Cuộc đua AI ở Đông Nam Á

Nguồn: Sarosh Nagar và Sergio Imparato, “The Global AI Market No One Is Watching,” The Diplomat, 28/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao thế giới nên chú ý đến cuộc đua AI ở Đông Nam Á?

Bản báo cáo mới được công bố gần đây của Liên Hiệp Quốc đã thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của thế giới đối với trí tuệ nhân tạo (AI). Hầu hết sự chú ý toàn cầu đối với AI đều đang đổ dồn vào Mỹ và Trung Quốc, hai quốc gia với nhiều nhà phát triển mô hình nền tảng hàng đầu thế giới. Một số khu vực khác cũng nhận được sự chú ý đáng kể – từ Đạo luật AI của Châu Âu, đến các nỗ lực của Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất nhằm thu hút các công ty khởi nghiệp mới đến Vùng Vịnh. Continue reading “Cuộc đua AI ở Đông Nam Á”

Chiến dịch quảng bá chế độ chuyên chế của Trung Quốc đang thành công

Nguồn: Daniel Mattingly, “China’s Soft Sell of Autocracy Is Working,” Foreign Affairs, 25/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Còn những nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy nền dân chủ lại đang thất bại.

Hàng chục năm qua, người Mỹ đã thúc đẩy nền dân chủ trên toàn cầu. Nhưng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc, một câu hỏi đã nảy sinh: Liệu Bắc Kinh có đang cố gắng xuất khẩu hệ thống chính trị chuyên chế của mình theo cách tương tự hay không? Không, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố. “Chúng tôi không tìm cách ‘xuất khẩu’ mô hình Trung Quốc,” ông nói với một hội đồng các nhà lãnh đạo thế giới vào năm 2017, “chúng tôi cũng không muốn các quốc gia khác ‘sao chép’ cách làm việc của chúng tôi.” Tuy nhiên, sẽ là một sai lầm nếu nghĩ rằng Bắc Kinh không tìm cách định hình dư luận toàn cầu có lợi cho hệ thống chính trị của Trung Quốc. Những nỗ lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhằm thúc đẩy chế độ chuyên chế đơn giản là không rõ ràng như những nỗ lực bán hàng cứng (hard sell) của Mỹ nhằm xuất khẩu dân chủ; thay vào đó, ĐCSTQ đang bán hàng mềm (soft sell) để quảng bá chế độ chuyên chế. Continue reading “Chiến dịch quảng bá chế độ chuyên chế của Trung Quốc đang thành công”

06/10/1996: Bill Clinton tranh luận với Bob Dole

Nguồn: Bill Clinton debates Bob Dole, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1996, Tổng thống Dân chủ Bill Clinton đã đối mặt với đối thủ Cộng hòa của mình, Thượng nghị sĩ Bob Dole từ Kansas, trong cuộc tranh luận đầu tiên của chiến dịch tranh cử tổng thống năm đó.

Cuộc tranh luận – diễn ra tại Hartford, Connecticut, và được điều phối bởi Jim Lehrer của đài PBS – đã tạo cơ hội cho các ứng cử viên đưa ra quan điểm của họ về giáo dục, nền kinh tế, Medicare, và cắt giảm thuế. Clinton đã nhận công cho việc cải thiện nền kinh tế và cắt giảm thâm hụt ngân sách mà ông thừa hưởng từ George H.W. Bush khi ông nhậm chức tổng thống vào năm 1992. Trong khi đó, Dole thách thức cách tiếp cận “tùy cơ ứng biến” của Clinton đối với các vấn đề đối ngoại, thách thức thành tích của tổng thống về tội phạm và chi tiêu, đồng thời đề xuất khoản cắt giảm thuế khổng lồ hơn 550 tỷ đô la. Continue reading “06/10/1996: Bill Clinton tranh luận với Bob Dole”

05/10/1978: Isaac Singer giành giải Nobel Văn học

Nguồn: Isaac Singer wins Nobel Prize in Literature, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, nhà văn Isaac Bashevis Singer đã giành giải Nobel Văn học. Ông sáng tác bằng tiếng Yiddish về cuộc sống của người Do Thái ở Ba Lan và Mỹ, và các bản dịch tác phẩm của ông đã trở nên nổi tiếng ở Mỹ cũng như trong cộng đồng Do Thái.

