Thế giới hôm nay: 11/07/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế 35% lên Canada từ ngày 1 tháng 8 nếu hai bên không đạt được thỏa thuận thương mại mới. Khoảng ba phần tư xuất khẩu của Canada là đến thị trường Mỹ, bao gồm nhiều linh kiện ô tô quan trọng. Chính quyền Trump đã áp thuế 50% lên thép và nhôm Canada, và 25% đối với ô tô. Trong tuần này, tổng thống đã gửi thư đe dọa áp thuế cao đến hơn 20 đối tác thương mại của Mỹ.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết ông đã có cuộc đối thoại “thẳng thắn” với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov tại hội nghị ASEAN ở Malaysia. Ông Rubio bày tỏ thất vọng vì Nga không thể hiện “sự linh hoạt hơn” trong việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine. Gần đây, Nga đã tăng cường các cuộc tấn công bằng đường không, khiến ít nhất hai người thiệt mạng vào thứ Năm. Ông Rubio sẽ gặp ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vào thứ Sáu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/07/2025”

Thu hẹp khoảng cách của NATO với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Nguồn: Lynn Kuok, “Closing NATO’s Indo-Pacific Gap,” Foreign Policy, 09/07/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các đồng minh châu Âu nên tăng cường quan hệ của NATO với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong lúc Washington đang dao động.

Hội nghị thượng đỉnh NATO rất được mong đợi tại La Haye vào cuối tháng 6 vừa qua đã đạt được các mục tiêu cốt lõi: đảm bảo cam kết quốc phòng 5%, kiểm soát Tổng thống Mỹ Donald Trump, và tái khẳng định cam kết về an ninh tập thể. Tuy nhiên, hội nghị này cũng vấp phải sự chỉ trích vì né tránh hoặc bỏ qua những vấn đề khó khăn. Continue reading “Thu hẹp khoảng cách của NATO với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”

Trung Quốc đang dùng chiến tranh pháp lý để cưỡng ép Đài Loan như thế nào?

Nguồn: Nathan Attrill, “China’s ‘Taiwanese separatist’ hotline shows expanding lawfare strategy”, The Strategist, 09/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Chiến dịch cưỡng ép Đài Loan của Bắc Kinh đang chuyển sang giai đoạn căng thẳng hơn về mặt pháp lý. Trong khi các cuộc tập trận quân sự và chiến tranh nhận thức vẫn là những yếu tố chính trong chiến thuật cưỡng ép của Bắc Kinh, Trung Quốc hiện đang tăng cường sử dụng luật pháp một cách có hệ thống để nhắm mục tiêu vào nền dân chủ của Đài Loan. Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực hình sự hóa các nhà lãnh đạo được bầu của Đài Loan, đáng chú ý nhất là việc thiết lập một đường dây nóng tố cáo công khai. Continue reading “Trung Quốc đang dùng chiến tranh pháp lý để cưỡng ép Đài Loan như thế nào?”

Thế giới hôm nay: 10/07/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nvidia trở thành công ty đầu tiên đạt mức vốn hóa thị trường hơn 4 nghìn tỷ USD. Hãng sản xuất chip này đã vượt qua lo ngại về thuế quan và sự trỗi dậy của các công ty trí tuệ nhân tạo Trung Quốc. Cổ phiếu của công ty tăng gần 3% vào thứ Tư trước khi giảm nhẹ. Nvidia đã có một hành trình tăng trưởng thần tốc, khi chỉ mới đạt mốc 1 nghìn tỷ USD vào năm 2023.

