Trump chỉ ‘tạm thời’ kiểm soát Đảng Cộng hoà?

Nguồn: Masahiro Okoshi, “Trump’s grip on Republican Party ‘temporary’: ex-U.S. Speaker Ryan,” Nikkei Asia, 02/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vị chính khách về hưu nhìn thấy cơ hội đoàn kết về chính trị, nhưng có lẽ không phải bây giờ.

Nghị sĩ Mỹ đã nghỉ hưu Paul Ryan nhận thấy rằng sự kiểm soát của cựu Tổng thống Donald Trump đối với Đảng Cộng hòa sẽ không kéo dài mãi mãi. Ông nói với Nikkei rằng điều đó “không bền vững, theo quan điểm của tôi.” Continue reading “Trump chỉ ‘tạm thời’ kiểm soát Đảng Cộng hoà?”

Biden cần tăng áp lực lên Netanyahu

Nguồn: Gideon Rachman, “Biden needs to increase the pressure on Netanyahu,” Financial Times, 18/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ủng hộ Israel và ủng hộ thủ tướng nước này là hai việc không giống nhau.

“Ai mới là siêu cường cơ chứ?”, Bill Clinton nói sau cuộc gặp đầu tiên với Benjamin Netanyahu vào năm 1996. Cựu Tổng thống Mỹ đã rất tức giận trước thái độ kiêu ngạo, hống hách của tân thủ tướng Israel.

Gần 30 năm sau, Netanyahu một lần nữa trở thành nhà lãnh đạo Israel – và Joe Biden chắc hẳn cũng muốn lặp lại những lời của Clinton. Kể từ cuộc tấn công của Hamas vào Israel vào ngày 7/10 năm ngoái, Tổng thống Mỹ đã cung cấp cho chính phủ Israel sự hỗ trợ quân sự và ngoại giao cho cuộc tấn công trả đũa dữ dội của họ ở Gaza. Nhưng Biden nhận lại được rất ít từ Netanyahu. Với việc người Israel ngăn nguồn lương thực và viện trợ nhân đạo vào Gaza – và khiến người Palestine bị đe dọa bởi nạn đói – Mỹ đã phải dùng đến cách thả thực phẩm xuống Gaza bằng đường không và lên kế hoạch xây dựng một bến tàu nổi để chuyển hàng viện trợ. Continue reading “Biden cần tăng áp lực lên Netanyahu”

Tại sao lại khó giải thích việc Biden không được ủng hộ?

Nguồn: Ross Douthat, “Why It’s Hard to Explain Joe Biden’s Unpopularity,” New York Times, 09/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Joe Biden là một trong những tổng thống không được lòng dân nhất trong lịch sử nước Mỹ hiện đại. Theo kết quả thăm dò của Gallup, tỷ lệ ủng hộ của ông thấp hơn so với bất kỳ tổng thống nào khác từng tham gia tái tranh cử, từ Dwight Eisenhower đến Donald Trump. Continue reading “Tại sao lại khó giải thích việc Biden không được ủng hộ?”

Vẫn chưa quá trễ để đảo ngược tình trạng suy thoái chính trị của Mỹ

Nguồn: Francis Fukuyama, “It’s not too late to reverse America’s political decay,” Financial Times, 02/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi các thể chế của một xã hội không thể thích ứng với hoàn cảnh thay đổi, chúng sẽ trở nên xơ cứng.

Theo thống kê của tổ chức phi lợi nhuận Freedom House, số lượng và chất lượng của các nền dân chủ tự do trên thế giới đã giảm dần đều suốt 18 năm qua. Và trong số những nước đang đi thụt lùi, không có trường hợp nào nghiêm trọng hơn nước Mỹ. Continue reading “Vẫn chưa quá trễ để đảo ngược tình trạng suy thoái chính trị của Mỹ”

Tuổi tác chính là đối thủ lớn nhất của Joe Biden

Nguồn: David French, “Yes, Biden’s Age Matters,” New York Times, 11/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một trong những cuộc trò chuyện khó khăn nhất trong cuộc đời là khi chúng ta phải nói với cha mẹ hoặc người thân của mình rằng họ đã quá già và quá yếu để tiếp tục làm việc. Cho dù bệnh tật là về thể chất hay tinh thần, thường thì người thân của bạn sẽ là người cuối cùng nhận ra những khuyết điểm của mình, nên người ấy có thể hiểu nhầm sự quan tâm chân thành và đầy tôn trọng là sự công kích cá nhân.

