Mỹ cần quản lý vũ khí hạt nhân chặt chẽ hơn khi có một tổng thống bất ổn

Nguồn: Adam Mount, “There’s Nothing Between an Unstable President and the Nuclear Button,” Foreign Policy, 18/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đã đến lúc phải thiết lập các khung pháp lý để ngăn chặn thảm họa.

Trong dấu hiệu mới nhất cho thấy niềm đam mê sử dụng vũ khí hạt nhân của mình, vào tháng 1, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói với đám đông rằng một trong những lý do khiến ông cần quyền miễn trừ là để không bị truy tố vì sử dụng vũ khí hạt nhân tại một thành phố, giống như cựu Tổng thống Harry Truman đã làm với Hiroshima và Nagasaki.

Khi Trump đang trên đường trở thành ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, đã đến lúc phải đảm bảo rằng không tổng thống nào có thể cho phép tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân không cần thiết hoặc bất hợp pháp. Continue reading “Mỹ cần quản lý vũ khí hạt nhân chặt chẽ hơn khi có một tổng thống bất ổn”

Myanmar sẽ trở thành Triều Tiên thứ hai?

Nguồn: Jong Min Lee, “Will Myanmar Become the Next North Korea?,” The Diplomat, 07/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một bản cáo trạng gần đây đã làm sống lại những lo ngại về phổ biến vũ khí hạt nhân ở Myanmar, và cuộc nội chiến đang diễn ra càng khiến tình hình thêm phức tạp.

Ngày 21/2, Bộ Tư pháp Mỹ đã truy tố Takeshi Ebisawa, thủ lĩnh Yakuza Nhật Bản, về tội buôn bán vật liệu hạt nhân từ Myanmar ra quốc tế kể từ đầu năm 2020. Ebisawa đã bị Mỹ bắt giam kể từ tháng 4/2022, sau khi nhận cáo buộc ở Thành phố New York vì tội buôn bán vũ khí bất hợp pháp và buôn bán ma túy. Bản cáo trạng gần đây đã làm tăng thêm mức độ nghiêm trọng khi cáo buộc rằng hắn đã cố gắng bán bột plutonium và uranium cô đặc ở cấp độ vũ khí, thường gọi là “bánh vàng,” thay mặt các nhóm phiến quân ẩn danh ở Myanmar, để đổi lấy tên lửa đất đối không (SAM) và các loại vũ khí cấp quân sự khác. Continue reading “Myanmar sẽ trở thành Triều Tiên thứ hai?”

Thời báo Hoàn cầu: NATO quẳng cho Hàn Quốc ‘miếng mồi hạt nhân’

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 29/1/2023, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg[1] bắt đầu đi thăm Hàn Quốc và Nhật. Có điều, “món quà trao tay” mà ông mang theo không phải là thứ gì tốt đẹp.

Trong chuyến thăm Hàn Quốc, Stoltenberg đã tập trung bàn với nước chủ nhà về vấn đề Triều Tiên. Ông cho biết chuyến thăm này nhằm nêu bật vấn đề NATO “đánh giá cao mối quan hệ đối tác với Hàn Quốc” và gợi ý rằng NATO và Hàn Quốc có thể chia sẻ thông tin về những lo ngại liên quan tới sự phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Ngoài ra, trước chuyến thăm nói trên, Stoltenberg còn nói nhiều về tầm quan trọng của khả năng răn đe hạt nhân, tuyên bố rằng “các mối đe dọa hạt nhân” của Nga, Trung Quốc và Triều Tiên là hiển nhiên, “nếu không có đồng minh NATO thì điều đó sẽ vô cùng nguy hiểm.” Continue reading “Thời báo Hoàn cầu: NATO quẳng cho Hàn Quốc ‘miếng mồi hạt nhân’”

Lý do Hàn Quốc cân nhắc tự phát triển vũ khí hạt nhân

Nguồn: Choe Sang-Hun, “In a First, South Korea Declares Nuclear Weapons a Policy Option”, The New York Times, 12/01/2023.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hôm thứ Tư, 11/1/2023, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol lần đầu tiên nói rằng nếu mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên tăng lên thì Hàn Quốc sẽ xem xét việc chế tạo vũ khí hạt nhân của riêng mình hoặc yêu cầu Mỹ triển khai lại vũ khí hạt nhân tại miền Nam bán đảo Triều Tiên.

