Cuộc chiến ở Ukraine kết hợp drone và kỹ thuật chơi game như thế nào?

Nguồn:How drones and video-game techniques are coming together in Ukraine’s war”, The Economist, 08/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Cuộc chiến của Ukraine đã trở thành một môi trường thúc đẩy đổi mới quân sự. Một trong những điểm đáng chú ý là việc áp dụng các “chính sách khuyến khích từ trò chơi điện tử” nhằm nâng cao hiệu quả chiến đấu của lực lượng vũ trang Ukraine trong cuộc chiến chống lại sự xâm lược của Nga. Hệ thống này đảm bảo rằng những người điều khiển drone thành công sẽ được ưu tiên nhận drone mới hơn so với những đồng nghiệp làm việc kém hiệu quả. Hiện tại, quy trình này đang được nâng cấp với một hệ thống mà ông Mykhailo Fedorov, Bộ trưởng Chuyển đổi Kỹ thuật số của Ukraine, gọi là “Amazon dành cho quân đội” – một cơ chế cho phép các đơn vị mua sắm trang bị chiến trường bằng cách sử dụng số điểm họ kiếm được từ việc phá hủy các phương tiện và mục tiêu khác của Nga. Continue reading “Cuộc chiến ở Ukraine kết hợp drone và kỹ thuật chơi game như thế nào?”

Thu hẹp khoảng cách của NATO với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Nguồn: Lynn Kuok, “Closing NATO’s Indo-Pacific Gap,” Foreign Policy, 09/07/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các đồng minh châu Âu nên tăng cường quan hệ của NATO với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong lúc Washington đang dao động.

Hội nghị thượng đỉnh NATO rất được mong đợi tại La Haye vào cuối tháng 6 vừa qua đã đạt được các mục tiêu cốt lõi: đảm bảo cam kết quốc phòng 5%, kiểm soát Tổng thống Mỹ Donald Trump, và tái khẳng định cam kết về an ninh tập thể. Tuy nhiên, hội nghị này cũng vấp phải sự chỉ trích vì né tránh hoặc bỏ qua những vấn đề khó khăn. Continue reading “Thu hẹp khoảng cách của NATO với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”

Trung Quốc đang dùng chiến tranh pháp lý để cưỡng ép Đài Loan như thế nào?

Nguồn: Nathan Attrill, “China’s ‘Taiwanese separatist’ hotline shows expanding lawfare strategy”, The Strategist, 09/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Chiến dịch cưỡng ép Đài Loan của Bắc Kinh đang chuyển sang giai đoạn căng thẳng hơn về mặt pháp lý. Trong khi các cuộc tập trận quân sự và chiến tranh nhận thức vẫn là những yếu tố chính trong chiến thuật cưỡng ép của Bắc Kinh, Trung Quốc hiện đang tăng cường sử dụng luật pháp một cách có hệ thống để nhắm mục tiêu vào nền dân chủ của Đài Loan. Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực hình sự hóa các nhà lãnh đạo được bầu của Đài Loan, đáng chú ý nhất là việc thiết lập một đường dây nóng tố cáo công khai. Continue reading “Trung Quốc đang dùng chiến tranh pháp lý để cưỡng ép Đài Loan như thế nào?”

Tại sao Trung Quốc chưa thể thay thế USAID?

Nguồn: Henry Tugendhat và James Palmer, “China Isn’t Ready to Replace USAID”, Foreign Policy, 07/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Kể từ khi chính quyền Trump bắt đầu giải thể Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), nhiều nhà bình luận đã nhìn thấy cơ hội cho Trung Quốc. Họ lập luận rằng Bắc Kinh sẽ “lấp đầy khoảng trống” do Washington để lại và đang “vui mừng” trước sự tan rã của cơ quan này. Nỗi lo ngại Trung Quốc sẽ thay thế viện trợ nước ngoài của Mỹ đã trở thành một mối quan tâm ngày càng tăng trong giới phân tích Mỹ trong nhiều năm. Kể từ khi Tổng thống Donald Trump bắt đầu cắt giảm USAID, Trung Quốc đã can thiệp để thay thế các dự án của Mỹ ở một vài quốc gia, chẳng hạn như Nepal và Campuchia. Continue reading “Tại sao Trung Quốc chưa thể thay thế USAID?”

