10/10/1957: Eisenhower xin lỗi các nhà ngoại giao châu Phi

Nguồn: President Dwight D. Eisenhower apologizes to African diplomat, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower đã phải chính thức xin lỗi Bộ trưởng Tài chính Ghana, Komla Agbeli Gbdemah, người đã bị từ chối phục vụ tại một nhà hàng ở Dover, Delaware. Đây là sự kiện đầu tiên trong chuỗi những sự kiện mà các nhà ngoại giao châu Phi phải đối mặt với sự phân biệt chủng tộc ở Mỹ. Mặc dù tình hình tương đối nhẹ nhàng hơn so với các sự kiện khác trong Chiến tranh Lạnh, nhưng các hành động phân biệt chủng tộc đối với các nhà ngoại giao châu Phi (và châu Á) trong những năm 1950 và 1960 vẫn là quan ngại lớn đối với các quan chức Mỹ. Trong những thập niên này, Mỹ và Liên Xô đang cạnh tranh để giành lấy “trái tim và khối óc” của hàng trăm triệu người da màu ở châu Á và châu Phi. Continue reading “10/10/1957: Eisenhower xin lỗi các nhà ngoại giao châu Phi”

Khi Mỹ nói về chiến tranh, Hàn Quốc rùng mình

Nguồn: Han Kang, “While the U.S. Talks of War, South Korea Shudders,” The New York Times, October 7, 2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Tôi không thể thôi nghĩ về một bài báo mình tình cờ đọc được mấy hôm trước. Một ông cụ ngoài bảy mươi vô tình đánh rơi hai bó tiền trên phố. Hai người nhặt được chỗ tiền này và chia nhau đã bị cảnh sát bắt giữ, buộc trả lại số tiền, và bị truy tố tội trộm cắp.

Cho đến đây, nó vẫn là một câu chuyện bình thường. Nhưng ông cụ mang trên mình nhiều tiền như thế là vì một lý do đặc biệt. “Tôi sợ sắp có chiến tranh,” ông cụ nói với cảnh sát, “nên rút tiền tiết kiệm ở ngân hàng và đang trên đường về.” Ông nói đây là số tiền dành dụm—mỗi tháng một chút—trong bốn năm, định cho các cháu vào đại học. Vì Chiến tranh Triều Tiên nổ ra năm 1950, nên chắc hẳn chiến tranh là một trải nghiệm kéo dài suốt thời thanh niên của ông cụ. Tôi có thể hình dung cảm giác của ông là thế nào, một người đã sống một cuộc đời trung lưu bình thường kể từ đó, trên đường rút tiền tiết kiệm từ ngân hàng về. Nỗi sợ, nỗi bất an, nỗi bất lực, nỗi lo lắng. Continue reading “Khi Mỹ nói về chiến tranh, Hàn Quốc rùng mình”

09/10/1974: Oskar Schindler qua đời

Nguồn: Oskar Schindler dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, thương gia người Đức, Oskar Schindler, người được cho là đã cứu sống 1.200 người Do Thái khỏi Thảm họa Holocaust, đã qua đời ở tuổi 66.

Là một thành viên của Đảng Quốc xã, Schindler điều hành một nhà máy sản xuất men sứ ở Krakow trong suốt thời kỳ Đức chiếm đóng Ba Lan, sử dụng lao động của khu ổ chuột Do Thái gần đó. Khi khu ổ chuột được lệnh di dời, ông thuyết phục các quan chức Quốc xã cho phép chuyển các công nhân của mình sang trại lao động Plaszow, nhờ đó cứu họ khỏi bị trục xuất đến các trại tử thần. Continue reading “09/10/1974: Oskar Schindler qua đời”

Vấn đề Đảng trong Hiến pháp Liên Xô

Tác giả: Hồ Anh Hải

Phần lớn các nước tự nhận là dân chủ đều do một (hoặc một liên minh vài đảng) cầm quyền. Hiến pháp hầu hết các nước đều không nói gì về đảng cầm quyền, trừ một số nước xã hội chủ nghĩa (XHCN).

Nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc nói Điều 4 Hiến pháp Việt Nam là học theo Điều 6 Hiến pháp Liên Xô. Vậy Hiến pháp Liên Xô nói về vấn đề đảng cầm quyền như thế nào? Continue reading “Vấn đề Đảng trong Hiến pháp Liên Xô”

08/10/1998: Hạ viện Mỹ khởi xướng điều trần Clinton

Nguồn: U.S. House of Representatives initiates Clinton impeachment inquiry, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1998, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu để tiến hành luận tội Tổng thống Bill Clinton vì tội khai gian và cản trở thực thi công lý. Vào tháng 12/1998, Hạ viện do đảng Cộng hòa chiếm đa số đã thu thập được đủ thông tin từ một ủy ban điều tra để bỏ phiếu ủng hộ việc buộc tội, và từ đó đưa vụ việc lên Thượng viện.

