Khúc dạo đầu cải cách của Tập Cận Bình

0,,17754847_303,00

Nguồn: Andrew Sheng & Xiao Geng, “Xi’s Reform Gambit,” Project Syndicate, 18/12/2014.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ba mươi lăm năm trước, khi Đặng Tiểu Bình khởi xướng công cuộc cải cách nền kinh tế Trung Quốc theo định hướng thị trường, ông – và cả Đảng Cộng sản Trung Quốc – đã chấp nhận rủi ro chính trị lớn nhất kể từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949. Khi Chủ tịch Tập Cận Bình công bố chương trình cải cách của riêng ông tại Hội nghị TW 3 Khóa 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm ngoái, ông cũng chấp nhận một rủi ro lớn không kém. Chiến lược này của ông liệu có được đền đáp? Continue reading “Khúc dạo đầu cải cách của Tập Cận Bình”

Ảo tưởng về sức mạnh kinh tế của Đức

130115121522-germany-economy-01152013-monster

Nguồn: Phiippe Legrain, “Germany’s Economic Mirage”,  Project Syndicate, 23/9/2014.

Biên dịch: Nguyễn Thị Ngọc Phượng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong 60 năm qua, các chính phủ kế tiếp nhau của Đức đã xây dựng một nước Đức mang đậm tính châu Âu. Nhưng bây giờ, chính quyền của thủ tướng Angela Merkel muốn định hình lại nền kinh tế châu Âu theo viễn tưởng của nước Đức. Đây là một bước đi thiếu khôn ngoan về mặt chính trị và nguy hiểm về mặt kinh tế. Còn lâu mới là nền kinh tế thành công nhất châu Âu như bộ trưởng tài chính Wolfgang Schäuble và những người khác luôn tự hào, nền kinh tế Đức đang hoạt động kém hiệu quả. Continue reading “Ảo tưởng về sức mạnh kinh tế của Đức”

Top 25 bài được đọc nhiều nhất trong năm 2014

happy new year 2015 hd wallpaper

Sau đây là danh sách 25 bài trên Nghiencuuquocte.net được đọc nhiều nhất trong năm qua. Nhân đây, Ban Biên tập xin gửi tới Quý độc giả và các Cộng tác viên lời chúc mừng năm mới 2015 An khang, Thịnh vượng, và Thành công! Continue reading “Top 25 bài được đọc nhiều nhất trong năm 2014”

#235 – Chủ tịch hoàng đế: Tập Cận Bình siết chặt quyền lực

xi-jinping-011

Nguồn: Elizabeth C. Economy, “China’s Imperial President: Xi Jinping Tightens His Grip”, Foreign Affairs, November/December 2014.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng & Lê Hồng Hiệp

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra một tầm nhìn đơn giản nhưng mạnh mẽ: sự chuyển mình của dân tộc Trung Hoa. Đó là một lời hiệu triệu yêu nước lấy cảm hứng từ những hào quang của đế chế Trung Hoa trong quá khứ, và từ những lý tưởng của chủ nghĩa xã hội ở hiện tại, nhằm thúc đẩy sự đoàn kết chính trị trong nước và ảnh hưởng ở nước ngoài. Chỉ sau hai năm nắm quyền, Tập Cận Bình đã đưa bản thân lên tầm một vị lãnh đạo đổi mới, thông qua một chương trình nghị sự đề xuất cải cách, nếu không muốn nói là làm cách mạng các mối quan hệ chính trị và kinh tế không chỉ ở Trung Quốc mà còn với phần còn lại của thế giới. Continue reading “#235 – Chủ tịch hoàng đế: Tập Cận Bình siết chặt quyền lực”

Nhìn lại 2014: Nước Nga, Trung Quốc và Biển Đông

tin_COSA.jpg

Tác giả: Vĩnh Nguyên phỏng vấn TS. Hoàng Anh Tuấn

Nước Nga đối mặt với thực tế nghiệt ngã

Thế giới chưa từng chứng kiến biến động như trong năm 2014, cả về cục diện chung, cả về các vấn đề an ninh truyền thống, phi truyền thống, các điểm nóng, các khu vực – Tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao có những phân tích sâu sắc về tình hình thế giới năm qua. Trong phần một của bài phỏng vấn với Lao Động, ông Tuấn nhìn lại cuộc khủng hoảng ở Ukraina và tác động của nó với cục diện chính trị thế giới.

