Lý do hệ thống độc đảng kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc

Nguồn: Cai Xia on why China’s one-party system holds back the country”, The Economist, 8/12/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trung Quốc đã “hoàn thành một quá trình công nghiệp hóa”, tạo ra cả tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tự hào tuyên bố như vậy trong một “nghị quyết lịch sử” được thông qua vào ngày 11 tháng 11. Đảng tuyên bố rằng họ đang “tiên phong mở một con đường độc đáo của Trung Quốc để tiến tới hiện đại hóa, tạo ra một mô hình mới cho sự tiến bộ của con người”.

Mặc dù nền kinh tế của Trung Quốc thực sự ấn tượng, nhưng mọi người trên khắp thế giới không nên bị đánh lừa bởi hình dáng bên ngoài của nó. Thực tế là xã hội Trung Quốc rất mong manh vì chế độ độc tài độc đảng của nước này, và việc áp dụng các thực hành dân chủ sẽ giúp làm cho đất nước vững mạnh hơn. Continue reading “Lý do hệ thống độc đảng kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc”

Tại sao giới tinh hoa Trung Quốc đang đối mặt nhiều bất trắc?

Nguồn: Gideon Rachman, “Why China’s elite tread a perilous path”, Financial Times, 29/11/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sự giàu có, quyền lực và danh tiếng không thể mang lại cho họ sự bảo vệ trước quyền lực độc đoán của Đảng Cộng sản.

Rui Chenggang đã gây ấn tượng mạnh với tôi. Anh ấy là một người dẫn chương trình truyền hình trẻ của Trung Quốc, với phong cách ăn mặc hoàn hảo giống như tiếng Anh của anh ấy. Chúng tôi gặp nhau tại Davos hồi năm 2014, trong một cuộc họp báo với Shinzo Abe. Rui đã hỏi vị thủ tướng Nhật khi đó một câu hỏi hóc búa – đồng thời chỉ ra rằng, lúc còn ở Tokyo, anh ta đã tập tại cùng một phòng gym giống Abe. Tóm lại, anh ta rất hài lòng về bản thân mình. Continue reading “Tại sao giới tinh hoa Trung Quốc đang đối mặt nhiều bất trắc?”

Hệ lụy từ việc Đảng Cộng sản Trung Quốc siết chặt khu vực tư nhân

Nguồn: China’s communist authorities are tightening their grip on the private sector”, The Economist, 18/11/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nhiều người có thể nhầm tưởng rằng đó là một trong những nhà đầu tư công nghệ thông minh nhất thế giới. Danh mục đầu tư của Quỹ Đầu tư Internet Trung Quốc (CIIF) là nỗi ghen tị của các nhà đầu tư mạo hiểm ở khắp mọi nơi. Quỹ này sở hữu một phần chi nhánh của ByteDance, công ty mẹ của tập đoàn truyền thông xã hội TikTok có trụ sở tại Bắc Kinh, và Weibo, một nền tảng giống Twitter. Họ cũng có cổ phần trong SenseTime, một trong những tập đoàn về trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến nhất của Trung Quốc, và Kuaishou, một dịch vụ video ngắn phổ biến. Danh mục đầu tư của công ty này giống như danh sách của những công ty nổi tiếng trong ngành. Continue reading “Hệ lụy từ việc Đảng Cộng sản Trung Quốc siết chặt khu vực tư nhân”

Hàm ý từ nghị quyết thứ ba về lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Analysis: Xi’s need to overtake Deng poses big risk for Taiwan”, Nikkei Asia, 18/11/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khoảng một phần tư thế kỷ sau khi qua đời, cựu lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình vẫn được nhiều người tôn kính vì đã giúp Trung Quốc giàu lên. Chính sách “cải cách khai phóng” của ông đã đưa hàng triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo.

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua “nghị quyết thứ ba về lịch sử” vào tuần trước, câu hỏi lớn là: Tập Cận Bình, đương kim tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, có thực sự vượt qua Đặng về mặt thành tích?

Nhiều đảng viên không còn cách nào khác là phải im lặng trước câu hỏi cực kỳ nhạy cảm này, điều mà mọi người chắc chắn đang quan tâm. Continue reading “Hàm ý từ nghị quyết thứ ba về lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc”

Kịch tính trước thềm bầu cử tổng thống Philippines

Nguồn: Aries A. Arugay, “The 2022 Philippine Elections: Like Father, like Daughter-te”, Fulcrum, 17/11/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Con trai của vị cựu độc tài Ferdinand Marcos và con gái của vị tổng thống dân túy đương nhiệm Rodrigo Duterte đang tìm cách củng cố quyền lực của liên minh giữa hai gia đình. Việc hình thành một liên minh giữa các “triều đại” này sẽ có những tác động đến bối cảnh chính trị của đất nước trong nhiều năm tới.

