, một nhóm lính đánh thuê Nga, đã đứng giữa thi thể của hàng chục chiến binh khi ghi lại một lời công kích kịch liệt nhắm vào Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Tư lệnh lực lượng vũ trang Valery Gerasimov. Ông tuyên bố rằng bộ đôi lãnh đạo này đã trì hoãn phát đạn dược cho lính đánh thuê của ông tại Bakhmut, một thị trấn ở miền đông Ukraine mà Nga đã cố gắng chiếm giữ từ nhiều tháng nay. Sau đó, ông cũng cảnh báo Wagner sẽ rút lui nếu nguồn tiếp tế không sẵn sàng. Sự bộc phát cơn giận của Prigozhin là một phần của diễn biến mới nhất trong cuộc tranh cãi kéo dài giữa ông và các nhà lãnh đạo quốc phòng Nga. Vì sao họ lại có mâu thuẫn và diễn biến này nói lên điều gì về tình trạng chỉ huy quân sự của nước này? Continue reading “Vì sao trùm Wagner lại mâu thuẫn với giới lãnh đạo quân sự Nga?”

Cuộc chiến mà Ukraine có thể thắng (P2)

Nguồn: Gideon Rose, “Ukraine’s Winnable War”, Foreign Affairs, 13/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

CUỘC CHƠI CUỐI CÙNG

“Đây không phải là trận đánh cuối cùng trong cuộc chiến này,” quan chức quân sự cấp cao của Ukraine nói. “Nga sẽ phải tổn thất hơn nhiều nữa trước khi họ chịu thừa nhận thất bại. Và chiến tranh sẽ không kết thúc ngay cả khi chúng tôi giành được toàn bộ lãnh thổ năm 1991. Bởi vì chúng tôi vẫn sẽ có một kẻ thù ở ngay bên mình. Mục đích của cuộc chiến này không chỉ là đẩy lùi quân Nga và giành lại lãnh thổ của chúng tôi, mà còn là để thuyết phục người Nga đừng nghĩ đến việc thử lại một lần nữa trong vài năm tới. Chúng tôi không có ý định để lại cuộc chiến này cho con cháu mình.” Continue reading “Cuộc chiến mà Ukraine có thể thắng (P2)”

Cuộc chiến mà Ukraine có thể thắng (P1)

Nguồn: Gideon Rose, “Ukraine’s Winnable War”, Foreign Affairs, 13/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao phương Tây nên giúp Kyiv giành lại toàn bộ lãnh thổ?

Tháng 2/2022, Nga xâm lược Ukraine với ý định chiếm lãnh thổ và xóa bỏ nền độc lập mà người Ukraine đã giành được sau khi Liên Xô sụp đổ ba thập niên trước. Xét đến sự chênh lệch lớn về quy mô quân đội và sức mạnh giữa hai bên tham chiến, gần như chẳng ai nghĩ Ukraine sẽ có nhiều cơ hội. Những người bi quan cho rằng Kyiv sẽ thất thủ trong vài ngày hoặc vài tuần. Những người lạc quan hơn thì tin rằng quá trình đó mất vài tháng. Rất ít người nghĩ rằng Ukraine có thể đáp trả kẻ tấn công mình. Continue reading “Cuộc chiến mà Ukraine có thể thắng (P1)”

Người Nga đang dần rơi vào hoảng loạn trước mắt chúng ta

Nguồn: Alexey Kovalev, “Russians Are Unraveling Before Our Eyes,” Foreign Policy, 06/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một làn sóng những sự kiện mới đang khiến Điện Kremlin phải vật lộn để kiểm soát dòng quan điểm trong nước.

Một điều bất thường đã xảy ra ở Moscow vào ngày 30/05: Ngay giữa ban ngày, thành phố đã bị tấn công bởi rất nhiều máy bay không người lái – số lượng từ 5 đến 25 chiếc hoặc hơn, tùy thuộc vào nguồn tin từ Nga. Đây không còn là một cử chỉ mang tính biểu tượng, như hình ảnh chiếc máy bay không người lái nhỏ bé đã đâm vào cột cờ trên đỉnh Điện Kremlin, nơi có văn phòng của Tổng thống Nga Vladimir Putin, mà đã chuyển thành nhiều đợt không kích nhắm vào các khu vực khác nhau của thủ đô nước Nga. Đã không có chiếc máy bay không người lái nào phát nổ – theo tờ Kommersant, chúng nhắm vào các mục tiêu không xác định, và rơi xuống các tòa nhà dân cư sau khi bị bắn hạ hoặc bị gây nhiễu sóng. Đây là lần đầu tiên Moscow bị không kích kể từ khi bị Không quân Đức ném bom vào năm 1941. Continue reading “Người Nga đang dần rơi vào hoảng loạn trước mắt chúng ta”

Tại sao Tập Cận Bình bỗng lo lắng về an ninh lương thực của Trung Quốc?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “For Xi, China’s diet is too dependent on U.S., Ukraine,” Nikkei Asia, 01/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh hiện đang đảo ngược chính sách để có nhiều trang trại hơn rừng cây.

