Trung Quốc bóp nghẹt cuộc tranh luận về cải cách

Nguồn: Officials in China are stifling debate about reform”, The Economist, 18/02/2017.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trông chẳng có vẻ gì đáng sợ khi vào một buổi chiều ngày thứ Sáu vào tháng Hai, hàng chục chuyên gia tài chính tập trung tại Bắc Kinh để dự một hội nghị chuyên đề ba giờ về cơ chế tỷ giá hối đoái của Trung Quốc. Với một bản trình chiếu với các biểu đồ và các công thức, vị diễn giả nói về các bí mật của việc đồng nhân dân tệ được chọn làm một trong những đồng tiền dự trữ của IMF hồi năm ngoái (một tiến triển mà các nhà cải cách Trung Quốc hy vọng sẽ khuyến khích chính phủ cho thả nổi đồng nhân dân tệ). Những người tham gia khác nhâm nhi tách trà của mình, ghi ghi chép chép và đưa ra các quan điểm của họ. Đơn vị chủ trì, Viện Nghiên cứu Kinh tế Thiên Tắc,[1] thường tổ chức các sự kiện như vậy. Thông thường, viện công bố trực tuyến bản tóm tắt ý kiến cùa các diễn giả. Tuy nhiên, lần này thì không có gì. Trang web của viện không còn nữa. Continue reading “Trung Quốc bóp nghẹt cuộc tranh luận về cải cách”

Bà Clinton sẽ cứng rắn với Trung Quốc nếu đắc cử?

clinton

Nguồn: Geoff Dyer & Tom Mitchell, “Hillary Clinton: The China hawk”, The Financial Times, 06/09/2016.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vị tổng thống mới của Mỹ sẽ đối mặt với sự lựa chọn giữa việc tiếp tục chiến lược ‘xoay trục’ và xoa dịu Bắc Kinh

Hillary Clinton theo dõi sát sao khi sự căng thẳng ở Trung tâm Hội nghị Hà Nội tăng dần lên. Trước tiên, vị ngoại trưởng Việt Nam lên bục chỉ trích các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Sau đó, từng người một, các ngoại trưởng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á nêu lên các quan ngại tương tự về hành vi “bắt nạt” của Trung Quốc. Continue reading “Bà Clinton sẽ cứng rắn với Trung Quốc nếu đắc cử?”

Trung Quốc sẽ đắc lợi nếu TPP sụp đổ

tpp1

Nguồn: Roger Cohen, “If the Trans-Pacific Partnership Crumbles, China Wins”, The New York Times, 02/06/2016.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một người Mỹ đã sống ở Tp. Hồ Chí Minh được vài năm một hôm nói với tôi: “Ông biết không, ở đây người ta vẫn nhìn chúng ta theo cách chúng ta muốn. Nước Mỹ đồng nghĩa với cơ hội, dựng nghiệp và thành công. Điều đó không còn xảy ra ở nhiều nơi nữa”.

Bốn thập niên sau chiến tranh, trong một trong những điều khó hiểu nhưng gây an ủi nhất thế giới, Hoa Kỳ được cảm nhận hết sức tích cực tại Việt Nam, điều được phản ánh trong sự nồng nhiệt chào đón Tổng thống Obama trong chuyến thăm ba ngày hồi tháng trước. Ở đất nước 94 triệu người đang phát triển nhanh chóng này, nơi khoảng một phần ba dân chúng sử dụng Facebook, nước Mỹ là một đối trọng với kẻ thù lâu đời của Việt Nam là Trung Quốc, và là biểu tượng của sự thịnh vượng mà giới trẻ tìm kiếm. Continue reading “Trung Quốc sẽ đắc lợi nếu TPP sụp đổ”

