Lịch sử và vai trò bị lãng quên của Ủy hội châu Âu

arton3955

Nguồn: Fabio Liberti, Why we need the Council of Europe, Le monde Diplomatique, 09/2012.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Ủy hội châu Âu (Council of Europe), có trụ sở tại Strasbourg, có lẽ là tổ chức bị hiểu lầm nhiều nhất của lục địa già. Ngay cả người hiểu biết cũng thường nhầm lẫn nó với Hội đồng châu Âu (European Council) – nơi gặp gỡ định kỳ giữa các lãnh đạo Nhà nước hoặc lãnh đạo Chính phủ các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) – và với Hội đồng Liên minh châu Âu (Council of the European Union, tức Hội đồng Bộ trưởng châu Âu – ND) nơi các bộ trưởng từ mỗi quốc gia thành viên, cùng với Nghị viện châu Âu, có trách nhiệm thông qua các đạo luật và phê duyệt ngân sách EU. Continue reading “Lịch sử và vai trò bị lãng quên của Ủy hội châu Âu”

Sergei Shoigu: Bậc thầy của những tình huống khẩn cấp 

20151107_EUP004_1

Nguồn:Master of emergencies”, The Economist, 07/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang – Nguyễn Thùy Dương

Vị Bộ trưởng Quốc phòng có uy tín là người duy nhất phục vụ cho mọi chính phủ Nga kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Sergei Shoigu có thể trở thành vị tổng thống tiếp theo.

Vào ngày sinh nhật của Tổng thống Vladimir Putin hồi tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã tặng cho Putin một món quà: đó là báo cáo mới nhất về tình hình chiến dịch quân sự của Nga ở Syria. Báo cáo gồm thông tin về việc tên lửa hành trình phóng đi từ biển Caspi đã đâm trúng các mục tiêu cách xa gần 1.500 km. Tổng thống Putin hài lòng phụ họa “Chúng ta đều biết các hoạt động quân sự như vậy phức tạp đến nhường nào”. Tối hôm đó, tổng thống Nga và ngài bộ trưởng quốc phòng đã ăn mừng bằng việc chơi một ván khúc côn cầu trên băng cùng với câu lạc bộ nghiệp dư của hai người. Tổng thống Putin ghi được 7 bàn thắng và bộ trưởng Shoigu cũng ghi thêm được 1 bàn. Đội của họ đã giành thắng lợi dễ dàng. Continue reading “Sergei Shoigu: Bậc thầy của những tình huống khẩn cấp “

Cách làm cho thượng đỉnh Nhật-Trung-Hàn có ý nghĩa

6903770-3x2-940x627

Nguồn:  Emanuel Pastreich,   “Making East Asia Summits MeaningfulThe Diplomat, 18/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang – Nguyễn Thùy Dương

Dỡ bỏ những cản trở ngoại giao ra khỏi các sự kiện có thể tạo ra những cơ hội bất ngờ.

Hội nghị thượng đỉnh ba bên với sự tham gia của  Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản gần đây đã diễn ra thành công tốt đẹp. Lãnh đạo ba cường quốc kinh tế khu vực không chỉ ngồi lại thảo luận nghiêm túc, mà còn nhất trí tổ chức một hội nghị thượng đỉnh khác trong năm tới, có thể sẽ diễn ra ở Tokyo vào tháng 5.

Có rất nhiều vấn đề quan trọng trên thế giới cần tới sự hợp tác của ba cường quốc này, từ thương mại và đầu tư cho tới chương trình hạt nhân của Triều Tiên và biến đổi khí hậu. Chúng ta cần đảm bảo hội nghị thượng đỉnh ba bên này được duy trì “bền vững” trong tương lai và được tổ chức thường xuyên bất chấp sự khác biệt về quan điểm. Continue reading “Cách làm cho thượng đỉnh Nhật-Trung-Hàn có ý nghĩa”

Thách thức cuối cùng của châu Âu?