Giới chức Hàn Quốc đã bắt lại Yoon Suk Yeol, cựu tổng thống từng bị luận tội và phế truất vì nỗ lực áp đặt thiết quân luật hồi năm ngoái. Ông Yoon hiện đang bị xét xử vì tội nổi loạn. Một công tố viên đặc biệt đã ban hành lệnh bắt mới với các cáo buộc hình sự liên quan, cho rằng ông Yoon có thể hủy chứng cứ. Luật sư của ông gọi các cáo buộc là “vô căn cứ”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/07/2025”

10/07/1893: Bác sĩ tiên phong thực hiện thành công ca phẫu thuật tim hở

Nguồn: Pioneering Black doctor performs successful open-heart surgery, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1893, bác sĩ Daniel Hale Williams đã thực hiện thành công một trong những ca phẫu thuật tim hở đầu tiên trên thế giới tại Bệnh viện Provident ở Chicago. Ông không chỉ là người đi tiên phong trong lĩnh vực này, mà còn là một trong ba bác sĩ người Mỹ gốc Phi duy nhất hành nghề tại Chicago vào thời điểm mà nhiều bệnh viện do người da trắng điều hành vẫn từ chối điều trị cho bệnh nhân da đen – chứ chưa nói đến việc tuyển dụng bác sĩ da đen. Continue reading “10/07/1893: Bác sĩ tiên phong thực hiện thành công ca phẫu thuật tim hở”

Tại sao Trung Quốc chưa thể thay thế USAID?

Nguồn: Henry Tugendhat và James Palmer, “China Isn’t Ready to Replace USAID”, Foreign Policy, 07/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Kể từ khi chính quyền Trump bắt đầu giải thể Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), nhiều nhà bình luận đã nhìn thấy cơ hội cho Trung Quốc. Họ lập luận rằng Bắc Kinh sẽ “lấp đầy khoảng trống” do Washington để lại và đang “vui mừng” trước sự tan rã của cơ quan này. Nỗi lo ngại Trung Quốc sẽ thay thế viện trợ nước ngoài của Mỹ đã trở thành một mối quan tâm ngày càng tăng trong giới phân tích Mỹ trong nhiều năm. Kể từ khi Tổng thống Donald Trump bắt đầu cắt giảm USAID, Trung Quốc đã can thiệp để thay thế các dự án của Mỹ ở một vài quốc gia, chẳng hạn như Nepal và Campuchia. Continue reading “Tại sao Trung Quốc chưa thể thay thế USAID?”

Không nên ảo tưởng về một cuộc mặc cả lớn giữa Mỹ và Trung Quốc

Nguồn: William Hurst và Peter Trubowitz, “The Fantasy of a Grand Bargain Between America and China,” Foreign Affairs, 03/07/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao bế tắc có nhiều khả năng xảy ra hơn là hòa hoãn?

Trong thế giới ngoại giao giữa các cường quốc, hy vọng sẽ luôn nảy nở. Ngay cả lúc này đây, trong cơn đau đớn của cuộc thương chiến phá vỡ chuẩn mực với Trung Quốc, người ta vẫn bàn tán về một cuộc “mặc cả lớn” giữa các nhà lãnh đạo, Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình. Trump nói rằng ông “rất muốn đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc.” Còn Tập, người đã đáp trả các đòn thuế quan của Trump một cách có chừng mực và có mục tiêu, đã để ngỏ cánh cửa cho một giải pháp đàm phán. Một bước đột phá trong quan hệ Mỹ-Trung nghe có vẻ hấp dẫn vào thời điểm đặc biệt căng thẳng này, nhưng lịch sử cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ, cùng chính trị nội bộ của mỗi bên, khiến khả năng đạt được một thỏa thuận là rất xa vời. Continue reading “Không nên ảo tưởng về một cuộc mặc cả lớn giữa Mỹ và Trung Quốc”

Thế giới hôm nay: 09/07/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giá hợp đồng tương lai của đồng đã tăng khoảng 13% sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ sớm áp mức thuế 50% đối với kim loại này. Ông cũng gợi ý rằng thuế nhập khẩu dược phẩm có thể lên đến khoảng 200% trong vòng 18 tháng tới. Trước đó, ông Trump bác bỏ khả năng trì hoãn thêm thời hạn áp thuế mới vào ngày 1 tháng 8, dù hôm thứ Hai ông đã gia hạn các biện pháp “đối ứng.”