“Thối lâm hoàn canh” (Trả lại đất rừng để canh tác) là một khẩu hiệu thịnh hành trên mạng internet Trung Quốc dạo gần đây. Các video clip về công viên và rừng bị biến thành đất nông nghiệp đang lan truyền một cách chóng mặt.

Đối với những người biết đến quá khứ gần đây của Trung Quốc, đó là một thực tế  bị đảo ngược. Chính sách cơ bản của chính phủ trong hai thập niên qua là hoàn toàn ngược lại: “Thối canh hoàn lâm” (Biến đất canh tác thành rừng). Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình bỗng lo lắng về an ninh lương thực của Trung Quốc?”

Những đồn đoán xung quanh khả năng Zelenskyy gặp Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “How Zelenskyy sparked speculation he was on his way to meet Xi,” Nikkei Asia, 25/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc gặp mặt trực tiếp của hai nhà lãnh đạo sẽ phụ thuộc vào việc Trung Quốc có chấp nhận các điều kiện của Ukraine hay không.

Khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy bước xuống sân bay Hiroshima vào chiều thứ Bảy ngày 20/05/2023, sự xuất hiện tại hội nghị thượng đỉnh G-7 của ông đã trở thành chủ đề nóng trên toàn cầu.

Nhưng đã có một lời đồn xuất hiện trong nhóm các nhà ngoại giao và nhà báo có mặt tại sự kiện ngày hôm đó, xuất phát từ phương tiện di chuyển của vị tổng thống Ukraine. Phải chăng Zelenskyy sẽ tiếp tục bay tới Bắc Kinh để hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình? Cuộc gặp đó sẽ làm rung chuyển thế giới. Continue reading “Những đồn đoán xung quanh khả năng Zelenskyy gặp Tập Cận Bình”

Tại sao Putin cần Wagner?

Nguồn: Andrei Soldatov và Irina Borogan, Why Putin Needs Wagner, Foreign Affairs, 12/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đang có một cuộc đấu tranh quyền lực ngầm nhằm duy trì lực lượng đánh thuê tàn bạo của Nga.

Đầu tháng 5, căng thẳng giữa Bộ Quốc phòng Nga và Wagner, tập đoàn quân sự tư nhân thân cận với Tổng thống Nga Vladimir Putin, cuối cùng cũng bộc phát. Suốt nhiều tháng, những người lính Wagner đã dẫn đầu cuộc bao vây Bakhmut của Nga ở miền đông Ukraine, trả cái giá rất lớn về sinh mạng. Nhưng giờ đây, Yevgeny Prigozhin, thủ lĩnh hiếu chiến của Wagner, không thể chịu đựng thêm nữa. Trong một đoạn video gây sốc, ông ta đứng bên cạnh xác chết của những người lính Wagner ở Bakhmut, nói những lời tục tĩu nhắm vào Sergei Shoigu, Bộ trưởng Quốc phòng Nga, cũng như người đứng đầu bộ tổng tham mưu và người đứng đầu lực lượng Nga ở Ukraine. Prigozhin đe dọa sẽ rút lực lượng của mình khỏi Bakhmut nếu họ không được cung cấp thêm đạn dược ngay lập tức. Continue reading “Tại sao Putin cần Wagner?”

Trung Quốc xôn xao về phát biểu của Macron gọi Nga là ‘chư hầu’

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Macron’s labeling of Russia as ‘vassal state’ goes viral in China,” Nikkei Asia, 18/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập Cận Bình đã cố gắng làm lu mờ hội nghị thượng đỉnh G-7 bằng cách cử một phái đoàn đến Ukraine.

Bình luận của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, rằng Moscow trên thực tế đang trở thành một nước chư hầu của Trung Quốc, đã gây xôn xao khắp Trung Quốc.

Macron cho biết trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm Chủ nhật (13/05/2023), ngay trước cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tại Paris vào cuối ngày, rằng Nga “đã thua về mặt địa chính trị” trong cuộc chiến ở Ukraine. Continue reading “Trung Quốc xôn xao về phát biểu của Macron gọi Nga là ‘chư hầu’”

Tại sao NATO cần phải kết nạp Ukraine?

Nguồn: Dmytro Kuleba, “Why NATO Must Admit Ukraine,” Foreign Affairs, 25/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ukraine cần NATO, và NATO cần Ukraine.