Thật khó để tiến hành một cuộc trò chuyện như vậy dù trong riêng tư, chỉ có bạn bè và gia đình. Nhưng sẽ còn khó hơn nữa khi nó diễn ra trước công chúng và liên quan đến tổng thống Mỹ. Continue reading “Tuổi tác chính là đối thủ lớn nhất của Joe Biden”

Nhiệm kỳ hai của Trump sẽ không khiến chính sách đối ngoại Mỹ thay đổi quá nhiều?

Nguồn: Stephen M. Walt, “Another Trump Presidency Won’t Much Change U.S. Foreign Policy,Foreign Policy, ngày 22/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nỗi sợ hãi của thế giới phần lớn đã bị phóng đại.

Trừ phi xảy ra diễn biến khó lường, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ là cuộc tái đấu giữa Tổng thống đương nhiệm Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump. Dù hầu hết người Mỹ sẽ hạnh phúc hơn nếu cả hai không tham gia tranh cử, nhưng đó không phải là kịch bản có thể xảy ra vào tháng 11. Cuộc bầu cử đã được xem là “một sự kiện mang tính bước ngoặt” sẽ có tác động sâu rộng đến nền dân chủ Mỹ và cách nước này tiếp cận phần còn lại của thế giới. Continue reading “Nhiệm kỳ hai của Trump sẽ không khiến chính sách đối ngoại Mỹ thay đổi quá nhiều?”

Phân tích tác động từ cuộc “tái đấu” giữa Trump và Biden

Nguồn: Leslie Vinjamuri, “What Another Trump-Biden Showdown Means for the World,” Foreign Policy, 03/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc đua sẽ có các tác động tiềm tàng lên cam kết của Mỹ đối với chủ nghĩa đa phương, biến đổi khí hậu, và vấn đề Đài Loan.

Các vấn đề chính trị cục bộ sẽ quyết định kết quả của các cuộc bầu cử trên toàn thế giới trong năm nay, kể cả ở Mỹ. Các đối tác và đồng minh của Washington đang cảnh giác trước khả năng Donald Trump có thể trở lại Nhà Trắng; đồng thời, họ cũng chưa sẵn sàng để đối mặt với viễn cảnh một thế giới không được điều phối bởi quyền lực và sự lãnh đạo của Mỹ.

Nếu các cuộc bầu cử chủ yếu chỉ được thúc đẩy bởi các vấn đề trong nước, thì sẽ nảy sinh câu hỏi liệu chúng có thực sự tạo ra sự khác biệt cho chính sách đối ngoại hay không. Continue reading “Phân tích tác động từ cuộc “tái đấu” giữa Trump và Biden”

Vì sao Biden sẽ không quay lưng với Netanyahu?

Nguồn: Aaron David Miller, “Why Biden Won’t Break With Netanyahu,” Foreign Policy, 18/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thay vào đó, Mỹ sẽ tìm cách hạ thấp những khác biệt với Israel về cuộc chiến ở Gaza.

Sau khi nghe bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Joe Biden trước những người ủng hộ chiến dịch tranh cử của ông hồi tuần trước, người ta có thể nghĩ rằng ông đã hết chịu nổi “người bạn tốt” Benjamin Netanyahu và chiến dịch trên bộ của Israel ở Dải Gaza, một chiến dịch mà theo nhiều người là giống như một đoàn tàu chở hàng mất kiểm soát, để lại cái chết và sự hủy diệt ở những nơi nó đi qua. Tổng thống cho biết Israel đang mất dần sự ủng hộ; đề cập đến “các vụ ném bom bừa bãi” vào Gaza; và kết thúc bằng một câu nói có phần kỳ quặc và khó hiểu, rằng Netanyahu “phải thay đổi và… chính phủ Israel đang cản trở hành động của ông ấy.” Biden khiến người nghe tự hỏi liệu có phải ông đang kêu gọi Netanyahu, hay liên minh của thủ tướng Israel – hay cả hai – hãy ra đi. Continue reading “Vì sao Biden sẽ không quay lưng với Netanyahu?”