Tòa án Tối cao Mỹ đã mở đường cho Donald Trump thực hiện các đợt cắt giảm quy mô lớn đối với lực lượng lao động liên bang, hủy bỏ phán quyết của tòa cấp dưới vốn ngăn chặn các vụ sa thải. Hàng chục nghìn việc làm tại các bộ như ngoại giao và tài chính có thể bị xóa bỏ. Chỉ có một thẩm phán phản đối. Bà Ketanji Brown Jackson gọi quyết định này là “kiêu ngạo và vô lý.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/07/2025”

Những lợi thế và hạn chế của drone trên chiến trường

Nguồn: Michael C. Horowitz, Lauren A. Kahn, và Joshua A. Schwartz, “What Drones Can—and Cannot—Do on the Battlefield”, Foreign Affairs, 04/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Trong vòng hai tuần của tháng 6, lực lượng vũ trang Ukraine và Israel đã thực hiện hai trong số những chiến dịch táo bạo nhất trong lịch sử quân sự gần đây. Vào ngày 1 tháng 6, Ukraine đã sử dụng hàng trăm máy bay không người lái (drone) được đưa sâu vào lãnh thổ Nga để gây hư hại đáng kể hoặc phá hủy ít nhất 11 máy bay ném bom chiến lược của Nga trong khuôn khổ Chiến dịch Mạng Nhện (Operation Spider’s Web). Sau đó, bắt đầu từ ngày 13 tháng 6, trong Chiến dịch Sư Tử Trỗi Dậy (Operation Rising Lion), Israel đã sử dụng drone được buôn lậu từng bộ phận vào Iran để phá hủy hệ thống phòng không của Iran, giúp Israel giành quyền kiểm soát hoàn toàn không phận Iran. Trong mỗi trường hợp, những chiếc drone có giá không quá vài nghìn USD mỗi chiếc đã có thể xóa sổ hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm triệu USD giá trị của các hệ thống vũ khí tiên tiến không thể dễ dàng thay thế. Continue reading “Những lợi thế và hạn chế của drone trên chiến trường”

BRICS trong thời đại “Nước Mỹ trên hết”

Nguồn: Sarang Shidore, “How BRICS Can Survive ‘America First’“ Foreign Policy, 02/07/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dù mới chỉ đạt thành công khá hạn chế, nhưng khối này có tiềm năng định hình một trật tự quốc tế mới.

Tâm lý “Nước Mỹ trên hết” của Washington có ý nghĩa gì đối với BRICS?

Khi các nhà lãnh đạo BRICS tụ họp tại Rio de Janeiro vào cuối tuần này, các dấu hiệu đều không mấy tốt đẹp. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhắm thẳng vào khối 10 quốc gia này, đe dọa áp thuế 100% lên các nước thành viên nếu họ cố gắng hạ bệ đồng đô la Mỹ khỏi vị trí thống trị toàn cầu. Washington cũng tăng cường chiến tranh thương mại và thuế quan trên toàn thế giới, bao gồm với hầu hết các quốc gia BRICS. Và một thành viên của khối này, Iran, gần đây đã phải hứng chịu một cuộc tấn công quân sự dữ dội từ Mỹ. Liệu BRICS có thể sống sót qua cuộc tấn công này, và họ phải làm gì để duy trì vai trò của mình trong một thế giới mới? Continue reading “BRICS trong thời đại “Nước Mỹ trên hết””

08/07/1914: Ca sĩ và nhà hoạt động công đoàn Joe Hill bị kết án tử hình

Nguồn: Labor activist and singer Joe Hill sentenced to death, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, ca sĩ Joe Hill đã bị kết án tử hình ở Utah vì tội giết người, dù bằng chứng buộc tội ông rất ít ỏi.