euro_2253331b

Nguồn: Harold James, “Europe’s Last Straw?Project Syndicate, 05/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Liên minh châu Âu (EU) hiện đang phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng kinh hoàng. Sau khi khủng hoảng đồng euro và nợ công kéo dài đã chia rẽ châu lục này, tạo ra một sự rạn nứt bắc-nam sâu sắc, sự xuất hiện của hàng trăm ngàn người tị nạn đã khiến Đông Âu (cộng với Vương quốc Anh) bất đồng với Tây Âu. Thêm vào đó là rất nhiều chia rẽ và mâu thuẫn khác, và đối với nhiều người, việc EU sụp đổ dường như nhiều khả năng xảy ra hơn bao giờ hết.

Hãy xem xét những sự khác biệt lớn về chính sách năng lượng của các nước thành viên EU, bắt đầu với các cấu trúc định giá năng lượng không đồng nhất, đi ngược lại ý tưởng về ​​một thị trường chung duy nhất. Các quốc gia cũng đã áp dụng các giải pháp không tương thích, khiến cho việc kết nối các mạng lưới năng lượng quốc gia trở nên vô cùng khó khăn. Continue reading “Thách thức cuối cùng của châu Âu?”

‘Hậu duệ Hoàng đế’ và triển vọng quan hệ Trung-Đài

20151114_ASD000_1

Nguồn: “The emperor’s descendants”, The Economist, 14/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Những nụ cười và những cái bắt tay mở ra một thời kỳ chông gai cho quan hệ Trung Quốc – Đài Loan.

Đó là một cái bắt tay lâu, tròn một phút. Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn khai thác ý nghĩa lịch sử của cuộc gặp giữa họ vào ngày 07 tháng 11 tại Singapore. Tuy nhiên, hai vị có ý định gửi đến cho người dân của mình những thông điệp rất khác nhau. Đối với tổng thống Mã, nó cho thấy các chính sách mà ông theo đuổi trong suốt nhiệm kỳ từ năm 2008 nhằm cải thiện tương giao với đại lục đã đảm bảo quan hệ hai bên tiến triển suôn sẻ hơn, và do đó bảo tồn sự thịnh vượng và an ninh của Đài Loan, tức là giữ vững được nguyên trạng. Đối với chủ tịch Tập, cuộc gặp gỡ ngụ ý chính sách đối ứng của Trung Quốc nhằm khích lệ giao lưu kinh tế và các mối quan hệ khác với Đài Loan đã giảm căng thẳng và giúp mở đường cho sự thống nhất sau này của hòn đảo với đại lục. Không thể có chuyện cả hai đều đúng. Continue reading “‘Hậu duệ Hoàng đế’ và triển vọng quan hệ Trung-Đài”

Đã đến lúc “xoay trục” sang Địa Trung Hải

Mediterranean_Relief

Nguồn: Paolo Gentiloni, “Pivot to the Mediterranean”, Foreign Affairs, 28/05/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Địa Trung Hải là cái nôi của nền văn minh Hy Lạp, của Đế chế La Mã, Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo. Nó là một vùng biển với nhiều tên gọi: với người La Mã là Mare Nostrum nghĩa là “Biển của chúng tôi”; với người Thổ Nhĩ Kỳ là Akdeniz hay “Biển Trắng”; là Yam Gadol hay “Biển lớn” với người Do Thái; Mittelmeer hay “Trung hải” theo cách gọi của người Đức. Đây là nơi gặp gỡ của Châu Phi, Châu Á, và Châu Âu, hình thành nên lịch sử rộng lớn, phức tạp và đa dạng.

Tuy nhiên, ngày nay, Địa Trung Hải đang ở thời điểm bước ngoặt. Nó mang nhiều ý nghĩa hơn ngoài việc là ranh giới phía nam châu Âu. Nó có thể trở thành vùng biển bất ổn hoặc bình yên, tùy vào hành động của chúng ta ở đó. Continue reading “Đã đến lúc “xoay trục” sang Địa Trung Hải”

Angela Merkel: Người châu Âu không thể thiếu

20151107_LDD001_0

Nguồn:The indispensable European”, The Economist, 07/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Angela Merkel đang phải đối mặt với thách thức chính trị cam go nhất từ trước tới giờ. Nhưng Châu Âu cần vị nữ thủ tướng này hơn bao giờ hết.