Có nhiều vấn đề ảnh hưởng tới sự chuyển dịch trong quan hệ, nhưng tác động sâu sắc nhất là vấn đề Crưm, và khủng hoảng Đông Ukraina. Giữa các nước lớn vốn xuất hiện sự nghi kỵ, thiếu lòng tin, thiếu sự tin tưởng lẫn nhau, Crưm như chất xúc tác tác động đến cấu trúc quan hệ, từ đó ảnh hưởng dây chuyền đến một loạt quan hệ khác. Crưm dẫn đến căng thẳng giữa Nga – Mỹ, Nga – Châu Âu, đưa đến sự xích lại gần nhau giữa Nga và Trung Quốc. Continue reading “Nhìn lại 2014: Nước Nga, Trung Quốc và Biển Đông”

Những thách thức và khó khăn đặt ra trước sự cầm quyền của ĐCS Trung Quốc

china-communist-crossroads-7

Tác giả: Đỗ Tiến Sâm

Bài liên quan: Đảng cộng sản có thể tồn tại bao lâu nữa ở Trung Quốc?

Mở đầu

Tính đến ngày 1-10-2012 này, ĐCS Trung Quốc – một chính đảng lớn với hơn 80 triệu đảng viên, đã cầm quyền được 63 năm. Trong thời gian đó, ĐCS Trung Quốc đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc Trung Quốc tiến hành 2 sự nghiệp lớn là xây dựng CNXH (1949-1978) và cải cách mở cửa, thực hiện hiện đại hóa XHCN (1978-nay). Đây cũng chính là quá trình ĐCS Trung Quốc tìm tòi và trả lời một loạt câu hỏi lớn về lý luận và thực tiễn đặt ra: Thế nào là CNXH và xây dựng CNXH như thế nào; thế nào là đảng cầm quyền và xây dựng đảng cầm quyền như thế nào; thế nào là phát triển và thực hiện sự phát triển như thế nào? Continue reading “Những thách thức và khó khăn đặt ra trước sự cầm quyền của ĐCS Trung Quốc”

Nhà nước Hồi giáo tái định hình khu vực Trung Đông

iraq-crisis-western-elites.si

Nguồn: George Friedman, “The Islamic State Reshapes the Middle East”, Stratfor, 25/11/2014.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Những cuộc đàm phán hạt nhân với Iran đã không thể đạt được một sự đồng thuận, nhưng hạn chót để ký kết một thỏa thuận đã được kéo dài mà không gặp trở ngại nào. Điều mà một năm trước có thể trở thành một cuộc khủng hoảng lớn với đầy rẫy đe dọa và căng thẳng thì giờ đây đã được giải quyết mà không có kịch tính hay khó khăn gì. Phản ứng chưa từng thấy trước một thất bại nữa trong đàm phán đã đánh dấu một sự chuyển biến trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iran, một bước chuyển biến muốn hiểu được thì trước tiên phải xem xét những chuyển biến địa chính trị to lớn đã diễn ra tại Trung Đông, và xác định lại tính cấp thiết của vấn đề hạt nhân. Continue reading “Nhà nước Hồi giáo tái định hình khu vực Trung Đông”

Tại sao Chính phủ Úc gửi người tị nạn sang Campuchia?

180396-110822-australia-malaysia-refugees

Nguồn: Maria O’Sullivan, “Why is the Australian government sending refugees to Cambodia?”, East Asia Forum, 28/11/2014.

Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Gần đây, một thỏa thuận tái định cư cho người tị nạn được ký giữa Úc và Campuchia đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong chính sách dành cho người xin tị nạn của Úc. Thỏa thuận đưa ra các điều kiện, theo đó, những người được giới chức tại Nauru (nằm trong chế độ phân loại người tị nạn từ xa của Úc – offshore processing regime) công nhận là người tị nạn sẽ được tái định cư tự nguyện ở Campuchia. Continue reading “Tại sao Chính phủ Úc gửi người tị nạn sang Campuchia?”

Sóng ngầm địa chính trị khu vực và lựa chọn của Việt Nam

china-us1

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trong năm 2014, sự kiện nổi bật nhất của ngành đối ngoại Việt Nam có lẽ chính là cuộc đấu tranh xung quanh sự kiện giàn khoan Hải Dương 981. Việc Trung Quốc cuối cùng phải rút giàn khoan ở một chừng mực nào đó có thể coi là một thành công đối với Việt Nam, nhưng đó cũng là một thách thức còn để ngỏ khi hàng loạt câu hỏi vẫn chưa có lời đáp: Liệu Trung Quốc có tái diễn vụ giàn khoan, nếu có thì ở đâu, và nếu không thì Trung Quốc sẽ có hành động gì trên Biển Đông? Quan trọng hơn, Việt Nam cần phải xử lý mối quan hệ với Trung Quốc ra sao trong bối cảnh rộng lớn hơn là các sóng ngầm địa chính trị khu vực đang diễn biến ngày càng phức tạp?

Bài phân tích này sẽ cố gắng trả lời các câu hỏi trên. Tuy nhiên, trước khi đi vào vấn đề chính là quan hệ Việt – Trung, chúng ta cần điểm lại một số nét chính trong tình hình các quốc gia chủ chốt cũng như bối cảnh địa-chính trị khu vực, những yếu tố vốn có tác động quan trọng tới cục diện quan hệ song phương. Continue reading “Sóng ngầm địa chính trị khu vực và lựa chọn của Việt Nam”

Sự trở lại của các cuộc chiến tranh tiền tệ

20101016_ldp001

Nguồn: Nouriel Roubini, “The Return of Currency Wars”, Project Syndicate, Dec 1, 2014.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quyết định gia tăng phạm vi nới lỏng định lượng của Ngân hàng Quốc gia Nhật Bản (Bank of  Japan- BOJ) gần đây là dấu hiệu cho thấy một vòng chiến tranh tiền tệ khác có lẽ đã sắp sửa bắt đầu. Nỗ lực làm yếu đồng yên của BOJ là một cách tiếp cận lợi mình hại người, gây ra nhiều phản ứng chính sách khắp châu Á và trên thế giới.

Lo sẽ mất đi sức cạnh tranh tương đối so với Nhật, ngân hàng Trung ương Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore đang nới lỏng chính sách tiền tệ của mình, hoặc sẽ sớm tiếp tục nới lỏng thêm. Ngân hàng Trung ương châu Âu và ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ, Thụy Điển, Na Uy và một vài nước khác có khả năng sẽ chấp nhận nới lỏng định lượng hoặc sử dụng các chính sách không chính thống khác để ngăn đồng tiền của họ khỏi tăng giá. Continue reading “Sự trở lại của các cuộc chiến tranh tiền tệ”

Lợi ích của Australia tại Biển Đông

470411-navy-flagship

Nguồn: Michael Wesley, “Australia’s interests in the South China Sea”, in L. Buszynski & C. Roberts (eds), The South China Sea and Australia’s regional security environmentNational Security College occasional papers No. 5 September 2013, pp. 45-49.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Giới thiệu

Trước tình hình các tranh chấp trên Biển Đông leo thang trở lại trong những năm gần đây, chính phủ Australia đã đón nhận bằng một thái độ đầy do dự. Đáp lại lời kêu gọi từ Viện Lowy vào năm 2012 rằng Australia cần có một chính sách ngoại giao sáng tạo hơn đối với các tranh chấp này, Bộ trưởng Ngoại giao Bob Carr đã phát biểu với Đài phát thanh ABC: Continue reading “Lợi ích của Australia tại Biển Đông”