Trong gần một tuần, người dân Philippines đã chứng kiến ​​sự hỗn loạn chính trị chưa từng thấy trong suốt lịch sử của nền dân chủ bầu cử ở nước mình. Màn kịch chính trị xoay quanh việc ai sẽ là ứng cử viên tổng thống đại diện chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Rodrigo Duterte. Trong khi đảng chính thức của ông Duterte là PDP-Laban đã đăng ký được một thượng nghị sĩ đương nhiệm cho vị trí này, Ronald dela Rosa chỉ được coi là người giữ chỗ cho con gái ông, Thị trưởng thành phố Davao Sara Duterte. Continue reading “Kịch tính trước thềm bầu cử tổng thống Philippines”

Tranh luận ‘chiếc bánh kinh tế’ quay lại TQ trước thềm Đại hội Đảng

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s ‘common prosperity’ puts cake debate back in oven”, Nikkei Asia, 04/11/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc ngày càng có dấu hiệu suy yếu, các chính sách của Chủ tịch Tập Cận Bình đang gặp phải những trở ngại khi ông theo đuổi mục tiêu “thịnh vượng chung”, hay nói cách khác là chia sẻ thành quả của sự phát triển.

Một nguồn tin Trung Quốc quen thuộc với các chính sách kinh tế của nước này nhận định rằng một bài báo đăng ngày 24/10 của Tân Hoa xã cho thấy sự lo lắng đó.

Nguồn tin cho biết: “Chúng ta cần nghĩ xem tại sao ‘cuộc tranh luận về chiếc bánh’ lại tái xuất hiện sau 10 năm. Đó là bằng chứng cho thấy đã có cuộc tranh luận nội bộ sôi nổi về việc làm thế nào để tiến tới thịnh vượng chung.” Continue reading “Tranh luận ‘chiếc bánh kinh tế’ quay lại TQ trước thềm Đại hội Đảng”

Tương lai ảm đạm của Joe Biden và Đảng Dân chủ

Nguồn: No one loves Joe Biden”, The Economist, 30/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Người Mỹ đã bầu cho Joe Biden để loại bỏ người tiền nhiệm của ông. Họ không chắc ông ấy có thể làm được gì khác.

Arlington, quê hương của tướng Robert E. Lee và là nơi đặt một nghĩa trang được đào một cách thù hận ngay trên bãi cỏ phía trước nhà ông, tưởng như không phải nằm ở Virginia trong những ngày này. Các khu căn hộ các công ty từ lâu đã khiến thành phố này trông giống như một phần mở rộng của Washington. Điều đó giúp cho Joe Biden cảm thấy tương đối an toàn trong một buổi tối giá lạnh và nhiều gió trong tuần này, khi ông băng qua sông Potomac để tham gia vận động cho cuộc đua giành ghế thống đốc bang Virginia. Continue reading “Tương lai ảm đạm của Joe Biden và Đảng Dân chủ”

Đối đầu Anh – Pháp khiến Mỹ và phương Tây lo lắng

Nguồn:  Gideon Rachman, “UK-French rivalry puts the west at risk”, Financial Times, 01/11/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đây là tuần mà Boris Johnson phải kêu gọi thế giới đoàn kết chống lại biến đổi khí hậu. Nhưng vị thủ tướng Anh tham dự COP26 trong khi bị phân tâm bởi một cuộc tranh cãi gay gắt với Pháp về vấn đề đánh cá.

“Bắn tỉa” và cạnh tranh nhau giữa Anh và Pháp đang trở thành một vấn đề quốc tế nghiêm trọng. Hội nghị thượng đỉnh G7 hồi tháng 6 diễn ra trong bối cảnh một tranh chấp khác giữa Pháp và Anh – lúc đó là về vấn đề Bắc Ireland.

Mọi bất đồng nhỏ giữa hai nước dường như đều leo thang thành một cuộc cãi vã đầy những lời đe dọa và lăng mạ. Vấn đề cơ bản không phải là cá, hay Bắc Ireland. Mà là về Brexit. Nói một cách đơn giản, Johnson muốn Brexit thành công trong khi Emmanuel Macron, tổng thống Pháp, lại muốn nó thất bại. Continue reading “Đối đầu Anh – Pháp khiến Mỹ và phương Tây lo lắng”

Điều gì giúp LDP thống trị nền chính trị Nhật Bản?