Singer sinh ra ở Ba Lan vào năm 1904 trong một gia đình có truyền thống làm giáo sĩ Do Thái giáo Hasidim. Ông theo học tại Warsaw Rabbinical Seminar (Trường Giáo sĩ Warsaw), và sau khi được truyền cảm hứng từ người anh trai Joshua, cũng là một nhà văn, ông bắt đầu viết những câu chuyện và tiểu thuyết của riêng mình. Ông đã xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay, Satan in Goray, tại Ba Lan vào năm 1935. Continue reading “05/10/1978: Isaac Singer giành giải Nobel Văn học”

03/10/1863: Tổng thống Lincoln tuyên bố Ngày Lễ Tạ ơn chính thức

Nguồn: President Lincoln proclaims official Thanksgiving holiday, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, để bày tỏ lòng biết ơn đối với chiến thắng quan trọng của Quân đội Liên minh tại Gettysburg, Tổng thống Abraham Lincoln tuyên bố rằng cả nước sẽ kỷ niệm Ngày Lễ Tạ ơn chính thức vào ngày 26/11 cùng năm.

Bài phát biểu của Lincoln, thực ra do Bộ trưởng Ngoại giao William Seward viết, tuyên bố rằng thứ Năm cuối cùng của tháng 11 hàng năm sẽ được coi là Ngày Lễ Tạ ơn chính thức ở Mỹ. Thông báo này gợi nhớ đến thời điểm năm 1789, trong nhiệm kỳ đầu tiên tổng thống đầu tiên George Washington, và khi nước Mỹ non trẻ chỉ mới thoát khỏi Cách mạng Mỹ vài năm trước. Vào thời điểm đó, George Washington đã kêu gọi một “ngày lễ tạ ơn và cầu nguyện công khai” chính thức. Dù Quốc hội đã nhất trí với đề xuất của Washington, nhưng ngày lễ này vẫn chưa trở thành sự kiện thường niên. Continue reading “03/10/1863: Tổng thống Lincoln tuyên bố Ngày Lễ Tạ ơn chính thức”

Ở Trung Quốc, làm giàu không còn là vinh quang

Nguồn: Ruchir Sharma, “It’s no longer glorious to get rich in China – it’s dangerous,” Financial Times, 23/09/2024.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao không còn ai muốn trở thành nhà tài phiệt hàng đầu Trung Quốc?

Tháng trước, Colin Huang (Hoàng Tranh), nhà sáng lập của công ty thương mại điện tử PDD, đã thu hút sự chú ý khi ông vươn lên trở thành người giàu nhất Trung Quốc. Nhưng ngay sau đó, PDD đã khiến các nhà đầu tư bất ngờ với dự báo lợi nhuận ảm đạm. Cổ phiếu của công ty nhanh chóng lao dốc. Hoàng đã mất 14 tỷ đô la chỉ sau một đêm và nhường vị trí dẫn đầu cho Chung Thiểm Thiểm, nhà sáng lập công ty đồ uống khổng lồ Nông Phu Sơn Tuyền. Trong vòng 24 giờ sau đó, Nông Phu Sơn Tuyền đã đưa ra báo cáo triển vọng u ám của riêng mình và Chung cũng nhanh chóng tụt khỏi vị trí đầu tiên trong danh sách những người giàu nhất nước. Continue reading “Ở Trung Quốc, làm giàu không còn là vinh quang”

Israel đang mơ về một trật tự mới ở Trung Đông

Nguồn: Gideon Rachman, “Israel dreams of a new order in the Middle East,” Financial Times, 29/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhưng việc leo thang xung đột sẽ chỉ dẫn đến hỗn loạn khu vực.

Vụ ám sát Hassan Nasrallah đã diễn ra chỉ vài ngày trước lễ kỷ niệm một năm ngày Hamas tấn công Israel vào ngày 07/10. Với việc tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah ở Lebanon, chính phủ Israel hy vọng rằng họ cuối cùng đã nắm được thế chủ động trong cuộc chiến với kẻ thù khu vực. Continue reading “Israel đang mơ về một trật tự mới ở Trung Đông”

01/10/1993: Bé 12 tuổi bị bắt cóc, mở đường cho luật “ba lần phạm tội”

Nguồn: A 12 year old girl is kidnapped, leading to California’s “three strikes” law, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1993, cô bé Polly Klaas đã bị một kẻ đột nhập dùng dao khống chế tại nhà riêng ở Petaluma, California, trong một bữa tiệc ngủ (slumber party) với hai người bạn. Dù đã có một cuộc truy lùng quy mô lớn và sự chú ý của cả nước, nhưng người ta vẫn không tìm thấy dấu hiệu nào của cô bé 12 tuổi mất tích hoặc kẻ bắt cóc em trong suốt hai tháng. Continue reading “01/10/1993: Bé 12 tuổi bị bắt cóc, mở đường cho luật “ba lần phạm tội””

Cộng đồng lưu vong không thể cứu nước Nga

Nguồn: Michael Kimmage và Maria Lipman, “Exiles Cannot Save Russia,” Foreign Affairs, 18/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhưng phương Tây có thể học hỏi – và nên ủng hộ – những người đã chạy trốn khỏi Putin.