Quyết định của Hạ viện nhằm đưa quá trình luận tội lên Thượng viện diễn ra sau một cuộc điều tra kéo dài bốn năm về những cáo buộc rằng Clinton và vợ, bà Hillary, có liên quan đến nhiều vụ bê bối, trong đó có những giao dịch bất động sản đáng ngờ ở Arkansas, các vụ tình nghi gây quỹ trái phép, các cáo buộc quấy rối tình dục và áp dụng chủ nghĩa thân hữu khi sa thải các đặc vụ của Nhà Trắng. Continue reading “08/10/1998: Hạ viện Mỹ khởi xướng điều trần Clinton”

Tìm hiểu An Nam tứ đại khí

Tác giả: Hồng Liên

Nếu mỗi nền văn hóa lâu đời đều gắn liền với những bảo vật linh thiêng, tựa như Nhật Bản có “Tam Chủng Thần Khí”, Trung Hoa có “Trấn Quốc Chi Bảo”, hay Triều Tiên có “Thiên Phù Tam Ấn”, thì Việt Nam cũng tự hào nhắc đến bốn báu vật thần thánh – “An Nam Tứ Đại Khí”.

An Nam Tứ Đại Khí còn được gọi là Nam Thiên Tứ Bảo Khí, hay Nam Thiên Tứ Đại Thần Khí, gồm có: tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, tháp Báo Thiên, chuông Ngân Thiên (có tài liệu nói là chuông Quy Điền), và vạc Phổ Minh. Đây được coi là 4 kỳ quan, 4 quốc bảo, 4 công trình nghệ thuật dưới thời Lý, Trần. Continue reading “Tìm hiểu An Nam tứ đại khí”

06/10/1945: Pierre Laval cố gắng tự sát

Nguồn: Pierre Laval attempts suicide, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, cựu Thủ tướng Pháp và người ủng hộ chế độ Vichy, Pierre Laval, đã cố gắng tự tử vào ngày ông bị xét xử vì tội phản quốc. Nhưng ý định này đã thất bại.

Laval từng hai lần giữ chức Thủ tướng Pháp, nhiệm kỳ thứ hai của ông là từ tháng 06/1935 đến tháng 01/1936. Tuy nhiên, ông ta đã đánh mất quyền lực của mình, chủ yếu vì hành động xoa dịu nước Ý sau khi Mussolini cùng chế độ phát xít Ý xâm lược và chiếm đóng Ethiopia vào năm 1935. Đến khi quân Đức xâm lược Pháp vào năm 1940, Laval, một kẻ cơ hội, đã nhìn thấy hy vọng tìm lại quyền lực bằng cách ủng hộ một chính phủ bù nhìn lãnh đạo bởi Henri Philippe Petain, người mà khi Laval gia nhập vào tháng 06/1940, đã tưởng thưởng bằng cách đưa ông lên làm Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng. Continue reading “06/10/1945: Pierre Laval cố gắng tự sát”

Hà Tiên và sự hình thành nước Việt Nam hiện đại

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Hà Tiên ngày nay là thị xã vùng biên nhỏ nhắn, bình yên, thơ mộng nép mình bên bờ vịnh Thailand. Hà Tiên của hai trăm năm trước là một trong những trung tâm kinh tế sôi động nhất ở Đông Nam Á, nơi diễn ra các tranh chấp chính trị và quân sự không ngừng giữa người Việt, người Thái, người Khmer và các cộng đồng người Hoa. Lịch sử của vùng đất này là minh chứng sống động cho sự đa dạng trong thống nhất của quá trình hình thành nên lãnh thổ và dân tộc Việt Nam.

Vùng đất này nằm giữa các diễn ngôn lịch sử rất khác biệt, nhiều khi bị trùm phủ dưới các huyền thoại tạo ra bởi chủ nghĩa dân tộc. Bài viết này chỉ ra những nhân tố cốt lõi làm nên sự thịnh vượng của Hà Tiên và tìm kiếm sự gắn kết của nó đối với lịch sử Việt Nam, như một phần của công cuộc định hình nên không gian của nước Việt Nam hiện đại.