Joe Hill là người gốc Thụy Điển, nhập cư vào Mỹ năm 1879. Năm 1910, ông gia nhập Tổ chức Công nhân Thế giới (International Workers of the World, IWW), vốn là một nghiệp đoàn công nghiệp phản đối hệ thống tư bản và nuôi giấc mơ lãnh đạo một cuộc cách mạng công nhân trên toàn nước Mỹ. Các thành viên của IWW – còn được gọi là Wobblies – hoạt động đặc biệt tích cực ở miền Tây, nơi họ đã rất thành công trong việc tập hợp các công nhân bị ngược đãi và bóc lột trong ngành khai thác mỏ, khai thác gỗ, và vận tải biển. Continue reading “08/07/1914: Ca sĩ và nhà hoạt động công đoàn Joe Hill bị kết án tử hình”

Thế giới hôm nay: 08/07/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump lại hoãn áp thuế đối ứng, lần này đến ngày 1 tháng 8. Ông cũng đe dọa sẽ đánh thuế ít nhất 25% lên các quốc gia như Nhật Bản, Nam Phi, Hàn Quốc và một số nước khác. Ông Trump lần đầu công bố các loại thuế này vào tháng 4 nhân “Ngày Giải phóng,” nhưng sau đó đã gia hạn 90 ngày để các nước có thể đạt được thỏa thuận thương mại – một thời hạn được cho là quá tham vọng.

Ông Trump đã dùng bữa với Binyamin Netanyahu tại Nhà Trắng. Nhiều người từng hy vọng lãnh đạo hai nước sẽ công bố một thỏa thuận ngừng bắn cho cuộc chiến tại Gaza. Song đàm phán giữa Israel và Hamas tại Qatar vẫn chưa có kết quả, và không có thỏa thuận nào được đưa ra. Dự kiến đàm phán sẽ tiếp tục trong tuần này. Dẫu vậy, thủ tướng Israel vẫn tuyên bố sẽ đề cử ông Trump cho giải Nobel Hòa bình. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/07/2025”

Liệu Donald Trump có thể áp đặt một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza?

Nguồn: Can Donald Trump force a ceasefire in Gaza?”, The Economist, 07/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Hai tuần sau cuộc chiến đầy kịch tính giữa Israel và Iran, Benjamin Netanyahu đang tới Washington để tận hưởng vinh quang cùng với Donald Trump. Nhưng để có một buổi tiếp đón của người chiến thắng tại Nhà Trắng, thủ tướng Israel có thể phải nhượng bộ tổng thống Mỹ về một vấn đề khác.

Khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau vào ngày 7 tháng 7, ông Trump hy vọng có thể thông báo chấm dứt cuộc chiến ở Gaza. Cách Washington hàng nghìn km, tại Doha, các nhà đàm phán của Israel và Hamas, phong trào Hồi giáo đã bắt đầu cuộc chiến bằng cuộc tấn công bất ngờ và vụ thảm sát 21 tháng trước, sẽ tiến hành các cuộc đàm phán sốt sắng để chốt thỏa thuận kịp thời cho chuyến thăm Mỹ của ông Netanyahu. Continue reading “Liệu Donald Trump có thể áp đặt một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza?”

An ninh hay kinh tế? Hệ thống ra quyết định của Trung Quốc đang thay đổi

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s decision-making system under review amid economic woes’“ Nikkei Asia, 03/07/2025.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thế lưỡng nan của Tập Cận Bình: Cân bằng an ninh quốc gia với thực tế khắc nghiệt của Trung Quốc.

Đảng Cộng sản Trung Quốc đang có dấu hiệu thay đổi.

Những dấu hiệu này xuất hiện dù Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã tích lũy thành công cái được gọi là “quyền lực tối cao.”