Cuối năm 2022, một tòa án ở Moscow đã tuyên án nhà phê bình Điện Kremlin Ilya Yashin tám năm rưỡi tù giam. Ông là một thành viên nổi bật và thẳng thắn của phe đối lập Nga, đồng thời là đồng minh của Boris Nemtsov và Alexei Navalny, những nhân vật đối lập hàng đầu, hiện đều đã qua đời. Nếu ông không được trả tự do trong cuộc trao đổi tù nhân với Mỹ hồi tháng trước, có lẽ Yashin cũng đã chết. Giờ đây, khi sống lưu vong ở Berlin, ông có thể thực hiện công việc chính trị của mình mà không bị cản trở. Continue reading “Cộng đồng lưu vong không thể cứu nước Nga”

Hệ lụy chết người từ việc Trung Quốc làm ngơ trước làn sóng bài Nhật

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China could have prevented 10-year-old boy’s stabbing death,” Nikkei Asia, 26/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một cơn sốt trên mạng xã hội Trung Quốc có liên quan một phần đến Fukushima đang khơi dậy tình cảm bài Nhật.

Vụ một bé trai 10 tuổi bị đâm chết trên đường đến ngôi trường Nhật Bản của em ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, vào ngày 18/09 đã gây chấn động không chỉ trong cộng đồng người Nhật ở Trung Quốc mà còn trong các cộng đồng ở cả hai nước.

Thảm kịch này, được cho là do một người đàn ông Trung Quốc 44 tuổi có tiền án gây ra, cũng đã phủ bóng đen lên quan hệ kinh tế giữa hai nước láng giềng, khi ngày càng nhiều công ty Nhật Bản cho phép nhân viên của họ ở Trung Quốc tạm thời trở về nước cùng với gia đình để đảm bảo an toàn. Continue reading “Hệ lụy chết người từ việc Trung Quốc làm ngơ trước làn sóng bài Nhật”

29/09/1918: Phe Hiệp ước chọc thủng Phòng tuyến Hindenburg

Nguồn: Allied forces break through the Hindenburg Line, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, sau một trận pháo kích kéo dài 56 giờ, lực lượng Đồng minh Hiệp ước đã chọc thủng cái gọi là Phòng tuyến Hindenburg, hàng phòng thủ cuối cùng của Đức ở Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I.

Được xây dựng vào cuối năm 1916, Phòng tuyến Hindenburg – được người Anh đặt tên theo tên vị tổng tư lệnh người Đức, Paul von Hindenburg; nhưng người Đức gọi nó là Phòng tuyến Siegfried – là một công sự được vũ trang hạng nặng, chạy vài kilomet phía sau mặt trận giữa bờ biển phía bắc nước Pháp và vùng Verdun gần biên giới Pháp và Bỉ. Continue reading “29/09/1918: Phe Hiệp ước chọc thủng Phòng tuyến Hindenburg”

Tại sao nên thành lập một Liên bang Israel-Palestine?

Nguồn: Omar M. Dajani và Limor Yehuda, “A Two-State Solution That Can Work,” Foreign Affairs, 19/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tháng 7 vừa qua, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu để thảo luận về cuộc chiến ở Gaza và tương lai của Trung Đông. Sau đó, Harris nhấn mạnh cam kết của bà đối với giải pháp hai nhà nước cho người Israel và người Palestine – nói rằng nó là “con đường duy nhất đảm bảo Israel vẫn là một nhà nước Do Thái và dân chủ an toàn, và con đường đảm bảo người Palestine cuối cùng có thể được hưởng tự do, an ninh, và thịnh vượng mà họ xứng đáng được hưởng.” Harris không phải là người duy nhất có quan điểm này. Trên khắp thế giới, các nhà lãnh đạo tiếp tục cam kết ủng hộ giải pháp hai nhà nước, lập luận rằng giải pháp này cung cấp định hướng và động lực cho các nỗ lực chấm dứt chiến tranh và cuối cùng là tái thiết Gaza. Trong một nghị quyết ngừng bắn được mong đợi từ lâu, được thông qua vào tháng 6, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc một lần nữa cam kết với “tầm nhìn về giải pháp hai nhà nước, trong đó hai quốc gia dân chủ, Israel và Palestine, chung sống hòa bình bên cạnh nhau, với các đường biên giới an toàn và được công nhận.” Continue reading “Tại sao nên thành lập một Liên bang Israel-Palestine?”

