Hoa Kỳ đang dần bỏ rơi Ả-rập Saudi?

obamasa

Nguồn: Bernard Haykel, “Obama in Arabia”, Project Syndicate, 20/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chuyến viếng thăm Ả-rập Saudi của Tổng thống Mỹ Barack Obama tuần này, để tham dự Hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), diễn ra vào thời điểm quan hệ giữa hai nước đang ngày càng xấu đi. Tuy nhiên, dù phần lớn người Mỹ nhìn nhận Ả-rập Saudi tiêu cực thế nào đi nữa, thì quốc gia này vẫn là một đồng minh quan trọng của Mỹ ở khu vực. Obama nên khôn ngoan hàn gắn mối quan hệ song phương đó.

Ả-rập Saudi, nơi sản xuất 1/9 nguồn dầu mỏ được tiêu thụ toàn cầu, không đơn thuần chỉ là một quốc gia then chốt của nền kinh tế toàn cầu, mà sự ổn định của chính phủ nước này còn có ý nghĩa quyết định đối với trật tự quốc tế. Nếu chẳng may triều đại Al Saud sụp đổ và quốc gia này chia cắt thành các lãnh thổ thù địch được cai trị bởi các nhóm và bè phái thánh chiến, các cuộc nội chiến ở Syria và Lybia so ra dường như chỉ là những xung đột lẻ tẻ. Continue reading “Hoa Kỳ đang dần bỏ rơi Ả-rập Saudi?”

Ngân hàng, bất động sản và khủng hoảng kinh tế

image-116649

Nguồn: Adair Turner, “Western Mistakes, Remade in China”, Project Syndicate, 06/04/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt với một sự quá độ đầy thách thức. Để đạt được mục tiêu gia nhập nhóm các quốc gia thu nhập cao, chính phủ đang khuyến khích một cách rất đúng đắn “vai trò quan trọng của thị trường.” Nhưng mặc dù cơ chế thị trường cạnh tranh đạt hiệu quả ở nhiều khu vực, thì ngành ngân hàng là một câu chuyện khác. Đúng là trong bảy năm qua, sự phụ thuộc của Trung Quốc vào phân bổ vốn của các ngân hàng đã dẫn đến các sai lầm tương tự như những sai lầm đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tại các nền kinh tế phát triển.

Mức tăng trưởng GDP cao phụ thuộc vào mức tiết kiệm và đầu tư cao, và mức tiết kiệm cao gần như không bao giờ bắt nguồn từ sự tự do lựa chọn của người tiêu dùng. Nhà nước có thể bơm tiền đầu tư trực tiếp, nhưng việc tạo tín dụng của các ngân hàng cũng có thể làm điều tương tự. Như Friedrich Hayek viết vào năm 1925, tốc độ tăng trưởng tư bản cao phụ thuộc vào những khoản ‘tiết kiệm bắt buộc’ được hỗ trợ bởi việc cung cấp tín dụng ngân hàng. Continue reading “Ngân hàng, bất động sản và khủng hoảng kinh tế”

Thắng lợi chiến lược của Nga ở Trung Đông

_85857073

Nguồn: Schlomo Ben – Ami, Russia’s Middle East Success, Project Syndicate, 12/4/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Minh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sau nhiều năm bị gạt ra bên lề, nước Nga đã trở lại trung tâm của cuộc chơi địa chính trị ở Trung Đông. Trong bối cảnh chính sách mập mờ của Hoa Kỳ, sự can thiệp có tính toán của Nga trong cuộc nội chiến ở Syria là một trường hợp hiếm hoi mà ở đó việc sử dụng sức mạnh hạn chế ở khu vực đã đem lại một sự biến đổi lớn về cục diện ngoại giao.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Jeffrey Goldberg, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã tiết lộ suy nghĩ của ông về một số lĩnh vực đối ngoại then chốt, đặc biệt là Trung Đông. Không màng tới những đồng minh châu Âu và những cố vấn an ninh của mình, bao gồm cả cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, người ủng hộ can thiệp quân sự ở Syria, ông Obama không ngần ngại nói thẳng khi miêu tả về khu vực đầy bất ổn này. Continue reading “Thắng lợi chiến lược của Nga ở Trung Đông”

Đấu đá quyền lực giữa Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường?

