Infographic: Thể chế chính trị các nước ASEAN (P2)

Tác giả: Ngọc Lan & Thục Trâm

Các quốc gia theo chế độ cộng hòa thuộc khối ASEAN có cấu hình quyền lực chính trị như thế nào? Continue reading “Infographic: Thể chế chính trị các nước ASEAN (P2)”

Nan giải vấn đề kế vị lãnh đạo của Singapore

lee

Nguồn: Stephan Ortmann, “Singapore’s Succession Struggles,” East Asia Forum, 24/09/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi ông Lý Hiển Long bị ngất trong bài phát biểu thường niên về chính sách hôm 21 tháng 8, không chỉ người dân Singapore mà các lãnh đạo trên thế giới đều bàng hoàng. Dù ông đã bình phục nhanh chóng và kết thúc bài phát biểu của mình sau một thời gian nghỉ ngơi ngắn, sự cố này đã thu hút sự chú ý về vấn đề kế nhiệm lãnh đạo ở một đất nước từ lâu đã có nền chính trị dễ đoán và ít thay đổi.

Trong khi Singapore vẫn duy trì diện mạo của một nền dân chủ, Đảng Hành động Nhân dân (PAP) cầm quyền đã thống trị nền chính trị kể từ khi nước này giành được độc lập bằng cách tạo ra những rào cản lớn đối với các đảng chính trị đối lập, và hiện nay PAP nắm hơn 90% số ghế trong Quốc hội. Để duy trì mức độ kiểm soát này, PAP đã chuyển giao thành công quyền lực cho thế hệ tiếp theo gồm các nhà lãnh đạo được “chọn mặt gửi vàng.” Nhưng hiện tại, việc kế nhiệm vị trí lãnh đạo vẫn chưa rõ ràng dù đương kim thủ tướng đã 64 tuổi. Continue reading “Nan giải vấn đề kế vị lãnh đạo của Singapore”

Bài học của Singapore cho Trung Quốc và Tập Cận Bình

denglee

Nguồn: Michael Spence, “President Xi’s Singapore Lessons”, Project Syndicate, 19/11/2012

Biên dịch: Lê Quang Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hiện nay, Trung Quốc đang ở vào một thời điểm hệ trọng, giống như giai đoạn năm 1978, khi chính sách cải cách thị trường được Đặng Tiểu Bình khởi động đã mở cửa nền kinh tế Trung Quốc với thế giới – và giai đoạn những năm đầu thập niên 1990, khi mà chuyến “Nam tuần” của Đặng Tiểu Bình đã tái khẳng định con đường phát triển của Trung Quốc.

Trong suốt giai đoạn này, những kinh nghiệm và bài học từ các quốc gia khác là rất quan trọng. Đặng Tiểu Bình được cho là đã bị ảnh hưởng rất lớn bởi một chuyến thăm trước đó đến Singapore, nơi đã đạt được tăng trưởng nhanh chóng và thịnh vượng nhiều thập niên trước đó. Nắm bắt được thành công và hạn chế của các quốc gia đang phát triển đã luôn, và tiếp tục, là một phần quan trọng trong cách tiếp cận của Trung Quốc đối với việc xây dựng chiến lược phát triển. Continue reading “Bài học của Singapore cho Trung Quốc và Tập Cận Bình”

Henry Kissinger viết về Lý Quang Diệu

lee

Nguồn: Henry A. Kissinger, “The World Will Miss Lee Kuan Yew”, The Washington Post, 23/03/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ông Lý Quang Diệu là một vĩ nhân. Và ông là một người bạn thân của tôi, một điều mà tôi coi là diễm phúc lớn của đời mình. Một thế giới vốn đang cần chắt lọc sự trật tự từ hỗn mang ban sơ chắc chắn sẽ nhớ đến tài lãnh đạo của ông.

Ông Lý nổi lên trên sân khấu quốc tế như là tổ phụ của quốc gia Singapore, khi đó là một thành phố có khoảng 1 triệu dân. Ông tỏ rõ là một chính khách tầm cỡ thế giới, người đóng vai trò như một dạng thức lương tâm đối với các nhà lãnh đạo khắp toàn cầu. Continue reading “Henry Kissinger viết về Lý Quang Diệu”

Bài giảng của TTg Lý Hiển Long về QHQT và CSĐN Singapore


Nguồn: PM Lee Hsien Loong at the 8th S Rajaratnam Lecture on 27 November 2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Xin chào và xin chúc quý vị một buổi chiều tốt lành!