Văn hóa chiến lược Trung Quốc và tranh chấp Biển Đông

chi_nav12

Nguồn: Miles Maochun Yu, “Understanding China’s Strategic Culture Through Its South China Sea Gambit”, Hoover Institution, 09/05/2016.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong khi các cuộc xung đột vũ trang ở Syria, Iraq và các điểm nóng khác trên thế giới vẫn ác liệt, cuộc xung đột nghiêm trọng mang tầm vóc lịch sử có thể lôi kéo một số cường quốc hùng mạnh nhất thế giới, kể cả Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, và thậm chí cả Nga, lại đang sôi sục thật sự ở Biển Đông. Trung tâm của cuộc xung đột này là yêu sách biển và lãnh thổ ngông cuồng của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông, điều đang gây bất an cho hầu hết các nước trong vùng, gây quan ngại cho các bên liên quan chính dọc tuyến hải hành nhộn nhịp nhất thế giới, và thách thức các luật hàng hải quốc tế chính yếu cũng như các khuôn khổ diễn giải về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Continue reading “Văn hóa chiến lược Trung Quốc và tranh chấp Biển Đông”

Tránh ‘bẫy Thucydides’: Không chỉ việc của Trung Quốc?

USCN

Nguồn: Merriden Varrall, “It takes two to Thucydides”, The Lowy Interpreter, 22/04/2016.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Gần đây cộng đồng an ninh và quan hệ quốc tế nói nhiều về “bẫy Thucydides”, và cụ thể hơn là việc Trung Quốc và Mỹ có thể rơi vào cái bẫy này. Nhưng có hai vấn đề quan trọng với cách sử dụng hình tượng này, điều có tác động vượt ra ngoài lĩnh vực học thuật.

Để giúp những ai không nghiên cứu lịch sử Hy Lạp cổ đại hiểu được khái niệm này, cần nhắc lại rằng Thucydides là một sử gia, người vào năm 461 TCN đã viết về lịch sử cuộc chiến tranh Peloponnesus (431-404 TCN) giữa Đế quốc Athens (cường quốc muốn giữ nguyên trạng) và Liên minh Peloponnesus do Sparta (cường quốc đang nổi lên) dẫn đầu. Continue reading “Tránh ‘bẫy Thucydides’: Không chỉ việc của Trung Quốc?”

Điều TQ sợ nhất: Chết và bị lãng quên như Liên Xô

image-19917-galleryV9-jmvv-19917

Nguồn: Harry J. Kazianis, “China’s Greatest Fear: Dead and Buried Like the Soviet Union”, The National Interest, 11/03/2016.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hai mươi lăm năm trước đây, Liên Xô hùng cường cuối cùng đã bị ném vào đống tro tàn lịch sử, không bao giờ ngóc lên được nữa. Tuy nhiên, chúng ta thường quên rằng sự sụp đổ của một trong những đế quốc hùng mạnh nhất trong lịch sử loài người chẳng bao giờ là điều dĩ nhiên. Thật vậy, nhìn lại thời gian chỉ mười năm trước đó, đến năm 1981, rất ít người đoán trước được cái chết của Liên Xô. Trên thực tế, nhiều người dự đoán chính Mỹ mới là nước sẽ rơi vào tình thế gay go trong những năm tiếp theo đó. Ngay cả việc xem xét qua lịch sử vào thời đó cũng cho thấy một nước Mỹ còn đang vật lộn để vượt qua tình trạng trì trệ thâm căn cố đế: Liên Xô có vẻ đang đều bước gần như khắp mọi nơi, còn nền kinh tế Mỹ trong tình trạng hỗn loạn, nước Mỹ vẫn choáng váng do vết thương tình cảm từ chiến tranh Việt Nam cũng như sự từ chức của một vị tổng thống đương nhiệm. Các cú đấm cứ bồi tiếp -một cuộc khủng hoảng dường như không bao giờ kết thúc và chúng gây cảm giác về một cuộc “khủng hoảng niềm tin” thật sự. Continue reading “Điều TQ sợ nhất: Chết và bị lãng quên như Liên Xô”

Cuộc khủng hoảng sắp tới của hệ thống pháp luật TQ

495582461KF020_TIANANMEN_SQ

Nguồn: Jerome A. Cohen, “A Looming Crisis for China’s Legal System”, ChinaFile, 22/02/2016.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các thẩm phán và luật sư tài năng đang bỏ nghề bởi ý thức hệ tiếp tục thống lĩnh nền pháp quyền.