Không nên ảo tưởng về một cuộc mặc cả lớn giữa Mỹ và Trung Quốc

Nguồn: William Hurst và Peter Trubowitz, “The Fantasy of a Grand Bargain Between America and China,” Foreign Affairs, 03/07/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao bế tắc có nhiều khả năng xảy ra hơn là hòa hoãn?

Trong thế giới ngoại giao giữa các cường quốc, hy vọng sẽ luôn nảy nở. Ngay cả lúc này đây, trong cơn đau đớn của cuộc thương chiến phá vỡ chuẩn mực với Trung Quốc, người ta vẫn bàn tán về một cuộc “mặc cả lớn” giữa các nhà lãnh đạo, Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình. Trump nói rằng ông “rất muốn đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc.” Còn Tập, người đã đáp trả các đòn thuế quan của Trump một cách có chừng mực và có mục tiêu, đã để ngỏ cánh cửa cho một giải pháp đàm phán. Một bước đột phá trong quan hệ Mỹ-Trung nghe có vẻ hấp dẫn vào thời điểm đặc biệt căng thẳng này, nhưng lịch sử cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ, cùng chính trị nội bộ của mỗi bên, khiến khả năng đạt được một thỏa thuận là rất xa vời. Continue reading “Không nên ảo tưởng về một cuộc mặc cả lớn giữa Mỹ và Trung Quốc”

BRICS trong thời đại “Nước Mỹ trên hết”

Nguồn: Sarang Shidore, “How BRICS Can Survive ‘America First’“ Foreign Policy, 02/07/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dù mới chỉ đạt thành công khá hạn chế, nhưng khối này có tiềm năng định hình một trật tự quốc tế mới.

Tâm lý “Nước Mỹ trên hết” của Washington có ý nghĩa gì đối với BRICS?

Khi các nhà lãnh đạo BRICS tụ họp tại Rio de Janeiro vào cuối tuần này, các dấu hiệu đều không mấy tốt đẹp. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhắm thẳng vào khối 10 quốc gia này, đe dọa áp thuế 100% lên các nước thành viên nếu họ cố gắng hạ bệ đồng đô la Mỹ khỏi vị trí thống trị toàn cầu. Washington cũng tăng cường chiến tranh thương mại và thuế quan trên toàn thế giới, bao gồm với hầu hết các quốc gia BRICS. Và một thành viên của khối này, Iran, gần đây đã phải hứng chịu một cuộc tấn công quân sự dữ dội từ Mỹ. Liệu BRICS có thể sống sót qua cuộc tấn công này, và họ phải làm gì để duy trì vai trò của mình trong một thế giới mới? Continue reading “BRICS trong thời đại “Nước Mỹ trên hết””

Liệu Donald Trump có thể áp đặt một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza?

Nguồn: Can Donald Trump force a ceasefire in Gaza?”, The Economist, 07/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Hai tuần sau cuộc chiến đầy kịch tính giữa Israel và Iran, Benjamin Netanyahu đang tới Washington để tận hưởng vinh quang cùng với Donald Trump. Nhưng để có một buổi tiếp đón của người chiến thắng tại Nhà Trắng, thủ tướng Israel có thể phải nhượng bộ tổng thống Mỹ về một vấn đề khác.

Khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau vào ngày 7 tháng 7, ông Trump hy vọng có thể thông báo chấm dứt cuộc chiến ở Gaza. Cách Washington hàng nghìn km, tại Doha, các nhà đàm phán của Israel và Hamas, phong trào Hồi giáo đã bắt đầu cuộc chiến bằng cuộc tấn công bất ngờ và vụ thảm sát 21 tháng trước, sẽ tiến hành các cuộc đàm phán sốt sắng để chốt thỏa thuận kịp thời cho chuyến thăm Mỹ của ông Netanyahu. Continue reading “Liệu Donald Trump có thể áp đặt một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza?”