Nhìn khắp châu Âu và chúng ta thấy một nhà lãnh đạo nổi bật hơn cả: Angela Merkel. Tại Pháp, François Hollande đã từ bỏ sự ngộ nhận rằng đất nước của ông là đầu tàu châu lục. David Cameron, tái đắc cử một cách huy hoàng, đang biến Liên Hiệp Anh (Britain) thành một nước Anh (England) nhỏ bé. Matteo Renzi đang bận tâm với nền kinh tế trì trệ của Ý.

Ngược lại, trong mười năm giữ cương vị thủ tướng, bà Merkel ngày một nổi bật hơn sau mỗi biến động. Trong cuộc khủng hoảng nợ, tuy lúc đầu tỏ ra do dự nhưng cuối cùng bà cũng đoàn kết được khu vực đồng euro. Về vấn đề Ukraine, bà đã kêu gọi châu Âu áp đặt cấm vận với nước Nga (trong khi chính tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng bà là người lãnh đạo châu Âu duy nhất đáng để đàm phán). Đối mặt với thách thức người nhập cư, bà đã mạnh dạn phát huy giá trị châu Âu, gần như đơn thương độc mã trong việc cam kết chào đón những người tị nạn. Continue reading “Angela Merkel: Người châu Âu không thể thiếu”

Tác động từ di sản thuộc địa Algeria lên nước Pháp

RTX15KW4

Nguồn: Jonathan Laurence, “The Algerian legacy”, Foreign Affairs, 16/01/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Kể từ sau các cuộc tấn công vào tòa soạn tạp chí châm biếm Charlie Hebdo và một siêu thị kosher của người Do Thái ở Paris, các nhà lãnh đạo Pháp và thế giới càng khẳng định quan điểm chung rằng những hành vi này đánh dấu một sự leo thang trong cuộc chiến tranh với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan trên toàn cầu. Để thể hiện sự quyết tâm đương đầu với thách thức chung này, 40 nhà lãnh đạo từ Italia đến Mali, từ Israel đến Palestine đã tham gia diễu hành từ quảng trường Cộng hòa tới quảng trường Dân tộc (tại Paris) Chủ nhật tuần trước (tháng 1/2015 – NBT).

Những điểm giống nhau giữa vụ thảm sát này và những sự kiện xảy ra trước đây nhằm trừng phạt những đối tượng được cho là xúc phạm đạo Hồi và nhà tiên tri Muhammad là không thể phủ nhận. Lệnh truy nã tử hình nhà văn Anh gốc Ấn Độ Salman Rushdie năm 1989, vụ giết hại nhà làm phim người Hà Lan Theo van Gogh năm 2002, và vụ sát hại không thành họa sĩ biếm họa Đan Mạch Kurt Westergaard năm 2010 cũng nhằm vào các nghệ sĩ và nhà văn. Continue reading “Tác động từ di sản thuộc địa Algeria lên nước Pháp”

Đông và Tây Đức 25 năm sau ngày thống nhất

20141108_EUP001_0

Nguồn:Twenty-five years on, The Economist, 10/11/2015. 

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Kể từ năm 1789, những mảnh vỡ của nhà tù Bastille đã trở thành những vật trang trí trên bệ lò sưởi được yêu thích tại Pháp. Hai thế kỷ sau, những mảnh vụn của Bức tường Berlin đã chu du khắp nơi trên thế giới. Axel Klausmeier, ông chủ một quỹ tại Berlin được lập nên nhằm tưởng niệm bức tường này, cho hay: đó là “đài tưởng niệm duy nhất tồn tại trên tất cả các châu lục,” chắc chỉ ngoại trừ Nam Cực. Điều đó nói lên rất nhiều điều về những gì người Đức gọi là “cuộc cách mạng hòa bình” của họ, mà đỉnh điểm của nó là việc phá vỡ bức tường ngày 9 tháng 11 năm 1989.