Ở Trung Quốc, chính trị tiếp tục kiểm soát luật pháp. Giới lãnh đạo hiện nay vứt bỏ rất nhiều giá trị pháp luật phổ quát mà Trung Quốc đã chấp nhận – ít nhất về nguyên tắc – dưới chế độ cộng sản ở một số giai đoạn trước. Ví dụ, ngày nay việc thảo luận tự do về cải cách hiến pháp, thậm chí trong phạm vi các trường đại học và các tạp chí học thuật, cũng không phải là một hoạt động an toàn. Và việc thảo luận ở cấp trung ương về sự độc lập của ngành tư pháp khỏi Đảng Cộng sản vẫn là một đề tài bị cấm đoán.

Tuy nhiên, vẫn có sự phản kháng dè dặt, dù thụ động. Giới luật gia không hài lòng nhưng họ không dám nói ra vì sợ mất việc. Một số thì đơn giản là bỏ cuộc. Continue reading “Cuộc khủng hoảng sắp tới của hệ thống pháp luật TQ”

Henry Kissinger viết về Lý Quang Diệu

lee

Nguồn: Henry A. Kissinger, “The World Will Miss Lee Kuan Yew”, The Washington Post, 23/03/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ông Lý Quang Diệu là một vĩ nhân. Và ông là một người bạn thân của tôi, một điều mà tôi coi là diễm phúc lớn của đời mình. Một thế giới vốn đang cần chắt lọc sự trật tự từ hỗn mang ban sơ chắc chắn sẽ nhớ đến tài lãnh đạo của ông.

Ông Lý nổi lên trên sân khấu quốc tế như là tổ phụ của quốc gia Singapore, khi đó là một thành phố có khoảng 1 triệu dân. Ông tỏ rõ là một chính khách tầm cỡ thế giới, người đóng vai trò như một dạng thức lương tâm đối với các nhà lãnh đạo khắp toàn cầu. Continue reading “Henry Kissinger viết về Lý Quang Diệu”

Kevin Rudd nói về nước Úc và trật tự thế giới mới

643827-kevin-rudd

Nguồn: Maurits Elen, “Interview: Kevin Rudd”, The Diplomat, 18/02/2016.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cựu Thủ tướng Australia bàn về sự trỗi dậy của Trung Quốc, quan hệ Mỹ-Trung và vai trò của nước Úc ở châu Á-Thái Bình Dương.

Kevin Rudd là chủ tịch Viện Chính sách Hội châu Á (ASPI). Trước đó, với tư cách Thủ tướng (2007-2010, 2013) và Ngoại trưởng Úc (2010-2012), ông Rudd đã rất tích cực trong vai trò lãnh đạo chính sách đối ngoại khu vực và toàn cầu; ông được cho là một ứng cử viên khả dĩ cho vai trò Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Ông bắt đầu sự nghiệp trong vai trò một nhà ngoại giao và một học giả kỳ cựu về Trung Quốc, ông thông thạo tiếng Quan thoại. The Diplomat mới đây đã phỏng vấn vị cựu thủ tướng về sự trỗi dậy của Trung Quốc và trật tự thế giới đang thay đổi.

The Diplomat: Một trật tự thế giới lưỡng cực đang ló dạng, với Hoa Kỳ ở phương Tây và Trung Quốc ở phía Đông. Sự chuyển tiếp này mang lại những thách thức nào? Continue reading “Kevin Rudd nói về nước Úc và trật tự thế giới mới”

Bài học từ trận Trân Châu Cảng cho nước Mỹ ngày nay

Arizona_Memorial_in_Pearl_Harbor,_Hawaii

Nguồn: Catherine Putz, “The Lessons of Pearl Harbor: Fear Itself, Then and Now”, The Diplomat, 08/12/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 07 tháng 12 năm 1941, Đế quốc Nhật tung ra một cuộc tấn công bất ngờ vào lực lượng hải quân Hoa Kỳ đồn trú tại Hawaii. Khi thúc giục Quốc hội Mỹ tuyên chiến, Tổng thống Franklin Roosevelt đã gọi ngày 07 tháng 12 là “ngày ô nhục”.