28/09/1918: Cuộc diễu hành khiến hàng nghìn người nhiễm cúm Tây Ban Nha

Nguồn: Philadelphia parade exposes thousands to Spanish flu, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, một cuộc diễu hành của Liberty Loan (Trái phiếu Tự do) ở Philadelphia đã gây ra một đợt bùng phát dịch cúm Tây Ban Nha lớn trong thành phố. Vào thời điểm dịch bệnh kết thúc, ước tính có khoảng 20 triệu đến 50 triệu người đã chết trên toàn thế giới.

Cúm (Influenza) là một loại virus rất dễ lây lan. Nó tấn công hệ hô hấp và có thể biến đổi rất nhanh để tránh bị hệ thống miễn dịch của con người tiêu diệt. Nhìn chung, chỉ những người rất già và rất trẻ mới dễ bị tử vong do cúm. Dù đại dịch cúm năm 1889 đã giết chết hàng nghìn người trên khắp thế giới, nhưng phải đến năm 1918, người ta mới phát hiện ra mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Continue reading “28/09/1918: Cuộc diễu hành khiến hàng nghìn người nhiễm cúm Tây Ban Nha”

Hezbollah sẽ tiếp tục đe dọa Israel hay tìm cách bảo toàn lực lượng?

Nguồn: Hanin Ghaddar, “Will Hezbollah Choose to Keep Its Word – or Its Arsenal?,” Foreign Policy, 23/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhóm chiến binh này phải quyết định giữa việc rút lại mối đe dọa đối với miền bắc Israel hoặc chấp nhận rủi ro mất đi kho tên lửa tiên tiến.

Trong vòng chưa đầy một tuần, Israel đã làm suy yếu đáng kể năng lực quân sự, hệ thống thông tin liên lạc, và chuỗi chỉ huy của Hezbollah. Đầu tiên, việc một loạt máy nhắn tin và bộ đàm phát nổ đã làm suy yếu khả năng liên lạc của nhóm. Sau đó, vào ngày 20/09, vụ ám sát Ibrahim Aqil – cùng với 14 chỉ huy cấp cao khác của Lực lượng Radwan – trở thành thất bại lớn đối với đơn vị chỉ huy và ban lãnh đạo cấp cao nhất của nhóm chiến binh Lebanon, Hội đồng Jihad. Trong số những thành viên sáng lập cơ cấu quân sự của Hezbollah, giờ chỉ còn một mình Ali Karaki sống sót. Continue reading “Hezbollah sẽ tiếp tục đe dọa Israel hay tìm cách bảo toàn lực lượng?”

Thế khó của Mỹ trong việc tìm ra chính sách phù hợp để đối phó Trung Quốc

Nguồn: Jessica Chen Weiss, “The Case Against the China Consensus,” Foreign Affairs, 16/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Tổng thống Mỹ tiếp theo nên hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn với Trung Quốc?

Washington đang phải đối mặt với làn sóng chỉ trích ngày càng gia tăng vì theo đuổi một cuộc cạnh tranh mở với Trung Quốc mà không xác định rõ thành công sẽ như thế nào. Khi khả năng cưỡng chế và hành vi đe dọa của Trung Quốc khiến Mỹ tập trung sự chú ý vào những rủi ro đối với lợi ích của mình, việc thiếu một thước đo thành công rõ ràng đã mở ra cánh cửa cho những lời chỉ trích đảng phái về cách tiếp cận của chính quyền Biden. Trong khi đó, những người bảo vệ chính quyền bác bỏ những chỉ trích này bằng cách chỉ ra rằng các chính sách của chính quyền phù hợp với sự đồng thuận rộng rãi về thách thức mà Trung Quốc đặt ra, và các bước cần thiết để chống lại thách thức đó. Continue reading “Thế khó của Mỹ trong việc tìm ra chính sách phù hợp để đối phó Trung Quốc”