Rainer Eppelmann, người đứng đầu một quỹ nghiên cứu chế độ độc tài Đông Đức cho biết: Là cuộc cách mạng tự do thành công đầu tiên trong lịch sử nước Đức, năm 1989 có tầm quan trọng không kém gì năm 1789. Thậm chí hơn thế, không giống như cuộc cách mạng Pháp 200 năm trước đó, cuộc cách mạng Đức là cuộc cách mạng phi bạo lực. Continue reading “Đông và Tây Đức 25 năm sau ngày thống nhất”

Tại sao EU o bế Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan?

20151010_BLP512

Nguồn: Europe pays homage to Erdogan“, The Economist, 16/10/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang & Nguyễn Thùy Dương

Vào thời hoàng kim của đế chế Ottoman, các sứ thần nước ngoài muốn được hưởng đặc ân đều đổ xô tới cung điện vua Ottoman, mang theo những lễ vật cống nạp hậu hĩnh và không tiếc lời ngợi ca nhà vua. Ngày nay các nhà lãnh đạo châu Âu cũng rơi vào tình cảnh tương tự, do tình thế cấp bách trước lượng người nhập cư ồ ạt tràn vào châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ mùa hè năm nay. Những đề nghị họ đưa ra tuần này với Recep Tayyip Erdogan, vị tổng thống ngày càng trở nên độc tài của Thổ Nhĩ Kỳ, tuy không hào nhoáng như những viên đá quý hay những tấm vải thêu, nhưng cũng không hề kém phần giá trị. Continue reading “Tại sao EU o bế Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan?”

Vì sao nhà nước Somaliland chưa được công nhận?

20151031_BLP515

Nguồn:Why Somaliland is not a recognised state”, The Economist, 01/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang – Nguyễn Thùy Dương | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Somaliland, một dải đất hẹp có người Somali sinh sống nằm ở bờ nam của vịnh Aden, sở hữu gần như đầy đủ mọi yếu tố để trở thành một quốc gia. Somaliland dùng đồng tiền riêng, có bộ máy hành chính tương đối hiệu quả và một lực lượng quân đội và cảnh sát được đào tạo bài bản. Chính phủ Somaliland đặt tại thủ đô Hargeisa, duy trì một mức độ kiểm soát đáng kể trên lãnh thổ của mình. Nhìn chung, đây là đất nước hòa bình, trái ngược hoàn toàn với Somali ở phía nam – nơi mà các cuộc đánh bom và một vụ bạo loạn cuối tuần qua tại một khách sạn nổi tiếng ở thủ đô nước này đã cướp đi sinh mạng ít nhất 14 người.

Somaliland tham gia các thỏa thuận pháp lý (ví dụ như ký các giấy phép thăm dò dầu khí với các tập đoàn nước ngoài) và tham gia vào các hoạt động ngoại giao với Liên Hợp Quốc, Liên đoàn Ả Rập, Liên minh châu Âu và các quốc gia như Anh, Mỹ và Đan Mạch. Nhưng kể từ khi tuyên bố độc lập năm 1991, đất nước này vẫn chưa nhận được sự công nhận chính thức từ bất cứ một chính phủ nước ngoài nào. Đối với thế giới bên ngoài, Somaliland vẫn chỉ là một vùng tự trị của Somali, chịu sự quản lý của chính phủ liên bang Somali ở thủ đô Mogadishu. Tại sao Somaliland vẫn chưa phải là một nhà nước? Continue reading “Vì sao nhà nước Somaliland chưa được công nhận?”