Chính quyền Biden nhìn thấy vấn đề trong chính sách kinh tế của Tập

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Biden administration detects red flags in Xiconomics,” Nikkei Asia, ngày 14/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tổng thống Mỹ nhận xét ‘nguyên lý’ kinh tế của Trung Quốc ‘hoàn toàn không hiệu quả’

Cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra bình luận về nền kinh tế Trung Quốc với giọng điệu chắc chắn đến mức nhiều người phải nhướng mày.

Tập “đang vô cùng bận rộn,” Biden nói trong một cuộc họp báo ở Hà Nội.

“Ông ấy đang đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp khổng lồ trong giới trẻ. Một trong những nguyên lý kinh tế chính trong kế hoạch của ông ấy hoàn toàn không còn hiệu quả nữa. Tôi không mừng vì điều đó. Nhưng đúng là nó không hiệu quả.” Continue reading “Chính quyền Biden nhìn thấy vấn đề trong chính sách kinh tế của Tập”

Chính sách của Joe Biden và Donald Trump: Những điểm tương đồng và khác biệt

Nguồn: Gideon Rachman, “Why Joe Biden is the heir to Trump,” Financial Times, 7/8/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chính quyền hiện tại đã âm thầm phát triển nhiều chính sách dựa trên những gì đã có từ thời Trump

Donald Trump là một kẻ khoác lác và dối trá. Ông ta đã cố gắng tổ chức một cuộc đảo chính. Tôi nghĩ cả hai tuyên bố đó đều đúng. Nhưng cũng đúng là, với tư cách tổng thống, Trump có vai trò trong những thay đổi lịch sử về chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ mà Joe Biden sau đó đã phát triển thêm. Những thay đổi này có lẽ sẽ tiếp tục tồn tại – ngay cả khi Trump bị tống vào tù. Continue reading “Chính sách của Joe Biden và Donald Trump: Những điểm tương đồng và khác biệt”

Tại sao Tập ngó lơ Biden?

Nguồn: Craig Singleton, “Why Xi Is Ghosting Biden,” Foreign Policy, 17/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Bắc Kinh từ chối đối thoại với Washington là một phần trong cuộc chiến nhằm làm suy giảm tầm ảnh hưởng của Mỹ.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang ngó lơ Tổng thống Mỹ Joe Biden. Thật vậy, đã sáu tháng trôi qua kể từ lần cuối cùng hai nhà lãnh đạo nói chuyện với nhau – Bắc Kinh đổ lỗi rằng lịch trình bận rộn, và thậm chí là vụ khinh khí cầu bay lạc, đã khiến tương tác giữa hai vị lãnh đạo bị trì hoãn. Nhưng trong suốt thời gian đó, Tập lại gặp gỡ Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow và tiếp đón các phái đoàn ngoại giao cấp cao từ Pháp, Đức, và Brazil. Sau khi sử dụng hết mọi lý do có thể, Trung Quốc gần đây đã thừa nhận rằng họ đơn giản là không muốn nói chuyện. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết vào tháng 3, “Việc liên lạc [với Mỹ] không nên được thực hiện chỉ vì [các bên muốn] liên lạc.” Continue reading “Tại sao Tập ngó lơ Biden?”

Tập Cận Bình cân nhắc hậu quả của việc hỗ trợ Nga

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi ponders ramifications of supporting Russia,” Nikkei Asia, 23/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ có thể coi Trung Quốc là nước tài trợ khủng bố?

Sau vụ Mỹ bắn rơi khí cầu do thám Trung Quốc vốn đã bay qua khắp nước này, căng thẳng ngoại giao đã nổ ra giữa Washington và Bắc Kinh, về khả năng Trung Quốc hỗ trợ vũ khí sát thương cho Nga trong cuộc chiến ở Ukraine.

Trong lúc căng thẳng gia tăng, yếu tố có thể làm thay đổi cuộc chơi sẽ là việc chính quyền Biden chọn áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Trung Quốc – những hình phạt tương đương với việc coi Trung Quốc là nhà tài trợ khủng bố. Continue reading “Tập Cận Bình cân nhắc hậu quả của việc hỗ trợ Nga”

Hunter Biden bị cáo buộc những gì?

