China: Maritime Claims in the South China Sea

25-nine-dashed-line-in-the-south-china-sea-579x382

Source: Office of Ocean and Polar Affairs, Bureau of Oceans and International Environmental and Scientific Affairs, U.S. Department of State

Date of publication: December 5, 2014

Introduction

This study analyzes the maritime claims of the People’s Republic of China in the South China Sea, specifically its “dashed-line” claim encircling islands and waters of the South China Sea. Continue reading “China: Maritime Claims in the South China Sea”

Thời kỳ vàng son mới của Ba Lan

polish-flag3

Tác giả: Gunter Verheugen | Biên dịch: Nguyễn Thị Hằng

Thế giới ngày nay không phải là một thế giới ổn định và hậu sử như một số người vẫn nghĩ vào năm 1989 khi chứng kiến Bức mành Sắt (Iron Curtain) sụp đổ cũng như sự cáo chung của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu. Mặc dù những sự kiện xảy ra năm 1989 không mang lại hoà bình và thịnh vượng vĩnh viễn cho thế giới, tuy nhiên nó cũng giúp viết nên một số câu chuyện thành công.

Một trong những thành công ấn tượng nhất đó chính là sự trỗi dậy của Ba Lan với tư cách là một quốc gia mạnh về kinh tế và chính trị ở Châu Âu. Ba lễ kỉ niệm trong năm nay – 25 năm đi theo con đường dân chủ, 15 năm trở thành thành viên của NATO, 10 năm là thành viên của Liên minh Châu Âu – là một niềm kiêu hãnh của người dân Ba Lan, và quả thật là như vậy. Continue reading “Thời kỳ vàng son mới của Ba Lan”

#230 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.15): Lịch sử ra đời đồng đô la Mỹ

DW_1838_10_MLD

Nguồn: G. Edward Griffin, “The Lost Treasure Map”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 15.

Biên dịch: Nguyễn Thị Thu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island 

Nội dung chính: Một trải nghiệm cay đắng về tiền định danh của các thuộc địa Mỹ; quyết tâm của những người khai quốc để ngăn chặn quốc gia mới hình thành sử dụng tiền giấy mà không có (kim loại quý) đảm bảo; việc soạn thảo hiến pháp nhằm mục đích đó; sự ra đời của một đồng đô la Mỹ thực thụ; sự thịnh vượng hình thành sau đó.

Trong thời kỳ vàng son của radio, trên chương trình của Edgar Bergen, ông thường hỏi hình nộm Mortimer Snerd của anh ta rằng “Sao mày có thể ngốc đến thế?”. Và ông luôn nhận được câu trả lời giống nhau. Sau khi suy nghĩ một hồi trong vai Mortimer, ông tự đưa ra câu trả lời “Ừm, cũng không dễ chút nào”. Continue reading “#230 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.15): Lịch sử ra đời đồng đô la Mỹ”

Hillary Clinton trước ngưỡng cửa Nhà Trắng năm 2016

Hillary_Clinton_2016_president_bid_confirmed

Tác giả: Đỗ Duy Hiếu

Nếu như bà Hillary Clinton vượt qua được các ứng cử viên Tổng thống ngay trong nội bộ Đảng Dân chủ và ứng cử viên của Đảng Cộng hòa thì chỉ trong vòng 8 năm, Đảng Dân chủ đã làm được 2 việc hết sức bất ngờ trong lịch sử nền chính trị Hoa Kì. Đó là: Một, vào năm 2008 lần đầu tiên sau hơn 200 năm một người Mỹ da màu, lại sinh ra trong một gia đình bình thường không phải thuộc giới tinh hoa chính trị Hoa Kì được bầu làm Tổng thống. Hai, năm 2016 sẽ là lần đầu tiên nước Mỹ có 1 Nữ Tổng thống.

Tuy nhiên, đó là chuyện của tương lai 2 năm nữa. Trước mắt, trong cuộc chạy đua vào vị trí quyền lực nhất nước Mỹ mà bà nhiều khả năng tham gia, đâu là những lợi thế cũng như điểm yếu mà bà có thể gặp phải? Continue reading “Hillary Clinton trước ngưỡng cửa Nhà Trắng năm 2016”

Việt Nam thất thế về mặt chiến lược quân sự?