xili

Nguồn: AFP, “President Xi’s allies taking pot shots at Premier Li’s power base”, The Straits Times, 30/04/2016.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các đồng minh của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có những động thái chống lại một tổ chức cộng sản vốn là cơ sở quyền lực của Thủ tướng Lý Khắc Cường trong những diễn biến mà các nhà phân tích cho rằng có thể là dấu hiệu của một cuộc chiến phe phái ở thượng tầng của đảng cầm quyền.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc (CYL) từ lâu đã là một nơi để các cán bộ trẻ và đang lên chứng minh tài năng chính trị của mình, đặc biệt là với những người – không giống như ông Tập – không phải là “thái tử Đảng” với lợi thế có cha mẹ là cán bộ cấp cao. Đoàn đã từng là nơi đào tạo một số các nhà lãnh đạo hàng đầu của đất nước, bao gồm cả người tiền nhiệm của ông Tập là Hồ Cẩm Đào cũng như ông Lý Khắc Cường, và các cựu cán bộ xuất thân từ Đoàn Thanh niên được xem như là một nhóm hàng đầu trong Đảng Cộng sản. Continue reading “Đấu đá quyền lực giữa Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường?”

Khó khăn của VN trên đường hội nhập Phong trào Quốc tế Cộng sản [1945–50] (P2)

p1

Nguồn: Christopher E. Goscha, “Courting Diplomatic Disaster? The Difficult Integration of Vietnam into the Internationalist Communist Movement (1945–1950)“, Journal of Vietnamese Studies, Vol. 1, No. 1-2 (February/August 2006), pp. 59-103.

Biên dịch: Đông Hiến

Bài liên quan: Phần I

Nối lại liên lạc giữa Hoa kỳ với VNDCCH ở Băng-cốc?

Mark Bradley mới đây đã loại bỏ giả thuyết cho rằng phía Hoa Kỳ đã nghiên cứu một cách nghiêm túc khả năng hướng đến một thoả thuận “trung lập” với VNDCCH, kiểu như với Ti-tô. [1] Khả năng đó có thể có, nhưng một quyết định kiểu như vậy chính là điều mà phong trào quốc tế cộng sản rất sợ. Vấn đề là ở chỗ, những nỗ lực tiếp cận của Hoa Kỳ, thậm chí chỉ là cảm giác bóng gió về sự tiếp cận của Hoa Kỳ với phía VNDCCH trong những năm cuối thập kỷ 40 cũng góp phần làm dày thêm đám mây nghi ngờ của giới quốc tế cộng sản đang phủ trên đầu ĐCSĐD và Hồ Chí Minh. Continue reading “Khó khăn của VN trên đường hội nhập Phong trào Quốc tế Cộng sản [1945–50] (P2)”

Trò ‘chia để trị’ nguy hiểm của Trung Quốc với ASEAN

25776537

Nguồn: Tang Siew Mun, “China’s dangerous divide and conquer game with ASEAN“, Today, 27/04/2016.

Biên dịch: Anh Thư

Trong khi Bắc Kinh cẩn trọng gây dựng quan hệ gần gũi với ASEAN, dường như họ đang để mất động lực này khi tranh chấp lãnh thổ nảy sinh ở vùng biển chiến lược. Diễn biến mới nhất đã diễn ra hôm 23/4 khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thông báo rằng Trung Quốc, Brunei, Campuchia và Lào đạt được một “sự đồng thuận” về Biển Đông. Bốn điểm trong cái gọi là sự đồng thuận này bao gồm:

– Trước tiên, những bất đồng trên Biển Đông không phải là tranh chấp giữa Trung Quốc và ASEAN, và vấn đề này sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ Trung Quốc-ASEAN.

– Thứ hai, quyền lợi của tất cả các quốc gia là độc lập lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp theo luật pháp quốc tế cần được xác nhận. Áp đặt một cách tiếp cận đơn phương là sai. Continue reading “Trò ‘chia để trị’ nguy hiểm của Trung Quốc với ASEAN”

Quyền lực mềm (Soft power)

sp

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Người được xem là “cha đẻ” của khái niệm “quyền lực mềm” là Joseph Nye Jr., giáo sư Đại học Havard. Định nghĩa ban đầu của Joseph Nye về quyền lực mềm “là khả năng khiến người khác muốn cái mà bạn muốn, do đó họ sẽ tự nguyện làm điều đó mà không phải ép buộc hoặc mua chuộc.” Đến năm 1999, ông đưa ra một khái niệm cụ thể hơn “Quyền lực mềm là kết quả lý tưởng có được thông qua sức hấp dẫn của văn hoá và ý thức hệ chứ không phải sức mạnh cưỡng chế của một quốc gia, có thể làm cho một người khác tin phục đi theo mình, hoặc tuân theo các tiêu chuẩn hành vi hay chế độ do mình định ra để hành xử theo ý tưởng của mình. Quyền lực mềm dựa vào sức thuyết phục của thông tin ở mức độ rất lớn.” Continue reading “Quyền lực mềm (Soft power)”

Cần cải cách hệ thống thương mại quốc tế như thế nào?