Đúng vậy. Cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng đã gây sốc cho người Mỹ và đưa đất nước này tham gia vào Thế chiến II. Nó cũng dẫn đến các cuộc vây ráp người Mỹ gốc Nhật rồi giam giữ họ ở các trại khắp miền tây Hoa Kỳ. Trân Châu Cảng tạo nên sự thống nhất quốc gia, nhưng cũng gây ra những biểu hiện đáng lo ngại về tệ phân biệt chủng tộc bài Nhật và nỗi sợ hãi ở Mỹ. Cả hai di sản cần được ghi nhớ cùng nhau, đặc biệt nếu xét đến các xu hướng hiện tại trong diễn ngôn chính trị của Mỹ vốn “ác quỷ hóa” cả một khối người, song lần này dựa trên lý do tôn giáo hơn là sắc tộc. Continue reading “Bài học từ trận Trân Châu Cảng cho nước Mỹ ngày nay”

Trung Quốc muốn một trật tự thế giới như thế nào?

xi

Nguồn: Yun Sun, “China’s Preferred World Order: What Does China Want?CSIS Pacnet, No. 62, 21/09/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi  Mỹ và Trung Quốc chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Hoa Kỳ, thế giới chờ đợi các câu trả lời của hai nhà lãnh đạo về các vấn đề tồn đọng lâu nay trong quan hệ song phương. Đặc biệt, có nhiều dự đoán xung quanh các giải thích về quan điểm căn bản của Trung Quốc đối với trật tự toàn cầu. Dù sẽ đưa ra các tuyên bố và đề xuất với câu chữ được viết kỹ lưỡng để trấn an Mỹ về mục đích ôn hòa của Trung Quốc, nhưng ông Tập lại đóng khung chúng bằng việc phô bày sức mạnh, các sáng kiến táo bạo mới ở khu vực và sự quyết đoán trên nhiều mặt trận. Ông Tập cần phải giải thích mục tiêu chung cuộc của Trung Quốc là gì.

Câu trả lời trực tiếp nhất cho đến nay là: Trung Quốc muốn có nhiều hơn. Cụ thể hơn, Trung Quốc muốn ba điều: có ảnh hưởng nhiều hơn, được tôn trọng hơn, và không gian rộng hơn. Continue reading “Trung Quốc muốn một trật tự thế giới như thế nào?”

Trung Quốc mộng thực sự của ông Tập: Một Trung Quốc đế quốc?

10383950794_eca2b662f0_b_1

Nguồn: Feng Zhang, “Xi Jinping’s Real Chinese Dream: An ‘Imperial’ China?”, The National Interest, 18/09/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Mổ xẻ siêu quyền lực của Tập Cận Bình

Từ khi nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hồi tháng 11 năm 2012, các tham vọng to lớn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trở nên nổi tiếng. Trong nước, ông đã thúc đẩy mục tiêu lớn mà ông gọi là “Trung Quốc mộng”: ‘Đại phục hưng dân tộc Trung Hoa’. Ông gây ngạc nhiên cho hầu hết giới quan sát bởi tốc độ và hiệu quả trong việc củng cố quyền lực trong đảng và quân đội. Giờ ông Tập được coi là nhà lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc sau Đặng Tiểu Bình, nếu không nói là sau Mao Trạch Đông. Continue reading “Trung Quốc mộng thực sự của ông Tập: Một Trung Quốc đế quốc?”

Mao, Tập và “Cơn bão tháng Giêng”

CHINA_(IT)_140114_Xi_Invokes

Nguồn: Vijay Shankar, “China: The January Storm”, Institute of Peace and Conflict Studies, 12/05/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam| Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Mao Trạch Đông phát động cuộc “Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản” vào ngày 16 tháng 5 năm 1966. Sự việc đã làm nổ ra cuộc đấu đá vũ trang nội bộ phức tạp và khốc liệt, mà bản chất là sự tranh giành quyền lực giữa một Mao Trạch Đông đang nỗ lực giữ vững nguyên trạng và một Lưu Thiếu Kỳ đang cố gắng thúc đẩy cải cách.

Lưu Thiếu Kỳ nhận thấy những thất bại thê thảm từ các chính sách kinh tế của Mao, những hoang tưởng về sự thay đổi đã hằn sâu vào đầu óc Mao và cách lý giải rất hời hợt của Mao về những gì phù hợp với chủ nghĩa Mác và – nguy hiểm hơn nữa – những gì không phù hợp. Continue reading “Mao, Tập và “Cơn bão tháng Giêng””

Vì sao quan hệ Hoa Kỳ – Cuba nồng ấm lên?