An ninh hay kinh tế? Hệ thống ra quyết định của Trung Quốc đang thay đổi

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s decision-making system under review amid economic woes’“ Nikkei Asia, 03/07/2025.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thế lưỡng nan của Tập Cận Bình: Cân bằng an ninh quốc gia với thực tế khắc nghiệt của Trung Quốc.

Đảng Cộng sản Trung Quốc đang có dấu hiệu thay đổi.

Những dấu hiệu này xuất hiện dù Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã tích lũy thành công cái được gọi là “quyền lực tối cao.”

Nguồn gốc quyền lực của ông bắt nguồn từ hệ thống điều phối chính sách và ra quyết định mà Ban chấp hành Trung ương đảng đã thông qua vào năm 2013. Continue reading “An ninh hay kinh tế? Hệ thống ra quyết định của Trung Quốc đang thay đổi”

Dự luật ‘to đẹp’ của Trump sẽ khiến Trung Quốc vĩ đại trở lại như thế nào?

Nguồn: Thomas L. Friedman, “How Trump’s ‘Big, Beautiful Bill’ Will Make China Great Again”, The New York Times, 03/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Bạn có nghe thấy không – tiếng gầm lớn từ phương Đông? Đó là tiếng cười của 1,4 tỷ người Trung Quốc đang cười nhạo Mỹ.

Người Trung Quốc đang không thể tin vào vận may của họ: ngay khi kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo tiêu thụ lượng điện khổng lồ bắt đầu, Tổng thống Mỹ và đảng của ông lại quyết định thực hiện một trong những quyết sách tự gây tổn hại mang tính chiến lược một cách không tưởng. Họ đã thông qua một dự luật khổng lồ mà, cùng với những điều vô lý khác, cố ý phá hoại khả năng sản xuất điện của Mỹ thông qua năng lượng tái tạo – đặc biệt là năng lượng mặt trời, pin và năng lượng gió. Continue reading “Dự luật ‘to đẹp’ của Trump sẽ khiến Trung Quốc vĩ đại trở lại như thế nào?”

Trung Quốc có bị tác động bởi thuế ‘trung chuyển’ trong thỏa thuận Mỹ-Việt?

Nguồn: Khúc Kiều Kiều,  “美越协议这一条是想孤立中国,问题是,世界同意美国这么做吗?“, Guancha, 04/07/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Mới đây, Mỹ tuyên bố đã đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam và sẽ áp dụng mức thuế 20% đối với hàng hóa Việt Nam.

Tờ South China Morning Post của Hồng Kông ngày 4/7 đã đăng một bài viết nói rằng, mức thuế 20% này thấp hơn mức 46% mà chính quyền Trump từng đe dọa trước đó, và điều này khiến các nhà xuất khẩu Việt Nam cảm thấy nhẹ nhõm phần nào. Tuy nhiên, thỏa thuận này vẫn còn nhiều ẩn số. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng những hàng hóa được xác định là “trung chuyển qua Việt Nam” sẽ phải chịu mức thuế 40%. Continue reading “Trung Quốc có bị tác động bởi thuế ‘trung chuyển’ trong thỏa thuận Mỹ-Việt?”

Đòn bẩy đất hiếm của Trung Quốc đang phát huy hiệu quả

Nguồn: James Palmer, “China’s Rare-Earth Leverage Is Paying Off”, Foreign Policy, 01/07/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Thoả thuận mới đây với Mỹ nhấn mạnh việc Bắc Kinh đang kiểm soát chặt chẽ một lĩnh vực quan trọng.

Tiêu điểm tuần này: Trung Quốc đồng ý ký thỏa thuận đất hiếm với Mỹ; Đức Đạt Lai Lạt Ma chuẩn bị công bố kế hoạch kế vị; Một trò chơi điện tử mới đánh trúng tâm lý nam giới Trung Quốc.