Nguồn: “What are the allegations against Hunter Biden?”, The Economist, 14/12/2022

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Đảng Cộng hòa nhắm đến con trai Tổng thống Joe Biden

Vào tháng 10 năm 2020, chưa đầy một tháng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, tờ New York Post đã giới thiệu cho thế giới về nội dung bên trong một chiếc MacBook Pro. Chiếc máy tính xách tay này thuộc về con trai của Joe Biden, Hunter Biden. Tờ báo cáo buộc rằng một email trên ổ cứng của chiếc máy tính cho thấy vào năm 2015, Hunter đã giới thiệu giám đốc của một công ty năng lượng Ukraine với ông Biden, khi đó là phó tổng thống. Tờ báo này cho rằng các thương vụ kinh doanh của Hunter đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách của Mỹ. Continue reading “Hunter Biden bị cáo buộc những gì?”

Joe Biden đang bước vào hàng ngũ những tổng thống thành công

Nguồn: Gideon Rachman, “Joe Biden’s claim to presidential greatness,” Financial Times, 09/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Giống như Truman và Johnson, Biden đã bị đánh giá thấp trong vai trò phó tổng thống, nhưng lại đang thể hiện xuất sắc trong Phòng Bầu dục.

Người ta cần gì để trở thành một tổng thống vĩ đại của nước Mỹ? Các nhà lãnh đạo nổi tiếng của Đảng Dân chủ có những đặc điểm giống nhau đến kinh ngạc. Franklin Roosevelt, John Kennedy, và Barack Obama đều là những nhà hùng biện xuất sắc xuất thân từ Harvard, với phong cách của giới quý tộc.

Các phó tổng thống mà họ chọn cũng có nhiều điểm chung. Harry Truman, Lyndon Johnson, và Joe Biden đều đã tạo dựng sự nghiệp của mình tại Thượng viện – và đều thiếu sức hút cùng xuất thân hào nhoáng như những vị tổng thống mà họ từng làm việc cùng. Khi còn là phó tổng thống, cả ba đôi khi bị các nhân viên của Roosevelt, Kennedy, và Obama đối xử với thái độ khinh bỉ chẳng chút e dè. Continue reading “Joe Biden đang bước vào hàng ngũ những tổng thống thành công”

Chính sách kinh tế ‘Nước Mỹ trên hết’ của Biden có thể gây rạn nứt với châu Âu

Nguồn: Edward Alden, “Biden’s ‘America First’ Economic Policy Threatens Rift With Europe,” Foreign Policy, 5/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người châu Âu coi các khoản trợ cấp khổng lồ của Mỹ dành cho xe hơi, năng lượng sạch và chất bán dẫn là mối đe dọa đối với nền kinh tế của họ.

Sau gần hai năm yên bình kể từ lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Joe Biden, những rạn nứt lớn về chính sách kinh tế đang dần xuất hiện giữa Washington và các đồng minh châu Âu. Trừ phi những rạn nứt này được xử lý khéo léo, tầm nhìn của chính quyền Biden về một trật tự kinh tế toàn cầu mới, trong đó Mỹ hợp tác với các đồng minh và đối tác ở châu Âu và châu Á để ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc và Nga, có thể biến thành một trật tự gồm các khối kinh tế cạnh tranh với nhau. Continue reading “Chính sách kinh tế ‘Nước Mỹ trên hết’ của Biden có thể gây rạn nứt với châu Âu”

Cơ hội lịch sử của Biden và Macron để củng cố quan hệ xuyên Đại Tây Dương

Nguồn: Marie Jourdain và Celia Belin, “Biden and Macron’s Historic Opportunity,” Foreign Affairs, 28/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Pháp và Mỹ có thể củng cố liên minh của họ như thế nào?

Khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Washington vào năm 2018, ông có mối quan hệ tương đối thân thiết với Tổng thống Mỹ Donald Trump, còn liên minh xuyên Đại Tây Dương đang trong tình trạng hỗn loạn. Là một người đấu tranh cho cả chủ nghĩa đa phương và chủ nghĩa thực dụng, Tổng thống Pháp lúc đó có sứ mệnh thuyết phục Trump tiếp tục tham gia thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 và duy trì sự hiện diện quân sự đáng kể của Mỹ ở đông bắc Syria – cả hai điều cuối cùng đều không trở thành hiện thực. Continue reading “Cơ hội lịch sử của Biden và Macron để củng cố quan hệ xuyên Đại Tây Dương”

Con đường đưa Tập Cận Bình lên đỉnh cao quyền lực sẽ đi qua Đài Loan

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s path to greater power goes through Taiwan,” Nikkei Asia, 17/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chủ tịch Trung Quốc đã không hé lộ cho Joe Biden về con đường trở thành ‘lãnh tụ trọn đời’ của mình.