Dân chủ và phát triển: Lý thuyết và chứng cớ

democracy

Tác giả:  Trần Hữu Dũng*

Từ cuộc Cách mạng Công nghiệp cuối thế kỷ 18 đến nay, thế giới đã chứng kiến hai sự kiện chưa từng có trong lịch sử:  Một là sự tăng vọt mức sống của con người (nói gọn là phát trỉển kinh tế), và hai là ngày càng nhiều quốc gia trở thành dân chủ.  Tuy hai làn sóng này xảy ra không đồng đều mọi nơi, và thường gián đoạn, có lúc giật lùi, không thể không nghi ngờ rằng chúng có liên hệ ít nhiều với nhau.  Liên hệ ấy, và nói chung là liên hệ giữa phát triển kinh tế và thể chế chính trị, không những là quan tâm của những người hoạt động chính trị mà còn là một chủ đề học thuật hàng đầu. Trong lịch sử trí thức cận đại, có thể xem nó như  “hậu thân” của cuộc tranh biện giữa “kế hoạch” và “thị trường”, và xa hơn nữa là giữa tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Continue reading “Dân chủ và phát triển: Lý thuyết và chứng cớ”

Luật Quốc tế và Biển Đông

pen1

Nguồn: Truong-Minh Vu and Trang Pham, “International Law and the South China Sea,” The Diplomat, Dec. 22, 2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Phạm Ngọc Minh Trang

Văn bản lập trường của Trung Quốc được công bố hôm mùng 7 tháng 12 năm 2014 là một trong số ít các tài liệu mà qua đó Bắc Kinh chính thức bày tỏ quan điểm của họ về các vấn đề trên Biển Đông, cũng như về quá trình tố tụng mà Philippines đã khởi động tại Toà Trọng tài Thường trực (PCA) hồi tháng 1 năm 2013. Có thể động cơ (của Trung Quốc khi ra văn bản này) là hạn cuối cùng để đáp lại những cáo buộc của Philippines trước Tòa hôm 15 tháng 12 (mà họ đã bỏ qua).

Quan điểm của Trung Quốc về việc họ từ chối trình diện tại quá trình tố tụng trọng tài có thể được gói gọn trong bốn điểm chính có liên quan đến nhau. Continue reading “Luật Quốc tế và Biển Đông”

#234 – CIA, cuộc đảo chính chống lại Allende và sự nổi lên của Pinochet

130911125935-chile-coup-11-horizontal-gallery

Nguồn: Jack Devine,[1] “What Really Happened in Chile – The CIA, the Coup Against Allende, and the Rise of Pinochet”, Foreign Policy, July/August 2014, pp. 26-35.

Biên dịch: Võ Kim Hà | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Vào ngày 9/11/1973, khi tôi đang ăn trưa tại Da Carla, một nhà hàng Ý ở Santiago, Chile, thì một đồng nghiệp đến bàn tôi và thì thầm vào tai: “Gọi về nhà ngay; có chuyện khẩn”. Thời gian này tôi đang làm điệp viên ngầm của CIA. Chile là nhiệm sở đầu tiên của tôi ở nước ngoài, và đối với một người phụ trách tổ chức tình báo còn trẻ và nhiệt huyết, đây là một công việc đáng mơ ước. Trong nhiều tháng qua ở Chile đã lan truyền tin đồn về một cuộc đảo chính quân sự nhằm lật đổ tổng thống theo chủ nghĩa xã hội Salvador Allende. Cũng đã có một lần đảo chính hụt. Những đối thủ của Allende đổ xuống đường. Các cuộc đình công lao động và sự xáo trộn nền kinh tế khiến cho các mặt hàng nhu yếu phẩm trở nên khan hiếm. Thỉnh thoảng lại có bom phát nổ làm chấn động thủ đô. Cả đất nước kiệt sức và căng thẳng. Nói cách khác, đây chính xác là loại địa điểm mà mọi điệp viên CIA mới qua đào tạo muốn tới. Continue reading “#234 – CIA, cuộc đảo chính chống lại Allende và sự nổi lên của Pinochet”

Yếu tố địa chính trị trong quan hệ Mỹ – Cuba

dc-1962-map-of-cuban-missile-crisis

Nguồn: George Friedman, “The Geopolitics of U.S. – Cuba Relations”, Stratfor, 23/12/2014.