HQ183 Ho Chi Minh City Vietnam navy 2

Tác giả: Shang-su Wu | Biên dịch: Trần Anh Phúc

Sự đầu tư đáng kể gần đây của Việt Nam vào khí tài quân sự là nhằm mục đích đối phó với một môi trường chiến lược đang biến chuyển. Nhưng liệu điều đó có tạo nên bất kỳ khác biệt đáng kể nào trong việc cân bằng lại sức mạnh quân sự của Trung Quốc ở biển Đông hay không?

Trong mười năm qua, Việt Nam đặc biệt tập trung các khoản đầu tư quốc phòng vào năng lực không quân và hải quân, bao gồm việc mua máy bay ném bom chiến đấu Su-30MK2, tàu ngầm Project 636, cùng với một số loại tên lửa và tàu nổi. Continue reading “Việt Nam thất thế về mặt chiến lược quân sự?”

Guy Fawkes: Bộ mặt của biểu tình hậu hiện đại

20141108_blp506

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Vào ngày 5/11 hàng năm, người Anh trên khắp mọi miền đất nước sẽ thắp sáng lửa hội và bắn pháo hoa kỷ niệm ngày Guy Fawkes, một kẻ khủng bố theo Công Giáo La Mã từ Thế kỷ 17, bị hành hình. Nhưng gần đây, các nhà hoạt động đã biến ngày này thành một dịp dành cho biểu tình quy mô lớn. Anonymous, một nhóm “hacktivist” (các tin tặc kiêm nhà hoạt động vì mục đích chính trị, xã hội…) đang khuyến khích mọi người tuần hành chống đối chính phủ của họ. Nhánh London của phong trào “tuần hành của hàng triệu chiếc mặt nạ” này sẽ tập trung bên ngoài Tòa nhà Quốc hội, nhiều người trong đó sẽ đeo mặt nạ có hình khuôn mặt Guy Fawkes đang nhoẻn miệng cười. Vậy làm thế nào Guy Fawkes lại trở thành khuôn mặt đại diện cho biểu tình trong thời kỳ hậu hiện đại? Continue reading “Guy Fawkes: Bộ mặt của biểu tình hậu hiện đại”

Châu Á của người Trung Quốc?

201034ldp001

Tác giả: Minxin Pei | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Phân biệt sáo ngữ ngoại giao với chính sách chính thức chưa bao giờ là dễ dàng. Đặc biệt là với Trung Quốc, nơi mà hành động của chính phủ thường chẳng ăn nhập gì với những tuyên bố của họ. Bởi thế cần phải đặt câu hỏi, liệu khẩu hiệu mới nhất mà các quan chức Trung Quốc đưa ra — “Châu Á của người châu Á” — chỉ đơn thuần là luận điệu mang tính chủ nghĩa dân tộc để đối nội, hay đó là dấu hiệu của một sự thay đổi chính sách thực sự.

Khái niệm “châu Á của người châu Á” được đề cập chính thức trong bài phát biểu quan trọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị về các biện pháp tương tác và xây dựng lòng tin ở châu Á hồi tháng 5. Trong một tuyên bố thận trọng, Tập Cận Bình đặt ra tầm nhìn của Trung Quốc cho một trật tự an ninh khu vực mới — một trật tự an ninh khu vực, như khẩu hiệu đã gợi ý, do chính châu Á đảm trách. Continue reading “Châu Á của người Trung Quốc?”

Vai trò của Hội Tam Điểm trong lịch sử chính trị Mỹ

hoitamdiem

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Khi tìm hiểu về lịch sử nước Mỹ, có một điều đáng chú ý là các nguyên tắc, sứ mệnh của Hội Tam Điểm (Freemasonry) có dấu ấn đặc biệt quan trọng từ việc đặt nền móng cho nước Mỹ từ thuở sơ khai đến sự phát triển sau này.

Hội Tam Điểm là gì?

Hội Tam Điểm là một hội kín có lịch sử khá lâu đời, tuy nhiên hiện vẫn chưa có ý kiến thống nhất về lịch sử ra đời của hội này. Có một trường phái khá phổ biến cho rằng hội này có nguồn gốc từ Scotland (Scotish Rite), sau đó lan sang Anh và các nước khác. Một số tài liệu khác “truy ngược” nguồn gốc và cho rằng Hội này ra đời từ trước Công nguyên trong thời kỳ xây dựng Ngôi đền Vua Solomon (King Solomon’s Temple). Continue reading “Vai trò của Hội Tam Điểm trong lịch sử chính trị Mỹ”

Bốn Hiện đại hóa (Four Modernizations)

iStock_000011857609Medium

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Bốn Hiện đại hóa là những mục tiêu mà Trung Quốc theo đuổi trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng, và khoa học công nghệ nhằm biến Trung Quốc trở thành một cường quốc hiện đại.