0,,16748212_303,00

Nguồn: Dani Rodrik, “A Progressive Logic of Trade”, Project Syndicate, 13/04/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt

Hệ thống thương mại toàn cầu chưa bao giờ được ưa thích rộng rãi tại Hoa Kỳ. Kể cả Tổ chức Thương mại Thế giới hay vô số các thỏa thuận thương mại khu vực như Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đều không được công chúng Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ. Nhưng sự chống đối (thương mại toàn cầu) dù rộng khắp lại cũng rất phân tán.

Hiện nay sự khác biệt là thương mại quốc tế đã trở thành một tâm điểm trong các cuộc tranh luận chính trị. Các ứng viên Tổng thống Hoa Kỳ Bernie Sanders và Donald Trump đều biến việc phản đối các thỏa thuận thương mại thành nguyên tắc chủ yếu trong các chiến dịch vận động tranh cử của họ. Và xét theo giọng điệu của các ứng viên khác, việc công khai ủng hộ toàn cầu hóa trong bầu không khí chính trị hiện nay sẽ là hành động tự sát trong bầu cử. Continue reading “Cần cải cách hệ thống thương mại quốc tế như thế nào?”

Thatcher: Chúng tôi đã tiêu diệt Liên Xô như thế nào?

thatcher-gorb

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau khi thôi chức Thủ tướng Anh khoảng một năm, tháng 11/1991 bà Margaret Thatcher sang thăm Mỹ. Ngày 18, với tư cách khách danh dự, bà được mời tới nói chuyện tại Hội nghị của Viện Dầu mỏ Mỹ (American Petroleum Institute, API) đang họp ở Houston (trước khi chuyển sang làm chính trị, bà Thatcher từng là một chuyên gia hóa học). Dưới đây là một số nội dung chính trong bài nói chuyện kéo dài chừng 45 phút của bà.

Liên Xô là quốc gia tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với thế giới phương Tây. Tôi không nói về sự đe dọa quân sự, vì xét về bản chất mối đe dọa đó không tồn tại. Các quốc gia [phương Tây] chúng tôi được trang bị tốt, kể cả vũ khí hạt nhân. Continue reading “Thatcher: Chúng tôi đã tiêu diệt Liên Xô như thế nào?”

05/05/1821: Napoleon qua đời

5173

Nguồn:Napoleon dies in exile”, History.com (truy cập ngày 5/5/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1821, Napoleon Bonaparte, cựu lãnh tụ người Pháp, người từng cai trị một đế chế trải rộng khắp châu Âu, đã qua đời khi đang là một tù nhân của Anh trên hòn đảo xa xôi Saint Helena ở phía Nam Đại Tây Dương.

Napoleon sinh ra ở đảo Corsica, và là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử, đã thăng tiến nhanh chóng trong hàng ngũ của Quân đội Cách mạng Pháp trong những năm cuối thập niên 1790. Tới năm 1799, Pháp đang lâm chiến với hầu hết các nước châu Âu, và Napoleon đã về nước khi đang tham gia một chiến dịch ở Ai Cập để tiếp quản chính phủ Pháp và cứu dân tộc mình khỏi sự sụp đổ. Continue reading “05/05/1821: Napoleon qua đời”

Nguy cơ từ tình trạng khan hiếm nước ở châu Á

str2_gnshunger2_cb_1(leadpic)-770x470

Nguồn: Brahma Chellaney, “Asia’s Troubled Water”, Project Syndicate, 22/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tình trạng khan hiếm nước tại châu Á đang ngày càng xấu đi. Vốn đã là lục địa khô nhất tính theo lượng nước bình quân đầu người, châu Á hiện còn phải đối mặt với hạn hán nghiêm trọng diễn ra trên một khu vực rộng lớn, kéo dài từ miền Nam Việt Nam đến miền Trung Ấn Độ. Điều này đã làm trầm trọng thêm những căng thẳng chính trị, bởi vì nó làm nổi bật tác động của chính sách xây đập của Trung Quốc đối với môi trường và đối với các quốc gia nằm ở hạ lưu sông Mekong.