Ngày 04/04, tôi ngồi tại chiếc bàn tròn lớn bên trong trụ sở NATO ở Brussels và vỗ tay khi Phần Lan chính thức được kết nạp vào liên minh. Tôi mừng cho những người bạn Phần Lan của mình và tôi hoan nghênh sự thay đổi trong cấu trúc an ninh châu Âu. Nhưng đất nước của tôi, Ukraine, vẫn chưa là thành viên NATO, và sự thay đổi sẽ không hoàn tất cho đến khi chúng tôi trở thành thành viên. May mắn cho chúng tôi, bánh xe lịch sử đang quay, và không ai có thể ngăn cản điều đó.

Cuộc chiến của Nga với Ukraine không đơn thuần chỉ là việc Nga sát hại người Ukraine rồi cướp đất của chúng tôi. Tổng thống Vladimir Putin đang cố gắng phá hủy nền tảng của trật tự an ninh châu Âu vốn đã hình thành sau năm 1945. Đây là lý do tại sao rủi ro là rất lớn, không chỉ đối với Ukraine mà còn với toàn bộ cộng đồng châu Âu-Đại Tây Dương. Continue reading “Tại sao NATO cần phải kết nạp Ukraine?”

Trung Quốc có thể cứu vãn cuộc chiến của Putin ở Ukraine như thế nào?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “How China Could Save Putin’s War in Ukraine,” Foreign Affairs, 26/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dưới đây là phân tích về logic—và hậu quả—của việc Trung Quốc hỗ trợ quân sự cho Nga.

Suốt một năm qua, Trung Quốc đã tận dụng tối đa cuộc chiến chống lại Ukraine của Nga, nổi lên như một trong số ít bên được hưởng lợi từ xung đột. Họ tự xưng là một nhà kiến tạo hòa bình trong khi đạt được đòn bẩy đáng kể đối với Nga. Bắc Kinh là người hậu thuẫn rõ ràng và quan trọng nhất của Moscow trong cuộc chiến, cam kết hợp tác “không giới hạn” với Nga ngay trước khi nổ ra xâm lược vào tháng 2/2022 và giúp nền kinh tế thời chiến của Nga tiếp tục tồn tại. Sự phụ thuộc ngày càng tăng của Moscow vào Trung Quốc đã mang lại lợi nhuận và hữu ích cho Bắc Kinh – và sự phụ thuộc kinh tế này có thể sẽ tiếp tục và ngày càng sâu sắc hơn. Cam kết của Trung Quốc về “sự đa cực” trong địa chính trị đã khuyến khích nhiều quốc gia phương Nam tránh xa chiến tranh, không sẵn lòng tập hợp lại vì chính nghĩa của Ukraine. Sau khi khoa trương về thành tích giúp hòa giải Iran và Ả Rập Saudi, Trung Quốc hiện đang thúc đẩy “kế hoạch hòa bình” cho Ukraine, một đề xuất hoàn toàn phi thực tế, hầu như chỉ phục vụ cho lợi ích của Nga. (Đáng chú ý, kế hoạch này không bao gồm yêu cầu rút quân đội Nga khỏi Ukraine.) Bất kể sai sót của kế hoạch này là gì, nó vẫn cho phép nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình thể hiện mình là một nhà trung gian ngoại giao và mang lại cho Trung Quốc một vai trò trong giai đoạn tái thiết Ukraine. Continue reading “Trung Quốc có thể cứu vãn cuộc chiến của Putin ở Ukraine như thế nào?”

Tại sao đại sứ Trung Quốc tại Pháp gây tranh cãi về các nước thuộc Liên Xô cũ?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “For wolf-warrior envoy in France, it’s mission accomplished,” Nikkei Asia, 27/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đại sứ Lô Sa Dã đã gửi tín hiệu đồng ý với Putin qua bình luận về chủ quyền của Liên Xô cũ.

Trong chuyến thăm Trung Quốc gần đây, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gây tranh cãi trên trường quốc tế khi phát biểu rằng châu Âu nên tránh bị kéo vào cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ về vấn đề Đài Loan.

Chỉ hai tuần sau đó, Lô Sa Dã (Lu Shaye), Đại sứ Trung Quốc tại Pháp, đã gây ra một vụ náo động khác ở châu Âu khi ông đặt câu hỏi về chủ quyền của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Continue reading “Tại sao đại sứ Trung Quốc tại Pháp gây tranh cãi về các nước thuộc Liên Xô cũ?”

Mặt trận thứ hai của Putin: Kiểm soát người dân Nga

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “Putin’s Second Front,” Foreign Affairs, 07/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc chiến ở Ukraine đã trở thành cuộc chiến giành lấy tinh thần của người Nga.