Ngay sau cuộc họp ngắn về chính sách chung do Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tổ chức hôm thứ Tư, ông Yoon nói thêm rằng chế tạo vũ khí hạt nhân vẫn chưa trở thành chính sách chính thức. Ông nhấn mạnh, Hàn Quốc giờ đây sẽ đáp trả mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên bằng cách tăng cường liên minh với Mỹ. Continue reading “Lý do Hàn Quốc cân nhắc tự phát triển vũ khí hạt nhân”

‘Cha đẻ bom nguyên tử’ Robert Oppenheimer được minh oan sau 68 năm

Nguồn: “Wie der „Vater der Atombombe“ zum „Verräter“ gemacht wurde”, WELT, 19/12/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Nhà vật lý Robert Oppenheimer là người lãnh đạo chương trình vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ với tư cách là giám đốc Phòng thí nghiệm Los Alamos. Năm 1954, ông trở thành nạn nhân của phong trào chống cộng sôi sục vốn định hình nước Mỹ vào thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh. Việc xem xét lại vụ việc này mất tới 68 năm.

Sau 25.041 ngày ông mới chính thức được phục hồi danh dự. Ngày 27 tháng 5 năm 1954, sau gần bốn tuần điều trần bí mật, Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Hoa Kỳ đã rút lại tuyên bố vô can của cựu chủ tịch J. Robert Oppenheimer, và trên thực tế tuyên bố ông là kẻ phản bội. Mãi đến ngày 16 tháng 12 năm 2022, Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ, Jennifer Granholm, mới chính thức tuyên bố cuộc điều tra này phạm sai lầm và hủy bỏ kết quả điều tra. Việc này diễn ra chậm 55 năm, vì nhà vật lý, đồng thời là nhà tổ chức khoa học lỗi lạc Oppenheimer đã qua đời ngày 18 tháng 2 năm 1967. Continue reading “‘Cha đẻ bom nguyên tử’ Robert Oppenheimer được minh oan sau 68 năm”

01/11/1952: Mỹ thử nghiệm quả bom hydro đầu tiên

Nguồn: United States tests first hydrogen bomb, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, người Mỹ đã cho nổ vũ khí nhiệt hạch đầu tiên trên thế giới, bom hydro, tại Đảo san hô vòng Enewetak ở Thái Bình Dương. Vụ thử nghiệm đã mang lại cho Mỹ một lợi thế ngắn ngủi trong cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân với Liên Xô.

Sau khi Liên Xô cho nổ thành công một thiết bị nguyên tử vào tháng 09/1949, Mỹ đã đẩy nhanh chương trình vũ khí nguyên tử sang giai đoạn tiếp theo: phát triển một quả bom nhiệt hạch. Continue reading “01/11/1952: Mỹ thử nghiệm quả bom hydro đầu tiên”

Tình hình cạnh tranh vũ khí hạt nhân giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan

Nguồn: Sumit Ganguly, “What Would Brinkmanship Look Like in the Indo-Pacific?,” Foreign Policy, 10/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một bài viết gần đây đã phân tích tình hình cạnh tranh hạt nhân ở châu Á và những tác động răn đe sâu rộng của nó.

Trong những tuần gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã liên tục nhắc đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân khi quân đội của ông phải đối mặt với những thất bại đáng kể trên chiến trường Ukraine. Chính sách bên miệng hố chiến tranh của Nga chắc chắn có ảnh hưởng đến các cường quốc hạt nhân khác, kể cả những nước ở châu Á. Tại đây, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan từ lâu đã vướng vào một cuộc cạnh tranh hạt nhân ba bên, phát triển trong bối cảnh địa chính trị đầy biến động – trong đó điều quan trọng nhất là sự trỗi dậy và quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc. Continue reading “Tình hình cạnh tranh vũ khí hạt nhân giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan”

Nixon và Việt Nam cho chúng ta biết gì về tính toán của Putin?