Đợt hạn hán hiện nay ở các nước Đông Nam Á và Nam Á là đợt hạn hán tồi tệ nhất suốt nhiều thập niên qua. Trong đó, các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (một vựa lúa của châu Á) và Tây Nguyên của Việt Nam; 27 trong số 76 tỉnh của Thái Lan; một vài nơi tại Campuchia; hai thành phố lớn nhất của Myanmar, Yangon và Mandalay; và nhiều khu vực ở Ấn Độ, vốn là nơi sinh sống của hơn một phần tư dân số nước này. Continue reading “Nguy cơ từ tình trạng khan hiếm nước ở châu Á”

Ấn Độ và Việt Nam trong cán cân quyền lực châu Á

indiavietnam

Nguồn: Sylvia Mishra, “India and Vietnam Can Rescue Asia’s Balance of Power“, The National Interests, 25/04/2016.

Biên dịch: Mỹ Anh

Ấn Độ không còn che giấu khát vọng đóng một vai trò an ninh và chính trị tích cực tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương khi từng bước mở rộng ảnh hưởng kinh tế và chiến lược thông qua chính sách “Hành động phía Đông” và cách tiếp cận ngoại giao đa phương. Trong quá trình đó, quốc gia đóng vai trò chủ chốt giúp Ấn Độ duy trì sự hiện diện lâu dài tại khu vực là Việt Nam.

Trong mấy năm gần đây, vị thế ngoại giao của Hà Nội ngày càng tăng trong những tính toán chiến lược của New Delhi. Nhờ sự giao thoa giữa chính sách Hành động phía Đông của Ấn Độ và Chính sách hướng Tây của Việt Nam, cả hai quốc gia đang có cơ hội lịch sử để cùng nhau định hình cán cân chiến lược của châu Á. Continue reading “Ấn Độ và Việt Nam trong cán cân quyền lực châu Á”

5 lý do châu Âu là mục tiêu hàng đầu của khủng bố

kbo

Nguồn:These 5 Facts Explain Why Europe Is Ground Zero for Terrorism, Time Magazine, 22/03/2016

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Vụ đánh bom hôm thứ ba tại Brussels đánh dấu cuộc tấn công khủng bố lớn thứ ba trong vòng 15 tháng qua. 5 lý do dưới đây giải thích vì sao Châu Âu là nạn nhân hàng đầu của khủng bố Hồi giáo.

  1. Khởi điểm

Chuỗi khủng bố bạo lực bắt đầu tại Brussels vào tháng 5 năm 2014, khi một chiến binh người Pháp liên quan tới ISIS nã súng vào một bảo tàng Do Thái ở Brussels làm thiệt mạng 3 người. Tiếp theo là vụ nổ súng tại tòa soạn báo Charlie Hebdo ở Paris, rồi một cuộc tấn công vào một diễn đàn tự do tại Đan Mạch, những cuộc tấn công tại nhà hát Bactaclan và sân vận động Stade de France tại Paris, và giờ đây là vụ đánh bom ở Brussels. Continue reading “5 lý do châu Âu là mục tiêu hàng đầu của khủng bố”

Sự gia tăng chủ nghĩa biệt lập tại Đức

merkel

Nguồn: Marcel Fratzscher, “The rise of German isolationism”, Project Syndicate, 06/04/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong những cuộc bầu cử vùng vừa qua tại Đức, cử tri đã bày tỏ sự chê trách mạnh mẽ Đảng của Thủ tướng Angela Merkel, Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo. Với ngày càng nhiều người Đức mất niềm tin vào một giải pháp của Châu Âu đối với cuộc khủng hoảng người tỵ nạn, những lời kêu gọi nước Đức đi theo hướng chủ nghĩa biệt lập và đơn phương đang trở nên có tiếng vang hơn, và những lực lượng chính trị cực hữu đang ngày càng có được sức hút.

