Sự hồi sinh Bộ tứ sẽ đe dọa vai trò trung tâm của ASEAN?

Nguồn: Rifki Dermawan, “Is the Quad’s Revival a Threat to ASEAN?”, The Diplomat, 18/03/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến đầu tiên vào tuần trước (12/03/2021) của nhóm Đối thoại Tứ giác về An ninh – thường được gọi là Bộ tứ (Quad) – cho thấy sự hợp tác ngày càng tăng giữa bốn thành viên: Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ. Sau một thời gian mà ý tưởng về Bộ tứ bị trì hoãn, hình ảnh “Bộ tứ 2.0” kiểu mới đang nhanh chóng nổi lên như một phần quan trọng của kiến ​​trúc an ninh toàn cầu mới, đặt ra những câu hỏi cấp thiết về vai trò và vị trí trung tâm trong tương lai của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Bất chấp những nghi ngờ về khả năng hợp tác sâu rộng và được thể chế hóa giữa các nước thuộc Bộ tứ, cuộc họp chỉ ra rằng bốn cường quốc sẵn sàng hợp tác trong các vấn đề cấp bách liên quan đến các mối quan tâm chung, chẳng hạn như việc phân phối vắc-xin COVID-19 và tác động toàn cầu của biến đổi khí hậu, bên cạnh những thách thức về an ninh truyền thống. Theo Tuyên bố chung được đưa ra vào cuối cuộc họp, bốn quốc gia cam kết “sẽ nhân đôi cam kết của mình đối với hợp tác trong khuôn khổ Bộ tứ.” Continue reading “Sự hồi sinh Bộ tứ sẽ đe dọa vai trò trung tâm của ASEAN?”

‘Di sản chính trị’ của Trump và triển vọng chính sách TQ dưới thời Biden

Tác giả: Châu Kỳ (Trung Quốc) | Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Tóm tắt: Một loạt chính sách đối với Trung Quốc được tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng trong bốn năm cầm quyền đã gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho quan hệ Trung – Mỹ. Mặc dù chiến dịch tái tranh cử của Trump đã thất bại, nhưng “di sản chính trị” mà Trump để lại vẫn tác động sâu sắc đến định hướng của chính quyền Biden và quan hệ Trung – Mỹ trong lương lai. Hiện tại, Trung Quốc được giới chiến lược và ngoại giao Mỹ coi là đối thủ cạnh tranh chiến lược lớn nhất của Mỹ. Tuy nhiên, trước nhiều thách thức nghiêm trọng mà Mỹ phải đối mặt và ảnh hưởng từ chủ trương chính sách cơ bản của Biden, chính quyền Biden chắc chắn sẽ có những điều chỉnh nhất định trong chính sách đối với Trung Quốc, mà trọng tâm là hợp tác với các đồng minh để ứng phó với những thách thức từ phía Trung Quốc. Đồng thời, chính quyền Biden cũng sẽ tìm cách hợp tác với Trung Quốc trong một số vấn đề toàn cầu. Continue reading “‘Di sản chính trị’ của Trump và triển vọng chính sách TQ dưới thời Biden”

Tương lai Afghanistan phụ thuộc vào hợp tác Mỹ – Pakistan

Nguồn:  Anne Patterson, Ali Jehangir Siddiqui, Syed Mohammad Ali, “Afghanistan’s Future Depends on the United State and Pakistan Working Together”, Foreign Policy, 16/03/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Theo một thỏa thuận được ký với Taliban hồi tháng 2 năm 2020, Hoa Kỳ đồng ý rút các lực lượng của mình khỏi Afghanistan trước tháng 5 năm nay. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cố gắng tuân thủ thỏa thuận hòa bình này, nhưng phải đối mặt với một số thách thức khó khăn do tình trạng bạo lực vẫn ở mức cao và các cuộc đàm phán trong nội bộ Afghanistan đạt được rất ít tiến bộ.