Continue reading “Hà Tiên và sự hình thành nước Việt Nam hiện đại”

05/10/1986: Bê bối Iran-Contra bị tiết lộ

Nguồn: Iran-Contra scandal unravels, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, Eugene Hasenfus đã bị quân đội của chế độ Sandinista ở Nicaragua bắt giữ sau khi chiếc máy bay mà ông đang điều khiển bị bắn rơi; hai người khác trên máy bay chết trong vụ tai nạn. Khi bị thẩm vấn, Hasenfus đã thú nhận rằng ông đã vận chuyển viện trợ quân sự đến Nicaragua cho Contra, một lực lượng chống Sandinista được Mỹ thành lập và tài trợ. Quan trọng hơn, ông tuyên bố rằng hoạt động này thực sự được tiến hành bởi Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA). Continue reading “05/10/1986: Bê bối Iran-Contra bị tiết lộ”

Trung Quốc có đang thực dân hóa châu Phi?

Nguồn: Hannah Rider, “The Imperialist People’s Republic of Africa?“, Project Syndicate, 13/07/2017.

Biên dịch: Phạm Nguyễn Anh Thư | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một vài tháng trước, tạp chí New York Times cho đăng trên trang bìa một câu hỏi gây nhiều chú ý “Liệu Trung Quốc có phải cường quốc thực dân mới của thế giới?” Dù ý tưởng cho rằng Trung Quốc là quốc gia thực dân của thế kỷ 21 chẳng mới mẻ gì vì các nhà bình luận đã trao đổi về điều đó cả một thập kỷ nay, nhưng với những người từng trải qua thời kỳ thực dân hay thậm chí nghiên cứu về chủ nghĩa này, tuyên bố này dường như không hợp lý, thậm chí là xúc phạm.

Chủ nghĩa thực dân, như mô tả trong cuốn sách ‘Heart of Darkness’ (Trái tim đen tối) của Joseph Conrad, ‘How Europe Underdeveloped Africa’ (Châu Âu đã hạn chế sự phát triển của châu Phi thế nào) của Walter Rodney và ‘Black Skin, White Masks’ (Da đen, Mặt nạ trắng) của Franz Fanon, rất quỷ quyệt và đầy sức mạnh. Dù tồn tại những mối giao thương và đầu tư mạnh mẽ, thì sự thống trị vẫn hiện diện rõ ràng qua các chương trình giảng dạy, lệnh giới nghiêm và những hạn chế đi lại áp đặt dựa trên màu da. Continue reading “Trung Quốc có đang thực dân hóa châu Phi?”

04/10/1993: Cuộc bao vây tòa nhà Quốc hội Nga chấm dứt

Nguồn: White House siege ends in Moscow, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1993, mười giờ đồng hồ sau một cuộc tấn công bằng xe tăng vào tòa nhà Quốc hội Nga, nhóm các nghị sĩ nổi dậy dẫn đầu bởi Phó Tổng thống Aleksandr Rutskoi và Chủ tịch Ruslan Khasbulatov, đã đầu hàng trước Tổng thống Nga Boris Yeltsin. Continue reading “04/10/1993: Cuộc bao vây tòa nhà Quốc hội Nga chấm dứt”

Tại sao quốc khánh thứ 150 của Canada gây tranh cãi?

Nguồn:Why is Canada’s 150th birthday controversial”, The Economist, 29/6/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Canada kỷ niệm quốc khánh thứ 150 của mình vào ngày 1/7 vừa qua. Khoảng 500.000 người đã tụ tập trên bãi cỏ của tòa nhà quốc hội theo phong cách Gothic mới ở Ottawa vào ngày thứ Bảy để cùng ngâm nga các ca khúc với ca sĩ nhạc dân gian Gordon Lightfoot và trầm trồ với màn pháo hoa, được nhà tài trợ hứa hẹn sẽ là màn biểu diễn lớn nhất vào ngày Quốc khánh Canada từ trước tới nay. Canada được đánh giá cao trên toàn thế giới, và công dân của đất nước này cảm thấy họ xứng đáng với bữa tiệc này. Vậy tại sao ngày kỷ niệm thành lập nước Canada lại gây tranh cãi? Continue reading “Tại sao quốc khánh thứ 150 của Canada gây tranh cãi?”