Nguồn gốc quyền lực của ông bắt nguồn từ hệ thống điều phối chính sách và ra quyết định mà Ban chấp hành Trung ương đảng đã thông qua vào năm 2013. Continue reading “An ninh hay kinh tế? Hệ thống ra quyết định của Trung Quốc đang thay đổi”

Thế giới hôm nay: 07/07/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một phái đoàn đàm phán của Israel đã đến Qatar để tiến hành đàm phán gián tiếp với Hamas nhằm đạt được một thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza và trả tự do cho các con tin đang bị giam giữ tại vùng đất này. Thủ tướng Israel, Binyamin Netanyahu, cho biết Hamas đã yêu cầu những thay đổi “không thể chấp nhận được” đối với đề xuất do Mỹ hậu thuẫn. Ông Netanyahu sẽ gặp tổng thống Mỹ Donald Trump tại Washington vào thứ Hai. Ông Trump tuyên bố một thỏa thuận về Gaza đang “gần kề” và có thể đạt được trong tuần này.

Bộ trưởng tài chính Mỹ, Scott Bessent, cho biết các quốc gia không đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ sẽ phải đối mặt với thuế quan “boomerang” cao hơn vào ngày 1 tháng 8. Lệnh hoãn 90 ngày đối với các mức thuế nặng nhất của ông Trump dự kiến sẽ hết hạn vào ngày 9 tháng 7. Ông Trump cho biết ông sẽ gửi thư tới khoảng 12 nước (chưa được tiết lộ) vào thứ Hai để thông báo chi tiết về kế hoạch của mình. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/07/2025”

Dự luật ‘to đẹp’ của Trump sẽ khiến Trung Quốc vĩ đại trở lại như thế nào?

Nguồn: Thomas L. Friedman, “How Trump’s ‘Big, Beautiful Bill’ Will Make China Great Again”, The New York Times, 03/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Bạn có nghe thấy không – tiếng gầm lớn từ phương Đông? Đó là tiếng cười của 1,4 tỷ người Trung Quốc đang cười nhạo Mỹ.

Người Trung Quốc đang không thể tin vào vận may của họ: ngay khi kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo tiêu thụ lượng điện khổng lồ bắt đầu, Tổng thống Mỹ và đảng của ông lại quyết định thực hiện một trong những quyết sách tự gây tổn hại mang tính chiến lược một cách không tưởng. Họ đã thông qua một dự luật khổng lồ mà, cùng với những điều vô lý khác, cố ý phá hoại khả năng sản xuất điện của Mỹ thông qua năng lượng tái tạo – đặc biệt là năng lượng mặt trời, pin và năng lượng gió. Continue reading “Dự luật ‘to đẹp’ của Trump sẽ khiến Trung Quốc vĩ đại trở lại như thế nào?”

Trung Quốc có bị tác động bởi thuế ‘trung chuyển’ trong thỏa thuận Mỹ-Việt?

Nguồn: Khúc Kiều Kiều,  “美越协议这一条是想孤立中国,问题是,世界同意美国这么做吗?“, Guancha, 04/07/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Mới đây, Mỹ tuyên bố đã đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam và sẽ áp dụng mức thuế 20% đối với hàng hóa Việt Nam.

Tờ South China Morning Post của Hồng Kông ngày 4/7 đã đăng một bài viết nói rằng, mức thuế 20% này thấp hơn mức 46% mà chính quyền Trump từng đe dọa trước đó, và điều này khiến các nhà xuất khẩu Việt Nam cảm thấy nhẹ nhõm phần nào. Tuy nhiên, thỏa thuận này vẫn còn nhiều ẩn số. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng những hàng hóa được xác định là “trung chuyển qua Việt Nam” sẽ phải chịu mức thuế 40%. Continue reading “Trung Quốc có bị tác động bởi thuế ‘trung chuyển’ trong thỏa thuận Mỹ-Việt?”

06/07/1900: Warren Earp bị giết ở Arizona

Nguồn: Warren Earp killed in Arizona, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1900, Warren Earp, người trẻ nhất trong một gia đình gồm những tay đấu súng nổi tiếng, đã bị giết trong một quán rượu ở Arizona.