Để việc rút quân của Mỹ khả thi hơn nhưng vẫn không hoàn toàn từ bỏ thỏa thuận Mỹ-Taliban, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đưa ra một kế hoạch hòa bình sửa đổi với công thức chia sẻ quyền lực tạm thời và đề xuất có sự tham gia của các nước chủ chốt trong khu vực. Diễn biến trong những tuần tới sẽ quyết định liệu chính quyền Biden có thể tuân thủ thời hạn rút quân hay không. Tuy nhiên, chúng ta thấy được rõ ràng là sau 20 năm không có chính phủ nào ở Afghanistan có thể thành công nếu không có sự tham gia của Taliban và không có tiến trình hòa bình nào ở Afghanistan có thể đi đến thắng lợi nếu không có sự ủng hộ đầy đủ từ Pakistan. Continue reading “Tương lai Afghanistan phụ thuộc vào hợp tác Mỹ – Pakistan”

Đằng sau vụ thử thành công bom khinh khí lần đầu của Trung Quốc

Tác giả: Bành Kế Siêu (Trung Quốc) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

8h20 sáng ngày 17/06/1967, Trung Quốc thử thành công trái bom khinh khí đầu tiên. Bầu trời La Bố Bạc [Lop Nor, một vùng có nhiều hố, hồ muối nhỏ nằm giữa sa mạc Taklamakan và sa mạc Kuruktag ở phía Đông Khu Tự trị Uigur Tân Cương] đồng thời xuất hiện hai vừng “Mặt Trời”, một trong đó còn sáng hơn cả ánh sáng của 1000 Mặt Trời. Nửa đêm hôm ấy, đông đảo dân Bắc Kinh ùa ra đường phố diễu hành chúc mừng vụ thử thành công.

Một tờ  báo Anh bình luận: Lại một lần nữa, Trung Quốc làm phương Tây sửng sốt: thời gian thực hiện vụ nổ bom khinh khí đầu tiên rút ngắn được từ 6 đến 12 tháng so với dự kiến, thời gian cần dùng để từ bom nguyên tử tiến đến bom khinh khí ngắn hơn bất cứ cường quốc hạt nhân nào. Continue reading “Đằng sau vụ thử thành công bom khinh khí lần đầu của Trung Quốc”

Liên minh Trà Sữa là gì?

Nguồn: What is the Milk Tea Alliance?”, The Economist, 24/03/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Vào ngày 01/02, ngày mà quân đội Myanmar phế truất chính phủ được bầu một cách dân chủ của nước này, một người dùng Twitter đã đăng tải hình ảnh của Royal Myanmar Teamix, một loại trà pha chế của địa phương. Bài tweet kể từ đó đã được chia sẻ hơn 22.000 lần. Bên cạnh hình ảnh là một hashtag đã được các nhà hoạt động ở Hồng Kông, Đài Loan và Thái Lan sử dụng trong gần một năm qua: #MilkTeaAlliance (Liên minh Trà Sữa). Các tấm biển với khẩu hiệu này xuất hiện tại các cuộc biểu tình đường phố ủng hộ dân chủ trên khắp Đông Nam Á. Chính xác thì Liên minh Trà Sữa là gì và những người ủng hộ nó có điểm chung nào? Continue reading “Liên minh Trà Sữa là gì?”

Tuần trăng mật của Biden: Vai trò Bộ Tứ và Xoay trục 2.0

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Quan hệ của chúng ta với Trung Quốc sẽ là cạnh tranh khi cần, hợp tác khi có thể, và đối đầu khi bắt buộc”- Our relationship with China will be competitive when it should be, collaborative when it can be, and adversarial when it must be. (Antony Blinken).

Tôi đã viết loạt bài “Dự báo Chính sách Đối ngoại của Chính quyền Biden” đăng trên trang Nghiên cứu Quốc tế (31/12-3/1/2021). Bài này cập nhật một số đặc điểm hình thành và triển khai chính sách của Biden, liên quan đến Trung Quốc và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific).

Tuy còn quá sớm để bình luận về chính sách của Chính quyền Biden trong nhiệm kỳ đầu (bốn năm), nhưng có đủ cơ sở để đánh giá những gì đang diễn ra trong “tuần trăng mật” (100 ngày). Cơ sở đó chủ yếu dựa trên một số nguồn dữ liệu đề cập dưới đây. Continue reading “Tuần trăng mật của Biden: Vai trò Bộ Tứ và Xoay trục 2.0”

Đại Việt dưới thời Vua Trần Dụ Tông (1341-1369)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên Hiệu: Thiệu Phong:1341-1357; Đại Trị: 1358-1369

Vua Hiến Tông lên ngôi lúc 13 tuổi, mất năm 23 tuổi; trị vì 11 năm. Năm 1341, Thượng hoàng Minh Tông cho con thứ của bà chánh cung Huệ Từ hoàng thái hậu tên là Hạo, mới 6 tuổi lên nối ngôi; xưng là Dụ Hoàng, tức vua Dụ Tông. Vua Dụ Tông trị vì được 29 năm, dùng 2 niên hiệu Thiệu Phong và Đại Trị.