Nguồn: How the LDP dominates Japan’s politics”, The Economist, 28/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đảng đã nắm quyền gần như liên tục kể từ năm 1955. Điều đó không có nghĩa là cử tri hạnh phúc.

Từ ngày thành lập năm 1955, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) của Nhật đã thống trị nền chính trị của đất nước này. Đảng đã cầm quyền liên tục, trừ hai nhiệm kỳ ngắn ngủi vào các năm 1993-1994 và 2009-2012. Kể từ khi giành lại quyền lực vào năm 2012, LDP và đối tác liên minh nhỏ hơn của mình, Đảng Komeito (Đảng Công minh), đã thắng sáu cuộc bầu cử quốc gia liên tiếp. Khi cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử hạ viện vào ngày 31 tháng 10 này, LDP có khả năng lại về đầu. Điều này xảy ra không phải trong một hệ thống chuyên quyền, mà trong một nền dân chủ với các cuộc bầu cử tự do và công bằng. Làm thế nào mà LDP có thể giữ được quyền lực vững chắc như vậy? Continue reading “Điều gì giúp LDP thống trị nền chính trị Nhật Bản?”

Tại sao các nước Bắc Âu không còn là ‘thiên đường xã hội chủ nghĩa’?

Nguồn: Nima Sanandaji, “Nordic Countries Aren’t Actually Socialist”, Foreign Policy, 27/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các nước Bắc Âu thường được quốc tế sử dụng để chứng minh rằng chủ nghĩa xã hội có thể hoạt động. Đúng là các đảng dân chủ xã hội đang thành công ở khu vực này của thế giới. Tuy nhiên, trong khi các quốc gia Bắc Âu đang chứng kiến ​​sự trở lại một phần của các đảng dân chủ xã hội, các chính sách của họ trên thực tế không phải là xã hội chủ nghĩa, mà là trung dung.

Các quốc gia Bắc Âu, đặc biệt là Thụy Điển, đã theo đuổi chủ nghĩa xã hội từ khoảng năm 1970 đến 1990. Tuy nhiên, trong suốt 30 năm qua, cả các chính phủ bảo thủ và dân chủ xã hội đều hướng về phía trung dung. Ngày nay, các nhà dân chủ xã hội Bắc Âu đã áp dụng các chính sách nhập cư chặt chẽ hơn, thắt chặt các điều kiện hưởng phúc lợi xã hội, có lập trường cứng rắn hơn đối với tội phạm và thực hiện các chính sách thân thiện với doanh nghiệp. Continue reading “Tại sao các nước Bắc Âu không còn là ‘thiên đường xã hội chủ nghĩa’?”

Dữ liệu thời gian thực sẽ biến đổi chính sách kinh tế vĩ mô?

Nguồn: A real-time revolution will up-end the practice of macroeconomics”, The Economist, 23/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đại dịch đã thúc đẩy sự chuyển hướng sang dữ liệu mới và phân tích nhanh.

Có ai thực sự hiểu những gì đang diễn ra trong nền kinh tế thế giới? Đại dịch đã khiến nhiều nhà quan sát bối rối. Ít ai dự đoán được giá dầu lên mức 80 đô la, chưa nói đến các đội tàu container  đang chờ bên ngoài các cảng của California và Trung Quốc. Khi Covid-19 xuất hiện vào năm 2020, các nhà kinh tế đã dự báo quá cao tỷ lệ thất nghiệp vào cuối năm. Hiện tại, giá cả đang tăng nhanh hơn dự kiến ​​ và không ai dám chắc liệu lạm phát và tiền lương  có tăng cao hay không. Bất chấp tất cả các phương trình và lý thuyết của họ, các nhà kinh tế học thường vẫn dò dẫm trong bóng tối, với quá ít thông tin để họ có thể dựa vào  và chọn ra các chính sách tối đa hóa việc làm và tăng trưởng. Continue reading “Dữ liệu thời gian thực sẽ biến đổi chính sách kinh tế vĩ mô?”

Thấy gì từ ‘nghị quyết lịch sử’ và mục tiêu ‘thịnh vượng chung’ của Tập Cận Bình?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s plan to rule for life is coming together”, Nikkei Asia, 21/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong khoảng thời gian vài ngày, hai diễn biến quan trọng đã diễn ra ở Trung Quốc, cả hai đều liên quan trực tiếp đến việc Tập Cận Bình, chủ tịch nước và tổng bí thư đảng, sẽ trở thành nhà lãnh đạo trọn đời.