Điều này đang ngày càng gây nên rắc rối, nhưng nó không gây sửng sốt. Liên minh Châu Âu (EU) đã liên tục thất bại trong việc tìm ra các giải pháp chung cho các vấn đề chung ngay cả khi nó bị giày vò bởi một loạt các cuộc khủng hoảng. Trong cuộc khủng hoảng người tỵ nạn hiện tại, các quốc gia  EU đã thể hiện sự thiếu đoàn kết rõ ràng với nước Đức khi rất nhiều quốc gia từ chối chấp nhận gánh vác dù chỉ là một phần nhỏ trong gánh nặng. Bất chấp thỏa thuận gần đây với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giảm dòng người tỵ nạn từ Syria, phần lớn người Đức không kỳ vọng các đối tác trong EU sẽ thay đổi xu thế  này. Continue reading “Sự gia tăng chủ nghĩa biệt lập tại Đức”

Nhật cho Philippines thuê 5 máy bay quân sự

Japan-TC90

Nguồn:Japan leasing 5 military aircraft to Philippines”, The Straits Times, 04/05/2016.

Biên dịch: Phan Nguyên

Manila s dng các máy bay này đtun tra Bin Đông trong bối cảnh tham vng lãnh th ca Bc Kinh tăng cao.

Nhật Bản sẽ cho Philippines thuê năm máy bay quân sự mà Philippines dự kiến sẽ sử dụng để tuần tra các vùng lãnh thổ mà nước này tuyên bố chủ quyền ở khu vực Biển Đông đang bị tranh chấp.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani “tái khẳng định việc chuyển giao” các máy bay trinh sát TC-90 trong cuộc hội đàm qua điện thoại với người đồng cấp Philippines Voltaire Gazmin, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines Arsenio Andolong tuyên bố. Continue reading “Nhật cho Philippines thuê 5 máy bay quân sự”

Chính phủ bù nhìn của Putin ở Donbass

ukr

Nguồn: Paul Gregory, “Putin’s Government in Donbass”, Project Syndicate, 13/04/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào tháng 3 vừa qua, tờ Bild của Đức cho đăng một bài báo dựa trên một tài liệu mật tiết lộ cách những vùng ly khai tại miền đông Ukraine đã “được xem là những phần nằm trong lãnh thổ có chủ quyền của Nga” như thế nào. Các phát hiện này đã mở ra một cách nhìn nhận mới về các cuộc thương lượng hòa bình Minsk 2 đang diễn ra, qua đó lột tả được nỗi thất vọng của chính phủ Ukraine.

Tài liệu mà tờ Bild có được là bản báo cáo từ cuộc họp vào tháng 10 năm ngoái của “Ủy ban Liên bộ về Cung cấp Cứu trợ Nhân đạo cho các Khu vực chịu ảnh hưởng ở miền Đông Nam khu vực Donetsk và Luhansk” của Nga. Bản báo cáo mô tả những người tham gia cuộc họp không chỉ tập trung vào hỗ trợ nhân đạo, mà còn đóng vai trò như một chính phủ ngầm. Các nhóm công tác phối hợp với giới chức Nga được thành lập nhằm quản lý nguồn tài chính, các chính sách kinh tế, hạ tầng giao thông và năng lượng, thương mại của khu vực này. Continue reading “Chính phủ bù nhìn của Putin ở Donbass”

Đánh giá các ứng viên tổng thống Philippines

Philippines-presidential-candidates

Nguồn: Julio C. Teehankee & Mark R. Thompson, “Will populism prevail in the Philippine presidental election”, East Asia Forum, 08/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hậu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Philippines sẽ tổ chức bầu cử tổng thống vào ngày 9/5/2016. Chiến dịch tranh cử kịch tính cho đến gần đây đã được xem như cuộc cạnh tranh giữa 4 ứng cử viên chính, mỗi ứng viên tập hợp cho mình số cử tri ủng hộ gần như bằng nhau.

Nhưng các cuộc thăm dò mới nhất cho thấy 2 ứng cử viên “dòng chính” đã sa sút, đó là nguyên thư ký nội các Manuel ‘Mar’ Roxas thuộc Đảng Tự do cầm quyền, người nhận được sự ủng hộ của Tổng thống Benigno S. ‘Noynoy’ Aquino III,  và phó Tổng thống Jejomar ‘Jojo’ Binay – Chủ tịch đảng Liên minh Dân tộc Thống nhất, người đã chuyển sang đối lập với tổng thống đương nhiệm. Continue reading “Đánh giá các ứng viên tổng thống Philippines”

Nhật – Đài sẵn sàng cho một kỷ nguyên quan hệ mới

taiwan_s_tsai_meets_with_dpj_execs_53174823

Nguồn:Japan, Taiwan poised for new era in ties”, The Straits Times, 03/05/2016.