Biên dịch: Nguyễn Quang Khải | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro vừa thống nhất trao đổi tù nhân bị giam giữ với tội danh tình báo. Ngoài ra, Washington và Havana còn nhất trí thảo luận về vấn đề thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tuy nhiên, chưa một thỏa thuận nào được đưa ra về việc chấm dứt lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba, một bước đi đòi hỏi sự chấp thuận của Quốc hội.

Đây là một thỏa thuận khiêm tốn, gây được tiếng vang chỉ bởi trước nay chẳng có một thỏa thuận nào. Quan hệ Mỹ-Cuba đã đóng băng nhiều thập niên, và cả hai bên đều không sẵn sàng nhượng bộ cũng như có những động thái đi trước. Một phần lý do là vì chính trị nội bộ ở cả hai nước đều khiến việc để mặc cho mối quan hệ đóng băng trở thành lựa chọn dễ dàng hơn. Continue reading “Yếu tố địa chính trị trong quan hệ Mỹ – Cuba”

Lựa chọn miễn cưỡng của Abe giữa Trung Quốc và phe Bảo thủ

141111211746-jinping-shinzo-abe-horizontal-gallery

Nguồn: Toshiya Takahashi, “Abe’s fraught choice between China and the conservatives,” East Asian Forum, 2/12/2014.

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Cuộc gặp giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh APEC 2014 là khoảng lặng tạm thời cho cả hai giữa bối cảnh gia tăng căng thẳng giữa hai nước trong hai năm qua. Cuộc đối thoại này là kết quả của những nỗ lực hàn gắn quan hệ song phương của hai chính phủ, tạm thời gác lại cả tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và vấn đề lịch sử.

Cả hai nhà lãnh đạo đều nhất trí tiếp tục quan hệ chiến lược, bắt đầu đàm phán về việc thiết lập một cơ chế quản lý khủng hoảng hàng hải và mở rộng hợp tác kinh tế. Đây là thời khắc thay đổi trong chính sách đối với Trung Quốc của Shinzo Abe, nhưng tiến bộ thật sự trong quan hệ song phương là khó có thể xảy ra do tình hình chính trị trong nước của Nhật Bản. Continue reading “Lựa chọn miễn cưỡng của Abe giữa Trung Quốc và phe Bảo thủ”

Bức tường Berlin sụp đổ: Yếu tố tư tưởng và địa chính trị

Timeline_B

Nguồn: George Friedman, “What the fall of the Wall did not change”, Stratfor, 11/11/2014

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Hai mươi lăm năm trước, một đám đông đầy hân hoan lẫn thịnh nộ đã kéo đổ Bức tường Berlin. Niềm hân hoan trước dấu chấm hết cho sự chia cắt nước Đức và chính quyền chuyên chế. Và cơn thịnh nộ của nhiều thế hệ đã phải sống trong sợ hãi. Một trong những nỗi lo sợ đó chính là sự đàn áp của chế độ cộng sản. Một nỗi sợ khác đến từ nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh – vốn là bóng đen bao phủ châu Âu và nước Đức kể từ năm 1945. Một nỗi sợ thuộc về tinh thần và tư tưởng, trong khi nỗi sợ kia mang tính lý trí và địa – chính trị. Cũng như trong mọi khoảnh khắc chính trị quyết định, nỗi sợ hãi và cơn cuồng nộ, hệ tư tưởng và địa – chính trị, tất cả trộn lẫn vào nhau thành một thứ hỗn hợp gây say. Continue reading “Bức tường Berlin sụp đổ: Yếu tố tư tưởng và địa chính trị”

Cân bằng quyền lực (Balance of power)

20131001-chessboard

Tác giả: Lục Minh Tuấn

Cân bằng quyền lực là một trong những thuật ngữ lâu đời nhất của trường phái hiện thực trong quan hệ quốc tế. Thuật ngữ này có ảnh hưởng quan trọng đến việc hoạch định chính sách đi ngoi của các quốc gia, đồng thời cũng giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thiết lập những trật tự thế giới mới.