Bốn Hiện đại hóa lần đầu tiên được đề cập đến bởi Thủ tướng Chu Ân Lai tại Hội nghị Công tác Khoa học Kỹ thuật tổ chức ở Thượng Hải vào tháng Giêng năm 1963. Sau đó, tại kỳ họp của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (tức Quốc hội Trung Quốc) khóa 3 vào tháng 12 năm 1964, Thủ tướng Chu Ân Lai cũng đã đề nghị xây dựng một nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa có “nền nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng, và khoa học công nghệ tiên tiến” trong tương lai gần. Continue reading “Bốn Hiện đại hóa (Four Modernizations)”

Hậu quả của cuộc Khủng hoảng Tài chính Toàn cầu

Tea-Party

Tác giả: Nouriel Roubini | Biên dịch: Đỗ Minh Thu

Ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, thành công của các nhà hoạch định chính sách trong việc ngăn cuộc khủng hoảng diễn tiến thành cuộc Đại Suy thoái lần II[1] đã kiểm soát được đòi hỏi của những người ủng hộ bảo hộ công nghiệp trong nước và các biện pháp hướng nội. Nhưng giờ đây, những phản ứng dữ dội chống lại toàn cầu hóa đã dấy lên mạnh mẽ, đi cùng với đó là sự chống lại dòng chảy tự do hơn của hàng hóa, dịch vụ, vốn, nguồn lực, và công nghệ.

Chủ nghĩa dân tộc mới này gồm nhiều hình thái kinh tế khác nhau: rào cản thương mại, chế độ bảo vệ tài sản, phản ứng chống lại các nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, các chính sách ưu ái người lao động và doanh nghiệp trong nước, các biện pháp ngăn chặn nhập cư, chủ nghĩa tư bản nhà nước, và chủ nghĩa dân tộc về tài nguyên. Continue reading “Hậu quả của cuộc Khủng hoảng Tài chính Toàn cầu”

Diễn văn của Tổng thống Obama về cải cách nhập cư 2014

USA-immigration

Biên dịch: Lê Xuân Hùng

  1. Thưa các đồng bào Mỹ của tôi, tối nay tôi muốn nói với các bạn về vấn đề nhập cư.
  2. Suốt hơn 200 năm, truyền thống chào đón người nhập cư từ khắp thế giới đã cho chúng ta một lợi thế to lớn trước các quốc gia khác. Điều đó đã giữ cho chúng ta luôn trẻ trung, năng động và tràn đầy tinh thần kinh doanh. Điều đó đã nhào nặn bản sắc của chúng ta như một dân tộc với những tiềm năng vô hạn – một dân tộc không bị níu giữ bởi quá khứ, mà luôn có khả năng tái tạo chính mình theo sự lựa chọn của chúng ta.

Continue reading “Diễn văn của Tổng thống Obama về cải cách nhập cư 2014”

Những người thắng kẻ bại mới ở Trung Đông

000_nic6161393_copy.si

Tác giả: Joschka Fischer | Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà

“Chiến tranh”, theo nhà triết học Hy Lạp cổ đại Heraclitus, là “nguồn gốc của vạn vật”. Quan sát những sự kiện đẫm máu – và thực sự là man rợn – tại Trung Đông (nhất là tại Iraq và Syria), người ta có thể sẽ muốn đồng tình với câu nói trên, mặc dù những tư tưởng kiểu này có vẻ đã không còn chỗ trong thế giới quan hậu hiện đại của châu Âu ngày nay.

Những thắng lợi quân sự của Nhà nước Hồi Giáo ở Iraq và Syria không chỉ đang tạo ra một thảm họa nhân đạo mà còn đẩy các liên minh đang tồn tại trong khu vực vào trạng thái hỗn loạn, và thậm chí khiến người ta nghi ngờ về đường biên giới giữa các quốc gia này. Một trật tự Trung Đông mới đang nổi lên, khác biệt với trật tự cũ ở 2 điểm chủ yếu: vai trò lớn hơn của người Kurd và của Iran, và ảnh hưởng bị thu hẹp của các thế lực người Hồi giáo dòng Sunni trong khu vực. Continue reading “Những người thắng kẻ bại mới ở Trung Đông”