Tháng 8 năm Thiệu Phong thứ nhất [12/9-10/10/1341] (triều Nguyên, Chí Chính năm thứ nhất); sai Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu biên soạn Triều ĐiểnHình T.

Tháng 3 năm Thiệu Phong thứ 2 [6/4-4/5/1342] (Nguyên, Chí Chính năm thứ 2) xét duyệt các quan văn võ và những kẻ bị lưu đày. Continue reading “Đại Việt dưới thời Vua Trần Dụ Tông (1341-1369)”

Trung Quốc: Phát huy ngoại giao láng giềng trước cục diện trăm năm có một

Tác giả: La Chiếu Huy | Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Các quốc gia láng giềng là nơi đặt nền móng cho sự phát triển thịnh vượng của Trung Quốc. Trung Quốc luôn đặt các quốc gia láng giềng ở vị trị ưu tiên trong tổng thể nền ngoại giao, kiên định giữ vững mối quan hệ láng giềng hữu nghị, thực hành lý luận “thân, thành, huệ, dung”, làm sâu sắc thêm quan hệ láng giềng hợp tác đôi bên cùng có lợi, đồng thời tiếp tục cải thiện môi trường láng giềng. Năm 2020 chứng kiến một thế cục chưa từng có, dưới tác động của đại dịch và cục diện Trung – Mỹ, các yếu tố phức tạp trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ngày càng gia tăng. Continue reading “Trung Quốc: Phát huy ngoại giao láng giềng trước cục diện trăm năm có một”

Tác động từ thử nghiệm tiền điện tử của các ngân hàng trung ương

Nguồn: Gillian Tett, “Central bankers’ crypto experiments should put investors on alert”, Financial Times, 26/03/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Năm nay, bitcoin đã mê hoặc nhiều nhà đầu tư. Bitcoin đã tăng giá gấp đôi, sau khi tăng gấp ba lần trong năm 2020; và những nhân vật như Elon Musk đã ủng hộ nó – tuần này, ông tweet rằng người dùng có thể mua xe Tesla bằng bitcoin. Điều đáng chú ý hơn nữa là một số ngân hàng chính thống như Citigroup hiện cho rằng bitcoin “có thể được định vị tối ưu để trở thành loại tiền tệ toàn cầu ưa thích cho thương mại” trong tương lai, một vai trò hiện đang được đồng đô la nắm giữ.

Nhưng trong khi những điều này đang gây chú ý thì có một câu chuyện tiền mã hóa thứ hai đang diễn ra mà hầu hết mọi người ít chú ý hơn: các thử nghiệm của các ngân hàng trung ương. Tuần này, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đã tổ chức một hội nghị “đổi mới”, tại đó Jay Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed), giải thích rằng các quan chức Fed đang làm việc với Viện Công nghệ Massachusetts để tìm hiểu tính khả thi của tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành (CBDC) dựa trên đồng đô la. Continue reading “Tác động từ thử nghiệm tiền điện tử của các ngân hàng trung ương”

Nhật ký Bắc Kinh (27/11/20): Kinh tế tư nhân Trung Quốc nhìn từ Jack Ma

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 11/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Không quá ngạc nhiên khi Jack Ma, nhà sáng lập tập đoàn thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba Group, vắng mặt tại Hội nghị Internet Thế giới năm nay.

Sự kiện thường niên do chính phủ Trung Quốc tổ chức – khai mạc ở Ô Trấn, tỉnh Chiết Giang, hôm thứ Hai tuần này (23/11/2020) – quy tụ các quan chức nhà nước và giám đốc điều hành công nghệ cấp cao. Trước đây ông Ma thường xuyên tham dự. Nhưng năm nay đại diện cho công ty ông lại là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Alibaba Daniel Zhang.