Nicholas và Virginia Earp đã nuôi dạy một gia đình gồm năm người con trai và bốn người con gái tại một loạt các trang trại ở Illinois và Iowa. Ba người con trai của nhà Earp sau đó lớn lên và trở thành những nhân vật khét tiếng. Vào ngày 26/10/1881, Wyatt, Virgil, và Morgan Earp tham gia một cuộc đấu súng ngắn với băng Clanton và McLaury ở Tombstone, Arizona. Anh em nhà Earp, cùng với người bạn Doc Holliday, đã giết chết cả ba đối thủ của mình. Trận đấu súng – được đặt theo tên một chuồng ngựa gần đó là O.K. Corral – sau này đã trở thành chủ đề yêu thích của các nhà văn viết tiểu thuyết giật gân và các nhà làm phim. Còn Wyatt, Virgil, và Morgan thì trở thành biểu tượng của miền Viễn Tây hoang dã. Continue reading “06/07/1900: Warren Earp bị giết ở Arizona”

Đòn bẩy đất hiếm của Trung Quốc đang phát huy hiệu quả

Nguồn: James Palmer, “China’s Rare-Earth Leverage Is Paying Off”, Foreign Policy, 01/07/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Thoả thuận mới đây với Mỹ nhấn mạnh việc Bắc Kinh đang kiểm soát chặt chẽ một lĩnh vực quan trọng.

Tiêu điểm tuần này: Trung Quốc đồng ý ký thỏa thuận đất hiếm với Mỹ; Đức Đạt Lai Lạt Ma chuẩn bị công bố kế hoạch kế vị; Một trò chơi điện tử mới đánh trúng tâm lý nam giới Trung Quốc.

Trung Quốc và Mỹ đồng ý ký thoả thuận về đất hiếm

Vào thứ Sáu tuần trước, Trung Quốc phát tín hiệu sẽ chấp thuận một thỏa thuận mới cho phép xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ, đánh dấu một bước đột phá sau các cuộc đàm phán Mỹ – Trung trước đó tại Geneva và London. Continue reading “Đòn bẩy đất hiếm của Trung Quốc đang phát huy hiệu quả”

05/07/1865: Andrew Johnson ký lệnh hành quyết những kẻ âm mưu ám sát Lincoln

Nguồn: Andrew Johnson signs off on the execution of Lincoln assassination conspirators, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1865, Tổng thống Andrew Johnson đã ký một sắc lệnh hành pháp xác nhận bản án quân sự dành cho một nhóm người đã âm mưu giết cố Tổng thống Abraham Lincoln, khi đó là Tổng tư lệnh của Quân đội Mỹ. Với chữ ký của mình, Johnson đã ra lệnh hành quyết bốn kẻ có tội.

Những người ủng hộ Hợp bang miền Nam là David E. Herold, G. A. Atzerodt, Lewis Payne, Mary E. Surratt, Michael O’Laughlin, Edward Spangler, Samuel Arnold, và Samuel A. Mudd đã bị đưa ra xét xử vào ngày 09/05 và bị kết án vào ngày 05/07 vì đã lập mưu một cách “ác ý, phạm pháp, và phản bội” ​​với một số người khác, bao gồm cả John Wilkes Booth, người đã ám sát Tổng thống Lincoln vào ngày 14/04/1865. Ngoài việc nhắm vào Lincoln, những kẻ âm mưu cũng lên kế hoạch giết Tướng Ulysses S. Grant khi ông chỉ huy quân đội Liên minh miền Bắc trong Nội chiến chống lại các tiểu bang miền Nam. Phó Tổng thống Andrew Johnson, người kế nhiệm Lincoln làm Tổng thống, cũng là một trong những mục tiêu mà nhóm này nhắm tới. Continue reading “05/07/1865: Andrew Johnson ký lệnh hành quyết những kẻ âm mưu ám sát Lincoln”