Cán cân quyền lực ở Trung Quốc đã thay đổi

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “General’s smile hints at changes in China power balance,” Nikkei Asia, 05/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các quan chức quân sự cấp cao đã trở lại vị trí hàng đầu trong quan hệ ngoại giao với Mỹ.

Quân nhân, đặc biệt là những người trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, những người tuyên thệ trung thành tuyệt đối với Đảng Cộng sản, thường để lại ấn tượng là những người vô cảm hoặc hay cau mày mỗi khi xuất hiện trước công chúng. Continue reading “Cán cân quyền lực ở Trung Quốc đã thay đổi”

08/09/1945: Quân đội Mỹ đổ bộ chiếm đóng Triều Tiên

Nguồn: “American troops arrive in Korea to partition the country,” History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, quân đội Mỹ đã đổ bộ vào Bán đảo Triều Tiên để bắt đầu quá trình chiếm đóng sau chiến tranh ở phần phía nam đất nước, gần đúng một tháng sau khi quân đội Liên Xô tiến vào miền bắc để bắt đầu quá trình chiếm đóng của riêng họ. Dù việc chiếm đóng của Mỹ và Liên Xô được cho là tạm thời, nhưng sự chia cắt Bán đảo Triều Tiên đã nhanh chóng trở thành vĩnh viễn. Continue reading “08/09/1945: Quân đội Mỹ đổ bộ chiếm đóng Triều Tiên”

Ý nghĩa mơ hồ của chiến dịch Kursk của Ukraine

Nguồn: Stephen M. Walt, “The Murky Meaning of Ukraine’s Kursk Offensive,” Foreign Policy, 28/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thành công ngắn hạn không nhất thiết sẽ có tác động lâu dài.

Liệu cuộc phản công bất ngờ của Ukraine vào Nga là bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến, hay một trò hề vô nghĩa, hay một bước đi sai lầm chiến lược của Kyiv? Về cơ bản, chiến dịch đã thành công trong ngắn hạn, nhưng quan trọng vẫn là trung hạn đến dài hạn. Liệu nó có tác động sâu rộng nào đến chính sách của phương Tây đối với Nga nói chung và cuộc chiến ở Ukraine nói riêng hay không? Continue reading “Ý nghĩa mơ hồ của chiến dịch Kursk của Ukraine”

07/09/1876: Người dân Minnesota tiêu diệt băng James-Younger

Nguồn: Minnesotans attack the James‑Younger criminal gang,” History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1876, khi cố gắng cướp ngân hàng Northfield Minnesota giữa ban ngày, băng James-Younger đã bất ngờ bị bao vây bởi những người dân thị trấn đầy giận dữ và gần như bị tiêu diệt hoàn toàn.

Băng cướp đã bắt đầu bằng một trò đánh lạc hướng: năm tên trong số chúng phi nước đại qua trung tâm thị trấn, la hét và bắn súng lục lên không trung. Trong lúc người dân thị trấn chạy đi tìm chỗ ẩn nấp, ba tên cướp khác đội mũ rộng vành và áo khoác dài đã lợi dụng sự mất tập trung để đi vào Ngân hàng Quốc gia Thứ nhất mà không bị phát hiện. Tay lăm lăm súng lục, một trong những tên cướp ra lệnh cho thủ quỹ ngân hàng mở két sắt. Continue reading “07/09/1876: Người dân Minnesota tiêu diệt băng James-Younger”

Bất đồng chính kiến gia tăng ở Trung Quốc khi cột mốc 2025 đến gần

Nguồn: William Pesek, “Rising dissent in China puts Xi Jinping’s vision for 2025 at risk,” Nikkei Asia, 04/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Suy thoái kinh tế đang thách thức khế ước xã hội của Đảng với nhân dân.