#229 – Khả năng bành trướng lãnh thổ của TQ dưới góc độ lý thuyết QHQT

20140823_LDP001_0

Nguồn: M. Taylor Fravel (2010). “International Relations Theory and China’s Rise: Assessing China’s Potential for Territorial Expansion”, International Studies Review, 12, pp. 505–532.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Quá trình trỗi dậy trở thành cường quốc của Trung Quốc mang tính hòa bình hay bạo lực vẫn luôn là một câu hỏi khiến cho các học giả lẫn các nhà chính trị phải lưu tâm. Tuy nhiên, trong nghiên cứu quan hệ quốc tế, những quan điểm lý thuyết cạnh tranh nhau đưa ra những cách lý giải khác nhau cho câu hỏi quan trọng này. Các học giả nghiên cứu sự trỗi dậy của Trung Quốc thông qua lăng kính của lý thuyết chuyển giao quyền lực (power transition theory) hay Chủ nghĩa Hiện thực tấn công (offensive realism) đã dự đoán về một tương lai đầy xung đột.

Continue reading “#229 – Khả năng bành trướng lãnh thổ của TQ dưới góc độ lý thuyết QHQT”

Ban-căng hóa (Balkanization)

Ottoman-Empire-Military-2

Tác giả: Đào Minh Hồng

Thuật ngữ Ban-căng hóa (Balkanization) được sử dụng bởi các sử gia và các nhà ngoại giao để diễn tả quá trình chia cắt có tính toán một lãnh thổ thành một số quốc gia độc lập với các dân tộc có xung đột lẫn nhau về lợi ích; mục đích là ngăn cản sự hình thành một lực lượng tập trung, thống nhất đe dọa người cai trị. Trong hoàn cảnh này, Ban-căng hóa có thể coi là một biến thể của châm ngôn thực dân “chia cắt và cai trị”.

Thuật ngữ Ban-căng hóa xuất phát từ tình hình trên bán đảo Ban-căng thời kỳ từ đầu thế kỷ 19 đến sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Trong khoảng thời gian này bán đảo Băn-căng vốn hầu hết nằm dưới sự cai trị của Đế chế Ottoman đã dần dần bị phân tách thành những quốc gia nhỏ độc lập. Continue reading “Ban-căng hóa (Balkanization)”

Căn nguyên của phát triển

article-2421829-1BDB4B9C000005DC-174_634x324

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Bất cứ ai quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế của một quốc gia đều có thể kể một loạt yếu tố ảnh hưởng đến mức độ và tốc độ phát trỉển: vốn vật thể, vốn con người, công nghệ, thể chế, v.v.   Những yếu tố ấy hẳn là quan trọng nhưng, khoảng10-15 năm trở lại đây, một cuộc tranh luận đã diễn ra trong giới kinh tế về thành tố sâu xa nhất của phát triển, cụ thể là: có yếu tố nào căn bản hơn, đàng sau những yếu tố nói trên? Thắc mắc này là tất yếu vì lẽ, chẳng hạn như, dù xác định được vai trò của tích lũy vốn và tiến bộ công nghệ trong phát triển kinh tế, vẫn còn có thể hỏi: Thế thi tại sao có sự chênh lệch rộng lớn giữa các xã hội về tốc độ tích lũy và “cải tiến”? Continue reading “Căn nguyên của phát triển”

Khái quát về lịch sử nước Mỹ

Flag

Giới thiệu

Khái quát về lịch sử nước Mỹ là ấn phẩm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Ấn bản đầu tiên (1949-1950) đã được hoàn tất theo sáng kiến của Francis Whitney, lúc đầu thuộc Văn phòng Thông tin Quốc tế của Bộ Ngoại giao và sau này là Cục Thông tin Hoa Kỳ (USIA). Richard Hofstadter, Giáo sư Sử học tại trường Đại học Columbia, và Wood Gray, Giáo sư Lịch sử Hoa Kỳ tại trường Đại học George Washington, là tư vấn học thuật. D. Steven Endsley thuộc trường Đại học Berkerley, California, soạn tài liệu bổ sung. Ấn phẩm này đã được cập nhật và hiệu chỉnh rất nhiều lần trong những năm qua bởi Keith W. Olsen, Giáo sư Lịch sử Hoa Kỳ tại trường Đại học Maryland, Nathan Glick, nhà văn và nguyên là biên tập viên tạp chí Dialogue của USIA, cùng nhiều người khác. Alan Winkler, Giáo sư Sử học tại trường Đại học Miami (Ohio), đã viết các chương về hậu Chiến tranh Thế giới Thứ hai cho các lần xuất bản trước. Continue reading “Khái quát về lịch sử nước Mỹ”