Kể từ cuối tháng 10, nhiều công ty nước ngoài hoạt động tại Đài Loan đã bắt đầu chuẩn bị kế hoạch sơ tán trong trường hợp chiến tranh nổ ra. Cuộc tranh luận tại Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa bế mạc là phần lớn nguyên nhân dẫn đến xu hướng này.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã giành được nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là nhà lãnh đạo tối cao, nhưng bóng ma chiến tranh vẫn còn lởn vởn đâu đó. Continue reading “Con đường đưa Tập Cận Bình lên đỉnh cao quyền lực sẽ đi qua Đài Loan”

Đánh giá chính sách đối ngoại của chính quyền Biden sau nửa nhiệm kỳ

Nguồn: Stephen M. Walt, “Biden Needs Architects, Not Mechanics, to Fix U.S. Foreign Policy,” Foreign Policy, 12/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc bầu cử giữa kỳ đang đến gần, Washington đã bị cản trở bởi tư duy nhóm và sự thiếu tầm nhìn, khiến họ không thể tìm ra các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề của kỷ nguyên mới.

Tôi vừa trở về nhà sau kỳ nghỉ, còn Tổng thống Mỹ Joe Biden thì đã lên đường tới Trung Đông. Tôi nhận ra đây là thời điểm thích hợp để đánh giá kết quả chính sách đối ngoại của chính quyền. Tôi đã bỏ phiếu cho Biden vào năm 2020 và thực sự cảm thấy nhẹ nhõm khi ông được bầu, nhưng tôi lo rằng Biden và đội ngũ nhân viên quá hòa hợp của ông sẽ không đủ khả năng đảm đương nhiệm vụ thiết kế chính sách đối ngoại và đại chiến lược cho thế kỷ 21. Điều nguy hiểm là họ sẽ lại quay về với những ý tưởng hão huyền, những câu khẩu hiệu, và những chính sách có thể đã thành công trong Chiến tranh Lạnh, nhưng từ đó đến nay gần như luôn thất bại. Continue reading “Đánh giá chính sách đối ngoại của chính quyền Biden sau nửa nhiệm kỳ”

Niall Ferguson: “Châu Âu nghĩ Trump là người tệ nhất, nhưng Biden thậm chí còn tệ hơn”

Nguồn: „In Europa glaubt man, dass Trump der Schlimmste ist. Aber Biden ist noch viel schlimmer“, WELT, 26/07/2022

Biên dịch: Phan Nguyên

Nhà sử học nổi tiếng thế giới Niall Ferguson cho biết lý do tại sao ông tin rằng Mỹ đã mắc sai lầm chiến thuật rất lớn ở Ukraine. Và tại sao, theo quan điểm của ông, Nga sẽ chỉ trở nên mạnh mẽ hơn.

Nhà sử học người Scotland Niall Ferguson là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy nhất. Người đàn ông 58 tuổi này đã giảng dạy tại nhiều trường đại học ưu tú và hiện là giáo sư tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ. Ferguson là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy nhất về chủ đề lịch sử và chính trị, gần đây nhất là cuốn “Doom” bàn về câu hỏi tại sao các nền văn hóa vĩ đại sống sót hay biến mất. Continue reading “Niall Ferguson: “Châu Âu nghĩ Trump là người tệ nhất, nhưng Biden thậm chí còn tệ hơn””

Tổng thống Biden: Mỹ sẽ làm gì và không làm gì ở Ukraine

Nguồn: Joseph R. Biden Jr., President Biden: What America Will and Will Not Do in Ukraine, New York Times, 31/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc xâm lược mà Vladimir Putin nghĩ rằng sẽ kéo dài chỉ vài ngày, giờ đã bước sang tháng thứ tư. Người dân Ukraine đã khiến nước Nga ngạc nhiên và truyền cảm hứng cho thế giới bằng sự hy sinh, gan dạ, và thành công trên chiến trường. Thế giới tự do và nhiều quốc gia khác, dẫn đầu là Mỹ, đã đứng về phía Ukraine với sự hỗ trợ chưa từng có về quân sự, nhân đạo, và tài chính.

Trong lúc cuộc chiến tiếp diễn, tôi muốn nói rõ về mục tiêu của Mỹ trong những nỗ lực này. Continue reading “Tổng thống Biden: Mỹ sẽ làm gì và không làm gì ở Ukraine”