Vậy là chúng ta vừa mừng lễ kỷ niệm 50 năm ngày giành độc lập. Đây là lúc nhìn lại những thành tựu chúng ta đã đạt được, và hiểu điều gì đã khiến chúng ta thành công. Đồng thời, năm nay cũng sẽ là năm mà chúng ta cần phải vạch ra hướng đi cho tương lai của mình.

Việc tự đánh giá bản thân sẽ rất có ích cho quan hệ đối ngoại của chúng ta. Dù đây không phải là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều người Singapore, vì chúng ta đang sống hòa bình và ổn định, cũng như có mối quan hệ thân thiện với hầu hết các nước. Bộ Ngoại giao đã thực hiện rất tốt công việc của mình đến mức nhiều người khó nhận ra sự tồn tại của bộ này. Người ta quan tâm nhiều hơn đến những thứ có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ – như chuyện tàu điện thi thoảng bị hỏng, y tế, thi cử, hay việc làm. Continue reading “Bài giảng của TTg Lý Hiển Long về QHQT và CSĐN Singapore”

Singapore: Hiện diện của Mỹ là trọng yếu đối với khu vực

ng-eng-hen

Nguồn:US presence key to region’s security, says Ng”, Today Online, 11/12/2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Trong tình hình bối cảnh khu vực đang thay đổi, sự hiện diện tiếp tục của Hoa Kỳ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương là điều cần thiết nhằm bảo đảm hòa bình và tiến bộ, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen tuyên bố như vậy ngày hôm qua (10 tháng 12).

Quyết tâm của Mỹ ‘nhằm tiếp tục vai trò của mình như là một “thế lực chủ đạo và ổn định” đối với khu vực này là rất quan trọng, ông nói. “Khu vực này – trừ việc ASEAN đóng vai trò trung tâm – còn lâu mới có các liên minh và các mối quan hệ đối tác vững chãi mà châu Âu đã hình thành, như EU (Liên minh châu Âu) và NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương),” Tiến sĩ Ng nói. Continue reading “Singapore: Hiện diện của Mỹ là trọng yếu đối với khu vực”

Đánh giá việc Mỹ triển khai P-8 Poseidon ở Singapore

poseidon

Nguồn: Jermyn Chow, “See P-8 deployment in perspective”, The Straits Time, 09/12/2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Thông báo về việc Singapore cho phép Hoa Kỳ triển khai máy bay giám sát P-8 Poseidon ở nước này cho đến thứ hai tuần tới đã được giấu vào ở giữa một tuyên bố chung được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Ng Eng Hen gặp người đồng nhiệm Ashton Carter tại Lầu Năm Góc hôm thứ Hai vừa qua.

Nhưng các quan chức quốc phòng và các chuyên gia đang tìm hiểu về đợt triển khai luân phiên kéo dài một tuần này không thể bỏ qua thông điệp được gửi gắm, mặc dù tuyên bố tập trung nhiều hơn vào cách quân đội hai bên sẽ tăng cường quan hệ và đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực mới như hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, bảo vệ không gian mạng và an toàn sinh học. Continue reading “Đánh giá việc Mỹ triển khai P-8 Poseidon ở Singapore”

Làm sâu sắc quan hệ chiến lược: Trường hợp Việt Nam-Singapore

singviet (1)

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Cho đến nay, sau khi đã xây dựng 15 mối quan hệ đối tác chiến lược với nhiều đối tác khác nhau, thì việc đi từ số lượng sang chất lượng, dần dần làm sâu sắc một cách thực chất các mối quan hệ đối tác này, nhất là trong lĩnh vực hợp tác quân sự – chiến lược, đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với Việt Nam.

Thực tế, nhiều nước sẵn sàng đẩy mạnh hợp tác quân sự với Việt Nam, nhưng Việt Nam dường như chưa sẵn sàng, một phần do nguồn lực, nhưng quan trọng hơn là do yếu tố chính sách cũng như tâm lý khi e ngại việc hợp tác quân sự với các đối tác nếu đi quá nhanh sẽ càng làm quan hệ với Trung Quốc xấu đi. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để thực hiện mục tiêu trên mà vẫn không phá vỡ các giới hạn chính sách mà Việt Nam đặt ra lâu nay?