Sự tái trỗi dậy của những đường biên giới

N060988

Nguồn: Jean Quatremer, “La mystique de la frontière“, Liberation, 29/08/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Vấn đề ranh giới, đường kẻ vô hình ra đời vào thế kỷ 16 mà theo cách hiểu ngày nay là một đường phân định rõ rệt, đã lên tới cao trào sau Thế chiến thứ nhất: ranh giới chính trị tất nhiên là đường xác định giới hạn quyền lực của nhà nước và hiệu lực của các luật lệ; ranh giới quân sự với việc xây dựng những bức tường (như tuyến phòng thủ Maginot và Siegfried); ranh giới hành chính với việc mở rộng việc kiểm soát lai lịch; hay còn cả ranh giới tư tưởng hình thành bởi các hàng rào như Bức màn sắt. Tại các quốc gia độc tài, mà nhất là cộng sản, ngay cả những đường ranh giới trong nước cũng được thiết lập với quy định muốn đi lại phải có giấy phép. Continue reading “Sự tái trỗi dậy của những đường biên giới”

Người Hồi giáo Sunni và Shia khác nhau ở chỗ nào?

20130525_blp512

Nguồn:What is the difference between Sunni and Shia Muslims?”, The Economist, 28/05/2013.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Các cuộc xung đột giữa hai giáo phái lớn của đạo Hồi, dòng Sunni và dòng Shia, diễn ra trên khắp thế giới Hồi giáo. Tại Trung Đông, sự kết hợp mạnh mẽ giữa tôn giáo và chính trị đã làm sâu sắc thêm sự chia rẽ giữa chính phủ Shia của Iran và các quốc gia vùng Vịnh, nơi tồn tại các chính phủ Sunni. Năm ngoái, một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Pew, một viện nghiên cứu chính sách, chỉ ra rằng 40% người Sunni không coi những người Shia là những người Hồi giáo thực thụ. Vậy thì  rốt cuộc điều gì khiến dòng Sunni khác biệt với dòng Shia và sự chia rẽ ấy sâu sắc đến mức độ nào? Continue reading “Người Hồi giáo Sunni và Shia khác nhau ở chỗ nào?”

Sẽ không có kịch tính ở thượng đỉnh APEC Manila

apec-road-metro-manila-20151103-1

Nguồn: No thriller in Manila for APEC”, The Economist, 14/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Hội nghị thượng đỉnh hàng năm của diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)  thú vị bởi nhân vật tham gia hơn là bản thân chương trình nghị sự của nó. Được thành lập vào năm 1989 và bao gồm 21 thành viên, diễn đàn này thu hút các sáng kiến ​​có giá trị để thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ của lãnh đạo các quốc gia APEC trong năm nay tại Manila vào ngày 18 và 19 tháng 11, với sự có mặt của Chủ tịch Trung Quốc, tổng thống Mỹ và Nga cùng những nhân vật cấp cao khác, luôn dễ vướng phải những cuộc ganh đua địa chính trị. Năm nay, cuộc gặp gỡ phải đối mặt với một thử thách lớn hơn: 12 thành viên APEC đã kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định thương mại nhằm đạt được nhiều mục tiêu của APEC nhưng nằm bên ngoài khuôn khổ của nó. Điều này đặt ra câu hỏi, nếu TPP thành hiện thực thì rốt cuộc sự tồn tại của APEC có ý nghĩa gì? Continue reading “Sẽ không có kịch tính ở thượng đỉnh APEC Manila”

Tập và Carter đưa ra lập trường đối lập về Biển Đông

7845845240_77df55c9f1_b

Nguồn: Ankit Panda, “Amid Tensions, US, China Assert South China Sea Positions”, The Diplomat, 09/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Gần hai tuần sau chuyến tuần tra nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải đầu tiên của Mỹ gần một hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông, căng thẳng vẫn đang ở mức cao. Vào ngày thứ Bảy, ở hai bên bờ Thái Bình Dương, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã có hai bài phát biểu song song về Biển Đông, nhấn mạnh sự khác biệt giữa lập trường của hai nước về vấn đề này.