Tình trạng bất đồng chính kiến ngày càng gia tăng ở Trung Quốc đang làm nổi bật yếu tố con người ở một thời điểm đầy khó khăn đối với Tập Cận Bình, và cũng là điều mà chủ tịch Trung Quốc không hề mong muốn khi bước vào năm 2025 vô cùng quan trọng. Continue reading “Bất đồng chính kiến gia tăng ở Trung Quốc khi cột mốc 2025 đến gần”

Netanyahu đang cố gắng dùng kỳ bầu cử Mỹ để tự cứu mình

Nguồn: Thomas L. Friedman, “How Netanyahu Is Trying to Save Himself, Elect Trump and Defeat Harris,” New York Times, 03/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nếu Tổng thống Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris cần một lời nhắc nhở rằng Benjamin Netanyahu không phải là bạn của họ, không phải là bạn của nước Mỹ và, đáng xấu hổ nhất, không phải là bạn của những con tin Israel ở Gaza, thì vụ Hamas giết hại sáu con tin Israel trong khi Netanyahu kéo dài các cuộc đàm phán chính là lời nhắc nhở đó. Netanyahu chỉ có một quan tâm duy nhất: sự sống còn chính trị trước mắt của chính ông ta, ngay cả khi điều đó làm suy yếu sự sống còn lâu dài của Israel. Continue reading “Netanyahu đang cố gắng dùng kỳ bầu cử Mỹ để tự cứu mình”

05/09/1836: Sam Houston được bầu làm Tổng thống Cộng hòa Texas

Nguồn: Sam Houston elected as president of Texas, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1836, Sam Houston đã được bầu làm tổng thống của Cộng hòa Texas, vùng đất giành được độc lập khỏi Mexico sau một cuộc nổi loạn quân sự thành công.

Sinh ra tại Virginia vào năm 1793, Houston chuyển đến vùng nông thôn Tennessee cùng gia đình sau khi cha ông qua đời. Ở độ tuổi là thiếu niên, ông đã bỏ nhà ra đi và sống nhiều năm với bộ tộc Cherokee. Houston đã tham gia Chiến tranh Năm 1812 và sau đó được chính phủ Mỹ bổ nhiệm quản lý việc di dời người Cherokee khỏi Tennessee đến một khu dành riêng cho người Mỹ bản địa ở Lãnh thổ Arkansas. Sau đó, ông hành nghề luật sư tại Nashville, và từ năm 1823 đến năm 1827, ông giữ chức vụ đại biểu Quốc hội Mỹ trước khi được bầu làm Thống đốc Tennessee vào năm 1827. Continue reading “05/09/1836: Sam Houston được bầu làm Tổng thống Cộng hòa Texas”

Bên trong kênh liên lạc bí mật giữa Mỹ và Trung Quốc

Nguồn: Demetri Sevastopulo, “The inside story of the secret backchannel between the US and China,” Financial Times, 25/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hai quan chức hàng đầu Jake Sullivan và Vương Nghị đã lặng lẽ gặp nhau để ổn định quan hệ Mỹ-Trung tại các hội nghị thượng đỉnh ‘âm thầm và kín đáo’ trên khắp thế giới.

Ba tháng sau khi khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bay qua Mỹ, khiến quan hệ với Bắc Kinh rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi quan hệ ngoại giao được thiết lập vào năm 1979, Jake Sullivan đã bắt đầu nhiệm vụ bí mật của riêng mình. Continue reading “Bên trong kênh liên lạc bí mật giữa Mỹ và Trung Quốc”

Ảnh hưởng địa chính trị gây tranh cãi của Elon Musk

Nguồn: Gideon Rachman, “Elon Musk is an unguided geopolitical missile,” Financial Times, 02/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dù ảnh hưởng của Musk đang lan rộng từ Ukraine đến Trung Quốc, ông ta vẫn thiếu khả năng định hình luật pháp.

Các doanh nghiệp lớn và tỷ phú thường tránh xa các tranh cãi chính trị. Nếu họ sử dụng quyền lực, họ thích làm điều đó trong bóng tối hơn.