Trung Quốc và Mỹ đồng ý ký thoả thuận về đất hiếm

Vào thứ Sáu tuần trước, Trung Quốc phát tín hiệu sẽ chấp thuận một thỏa thuận mới cho phép xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ, đánh dấu một bước đột phá sau các cuộc đàm phán Mỹ – Trung trước đó tại Geneva và London. Continue reading “Đòn bẩy đất hiếm của Trung Quốc đang phát huy hiệu quả”

Bên trong nền kinh tế thời chiến của Iran

Nguồn:Inside Iran’s war economy”, The Economist, 03/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Ngay cả trước khi bom bắt đầu rơi, nền kinh tế Iran đã trong tình trạng tồi tệ. Sáu trong số mười người trong độ tuổi lao động thất nghiệp. Giá cả đã tăng 35% trong năm qua. Khoảng 18% dân số đang sống dưới ngưỡng nghèo theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới. Mặc dù xuất khẩu khí đốt và dầu mỏ, các quan chức Iran phải đốt dầu mazut, một sản phẩm phụ tinh chế cấp thấp, để duy trì nguồn điện. Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu sau đó đã nhắm vào các mục tiêu kinh tế. Ngoài các cuộc tấn công vào các căn cứ quân sự và cơ sở hạt nhân, máy bay Israel đã ném bom ít nhất hai mỏ khí đốt, một vài mỏ dầu và một nhà máy ô tô. Continue reading “Bên trong nền kinh tế thời chiến của Iran”

Đông Nam Á có vai trò thế nào đối với Mỹ trong vấn đề Đài Loan?

Nguồn: Ryan Hass, “Possible Conflict in the Taiwan Strait: Southeast Asia Can Help US Maintain Focus”, Fulcrum, 01/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Các cuộc tấn công quân sự gần đây của Mỹ vào các cơ sở hạt nhân của Iran đã làm dấy lên tranh luận về những tác động đối với Eo biển Đài Loan. Nếu việc Mỹ sử dụng vũ lực buộc Iran từ bỏ tham vọng hạt nhân, điều này sẽ là một lời nhắc nhở về sức mạnh của Mỹ, qua đó có thể tăng cường khả năng răn đe Trung Quốc trong việc chiếm Đài Loan bằng vũ lực. Ngược lại, nếu Mỹ lại sa lầy vào một cuộc chiến tranh tốn kém ở Trung Đông, Bắc Kinh có thể sẽ nghĩ rằng mình có cơ hội dễ dàng hơn để thôn tính Đài Loan. Điều này có thể khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc trở nên hung hăng hơn trong việc theo đuổi mục tiêu thống nhất hai bờ Eo biển Đài Loan. Continue reading “Đông Nam Á có vai trò thế nào đối với Mỹ trong vấn đề Đài Loan?”

Đông Nam Á đang bắt đầu chọn phe

Nguồn: Yuen Foong Khong và Joseph Chinyong Liow, “Southeast Asia Is Starting to Choose,” Foreign Affairs, 24/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao khu vực này đang nghiêng về phía Trung Quốc?

Khác với hầu hết các khu vực trên thế giới, Đông Nam Á đã thấy mình đang ở giữa cuộc cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Hầu hết các nước lớn ở các khu vực khác của Châu Á đã có lựa chọn của riêng mình: Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan đều đứng về phía Mỹ; Ấn Độ dường như đang xích lại gần Mỹ, còn Pakistan thì với Trung Quốc; và các quốc gia Trung Á đang xây dựng quan hệ ngày càng chặt chẽ hơn với Bắc Kinh. Nhưng phần lớn Đông Nam Á, một khu vực với gần 700 triệu dân, vẫn chưa thuộc về ai. Cường quốc nào thành công trong việc thuyết phục các nước Đông Nam Á chủ chốt – như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam – đi theo đường lối của mình sẽ có cơ hội tốt hơn để hiện thực hóa các mục tiêu của mình ở châu Á. Continue reading “Đông Nam Á đang bắt đầu chọn phe”

Caesar của người Mỹ

Nguồn: Donna Zuckerberg, “An American Caesar,” Foreign Policy, 30/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng.