68531406

Nguồn:Why the United States and Cuba are cosying up”, The Economist, 08/04/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngoài đôi cái bắt tay vội vàng, đã chẳng có một cuộc tiếp xúc thực sự nào giữa một tổng thống đương nhiệm của Mỹ với các nhà lãnh đạo Cuba trong hơn nửa thế kỷ qua. Vì vậy cuộc họp được dự kiến giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro tại Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ ở Panama City vào các ngày 10-11 tháng 4 được xem là một sự kiện lịch sử, đặc biệt là nếu hai bên trao đổi những điều có ý nghĩa.

Với cả hai ông, sự xích lại gần nhau này là một canh bạc. Các ứng cử viên tổng thống tiềm năng của đảng Cộng hòa hẳn sẽ chỉ trích mạnh mẽ thỏa thuận hồi tháng 12 của ông Obama với ông Castro về “bình thường hóa” quan hệ ngoại giao, cùng nỗ lực của ông Obama nhằm gở bỏ lệnh cấm vận thương mại kéo dài 54 năm. Fidel Castro, vị cựu lãnh đạo Cuba, cũng có vẻ không hài lòng với chính sách của ông em Raul của mình. Hơn nữa, ba vòng đàm phán ngoại giao giữa hai nước kể từ tháng 12 vẫn chưa vượt qua được nhiều thập kỷ mất lòng tin. Vì sao hai nhà lãnh đạo lại mong muốn chôn vùi những bất đồng đến vậy? Continue reading “Vì sao quan hệ Hoa Kỳ – Cuba nồng ấm lên?”

Trung Quốc và thách thức từ các “Con đường tơ lụa”

n_68655_1

Nguồn: Xue Li & Xu Yanzhou, “How China can Perfect its Silk Road Strategy”, The Diplomat, 09/04/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2014, “một vành đai và một con đường” (OBOR – One Belt, One Road), cụm từ chỉ Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa hàng hải thế kỷ 21, là từ khóa của chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Khi chiến lược OBOR trở thành mục tiêu chính của chính sách đối ngoại Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ xúc tiến sáng kiến ​​này về kinh tế, chính trị, quân sự và văn hóa trong tám đến mười năm tới. Trong giới học thuật Trung Quốc, người ta thường cho rằng năm 2013 đã đánh dấu sự nảy sinh ý tưởng OBOR, trong khi năm 2014 chứng kiến sự hiện thực hóa ý tưởng này. Năm 2015, nhiệm vụ chính sẽ là thực hiện đầy đủ OBOR. Continue reading “Trung Quốc và thách thức từ các “Con đường tơ lụa””

Thế giới quan Lý Quang Diệu và chính sách đối ngoại Singapore

jdlky20e_0

Nguồn: Ang Cheng Guan, “Singapore and the World View of Lee Kuan Yew”, The Diplomat, 04/03/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

“Thuyết anh hùng tạo lịch sử” (Great Man Theory of History) gắn chặt với sử gia Scotland Thomas Carlyle (1797-1881) có lẽ không còn thời thượng lắm với các sử gia ngày nay. Carlyle, người đã viết nên câu đáng nhớ – “Lịch sử của thế giới chỉ là tiểu sử của những người hùng”. Carlyle có thể đã phóng đại vai trò của các người hùng và đánh giá thấp các lực lượng xã hội, kinh tế và các lực lượng khác vốn đã làm nên “người hùng” của ông, nhưng tôi không nghĩ rằng chúng ta nên gạt bỏ hoàn toàn tầm quan trọng và ảnh hưởng của một số cá nhân. Đúng hơn, một cách tiếp cận kết hợp sẽ hoàn bị hơn. Thật vậy, như nhà tâm lý học và triết gia Mỹ William James đã lập luận trong bài giảng trước Hội Nghiên cứu Lịch sử Tự nhiên Harvard tháng 10 năm 1880, các người hùng có khả năng gây ảnh hưởng và định hình tư duy của xã hội. Continue reading “Thế giới quan Lý Quang Diệu và chính sách đối ngoại Singapore”

3 Mục tiêu ngoại giao quân sự của Trung Quốc

U138P200T1D332909F8DT20100809073737

Nguồn: Shannon Tiezzi, “3 goals of China’s military diplomacy”, The Diplomat, 30/01/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc tìm cách hoàn thành ba việc trong chính sách ngoại giao quân sự: răn đe, lập chương trình nghị sự và tái trấn an.