Nhưng Elon Musk thì khác. Trong những tuần gần đây, ông đã lên tiếng ủng hộ Donald Trump và thực hiện một cuộc phỏng vấn nhẹ nhàng với cựu tổng thống trên X, nền tảng mạng xã hội mà ông sở hữu. Musk cũng đang tham gia vào một cuộc đấu khẩu công khai gay gắt với Tòa án Tối cao Brazil, những người đã ra lệnh cấm X vào tuần trước. Ông còn tuyên bố rằng nội chiến là điều không thể tránh khỏi ở Anh, và phản ứng về vụ bắt giữ Pavel Durov, nhà sáng lập Telegram, tại Pháp bằng cách viết rằng: “Góc nhìn: Bây giờ là năm 2030 ở châu Âu và bạn đang bị xử tử vì thích một hình meme.” Continue reading “Ảnh hưởng địa chính trị gây tranh cãi của Elon Musk”

03/09/1777: Lần đầu tiên Quốc kỳ Mỹ tung bay trên chiến trường

Nguồn: The Stars and Stripes flies in battle for the first time, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1777, Quốc kỳ Mỹ đã lần đầu tiên tung bay trên chiến trường, trong một cuộc giao tranh của Cách mạng Mỹ tại Cầu Cooch, Delaware. Tướng William Maxwell của phe Ái Quốc đã ra lệnh giương cao Lá cờ Sao và Sọc khi một đơn vị bộ binh và kỵ binh của ông gặp một đội lính tiền phong người Anh và người Đức. Quân cách mạng đã bị đánh bại và buộc phải rút lui về lực lượng chính của Tướng George Washington gần Brandywine Creek, Pennsylvania. Continue reading “03/09/1777: Lần đầu tiên Quốc kỳ Mỹ tung bay trên chiến trường”

Hình tượng ‘nhà cải cách Tập Cận Bình’ bị lật đổ ngay trong Hội nghị Trung ương 3

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Elders stay faithful to Deng over ‘reformer Xi Jinping’,” Nikkei Asia, 29/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc nổi loạn mùa hè đã buộc Tân Hoa Xã phải xóa một bài bình luận viết lại lịch sử đảng.

Mùa hè vừa qua, một sự kiện có thể được gọi là “cuộc nổi loạn chống lại nhà cải cách Tập Cận Bình” đã diễn ra sau những cánh cửa đóng kín, dẫn đến một bước lùi cho nhà lãnh đạo tối cao và các đồng minh của ông.

Diễn biến chính trị cực kỳ bất thường này đã diễn ra trong hội nghị trung ương ba của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 20. Hội nghị được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 7. Continue reading “Hình tượng ‘nhà cải cách Tập Cận Bình’ bị lật đổ ngay trong Hội nghị Trung ương 3”

01/09/1923: Động đất Lớn Kanto giết chết hơn 140.000 người ở Nhật

Nguồn: Japan’s Great Kanto Earthquake kills over 140,000, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1923, giờ ăn trưa thường lệ tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản và “Thành phố Tơ lụa” Yokohama lân cận đã bị gián đoạn khi một trận động đất mạnh 7,9 độ richter xảy ra ngay trước buổi trưa. Cơn địa chấn đã khiến hơn một nửa số tòa nhà bằng gạch của Tokyo, hầu hết các tòa nhà và hàng trăm nghìn nhà dân ở Yokohama sụp đổ, giết chết hàng chục nghìn người. Continue reading “01/09/1923: Động đất Lớn Kanto giết chết hơn 140.000 người ở Nhật”

Trung Quốc lại hạn chế xuất khẩu một loại khoáng sản quan trọng khác

Nguồn: Christina Lu, “China Tightens Its Grip on Yet Another Critical Mineral,” Foreign Policy, 23/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Và hiện tại, Mỹ không còn nhiều lựa chọn thay thế.