Ý nghĩa của việc so sánh hai nhà lãnh đạo cách nhau hai thiên niên kỷ.

Tháng 4 vừa qua, trong lúc nền kinh tế thế giới chao đảo vì các chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Lãnh đạo Phe Thiểu số tại Thượng viện Chuck Schumer đã đăng trên X rằng “Nero đánh đàn. Còn Trump đánh golf.” Schumer đã nối dài lịch sử so sánh Trump với các nhân vật La Mã cổ đại. Tổng thống Mỹ được ví như Augustus khi tập trung quyền lực của nền Cộng hòa vào một cá nhân độc tài, hoặc như một Caligula tàn bạo và thất thường, hay một kẻ mị dân theo kiểu Tiberius Gracchus hoặc Publius Clodius Pulcher. Continue reading “Caesar của người Mỹ”

Thấy gì từ vai trò ngoại giao nổi bật của “Đệ nhất Phu nhân” Việt Nam?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Bà Ngô Phương Ly, phu nhân của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, đang nhanh chóng nổi lên như một nhân vật nổi bật trong các hoạt động ngoại giao quốc tế của Việt Nam. Bà tháp tùng ông Tô Lâm trong hầu hết các chuyến thăm nước ngoài và tiếp đón các nhà lãnh đạo nước ngoài tới công du Việt Nam. Thông qua việc thường xuyên tham gia các hoạt động văn hóa và xã hội với phu nhân lãnh đạo các nước, bà đã mở rộng phạm vi tiếp cận ngoại giao của Việt Nam và nâng cao hình ảnh công chúng của ông Tô Lâm, qua đó góp phần vào vị thế chính trị của ông.

Ví dụ, trong chuyến thăm Singapore của ông Tô Lâm hồi tháng 3, bà Ly đã tham gia thảo luận về các vấn đề văn hóa với bà Loo Tze Lui, phu nhân của Thủ tướng Singapore Lawrence Wong, đồng thời chứng kiến ​​lễ ký một bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và Nhạc viện Yong Siew Toh của Singapore. Gần đây hơn, trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hồi tháng 5, bà Ly đã cùng bà Brigitte Macron tham quan Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Văn Miếu Quốc Tử Giám, chia sẻ với Đệ nhất Phu nhân Pháp về di sản văn hóa phong phú của Việt Nam. Continue reading “Thấy gì từ vai trò ngoại giao nổi bật của “Đệ nhất Phu nhân” Việt Nam?”

Cuộc chiến kế vị sẽ định hình tương lai của Tây Tạng

Nguồn: Saransh Sehgal, “Dalai Lama at 90: The Succession Battle That Will Shape Tibet’s Future,” The Diplomat, 30/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng.

Với việc Bắc Kinh mong muốn kiểm soát quá trình tái sinh đã có hàng thế kỷ nay của người Tây Tạng, một vấn đề tâm linh đã bị gắn liền với một cuộc xung đột địa chính trị phức tạp.

Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 chuẩn bị bước sang tuổi 90 vào ngày 06/07 sắp tới, sự chú ý của thế giới đang đổ dồn vào vị lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng. Đối với hầu hết những người sống thọ, sinh nhật thứ 90 có lẽ là thời điểm để suy ngẫm. Nhưng đối với vị tu sĩ Phật giáo nổi tiếng nhất thế giới, đây là một khoảnh khắc sẽ để lại hệ quả sâu sắc, vì ngài có thể tiết lộ kế hoạch lựa chọn người kế vị mình, một động thái chưa từng có trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng. Continue reading “Cuộc chiến kế vị sẽ định hình tương lai của Tây Tạng”

Cuộc đời Tập Trọng Huân và di sản để lại cho Tập Cận Bình

Nguồn: Joseph Torigian, “Xi Jinping’s Costly Inheritance,” Foreign Affairs, 23/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những gian khổ của cha ông đã định hình nên nhà lãnh đạo Trung Quốc – và đất nước mà ông cai trị như thế nào?