Bài viết này sẽ thảo luận câu hỏi này, đồng thời đề xuất một vài biện pháp nhằm vượt qua thách thức trên, tập trung vào trường hợp quan hệ Việt Nam – Singapore như một ví dụ điển hình. Continue reading “Làm sâu sắc quan hệ chiến lược: Trường hợp Việt Nam-Singapore”

Phân tích triển vọng bầu cử Singapore 2015

ge2015-live-stream-data

Nguồn: Terence Chong, “Upcoming election: A tipping point for Singapore’s ruling PAP”, East Asia Forum, 06/09/2014.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc tổng tuyển cử năm 2015 của Singapore sẽ mang tính cạnh tranh nhất kể từ ngày quốc gia này giành được độc lập. Có 8 đảng đối lập cùng một số ứng cử viên độc lập chạy đua để giành 89 ghế trong quốc hội. Trong số 2,46 triệu cử tri sẽ đi bỏ phiếu vào ngày 11/9, rất nhiều người đứng trước một câu hỏi quan trọng: tưởng thưởng cho Đảng Hành động Nhân dân (PAP) đang cầm quyền vốn có những chính sách tái phân phối gần đây; hay đặt niềm tin vào Đảng Công nhân (WP) – đảng đối lập chính, để làm cho chính phủ cầm quyền phải lắng nghe công chúng nhiều hơn?

Cuộc bầu cử năm 2011 rõ ràng cho thấy sự không hài lòng của dân chúng. Chính sách nhập cư rộng mở đã dẫn tới việc hệ thống giao thông công cộng trở nên đông đúc và giá nhà tăng cao. Continue reading “Phân tích triển vọng bầu cử Singapore 2015”

Thông điệp Quốc khánh 2015 của Thủ tướng Lý Hiển Long

Nguồn: PM Lee’s National Day Message 2015“, Today Online, 08/08/2015.

Biên dịch: Phạm Quỳnh Trung

Đồng bào Singapore thân mến,

  1. Cách đây 50 năm, cũng vào buổi tối này, Singapore đứng trước một sự thay đổi to lớn. Chính phủ đã ký Hiệp ước tách Singapore khỏi Liên bang Malaysia. Các máy in bận rộn in Hiệp ước Phân tách và Bản Tuyên ngôn độc lập trên Công báo Chính Phủ. Chính quyền Malaysia nói với cảnh sát và sĩ quan các đơn vị quân đội Singapore bắt đầu nhận lệnh của chính quyền mới vào ngày kế tiếp. Tất cả điều này đều diễn ra trong bí mật. Ông cha của chúng ta đi ngủ mà hoàn toàn không biết chuyện gì xảy ra, cứ ngỡ mình vẫn còn là công dân Malaysia. Continue reading “Thông điệp Quốc khánh 2015 của Thủ tướng Lý Hiển Long”

Vượt qua bối cảnh địa chính trị phức tạp và mơ hồ của khu vực

001372acd7d31351d55e04

Nguồn: Bilahari Kausikan, “Navigating complex, ambiguous geopolitics in the region”, Today Online, 10/07/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thế giới có đang thực sự tiến tới một trật tự đa cực? Không ai có thể tiên đoán được tương lai, nhưng dựa trên những bằng chứng hiện thời, tôi nghi ngờ điều đó.

Rõ ràng là những ảo tưởng về một thế giới đơn cực xuất hiện trong thời kỳ ngay sau Chiến tranh Lạnh đã không còn. Tuy nhiên, vẫn chỉ duy nhất Hoa Kỳ mới đủ khả năng hành động chiến lược một cách nhất quán trên quy mô toàn cầu. Đồng thời, những sự kiện trong khoảng một thập niên vừa qua, đặc biệt là tại Trung Đông, đã cho thấy rằng quyền lực của Hoa Kỳ không thể tự động chuyển thành ảnh hưởng, nhất là khi được sử dụng đơn phương. Hoa Kỳ không thể tạo được hiệu quả khi hoạt động một mình, mà cần phải lập ra những liên minh như đã làm trong Chiến tranh Lạnh. Continue reading “Vượt qua bối cảnh địa chính trị phức tạp và mơ hồ của khu vực”