Phim ‘Cuộc chiến Việt Nam’ và đáy giếng lịch sử

Tác giả: Nguyễn Nhật Huy

“Trở về từ Việt Nam cũng nhức nhối như chính cuộc chiến” –  Karl Marlantes, một cựu binh Mỹ mở đầu bộ sử thi truyền hình mới nhất của Ken Burns và Lynn Novick trình chiếu trên kênh PBS. Ở Mỹ, suốt nhiều năm sau chiến tranh, không ai nói về Việt Nam vì nó quá chia rẽ, giống như “sống trong một gia đình với ông bố nghiện rượu.” Cuộc chiến Việt Nam giống như một sang chấn tinh thần mà không ai muốn nhắc đến. Chỉ tới gần đây khi những người lính xưa đã trở thành ông bà thì “thế hệ babyboomers mới bắt đầu tự hỏi: điều gì đã xảy ra?”

Bộ phim sau đó chuyển sang những hình ảnh quen thuộc về Cuộc chiến Việt Nam nhưng được quay ngược lại: chiếc trực thăng nhô lên khỏi mặt biển và bay lên lại tàu sân bay, chiếc xe tăng của Giải phóng quân (GPQ) chạy lùi ra khỏi Dinh Độc Lập, bom bị hút từ mặt đất lên gầm máy bay, đám lửa từ mái nhà bị thu lại miếng ống, “Bé gái Napalm” – Phan Thị Kim Phúc – chạy giật lùi, viên đạn từ đầu Nguyễn Văn Lém bay lại về phía họng súng của Nguyễn Ngọc Loan. Continue reading “Phim ‘Cuộc chiến Việt Nam’ và đáy giếng lịch sử”

Cách xem phim The Vietnam War

Chúng tôi nhận được phản ánh của độc giả rằng không thể tiếp tục xem được phim The Vietnam War. Lý do là PBS giữ bản quyền và bộ phim chỉ dành cho các máy tính có địa chỉ IP tại Hoa Kỳ. Vì vậy, để xem được phim, các bạn vui lòng thực hiện các bước sau: Continue reading “Cách xem phim The Vietnam War”

03/10/1917: Mỹ thông qua Đạo luật Thu ngân sách thời chiến

Nguồn: War Revenue Act passed in U.S., History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, sáu tháng sau khi Mỹ tuyên chiến với Đức và bắt đầu tham gia Thế chiến I, Quốc Hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Thu ngân sách thời chiến (War Revenue Act), theo đó sẽ tăng thuế thu nhập lên mức chưa từng có nhằm tăng nguồn thu cho nỗ lực chiến tranh của họ.

Tu chính án thứ 16, vốn cho Quốc Hội quyền thu thuế thu nhập, đã trở thành một phần của Hiến pháp Mỹ vào năm 1913; vào tháng 10 năm đó, luật thuế thu nhập mới đã giới thiệu một hệ thống thuế với mức thuế suất bắt đầu từ 1% và tăng lên 7% cho người đóng thuế có thu nhập trên 500.000 USD. Continue reading “03/10/1917: Mỹ thông qua Đạo luật Thu ngân sách thời chiến”

Trung Quốc nên chuẩn bị hậu sự cho Triều Tiên?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trang “Diễn đàn Đông Á” bản điện tử số ra ngày 11/9/2017 đăng bài “Đã đến lúc chuẩn bị cho kết cục xấu nhất của Triều Tiên” của tác giả Giả Khánh Quốc (Jia Qingguo), Giám đốc Học viện Quan hệ quốc tế của Đại học Bắc Kinh. Bài này đang gây ra một cuộc tranh cãi lớn trong dư luận Trung Quốc.

Giáo sư Giả Khánh Quốc cho rằng vũ khí hạt nhân và tên lửa mà Triều Tiên phát triển sớm muộn sẽ trở thành sự đe dọa thực sự đối với nước Mỹ, nước này có thể sẽ phát động cuộc tấn công quân sự “phủ đầu” nằm hủy diệt vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Cho dù Mỹ tự kiềm chế không đánh đòn phủ đầu thì trong tình hình ngày càng bị quốc tế trừng phạt nghiêm khắc hơn và Mỹ cùng Hàn Quốc tập trận chung với quy mô ngày càng lớn, Triều Tiên cũng có thể phát động chiến tranh. Continue reading “Trung Quốc nên chuẩn bị hậu sự cho Triều Tiên?”