Ông Tập trong chuyến thăm Singapore để dự cuộc gặp gỡ lịch sử với đối tác bên kia eo biển Đài Loan, tổng thống Mã Anh Cửu, đã có bài diễn văn tại Đại học Quốc gia Singapore, nơi ông thể hiện lập trường Trung Quốc rằng “các đảo ở Biển Đông đã là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ đại”. ÔngTập cũng cho biết thêm “chính phủ Trung Quốc phải có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích hàng hải hợp pháp của Trung Quốc.” Continue reading “Tập và Carter đưa ra lập trường đối lập về Biển Đông”

Nhật cân nhắc việc tuần tra trên Biển Đông

image064

Nguồn: Reiji Yoshida, “Japan weighs course of action in disputed South China Sea“, The Japan Times, 06/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Khi căng thẳng ở Biển Đông leo thang xung quanh cuộc tuần tra gần đây của quân đội Mỹ nhằm thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở đó, các suy đoán hiện tập trung vào các động thái mà Nhật Bản có thể có tại  khu vực này.

Vào hôm thứ Sáu, Thủ tướng Shinzo Abe đã thể hiện một phong thái mạnh mẽ khi phát biểu trước một hội nghị chuyên đề tại Tokyo rằng ông đang có kế hoạch huy động hợp tác quốc tế về bảo vệ các quy tắc hàng hải tại hội nghị thượng đỉnh G20 tại Ankara và cuộc họp các nhà lãnh đạo diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Manila tháng này.

Một số quan chức quân sự và ngoại giao cấp cao của Mỹ đã thúc giục thủ tướng Abe cử Lực lượng Tự vệ tham gia tuần tra chung với Hoa Kỳ ở Biển Đông. Continue reading “Nhật cân nhắc việc tuần tra trên Biển Đông”

Thượng đỉnh Mã – Tập: Biểu tượng chứ không thực chất

8EF99ECC-06EA-4187-9195

Nguồn: Christopher Bodeen, “Historic China-Taiwan meeting about symbolism, not substance”, AP, 6/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang & Nguyễn Thùy Dương

Cuộc gặp mặt đầu tiên giữa chủ tịch Trung Quốc và tổng thống Đài Loan diễn ra hôm thứ Bảy đặt ra một thách thức lớn: Làm thế nào họ có thể đảm bảo vị trí của sự kiện này trong lịch sử khi không có gì thực chất diễn ra?

Không có bất cứ thỏa thuận hay tuyên bố chung nào được đưa ra và chỉ có một chương trình nghị sự mơ hồ được phác thảo; một sự phản ánh tính nhạy cảm ghê gớm xung quanh sự kiện này, đặc biệt là phía Đài Loan rất thận trọng với kế hoạch thống nhất của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, tính biểu tượng của khoảnh khắc gặp gỡ giữa hai bên là không thể phủ nhận, nhấn mạnh vào tính nghi thức, bầu không khí và cách nhìn nhận từ bên ngoài. Continue reading “Thượng đỉnh Mã – Tập: Biểu tượng chứ không thực chất”

Tư duy kinh tế học nữ quyền

20151024_blp902

Nguồn: The thinking behind feminist economics”, The Economist, 24/09/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Kinh tế học, ngành nghiên cứu của các chuyên gia chính sách, những nhà bình luận, và kể cả tạp chí The Economist này, là nhằm cung cấp một cách nhìn nhận khách quan về thế giới. Nhưng một vài người bày tỏ quan ngại rằng nó chưa đạt được điều đó.