Lý Quang Diệu – Người cha lập quốc của Singapore

bg_960x600

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 17/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Là người cha lập quốc của quốc gia-thành phố Singapore độc lập, Lý Quang Diệu (1923-2015) đã đưa nền kinh tế nước này từ thế giới thứ ba lên vị trí của một trong những nền kinh tế mạnh nhất thế giới. Ông giữ chức thủ tướng từ năm 1959 đến 1990. Thời kỳ nắm quyền không bị gián đoạn đã giúp ông hiện thức hóa tầm nhìn của mình. Ngay từ ban đầu, Lý Quang Diệu đã nhận ra Singapore cần có một nền kinh tế vững mạnh để tồn tại như một quốc gia độc lập, do đó ông tiến hành chương trình hiện đại hóa Singapore và biến nước này thành nước xuất khẩu lớn các sản phẩm hoàn thiện. Trong suốt 30 năm, Lý Quang Diệu đã thực hiện được mục tiêu hiện đại hóa, đô thị hóa và phát triển giáo dục đất nước mình. Continue reading “Lý Quang Diệu – Người cha lập quốc của Singapore”

Thế lưỡng nan của người Hoa Singapore khi Trung Quốc trỗi dậy

ST_20150601_SG50WANGART_1367011e

Nguồn: Wang Gungwu, “Singapore’s ‘Chinese Dilemma’ as China rises“, The Straits Times, 01/06/2015.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Singapore sẽ như thế nào, khi là một xã hội với người Hoa chiếm đa số trong khu vực, trong bối cảnh một Trung Quốc được cho là sẽ ngày càng quyết đoán hơn trong tương lai?

Hoa Kỳ nói về việc tái cân bằng sang châu Á; Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) muốn một sự cân bằng chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ. Sau 50 năm, Singapore vẫn khẳng định, tương tự như ASEAN, rằng họ không muốn phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực.

Nhưng còn Trung Quốc thì sao? Trung Quốc mong muốn gì?

Khi Singapore kỷ niệm lễ quốc khánh thứ 50 và nhìn về tương lai, họ phải làm như vậy với một cái nhìn cứng rắn về người hàng xóm lớn nhất của mình là Trung Quốc. Singapore cần phải có sự đánh giá thực tế về những ý định của Trung Quốc, quyết tâm của Mỹ và vị thế của ASEAN và Singapore trong khu vực, nhằm vạch ra đường lối của mình trong thế giới địa chính trị tương lai. Continue reading “Thế lưỡng nan của người Hoa Singapore khi Trung Quốc trỗi dậy”

Một góc nhìn khác về Lý Quang Diệu

mr-lee-kuan-yew

Nguồn: Jerome Cohen, “Glimpses of Lee Kuan Yew”,  East Asia Forum, 25/05/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hiếm có một nhà lãnh đạo châu Á vĩ đại nào mà sự ra đi lại nhận được nhiều sự trân trọng của phương Tây như ông Lý Quang Diệu. Con số các lời ca ngợi dành cho người đã lãnh đạo Singapore trở thành một quốc gia thành công và có tầm ảnh hưởng là rất lớn.

Bất chấp sự khác biệt rất lớn về quy mô và văn hóa chính trị – pháp luật giữa Singapore và Trung Quốc đại lục, nhiều nhà quan sát đã nhấn mạnh sức thu hút đầy quyễn rũ mà “mô hình Singapore” đã tạo ra đối với các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, những người đang tìm kiếm một công thức giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế phi thường của Trung Quốc mà không phải hy sinh quyền kiểm soát mang tính chuyên quyền của Đảng Cộng sản. Continue reading “Một góc nhìn khác về Lý Quang Diệu”

Singapore: Chống tham nhũng thành công nhờ chuyên chế?

33613954555e

Nguồn: Alfred Stepan & Richa Maheshwari, “Good-Government Authoritarianism?”, Project Syndicate, 23/4/2015.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nhiều lời tán dương dành cho Lý Quang Diệu – Thủ tướng phục vụ lâu năm của Singapore mất hồi tháng Ba – đã nêu bật cuộc chiến chống tham nhũng thành công của ông. Điểm ẩn ý thường thấy trong phân tích này (khi không được nêu rõ ràng) là việc chính phong cách cai trị chuyên chế của Lý Quang Diệu đã giúp hiện thực hóa những thành tựu (chống tham nhũng) của ông.

Ngoài những ngụ ý mang tính phản dân chủ sâu sắc của giả thuyết này, nó còn không chính xác về mặt thực nghiệm. Vâng, Singapore xếp thứ 7 trong số hơn 170 quốc gia được khảo sát về tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế hồi năm ngoái. Nhưng nếu xem xét các quốc gia khác trong nhóm 15 nước dẫn đầu chúng ta sẽ phát hiện ra rằng tất cả những nước đó đều là những nền dân chủ đang phát triển vững mạnh. Continue reading “Singapore: Chống tham nhũng thành công nhờ chuyên chế?”