02/10/1966: Báo Liên Xô đưa tin sĩ quan Nga bị tấn công

Nguồn: Soviets report that Russian military personnel have come under fire, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, tờ báo của Bộ Quốc phòng Liên Xô, Krasnaya Zuezda, đã đưa tin rằng các chuyên gia quân sự Nga đã bị tấn công trong một đợt tấn công của Mỹ vào các khu chứa tên lửa Bắc Việt, nơi phía Liên Xô đang đào tạo binh lính Bắc Việt sử dụng các tên lửa chống máy bay do Liên Xô chế tạo.

Điều này vô cùng quan trọng vì đây là lần đầu tiên Liên Xô thừa nhận công khai rằng mình đã huấn luyện và đang giám sát nhóm bộ đội tên lửa của Bắc Việt. Các quan chức Mỹ từ lâu đã biết rằng Liên Xô và Trung Quốc đã cung cấp viện trợ quân sự – bao gồm các cố vấn huấn luyện, vũ khí và trang thiết bị – cho phép Bắc Việt tiếp tục tiến hành chiến tranh. Cho đến thời điểm đó, cả Liên Xô và Trung Quốc đều phủ nhận mình có nhân sự ở miền Bắc Việt Nam. Continue reading “02/10/1966: Báo Liên Xô đưa tin sĩ quan Nga bị tấn công”

Vấn đề Đảng trong Hiến pháp Trung Quốc

Tác giả: Hồ Anh Hải

Sử dụng Hiến pháp để củng cố địa vị hợp pháp của chính đảng cầm quyền luôn luôn là “phong vũ biểu” của nền chính trị chính đảng ở Trung Quốc kể từ sau Cách mạng Tân Hợi (1911), dù là Quốc Dân Đảng (QDĐ) của Tôn Trung Sơn và Tưởng Giới Thạch hay Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) của Mao Trạch Đông.

Sau khi đánh đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, QDĐ lên cầm quyền, đưa ra lý luận “Nhà nước của Đảng” (Đảng Quốc), dùng Hiến pháp xác lập mô hình “Đảng trị”, tức “Dùng Đảng để cai trị đất nước”. ĐCSTQ, lúc đó đang hoạt động bí mật, đã kịch liệt phản đối mô hình này. Mãi đến năm 1936 và 1946, QDĐ mới tuyên bố “Trả lại chính quyền cho dân”, và Hiến pháp mới không trực tiếp đề cập địa vị pháp lý của đảng cầm quyền nữa. Continue reading “Vấn đề Đảng trong Hiến pháp Trung Quốc”

01/10/1961: VNCH muốn ký hiệp ước quốc phòng với Mỹ

Nguồn: South Vietnam requests a bilateral defense treaty, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, Việt Nam Cộng Hòa đã yêu cầu ký kết một hiệp ước quốc phòng song phương với Mỹ. Tổng thống John F. Kennedy đã phải đối mặt với tình trạng lưỡng nan nghiêm trọng ở Việt Nam. Chính phủ Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn ngày càng không được lòng người dân miền Nam vì ông từ chối tiến hành cải cách chính trị và đàn áp các phe phái chính trị và tôn giáo dám chống đối. Tuy nhiên, Diệm lại là người kiên quyết chống cộng, điều đó khiến ông thu hút được sự chú ý của Tổng thống Mỹ, người lo ngại về sức mạnh ngày càng tăng của phe Cộng sản ở Đông Nam Á. Continue reading “01/10/1961: VNCH muốn ký hiệp ước quốc phòng với Mỹ”

Ken Burns, Lynn Novick và ‘Cuộc chiến Việt Nam’

 

Tổng hợp: Nguyễn Nhật Huy

“Đó là một sự xấu hổ thường nhật.” Ken Burns đã nói như vậy khi được hỏi về trải nghiệm sản xuất bộ phim tài liệu “Cuộc chiến Việt Nam” mà ông hợp tác cùng nữ đạo diễn Lynn Novick. Burns và Novick bắt đầu dự án với “một sự ngạo mạn” rằng họ hiểu cuộc chiến. Nhưng ngay khi bắt đầu quá trình nghiên cứu, họ nhận ra họ đã gần như không biết gì.

Những năm gần đây là thời gian nở rộ cho những nghiên cứu mới về Việt Nam, một chủ đề phần nào đánh mất sự hứng thú từ phía các học giả và công chúng vào những năm 1990. Chiến tranh lạnh kết thúc với sự sụp đổ của hệ thống Cộng sản làm tăng sự tự tin về sức mạnh và làm giảm mối quan tâm tới những cuộc chiến thất bại của Mỹ. Continue reading “Ken Burns, Lynn Novick và ‘Cuộc chiến Việt Nam’”