“Bảo thủ” và “tự do” trong chính trị Mỹ

conservative-liberal-road-sign

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Bài liên quan: Một nước Mỹ luôn thay đổi

Khi nói đến sinh hoạt chính trị ở nước Mỹ, 2 khái niệm được đề cập khá nhiều là bảo thủ (conservative) và tự do (liberal). Tuy nhiên, “bảo thủ” và “tự do” là những khái niệm có tính tương đối và được hiểu khác nhau ở mỗi quốc gia cũng như trong các hệ thống chính trị khác nhau.

Vậy ở Mỹ các khái niệm này được hiểu ra sao, và những ai được coi là những người “bảo thủ” hay “tự do”? Theo “truyền thống”, những người Cộng hòa thường được coi là những người có quan điểm “bảo thủ”, còn những người Dân chủ thường được coi là những người có quan điểm “tự do”. Continue reading ““Bảo thủ” và “tự do” trong chính trị Mỹ”

Sức mạnh kinh tế đáng ngờ của Trung Quốc

china_economy_power_plant_a_19643

Tác giả: Joseph S. Nye | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Ngân hàng Thế giới mới đây vừa công bố rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ trong năm nay, tính theo sức mua tương đương (PPP). Nhưng đây vẫn chưa phải là một môt tả mang tính toàn diện về vị thế kinh tế của Trung Quốc trên thế giới.

Dù PPP có thể hữu ích trong việc so sánh sự thịnh vượng của các quốc gia, quy mô dân số lại có ảnh hưởng đáng kể tới chỉ số này. Ấn Độ, nền kinh tế lớn thứ mười trên thế giới tính theo tỷ giá thị trường của đồng đô la Mỹ và đồng ru-pi Ấn Độ, là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới nếu tính theo PPP. Hơn nữa, các nguồn năng lượng, chẳng hạn như chi phí của dầu nhập khẩu hay của động cơ máy bay chiến đấu tiên tiến, được đánh giá tốt hơn theo tỷ giá hối đoái của các đồng tiền dùng để mua chúng. Continue reading “Sức mạnh kinh tế đáng ngờ của Trung Quốc”

Đưa quan hệ Việt – Mỹ bước vào kỷ nguyên mới

8B47E884-D6E4-4CEC-BD24-7A9F5B0EBA62_mw1024_s_n

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Năm 2015 sắp tới sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong tiến trình quan hệ Việt – Mỹ, đó là kỷ niệm 20 năm ngày bình thường hóa quan hệ song phương (11/7/1995). Trong suốt gần 20 năm qua, quan hệ giữa hai “cựu thù” đã đạt được những tiến triển nhanh chóng khiến nhiều nhà quan sát ngạc nhiên, và giờ hai bên đã là “đối tác toàn diện” của nhau. Tuy nhiên, quan hệ song phương nhìn chung vẫn còn mới ở giai đoạn sơ khởi, đã xây dựng được những nền tảng căn bản nhưng vẫn còn nhiều dư địa, tiềm năng chưa được khai phá. Trong năm 2015 cũng như những năm sau đó, hai nước cần phải cùng nhau tiếp tục nỗ lực để quan hệ song phương đạt được những phát triển thực chất và sâu sắc hơn. Continue reading “Đưa quan hệ Việt – Mỹ bước vào kỷ nguyên mới”

Sự áp đảo của đồng Đô-la và tình trạng áp chế tài chính

Dollar-Map-650x360

Tác giả: Andrew Sheng & Xiao Geng | Biên dịch: Hà Quỳnh Hương

Một thế hệ các nhà kinh tế phát triển nợ Ronald McKinnon, người vừa qua đời hồi đầu tháng này, một khoản nợ tri thức khổng lồ vì quan điểm thấu đáo của ông – được giới thiệu trong cuốn sách xuất bản năm 1973 Tiền và Vốn trong Phát triển Kinh tế (Money and Capital in Economic Development). Quan điểm này nói về việc các chính phủ tham gia vào việc áp chế tài chính (financial repression)[1] làm cản trở phát triển tài chính. Thật vậy, McKinnon cung cấp chìa khóa để hiểu lý do tại sao các khu vực tài chính của các nền kinh tế mới nổi ở tình trạng kém phát triển. Continue reading “Sự áp đảo của đồng Đô-la và tình trạng áp chế tài chính”