Đối với nhiều học giả, cân bằng quyền lực là nguyên tắc chủ yếu được liên hệ đến nhiều nhất về mặt lý thuyết khi nghiên cứu chính trị quốc tế. Một trong những học giả nổi tiếng của trường phái hiện thực, Hans Morgenthau, ban đầu đã sử dụng thuật ngữ này với 4 nghĩa khác nhau. Nhà khoa học chính trị người Mỹ gốc Đức Ernest B.Haas đã đưa ra 8 định nghĩa khác nhau, trong khi đó học giả người Anh Martin Wight tìm được 9 định nghĩa trong các tác phẩm của mình. Tuy nhiên, ý nghĩa của thuật ngữ này vẫn chưa thực sự rõ ràng và luôn là đề tài tranh luận với nhiều cách diễn giải khác nhau. Continue reading “Cân bằng quyền lực (Balance of power)”

Tại sao cần đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran?

missile_2353892b

Nguồn: Michel Rocard, “Iran in the Middle”, Project Syndicate, 10/12/2014.

Biên dịch: Hoàng Thị Phương Thảo | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các cuộc đàm phán quốc tế về chương trình hạt nhân của Iran, bằng hình thức này hay hình thức khác, diễn ra đến nay đã hơn một thập niên. Vậy nên sẽ chẳng có gì là ngạc nhiên khi thời hạn chót cho thỏa thuận cuối cùng một lần nữa lại được gia hạn. Iran và các nước đối thoại – năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức (nhóm P5+1) – giờ đây cần đạt được một sự đồng thuận từ nay đến hết tháng 6.

Đó là một diễn tiến gây nản chí, và có thể dễ dàng nói rằng quá trình này tất yếu sẽ thất bại. Nhưng vẫn có lý do để hy vọng. Trong các vòng đang diễn ra của cuộc đàm phán, hai thành viên chủ chốt, Iran và Hoa Kỳ, có vẻ đã sẵn sàng – nếu không nói là quyết tâm – đưa các cuộc đàm phán đến một kết thúc thành công. Continue reading “Tại sao cần đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran?”

Hãy để Nga được là Nga

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Let Russia Be Russia,” Project Syndicate, Dec. 15, 2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Bài liên quan: #27 – Nguồn gốc hành vi của Liên Xô

Trong bài viết nổi tiếng ký tên “X” của George F. Kennan xuất bản năm 1947, ông lập luận rằng sự thù địch của Liên Xô đối với Hoa Kỳ là gần như không thể lay chuyển, bởi nó không bắt nguồn từ xung đột lợi ích cổ điển giữa các cường quốc, mà bắt nguồn từ sự bất an và chủ nghĩa dân tộc đã ăn sâu bén rễ. Có thể nói cuộc xung đột hiện nay giữa Nga của Vladimir Putin và phương Tây cũng tương tự: Gốc rễ của nó là sự va chạm giữa phương Tây với các giá trị phổ quát và nước Nga đang theo đuổi một bản sắc riêng biệt.

Cuộc đấu tranh tìm bản sắc của một quốc gia có thể định hình hành vi chiến lược của nó. Bản tính muốn khai hóa (các dân tộc khác) của nền văn minh Mỹ giúp giải thích cách ứng xử như một cường quốc toàn cầu của nó. Sự hồi sinh của Hồi giáo về cơ bản là một cuộc tìm kiếm bản sắc trọn vẹn của một nền văn minh cổ đại bị choáng ngợp trước những thách thức của thời hiện đại. Và việc Israel nhấn mạnh bản sắc Do Thái của họ đã trở thành một trở ngại rất lớn cho hòa bình với người Palestine. Continue reading “Hãy để Nga được là Nga”