Hơn một năm sau khi Trung Quốc khiến phương Tây lo ngại khi áp lệnh kiểm soát xuất khẩu gallium và germanium, hai nguyên liệu đầu vào quan trọng để sản xuất chip, trong tháng này, Bắc Kinh lại một lần nữa thể hiện sức mạnh của mình  bằng cách tuyên bố hạn chế một kim loại quan trọng nhưng thường bị bỏ qua khác: antimony. Continue reading “Trung Quốc lại hạn chế xuất khẩu một loại khoáng sản quan trọng khác”

31/08/2015: Angela Merkel chào đón người tị nạn đến Đức

Nguồn: Angela Merkel says “Wir schaffen das” on accepting refugees, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2015, trong một động thái khơi dậy một cuộc tranh luận sôi nổi trong nước và trên toàn thế giới, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tuyên bố “Wir schaffen das” (“Chúng ta có thể làm được”) khi bà cam kết tiếp nhận dòng người tị nạn ồ ạt giữa bối cảnh châu Âu đang trải qua cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất kể từ Thế chiến II. Continue reading “31/08/2015: Angela Merkel chào đón người tị nạn đến Đức”

Ukraine đã vượt qua lằn ranh đỏ của Moscow và Washington

Nguồn: Gideon Rachman, “Ukraine has crossed Moscow’s and Washington’s red lines,” Financial Times, 26/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Zelenskyy sẵn sàng bỏ qua lời đe dọa hạt nhân của Nga, nhưng chính quyền Biden vẫn cảnh giác với việc leo thang chiến tranh.

Bằng cuộc tấn công vào Kursk, Ukraine không chỉ vượt qua biên giới Nga mà còn vượt qua cả những lằn ranh đỏ được Washington đặt ra.

Kể từ khi Nga xâm lược toàn diện Ukraine, Mỹ đã liên tục nhấn mạnh rằng mục tiêu của họ là giúp Ukraine bảo vệ lãnh thổ và tồn tại như một quốc gia có chủ quyền. Bất kỳ gợi ý nào cho rằng cuộc chiến có thể diễn ra trên đất Nga đều bị xem là nguy hiểm. Continue reading “Ukraine đã vượt qua lằn ranh đỏ của Moscow và Washington”

29/08/2008: John McCain chọn Sarah Palin làm ứng viên phó tổng thống

Nguồn: Republican John McCain selects Sarah Palin as his running mate, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2008, trong một động thái chấp nhận rủi ro để thu hút cử tri bảo thủ, ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa John McCain đã khiến giới chính trị Mỹ xôn xao khi tuyên bố chọn Thống đốc Alaska Sarah Palin làm ứng viên phó tổng thống.

Vào thời điểm đó, Palin, một ngôi sao đang lên 44 tuổi, nổi tiếng với lập trường bảo thủ và nét quyến rũ dân dã, đã trở thành ứng viên phó tổng thống nữ đầu tiên của Đảng Cộng hòa. Những người ủng hộ bà tin rằng hình ảnh một bà mẹ năm con và tự xưng là “bà mẹ khúc côn cầu” và “Mẹ Gấu” (Mama Grizzly) sẽ gây được tiếng vang với tầng lớp lao động Mỹ, trong khi địa vị của bà như một người mới đối với chính trường quốc gia sẽ mang đến một góc nhìn mới mẻ. Continue reading “29/08/2008: John McCain chọn Sarah Palin làm ứng viên phó tổng thống”

Cách Mỹ và Trung Quốc có thể giúp giảm thiểu mối đe dọa hạt nhân

Nguồn: Chu Ba, “The U.S. and China Can Lead the Way on Nuclear Threat Reduction,” Foreign Policy, 20/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chính sách “không sử dụng trước tiên” là hình mẫu cho các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.

Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, vai trò của vũ khí hạt nhân đã dần được nâng cao. Các kho vũ khí hạt nhân đang được tăng cường trên khắp thế giới, với nhiều quốc gia hạt nhân tiếp tục hiện đại hóa kho vũ khí của họ. Hồi tháng 6, Tổng thư ký NATO sắp mãn nhiệm Jens Stoltenberg cho biết liên minh này đang đàm phán để triển khai thêm vũ khí hạt nhân, đưa chúng ra khỏi kho và đặt chúng ở chế độ chờ. Robert C. O’Brien, cựu cố vấn an ninh quốc gia của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã thúc giục ông tiến hành các vụ thử nghiệm hạt nhân nếu ông giành được nhiệm kỳ mới, lập luận rằng điều đó sẽ giúp Mỹ “duy trì ưu thế về kỹ thuật và số lượng so với tổng dự trữ hạt nhân của Trung Quốc và Nga.” Continue reading “Cách Mỹ và Trung Quốc có thể giúp giảm thiểu mối đe dọa hạt nhân”

Trung Quốc đóng cửa hàng loạt trường mầm non vì tỷ lệ sinh giảm

Nguồn: Wataru Suzuki, “China’s kindergarten closures foreshadow economic hit from falling births,” Nikkei Asia, 27/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Với 20.000 trường học đóng cửa trong hai năm, Bắc Kinh đang tìm giải pháp cấp bách khi lực lượng lao động bị thu hẹp

Trường Mầm non Thiên thần, một trường mầm non quốc tế tư thục ở ngoại ô Thanh Phố, phía tây Thượng Hải, từng tự hào có 16 phòng học, hai sân chơi lớn, đội ngũ nhân viên y tế riêng và giáo viên nước ngoài thuộc chương trình giảng dạy song ngữ. Nhưng giờ đây, trường đã đóng cửa – vĩnh viễn. Continue reading “Trung Quốc đóng cửa hàng loạt trường mầm non vì tỷ lệ sinh giảm”

27/08/1976: Renée Richards bị cấm tham gia Giải quần vợt Mỹ mở rộng

Nguồn: Transgender athlete Renée Richards barred from U.S. Open, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1976, Hiệp hội quần vợt Mỹ đã cấm vận động viên chuyển giới Renée Richards tham gia Giải quần vợt Mỹ mở rộng với tư cách là phụ nữ, tuyên bố rằng cô phải vượt qua bài kiểm tra nhiễm sắc thể. Khi không vượt qua được bài kiểm tra, Richards đã kiện USTA và giành được quyền tham gia thi đấu một năm sau đó thông qua phán quyết của Tòa án tối cao New York.

Richards có tên khai sinh là Richard Raskind, và sinh năm 1934. Khi còn học trung học, Raskind là một vận động viên chơi bốn môn thể thao, chủ yếu tập trung vào quần vợt. Sau khi học xong trung học, Raskind nhập học tại Yale và trở thành đội trưởng đội quần vợt nam. Continue reading “27/08/1976: Renée Richards bị cấm tham gia Giải quần vợt Mỹ mở rộng”

Bầu cử Mỹ có thể đẩy nhanh lịch trình chính trị của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “U.S. election could dictate Xi Jinping’s political schedule,” Nikkei Asia, 22/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bài học cay đắng từ cuộc đua Clinton-Trump năm 2016 đang vang vọng khắp Bắc Kinh.

Hiện tại, đang có đồn đoán rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể bỏ qua thông lệ và nhanh chóng triệu tập một cuộc họp đảng quan trọng để thảo luận về chiến lược đối phó của Trung Quốc với tổng thống Mỹ tiếp theo.

Cuộc họp được nhắc đến chính là hội nghị trung ương bốn của Ban Chấp hành Trung ương khóa 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chuẩn bị diễn ra giữa bối cảnh hỗn loạn của kỳ bầu cử tổng thống Mỹ hiện tại – một cuộc đua giữa Phó Tổng thống đương nhiệm Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump. Continue reading “Bầu cử Mỹ có thể đẩy nhanh lịch trình chính trị của Tập Cận Bình”