Một là văn kiện được gọi là “nghị quyết lịch sử thứ ba”, mà nội dung của nó sẽ được công khai vào tháng tới. Thứ hai là sự xuất hiện của một thời gian biểu cho mục tiêu chính trị mới của ông Tập là “thịnh vượng chung”. Continue reading “Thấy gì từ ‘nghị quyết lịch sử’ và mục tiêu ‘thịnh vượng chung’ của Tập Cận Bình?”

Cú sốc năng lượng lớn đầu tiên của kỷ nguyên xanh

Nguồn: The first big energy shock of the green era”, The Economist, 16/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Có những vấn đề nghiêm trọng trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch.

Vào tháng tới, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ tụ họp tại hội nghị thượng đỉnh COP26, để tuyên bố rằng họ có ý định đặt ra một lộ trình để lượng khí thải carbon ròng toàn cầu về mức 0 vào năm 2050. Khi họ chuẩn bị cam kết tham gia vào nỗ lực kéo dài 30 năm này, mối lo ngại về năng lượng lớn đầu tiên của kỷ nguyên xanh đang mở ra trước mắt họ. Kể từ tháng 5, giá tổng hợp các mặt hàng dầu, than và khí đốt đã tăng 95%. Anh, nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh, đã phải cho hoạt động trở lại các nhà máy nhiệt điện than, giá xăng ở Mỹ đã chạm mức 3 đô la một gallon, mất điện đã nhấn chìm Trung Quốc và Ấn Độ, và Vladimir Putin vừa nhắc nhở châu Âu rằng nguồn cung cấp nhiên liệu của họ phụ thuộc vào thiện chí của Nga. Continue reading “Cú sốc năng lượng lớn đầu tiên của kỷ nguyên xanh”

Kỷ nguyên năng lượng hydro cuối cùng cũng đến?

Nguồn: Hydrogen’s moment is here at last”, The Economist, 09/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hydro đã gây tranh cãi kể từ sau thảm kịch Hindenburg, một khí cầu sử dụng hydro vốn đã bốc cháy và chìm trong biển lửa vào năm 1937. Những người ủng hộ hydro nói rằng loại khí này là một phép màu carbon thấp, có thể cung cấp năng lượng cho ô tô và các hộ gia đình. Họ hy vọng nền kinh tế hydro sẽ vẽ lại bản đồ năng lượng. Những người hoài nghi lại lưu ý rằng một số làn sóng đầu tư vào hydro kể từ những năm 1970 đã kết thúc trong thất bại khi những khiếm khuyết của loại khí này được phơi bày. Như chúng tôi đã giải thích, thực tế nằm ở giữa hai quan điểm trên. Vào năm 2050, các công nghệ hydro có thể loại bỏ khoảng một phần mười lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ngày nay. Đó là một tỉ lệ không lớn, nhưng nếu xét quy mô khổng lồ của quá trình chuyển đổi năng lượng, đây là một ngành kinh doanh quan trọng và béo bở. Continue reading “Kỷ nguyên năng lượng hydro cuối cùng cũng đến?”

Thực tế mới đầy nguy hiểm của Trung Quốc

Nguồn: China’s new reality is rife with danger”, The Economist, 02/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tương lai Tập Cận Bình sẽ được định hình bởi kết quả chiến dịch của ông chống lại sự thái quá của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.

Tập Cận Bình đang tiến hành một chiến dịch thanh lọc Trung Quốc khỏi sự thái quá của chủ nghĩa tư bản. Vị Chủ tịch của Trung Quốc coi nợ nần chồng chất là trái độc của đầu cơ tài chính và các tỷ phú là sự chế giễu đối với chủ nghĩa Mác. Các doanh nghiệp phải chú ý đến hướng dẫn của nhà nước. Đảng phải thấm nhuần vào mọi lĩnh vực của đời sống dân tộc. Việc liệu ông Tập có thể áp đặt thực tế mới của mình hay không sẽ định hình tương lai của Trung Quốc, cũng như kết quả cuộc chiến ý thức hệ giữa dân chủ và độc tài. Continue reading “Thực tế mới đầy nguy hiểm của Trung Quốc”

Nhật bất ngờ trước việc Trung Quốc và Đài Loan cùng xin gia nhập CPTPP?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China and Taiwan bids catch CPTPP chair Japan off guard”, Nikkei Asia, 30/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sau khi đảng đối lập chính của Đài Loan là Quốc Dân Đảng bầu Eric Chu làm lãnh đạo mới, Tập Cận Bình, với cương vị là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã gửi điện mừng, kêu gọi hai đảng hợp tác để đạt được sự thống nhất quốc gia và “tiến hành sự phục hưng vĩ đại của đất nước Trung Quốc.”

Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phản đối Đài Loan độc lập. Dựa trên “nền tảng chính trị chung” đó, hai bên, trong những năm qua, đã có những tương tác tích cực, ông Tập nói. Continue reading “Nhật bất ngờ trước việc Trung Quốc và Đài Loan cùng xin gia nhập CPTPP?”

Lý do thực sự Australia hủy thỏa thuận tàu ngầm với Pháp

Nguồn: Ian Lloyd Neubauer, “Australia owes France nothing”, Nikkei Asia, 25/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Phản bội. Gian dối. Một cú đâm sau lưng. Một sự bội tín.

Đây chỉ là một vài trong những cách đầy màu sắc mà các quan chức Pháp đã dùng để mô tả quyết định của Australia trong việc hủy bỏ thỏa thuận để đóng 12 tàu ngầm chạy bằng năng lượng thông thường hồi năm 2016, thay vào đó bằng ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân do Mỹ và Anh cung cấp.

Bề ngoài, sự phẫn nộ của Pháp – thể hiện qua việc Tổng thống Emmanuel Macron triệu hồi các đại sứ của mình ở Úc và Mỹ – dường như là chính đáng. Rốt cuộc, đã thỏa thuận là thỏa thuận. Continue reading “Lý do thực sự Australia hủy thỏa thuận tàu ngầm với Pháp”

Rủi ro hệ thống đối với Trung Quốc nếu Evergrande sụp đổ là gì?

Nguồn: What are the systemic risks of an Evergrande collapse?”, The Economist, 21/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các nhà quản lý tài chính của Trung Quốc đang mài giũa một kỹ năng mới: “cho vỡ nợ theo nguyên tắc thị trường” — tức rời thị trường một cách có trật tự và tái cấu trúc lành mạnh cho các công ty đang gặp khó khăn. Thuật ngữ này đã xuất hiện trong các tài liệu của chính phủ và các phương tiện truyền thông địa phương gần đây khi các cơ quan quản lý trở nên thành thạo trong việc quản lý các vụ vỡ nợ lớn hơn, thường xuyên hơn và phức tạp hơn. Họ đã có một số thành công. Evergrande, một công ty phát triển bất động sản khổng lồ của Trung Quốc đang trên bờ vực sụp đổ, đang chứng tỏ mình là một trường hợp đặc biệt. Continue reading “Rủi ro hệ thống đối với Trung Quốc nếu Evergrande sụp đổ là gì?”

Đâu là “gót chân A-sin” của quân đội Trung Quốc?

Nguồn: Tetsuro Kosaka, “China’s military has an Achilles’ heel: Low troop morale”, Nikkei Asia, 19/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã vô tình để lộ những điểm yếu của quân đội nước này.

Một biểu hiện cho điều đó là việc xây dựng các cơ sở phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới ở một vùng sa mạc nội địa. Còn một dấu hiệu khác là nỗ lực nhằm tăng tỷ lệ sinh, bao gồm các biện pháp giúp giảm gánh nặng chi phí trong việc giáo dục con cái. Đằng sau những động thái này là bằng chứng cho thấy nước này đang giải quyết những lo ngại liên quan đến tinh thần binh sĩ, cũng như khả năng của quân đội nước này trong việc thực hiện một cuộc chiến kéo dài. Continue reading “Đâu là “gót chân A-sin” của quân đội Trung Quốc?”

Tác động từ việc Mỹ và Anh hỗ trợ Úc phát triển tàu ngầm hạt nhân

Nguồn: Australia is getting nuclear subs, with American and British help”, The Economist, 15/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Chỉ có 6 quốc gia trên thế giới — Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ và Nga — hiện đang vận hành tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Úc có thể trở thành nước thứ bảy một cách bất ngờ. Trong một tuyên bố đưa ra trong lần xuất hiện chung trên truyền hình vào ngày 15 tháng 9, Joe Biden, Boris Johnson và Scott Morrison, các nhà lãnh đạo của Mỹ, Anh và Úc, đã công bố điều mà họ mô tả là “quan hệ đối tác an ninh ba bên nâng cao”, có tên là AUKUS. Sáng kiến ​​đầu tiên, và là viên ngọc trên vương miện của họ, sẽ là việc hợp tác phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trong tương lai cho Hải quân Hoàng gia Úc. Hiệp ước này, sẽ được ký chính thức tại Washington vào tuần tới, phản ánh mối quan ngại chung của họ về sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc, và mong muốn của Mỹ trong việc tăng cường khả năng quân sự của các đối tác châu Á. Continue reading “Tác động từ việc Mỹ và Anh hỗ trợ Úc phát triển tàu ngầm hạt nhân”