Biên dịch: Phan Nguyên

Một Đài Bắc do bà Thái đứng đầu thân thiện với Tokyo thay vì Bắc Kinh sẽ làm thay đổi địa chính trị của khu vực.

Theo các nhà phân tích, việc chuyển giao quyền lực tại Đài Loan vào ngày 20 tháng 5 tới sẽ đánh dấu sự bắt đầu của một kỷ nguyên mới trong quan hệ Nhật Bản – Đài Loan và cùng với đó là một sự thay đổi trong động lực địa chính trị Đông Bắc Á theo hướng có lợi cho Tokyo.

Ngay cả trước khi Tổng thống-đắc-cử của Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) đưa đảng có xu hướng ủng hộ độc lập của bà là Dân Tiến Đảng đến chiến thắng trong các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội hồi tháng Giêng, các tin đồn về một cuộc gặp giữa bà và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khi bà tới thăm Tokyo vào mùa thu năm ngoái đã tạo nên xu hướng chung cho một mối quan hệ song phương chặt chẽ. Continue reading “Nhật – Đài sẵn sàng cho một kỷ nguyên quan hệ mới”

Tình trạng mất tiếng nói của trí thức TQ hiện nay

mkey1

Tác giả: Thanh Tiêu Độc Tọa (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Truyền thống chính trị chuyên chế của Trung Quốc

Chuyên chế là đặc điểm lớn nhất của truyền thống chính trị Trung Quốc. Nền văn minh Trung Hoa là văn minh sông lớn, đồng bằng rộng, dòng Hoàng Hà tràn ngập nước làm nên điều kiện địa lý của vùng Trung nguyên. Đất đai màu mỡ nhưng nước sông dâng tràn gây ngập lụt, vì thế trị thủy trở thành một công việc chung không thể thiếu và phải thường xuyên làm. Thời xưa, sức sản xuất ở trình độ rất thấp, không thể nào dựa vào sức lực cá nhân để đối phó với sự thách thức của thiên nhiên, vì vậy tất phải huy động sức lực của toàn xã hội, dựa vào sức mạnh của toàn bộ xã hội để ứng phó với sự tàn phá của thiên nhiên. Làm thế nào để chỉnh hợp toàn bộ xã hội thành một sức mạnh? Điều đó đòi hỏi phải tổ chức chặt chẽ, quan trọng nhất là phải có một uy quyền tuyệt đối có thể điều động sức mạnh của toàn xã hội, tập trung được sức mạnh đó. Trong quá trình trị thủy, quyền lợi và địa vị của thủ lĩnh thị tộc luôn luôn được tăng cường, cuối cùng chuyển biến thành tầng lớp quý tộc mới, trở thành quân chủ. Continue reading “Tình trạng mất tiếng nói của trí thức TQ hiện nay”

Rủi ro đến từ thất bại và thành công của Trung Quốc

rmb1

Nguồn: Arvind Subramanian, “The risks of China’s failure and success”, Project Syndicate, 14/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Khi các nhà lãnh đạo tài chính trên toàn thế giới tụ họp trong hội nghị mùa xuân thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Washington, D.C, mọi hy vọng và quan ngại của họ đều tập trung cả vào Trung Quốc. Xét cho cùng, Trung Quốc chính là quốc gia có thể khởi động tiến trình phục hồi nền kinh tế toàn cầu; thế nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này lại dựa trên một nền tảng hiện ngày càng xuất hiện những dấu hiệu trì trệ. Thế lưỡng nan ở đây là  thất bại hay thành công của Trung Quốc đều đem lại những rủi ro cho nền kinh tế thế giới.

Viễn cảnh thất bại hẳn sẽ là sự kiện có một không hai trong lịch sử hậu Thế Chiến II. Bởi nền kinh tế Trung Quốc quá lớn nên hậu quả sẽ tác động đến toàn cầu. Tuy nhiên, không giống như năm 2008 khi đồng đô-la Mỹ lên giá đã cho phép các thị trường mới nổi hồi phục nhanh chóng, đồng nhân dân tệ có khả năng sẽ mất giá nếu nền kinh tế Trung Quốc suy thoái nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng giảm phát lan rộng (toàn cầu). Continue reading “Rủi ro đến từ thất bại và thành công của Trung Quốc”