Năm 1980, Tập Trọng Huân, một nhân vật nặng ký của Đảng Cộng sản Trung Quốc và cha của nhà lãnh đạo đương nhiệm Tập Cận Bình, đã đến thăm một trong những địa điểm du lịch hàng đầu miền trung đông Iowa: Thuộc địa Amana, một di sản văn hóa Đức được thành lập theo nguyên tắc cộng đồng, ngày nay nổi tiếng với bia và đồ thủ công. Trải nghiệm này đã làm ông chấn động. Ở tuổi 67, ông đã dẫn đầu một phái đoàn các tỉnh trưởng đến Mỹ. Đó là một khoảnh khắc lịch sử trong công cuộc mở cửa của Trung Quốc với các doanh nghiệp và đầu tư phương Tây. Với tư cách là lãnh đạo tỉnh Quảng Đông, Tập Trọng Huân chính là người đi tiên phong trong quá trình đó. Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh, lúc đó vừa chứng kiến lễ khánh thành lãnh sự quán Mỹ đầu tiên bên ngoài Bắc Kinh. Ông cũng đang khởi động các Đặc khu Kinh tế – những khu vực được thiết kế để thu hút doanh nghiệp nước ngoài – vốn sẽ tượng trưng cho quan hệ mới của Trung Quốc với thế giới bên ngoài. Continue reading “Cuộc đời Tập Trọng Huân và di sản để lại cho Tập Cận Bình”

Con đường nào để đạt được hòa bình ở Trung Đông?

Nguồn: “How to win peace in the Middle East”, The Economist, 26/06/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Donald Trump đã đánh cược. Nhưng liệu ông ấy có thắng? Ông đã ném bom chương trình hạt nhân của Iran và ngay lập tức áp đặt lệnh ngừng bắn giữa Israel và Iran, mà không có bất kỳ thương vong nào từ phía Mỹ. Đây là lời biện minh cho những người, bao gồm cả tờ báo này, lo sợ rằng Iran sẽ phản ứng mạnh mẽ.

Tuy nhiên, rủi ro chỉ là một nửa của bài toán: yếu tố còn lại là liệu Mỹ có thể lợi dụng một cuộc tấn công để ngăn chặn Iran chế tạo vũ khí hạt nhân hay không. Cách tốt nhất để đạt được điều đó bây giờ là ông Trump đạt được một thỏa thuận hạt nhân toàn diện với chế độ này. Ông có thể củng cố điều đó bằng cách thúc đẩy Trung Đông giải quyết các vấn đề của mình thông qua thương mại và đầu tư, thay vì chuẩn bị cho các cuộc chiến tranh. Đó là những nhiệm vụ khó khăn, nhưng nếu ông Trump thậm chí hoàn thành một phần trong số đó, ông sẽ giành được một phần thưởng mà những người tiền nhiệm của ông đã bỏ lỡ. Continue reading “Con đường nào để đạt được hòa bình ở Trung Đông?”

Cuộc chiến với Iran chỉ là để thỏa mãn cái tôi của Trump

Nguồn: Stephen M. Walt, “The War for Trump’s Ego,” Foreign Policy, 26/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc tấn công của Israel và Mỹ chống lại Iran thực ra không có mục đích như chúng ta tưởng.

Trước hết, hãy bắt đầu bằng việc làm rõ cuộc chiến của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Tổng thống Mỹ Donald Trump với Iran – đúng vậy, nó là một cuộc chiến – không phải vì điều gì. Nó không phải để cho nước Mỹ trở nên an toàn hơn, thịnh vượng hơn, hay được tôn trọng và ngưỡng mộ hơn trên toàn thế giới. Và dù Trump có tuyên bố gì trên Truth Social, hay những người ủng hộ trung thành của ông có nói gì đi chăng nữa, thì cuộc chiến cũng không nhằm làm cho Trung Đông ổn định hơn, hoặc thậm chí là bảo vệ Israel trong dài hạn. Continue reading “Cuộc chiến với Iran chỉ là để thỏa mãn cái tôi của Trump”