26/09/1957: West Side Story mở màn trên sân khấu Broadway

Nguồn: “West Side Story” opens on Broadway, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, vở West Side Story do Leonard Bernstein sáng tác đã công diễn lần đầu tại Nhà hát Winter Garden ở Broadway. Qua vở nhạc kịch mang tính đột phá này, Bernstein đã mang đến những bản nhạc hấp dẫn và lôi cuốn được nhiều người tôn vinh là thành tựu lớn nhất của ông trong tư cách là một nhà soạn nhạc. Tuy nhiên, ngay cả khi không có vinh quang từ West Side Story, vị trí của Bernstein trong lịch sử âm nhạc vẫn sẽ được xác lập vững chắc. Ngoài công việc là một nhà soạn nhạc, “Người Phục hưng Âm nhạc” còn là một nhạc trưởng xuất sắc, một nghệ sĩ piano hòa nhạc hàng đầu, và một người thầy đã đưa âm nhạc cổ điển đến với đại chúng. Continue reading “26/09/1957: West Side Story mở màn trên sân khấu Broadway”

Chủ nghĩa cực đoan chính trị ở Đức và những rủi ro đối với Ukraine

Nguồn: Gideon Rachman, “Germany, political extremism and the risks to Ukraine,” Financial Times, 23/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự chia rẽ chính trị ở Cộng hòa Liên bang Đức đe dọa sự thống nhất của phương Tây và sự ủng hộ dành cho Kyiv.

Tác động tiềm tàng của Donald Trump đối với cuộc chiến ở Ukraine và liên minh phương Tây đã được hiểu rõ. Nhưng những gì xảy ra ở Đức có thể cũng quan trọng không kém.

Đức là nước viện trợ lớn thứ hai cho Ukraine, chỉ sau Mỹ, và còn là thành viên chủ chốt trong cả EU và NATO. Nhưng các đảng dân túy có thiện cảm với Nga lại đang nổi lên ở Đức. Continue reading “Chủ nghĩa cực đoan chính trị ở Đức và những rủi ro đối với Ukraine”

HarmonyOS khiến ngành công nghệ Trung Quốc rơi vào thế khó xử

Nguồn: Vivian Toh, “Huawei’s HarmonyOS puts China’s tech world in awkward spot,” Nikkei Asia, 22/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Áp lực phải ủng hộ hệ điều hành trong nước dẫn đến việc vội vàng phát hành ứng dụng.

Việc Huawei ra mắt hệ điều hành HarmonyOS Next vào tháng 6 vừa qua đã đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc. Được nhiều người cho là “tuyên bố độc lập” khỏi Android của Google, phiên bản hệ điều hành mới nhất của Huawei đóng vai trò trung tâm trong tham vọng của công ty nhằm thiết lập một hệ sinh thái nội địa cho các thiết bị thông minh. Continue reading “HarmonyOS khiến ngành công nghệ Trung Quốc rơi vào thế khó xử”

24/09/2016: Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử và Văn hóa Người Mỹ gốc Phi mở cửa

Nguồn: The National Museum of African American History and Culture opens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2016, hơn 15 năm sau khi được thành lập, Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử và Văn hóa Người Mỹ gốc Phi đã mở cửa tại National Mall. Barack Obama, Tổng thống gốc Phi đầu tiên của nước Mỹ, đã chủ trì buổi lễ và chính thức khai trương bảo tàng bằng cách rung Chuông Tự do, một chiếc chuông từ một nhà thờ Baptist của người Mỹ gốc Phi được thành lập vào năm 1776. Continue reading “24/09/2016: Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử và Văn hóa Người Mỹ gốc Phi mở cửa”

Tại sao thành ngữ ‘Tạp oa mại thiết’ thời Đại Nhảy vọt lại hồi sinh ở Trung Quốc?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “‘Smash iron woks’ – a Great Leap Forward idiom returns to China,” Nikkei Asia, 19/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Câu thành ngữ yêu cầu mọi người phải hy sinh tất cả đã phản ánh hoàn cảnh khó khăn hiện tại ở Trung Quốc.

Gần đây, một thành ngữ cổ bất ngờ lan truyền trở lại trong giới chính trị và quan chức Trung Quốc. Tạp oa mại thiết – câu này có nghĩa là “đập tan tất cả nồi chảo trong nhà, rồi bán chúng như sắt vụn.”

Điều này cũng có nghĩa là phải hy sinh mọi thứ để vượt qua tình trạng khẩn cấp hiện tại. Đối với một số người, câu nói này gợi nhớ đến Đại Nhảy vọt cách đây hơn 60 năm. Continue reading “Tại sao thành ngữ ‘Tạp oa mại thiết’ thời Đại Nhảy vọt lại hồi sinh ở Trung Quốc?”