Hôm thứ Năm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (đồng thời là Chủ tịch UB Quân ủy Trung ương) nói rằng Trung Quốc sẽ quan tâm hơn tới ngoại giao quân sự như là một phần của tổng thể chiến lược đối ngoại. Ông Tập đã phát biểu tại một cuộc họp với các cơ quan quân đội và các quan chức quân sự khác liên quan đến công tác ngoại giao. Cán bộ tham dự bao gồm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Phạm Trường Long (Fan Changlong), một Phó Chủ tịch quân ủy khác kiêm Tư lệnh không quân Trung Quốc Hứa Kỳ Lượng (Xu Qiliang), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Thường Vạn Toàn; Tổng tham mưu trưởng Phòng Phong Huy (Fang Fenghui) và Tư lệnh hải quân Ngô Thắng Lợi (Wu Shengli). Continue reading “3 Mục tiêu ngoại giao quân sự của Trung Quốc”

Triển vọng chiến tranh và hòa bình năm 2015

iraq-30.si

Nguồn: Rajni Bakshi & Sameer Patil, ”War and Peace”, Eurasiareview, 9/1/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Hành vi bạo lực của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tràn ngập các tiêu đề tin tức năm 2014, làm lu mờ các sáng kiến phi bạo lực quan trọng trên thế giới. Song, những nỗ lực cho các giải pháp hòa bình đang phát triển mạnh. Và Ấn Độ, với di sản đấu tranh bất bạo động vì tự do, phải đóng góp vào quá trình này như một đối trọng chống lại những kẻ ủng hộ bạo lực.

Năm 2014, những hình ảnh bạo lực hung ác nổi bật trên truyền thông và trong ký ức của công chúng, thật trớ trêu khi đây là năm đánh dấu một thế kỷ kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất tưởng như được thực hiện để chấm dứt các cuộc xung đột toàn cầu. Continue reading “Triển vọng chiến tranh và hòa bình năm 2015”

Giải đáp 5 câu hỏi về Tập Cận Bình

Tap Can Binh

Nguồn: Mu Chunshan, “Five questions about Xi Jinping, answered“, The Diplomat, 9/12/2014.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Dựa trên các thông tin nội bộ, Mục Xuân San đã đào sâu để chạm đến những bí ẩn của nền chính trị Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình.

Để hiểu chính sách ngoại giao của Trung Quốc, ta cần phải hiểu được nền chính trị Trung Quốc. Ngoại giao là một phần mở rộng của chính trị đối nội; bởi thế việc hiểu sai những tính toán của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ dẫn đến nguy cơ diễn giải sai hướng chính sách đối ngoại của nước này. Điều này đặc biệt đúng ở hiện tại, khi sự tương tác giữa công tác đối nội và ngoại giao của Trung Quốc đã được tăng cường từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình nhậm chức. Continue reading “Giải đáp 5 câu hỏi về Tập Cận Bình”

Trung Quốc ghi điểm, Hoa Kỳ nên làm gì tiếp theo?

Ratner_ChinaScores

Nguồn: Matthew Goodman & Ely Ratner, “China Scores And What the United States Should Do Next”, Foreign Affairs, November 23, 2014.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Trung Quốc đã quay lại. Gần hai thế kỷ sau khi đánh mất vị trí trung tâm truyền thống trong các vấn đề châu Á, Bắc Kinh đã bắt đầu định hình và chứng tỏ rằng nước này đang phục hồi lại vị thế lãnh đạo của mình trên đấu trường khu vực.

Điều này đã được thể hiện đầy đủ trong Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), một nhóm gồm 21 nền kinh tế ở cả hai bờ Thái Bình Dương, mới kết thúc gần đây. Là nước chủ nhà năm nay, Bắc Kinh không chỉ trải thảm đỏ cho lãnh đạo từ các nước còn lại trong khu vực mà  còn công bố một loạt sáng kiến quan trọng được thiết kế để đặt Trung Quốc vào trung tâm của tương lai kinh tế châu Á. Continue reading “Trung Quốc ghi điểm, Hoa Kỳ nên làm gì tiếp theo?”