Nguồn: Gideon Rose, “What Nixon’s Endgame Reveals About Putin’s,” Foreign Affairs, 14/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine liệu có thể kết thúc như chiến tranh Việt Nam?

Đứng trước những thất bại quân sự gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phản ứng lại bằng thái độ thách thức. Sau những thành công của quân đội Ukraine vào mùa thu này, Putin đã ra lệnh động viên khẩn cấp vài trăm nghìn quân, tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý giả ở những khu vực bị chiếm đóng để chính thức sáp nhập chúng vào Nga, liên tục đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân và phát động một đợt tấn công tên lửa trên khắp Ukraine. Nhiều người cho rằng hành vi này là do đặc điểm đáng sợ chỉ có ở Putin và chế độ của ông ta, đồng thời cho rằng phương Tây nên buộc Ukraine nhượng bộ, kẻo cuộc chiến sẽ leo thang đến những cấp độ chết chóc và hủy diệt mới. Continue reading “Nixon và Việt Nam cho chúng ta biết gì về tính toán của Putin?”

Thời báo Hoàn cầu bình luận về nguy cơ chiến tranh hạt nhân

Nguồn: “社评:在核战争问题上,没有任何后悔药可吃”, 环球时报 (Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc), 22/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Phải chăng “Bóng ma chiến tranh hạt nhân” đang lúc ẩn lúc hiện? Cùng với sự leo thang của cuộc xung đột Ukraine, cảm giác nguy cơ chiến tranh hạt nhân của cộng đồng quốc tế ngày càng mạnh lên. Hôm qua [21/9/2022], Tổng thống Nga Putin nói các quan chức cấp cao của NATO từng lên tiếng đe dọa Nga, nhưng Nga “có rất nhiều vũ khí có thể đánh trả”. Ông còn nhấn mạnh, đây không phải là hư trương thanh thế. Ngoài ra, tại Hội nghị kiểm điểm lần thứ 10 “Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân”, Tổng thư ký Liên Hợp quốc Guterres cũng cảnh báo “nguy cơ hạt nhân ở vào điểm cao nhất kể từ Chiến tranh Lạnh”. Continue reading “Thời báo Hoàn cầu bình luận về nguy cơ chiến tranh hạt nhân”

12/06/1982: Biểu tình lớn chống vũ khí hạt nhân ở New York

Nguồn: One million people demonstrate in New York City against nuclear weapons, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, một đám đông cực lớn và đa dạng đã xuống đường tại Công viên Trung tâm của Thành phố New York, yêu cầu giải trừ vũ khí hạt nhân và chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang trong Chiến tranh Lạnh. Đến cuối ngày, ước tính số lượng người tham dự đã lên đến hơn một triệu người, khiến đây trở thành cuộc biểu tình giải trừ quân bị lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Mỹ và Liên Xô đã chạy đua vũ trang kể từ Thế chiến II, và Chiến tranh Lạnh trở nên ‘đặc biệt nóng’ vào đầu thập niên 1980. Nhậm chức vào năm 1981, Tổng thống Ronald Reagan là người kiên trì ủng hộ Mỹ xây dựng kho vũ khí hạt nhân và phản đối kịch liệt ý tưởng về các hiệp ước giải trừ quân bị. Continue reading “12/06/1982: Biểu tình lớn chống vũ khí hạt nhân ở New York”

Thỏa thuận hạt nhân gây căng thẳng giữa Iran và Mỹ

Nguồn: The nuclear deal fuelling tensions between Iran and America, The Economist, 23/07/2019.

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Tổng thống Barack Obama gọi đó là “thỏa thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân chặt chẽ nhất từng được đàm phán”. Tổng thống Donald Trump đã chế giễu nó là “một trong những thỏa thuận tồi tệ nhất từ ​​trước tới nay”. Giờ đây, Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) – tên gọi rắc rối được đặt cho thỏa thuận hạt nhân đa quốc gia được ký giữa Iran và sáu cường quốc thế giới năm 2015 – đang gặp phải khó khăn trong việc duy trì sự tồn tại của mình. Ông Trump đã giáng một đòn chí mạng vào thỏa thuận này vào năm ngoái bằng cách rút Mỹ ra khỏi hiệp định. Và Iran đã gây ra thêm nhiều rạn nứt hơn vào tháng 7 năm nay bằng cách vi phạm một số giới hạn đã thỏa thuận, về quy mô dự trữ uranium độ giàu thấp và về nồng độ vật liệu phân hạch. Khi căng thẳng gia tăng ở vùng Vịnh, Mỹ và Iran dường như cũng đang trong quá tiến tới xung đột với nhau. Vậy, chính xác JCPOA là gì? Continue reading “Thỏa thuận hạt nhân gây căng thẳng giữa Iran và Mỹ”