Trong hơn hai thập niên qua, những người dân thường ở nước Nga của Vladimir Putin chí ít cũng có thể tin tưởng vào một quyền cơ bản: quyền được thụ động. Chừng nào họ còn sẵn sàng nhắm mắt làm ngơ trước nạn tham nhũng của tầng lớp chóp bu và sự cai trị không hồi kết của chế độ Putin, thì họ không bắt buộc phải thể hiện rằng mình tích cực ủng hộ chính phủ. Họ không quan tâm nước Nga đang làm gì trên thế giới. Chỉ cần họ không can thiệp vào công việc của giới thượng lưu, họ được tự do sống cuộc sống của mình. Continue reading “Mặt trận thứ hai của Putin: Kiểm soát người dân Nga”

Trí tuệ nhân tạo sẽ cách mạng hóa ngoại giao như thế nào?

Nguồn: Andrew Moore, “How AI Could Revolutionize Diplomacy,” Foreign Policy, 21/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Từ ChatGPT đến điện toán lượng tử, các công nghệ mới nổi sẽ cung cấp các công cụ mới để kiến tạo hòa bình.

Đã hơn một năm kể từ khi Nga tiến hành xâm lược Ukraine, có rất ít dấu hiệu cho thấy xung đột sẽ sớm kết thúc. Thành công của Ukraine trên chiến trường đã được hỗ trợ bởi việc sử dụng sáng tạo các công nghệ mới, từ máy bay không người lái đến các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) mã nguồn mở. Nhưng sau cùng thì, cuộc chiến ở Ukraine – giống như bất kỳ cuộc chiến nào khác – sẽ kết thúc bằng đàm phán. Và dù cuộc xung đột đã thúc đẩy những cách tiếp cận mới đối với chiến tranh, thì các phương pháp ngoại giao vẫn đang bị mắc kẹt ở thế kỷ 19. Continue reading “Trí tuệ nhân tạo sẽ cách mạng hóa ngoại giao như thế nào?”

Tập ở Moscow, Kishida ở Kyiv: Trung – Nhật tăng cường cạnh tranh ngoại giao

Nguồn: William Figueroa, “China in Russia, Japan in Ukraine: Asian Powers Enter International Diplomacy, The Diplomat, 22/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Để hiểu được ý nghĩa của các chuyến thăm vừa qua, chúng ta cần phải xem xét kỹ lưỡng bối cảnh rộng hơn của những nỗ lực ngoại giao quốc tế gần đây của Trung Quốc và Nhật Bản.

Hai tuần vừa qua quả là một quãng thời gian vô cùng bất ngờ đối với những ai theo dõi hoạt động ngoại giao ở Đông Á. Ngay sau tuyên bố bất ngờ của Trung Quốc, về một thỏa thuận hòa bình do Bắc Kinh làm trung gian giữa Iran và Ả Rập Saudi, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có chuyến thăm cấp cao tới Moscow vào ngày 20/03, để theo đuổi những gì có thể là một thành tựu ngoại giao mới: một lệnh ngừng bắn và một lộ trình cho hòa bình ở Ukraine. Continue reading “Tập ở Moscow, Kishida ở Kyiv: Trung – Nhật tăng cường cạnh tranh ngoại giao”

“Kế hoạch Hòa bình Ukraine” của Trung Quốc thực chất là về Đài Loan

Nguồn: Craig Singleton, “China’s Ukraine Peace Plan Is Actually About Taiwan,” Foreign Policy, 06/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đề xuất của Bắc Kinh đã đặt ra các điều kiện để nước này giành chiến thắng trong một cuộc chiến ở Đông Á.

Sau 12 tháng dài đằng đẵng, Trung Quốc dường như không còn khả năng ảnh hưởng đến kết quả cuộc chiến của Nga ở Ukraine so với lúc xung đột mới bắt đầu. Giờ đây, khi chỉ còn là một người quan sát, vai trò chính của Bắc Kinh là cung cấp cho Moscow một huyết mạch tài chính bằng cách tăng cường mua dầu thô và than đá với giá chiết khấu, đồng thời cũng gặp được vận may bất ngờ từ lượng xuất khẩu tăng mạnh sang Nga. Tuy nhiên, những biện pháp này và các biện pháp nửa vời khác của Trung Quốc có lẽ chỉ nhằm mục đích đảm bảo Nga sẽ có những gì nước này cần để duy trì nền kinh tế thời chiến của mình – chứ không phải thực sự giành chiến thắng trong cuộc chiến. Continue reading ““Kế hoạch Hòa bình Ukraine” của Trung Quốc thực chất là về Đài Loan”