Những người ủng hộ kinh tế học nữ quyền cho rằng, xét về cả phương pháp lẫn trọng tâm, kinh tế học vẫn là ngành mà nam giới thực sự chiếm ưu thế. Điều này không chỉ do nữ giới chỉ chiếm thiểu số trong ngành: năm 2014 chỉ 12% số giáo sư kinh tế Mỹ là nữ, và cho đến nay mới chỉ có duy nhất một nữ chủ nhân giải thưởng Nobel về kinh tế (bà Elinor Ostrom, trong ảnh). Có lẽ quan trọng hơn, họ lo ngại rằng do đặt ra những câu hỏi sai lầm, kinh tế học còn làm tăng thêm bất bình đẳng giới thay vì giúp giải quyết nó. Vậy các nhà kinh tế học nữ quyền muốn thay đổi điều đó bằng cách nào? Continue reading “Tư duy kinh tế học nữ quyền”

Vì sao Mỹ không tiếp nhận thêm người tị nạn từ Syria?

20151017_BLP514

Nguồn: Why America does not take in more Syrian refugees?The Economist, 18/10/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Theo Liên Hợp Quốc, hơn 12 triệu người Syria đã buộc phải rời mái ấm của họ do cuộc nội chiến ở đất nước này. Trong số đó, hơn 7,5 triệu người phải di chuyển chỗ ở trong chính Syria, thường là tới những vùng mà các tổ chức cứu trợ không thể tiếp cận được. Hơn 4 triệu người đã phải chạy ra nước ngoài, hầu hết là các nước láng giềng. Khoảng 1,9 triệu người ở Thổ Nhĩ Kỳ, 1,1 triệu người ở Li-băng và 650.000 người ở Jordan. Hàng trăm ngàn người đã tìm cách tị nạn ở châu Âu. Nếu như ban đầu Đức chào đón hàng chục ngàn người mới đến thì giờ đây đất nước này đang ngày càng miễn cưỡng tiếp nhận thêm. Đến cuối năm nay, đất nước này ước tính sẽ có khoảng 1,5 triệu người đến lánh nạn, đa phần là người Syria. Trong khi đó, Mỹ – với diện tích rộng gấp 26 lần và dân số đông gấp 4 lần nước Đức – mới chỉ tiếp nhận 1.500 người Syria kể từ khi cuộc nội chiến tại đất nước này nổ ra. Tại sao con số này lại thấp đến vậy? Continue reading “Vì sao Mỹ không tiếp nhận thêm người tị nạn từ Syria?”

Cuộc chiến ở thế giới Hồi giáo: Putin liều, Obama do dự

20151003_LDP002_0

Nguồn:Putin dares, Obama dithers“, The Economist, 03/10/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang & Nguyễn Thùy Dương | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mối nguy hiểm của việc Nga can thiệp ở Syria và sự dè chừng của Mỹ tại Afghanistan.

Nếu chỉ nghe những lời từ phía tổng thống Vladimir Putin thì Nga đã trở thành lãnh đạo cuộc chiến toàn cầu mới chống lại chủ nghĩa khủng bố. Trái lại, Barack Obama dường như ngày càng tỏ ra mệt mỏi với các cuộc chiến ở thế giới Hồi giáo mà Mỹ đã chiến đấu hơn một thập niên qua. Vào ngày 30 tháng 9, các máy bay phản lực Nga bắt đầu tiếp sức cho lực lượng quân đội đang bị bao vây của tổng thống Bashar al-Assad. Nga đang thiết lập một mạng lưới chia sẻ thông tin tình báo với Iraq và Iran. Giáo hội Chính thống giáo Nga thì đang nói về một cuộc thánh chiến. Lời tuyên bố chiến đấu chống Nhà nước Hồi giáo (IS) của Putin cho đến giờ vẫn còn đáng nghi ngờ. Bằng chứng của việc Nga ném bom trong ngày đầu tiên là việc nước này đã tấn công các lực lượng nổi loạn Sunni khác, bao gồm một số do Mỹ hậu thuẫn. Ngay cả khi Trung Đông là một sân khấu chính trị thì Nga vẫn đang thể hiện động thái táo bạo nhất của đất nước này tại đây, vốn từ trước đến nay là địa bàn của Mỹ, kể từ khi Liên Xô bị hất cẳng khỏi khu vực này vào thập niên 1970. Continue reading “Cuộc chiến ở thế giới Hồi giáo: Putin liều, Obama do dự”