25/01/1995: Nga suýt phóng nhầm vũ khí hạt nhân

Nguồn: Near launching of Russian nukes, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1995, radar phòng thủ cảnh báo sớm của Nga phát hiện một vụ phóng tên lửa bất ngờ gần Na Uy, và chỉ huy quân đội Nga ước tính tên lửa này chỉ mất vài phút để tác động tới Moskva. Chỉ một lúc sau, Tổng thống Nga ông Boris Yeltsin cùng bộ trưởng quốc phòng, và tổng tham mưu trưởng quân đội được báo cáo về vụ phóng tên lửa. Các hệ thống điều khiển hạt nhân được chuyển sang chế độ chiến đấu và những chiếc vali hạt nhân được mang theo bởi Yeltsin và chỉ huy quân sự hàng đầu của ông đã được kích hoạt lần đầu tiên trong lịch sử của hệ thống vũ khí do Liên Xô sản xuất này. Continue reading “25/01/1995: Nga suýt phóng nhầm vũ khí hạt nhân”

Trung Quốc lo ngại Nhật phát triển vũ khí hạt nhân

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu ngày 04/08/2018 đăng bài “Cần cảnh giác trước việc Nhật tích trữ một lượng lớn Plutonium” của  Dương Thừa Quân (Yang Cheng Jun), Nghiên cứu viên cấp cao Ủy ban An ninh quốc gia Trung Quốc. Bài báo viết:

Báo “Tin tức Kinh tế Nhật ” hôm qua đưa tin: Hiện nay lượng dự trữ vật liệu Plutonium của Nhật là hơn 47 tấn, vượt xa nhu cầu [sản xuất điện] của các nhà máy điện hạt nhân. Nếu dùng số lượng Plutonium này chế tạo vũ khí hạt nhân (VKHN) thì có thể làm được hơn 6000 trái bom nguyên tử.

Nhật tích trữ một lượng Plutonium nhiều như vậy phải chăng có tồn tại khả năng mất kiểm soát? Theo ý kiến tác giả, ở đây cần phân tích xem liệu Nhật có hay không có ý đồ chủ quan và hành động khách quan nghiên cứu triển khai VKHN. Continue reading “Trung Quốc lo ngại Nhật phát triển vũ khí hạt nhân”

09/12/1950: Harry Gold vào tù vì vụ gián điệp nguyên tử

Nguồn: Harry Gold sent to prison for his role in atomic espionage, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Harry Gold – người thú nhận đã làm trung gian giữa Klaus Fuchs –  nhà khoa học Anh đã lấy cắp thông tin tuyệt mật về bom nguyên tử – và các điệp viên Liên Xô, đã bị kết án 30 năm tù vì tội ác của mình. Việc bắt giữ và thú tội của Gold đã dẫn đến việc bắt giữ David Greenglass, người sau đó đã chỉ điểm anh rể và chị gái, Julius và Ethel Rosenberg.

Vụ bắt giữ Gold là một phần trong cuộc điều tra khổng lồ của FBI nhắm vào hoạt động gián điệp của Liên Xô, cụ thể là việc ăn cắp bí mật nguyên tử. Gold, nhà hóa học 39 tuổi, đã làm quen với nhà khoa học nguyên tử Anh Klaus Fuchs trong những chuyến đi của ông này tới Mỹ trong Thế chiến II. Fuchs làm việc tại phòng thí nghiệm Los Alamos thuộc Dự án Manhattan, chương trình tối mật của Mỹ nhằm phát triển vũ khí nguyên tử. David Greenglass cũng đã làm việc tại Los Alamos. Continue reading “09/12/1950: Harry Gold vào tù vì vụ gián điệp nguyên tử”