Ông Zhang trông có vẻ mệt mỏi khi đọc phát biểu mô tả các quy tắc mới mà Trung Quốc đề xuất đối với các công ty internet là “kịp thời và cần thiết”, liên tục hoan nghênh nhà chức trách tăng cường giám sát ngành. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (27/11/20): Kinh tế tư nhân Trung Quốc nhìn từ Jack Ma”

Tin tặc Triều Tiên còn nguy hiểm hơn kho vũ khí hạt nhân

Nguồn: Morten Soendergaard Larsen, “North Korean Cyberthreat Poses Greater Risk Than Nuclear Arsenal”, Foreign Policy, 15/3/2021

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Đội quân tin tặc của Bình Nhưỡng đã chứng tỏ sự thành thạo trong việc tìm kiếm các lỗ hổng và khai thác chúng – thế giới cần phải sẵn sàng đối phó.

Theo Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, số tiền mà đội quân này đã đánh cắp lên đến hàng tỷ đô-la. Còn theo Văn phòng Đối ngoại, Thịnh vượng chung và Phát triển Vương quốc Anh, đội quân này cũng làm tê liệt Dịch vụ Y tế Quốc gia của Anh. Và có bằng chứng là họ đã xâm nhập vào nhà máy điện hạt nhân mới nhất của Ấn Độ để ăn cắp bản thiết kế của nhà máy.

Các tin tặc Triều Tiên đã đi từ việc do thám và gây gián đoạn hệ thống mạng của các đối thủ ở Hàn Quốc đến việc phá hoại, đánh cắp lượng tiền lớn hoặc những công nghệ tiên tiến. Tuần này, trong lúc các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ và Nhật Bản đang gặp nhau để thảo luận về tình hình an ninh khu vực, đặc biệt tập trung vào vấn đề tên lửa Triều Tiên, thì nhiều chuyên gia cho rằng tin tặc của Bình Nhưỡng có khả năng là mối đe dọa còn lớn hơn so với những chiếc tên lửa khổng lồ thường xuất hiện trong lễ duyệt binh hàng năm của nhà lãnh đạo Kim Jong Un. Continue reading “Tin tặc Triều Tiên còn nguy hiểm hơn kho vũ khí hạt nhân”

Việt Nam bầu chính phủ mới: Có phải càng sớm càng tốt?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 14 của Việt Nam sẽ khai mạc vào ngày hôm nay và  bế mạc hai tuần sau đó, vào ngày 7 tháng 4. Nội dung quan trọng nhất trong chương trình nghị sự của kỳ họp lần này là bầu mới một số chức danh chủ chốt trong bộ máy nhà nước, bao gồm chủ tịch Quốc hội, chủ tịch nước và thủ tướng. Một số chức danh chủ chốt khác, bao gồm phó chủ tịch nước, chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, các phó chủ tịch Quốc hội, phó thủ tướng và các thành viên nội các khác, cũng sẽ được bầu trong dịp này. Quy trình bầu cử “cấp tốc” này, vốn từng được thực hiện vào năm 2016, sẽ hoàn tất quá trình chuyển đổi lãnh đạo quốc gia của Việt Nam vốn diễn ra năm năm một lần và được khởi động tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) bế mạc hồi đầu tháng trước. Continue reading “Việt Nam bầu chính phủ mới: Có phải càng sớm càng tốt?”

Thấy gì từ Hướng dẫn tạm thời về chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ?

Nguồn: Rebecca Beitsch và Maggie Miller, “Biden signals another reversal from Trump with national security guidance”, The Hill, 03/03/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

Nhà Trắng đã công bố Hướng dẫn Chiến lược An ninh Quốc gia tạm thời vào thứ Tư (03/03/2021), nhấn mạnh nhu cầu xây dựng liên minh và củng cố dân chủ, một sự bác bỏ ngầm chính sách “Nước Mỹ trên hết” của cựu Tổng thống Trump.

“Chúng ta sẽ chỉ thành công trong việc thúc đẩy các lợi ích của Mỹ và duy trì các giá trị phổ quát của chúng ta bằng cách làm việc vì mục tiêu chung với các đồng minh và đối tác thân cận nhất, và bằng cách đổi mới các nguồn sức mạnh quốc gia lâu dài của chúng ta,” Tổng thống Biden viết.

Chiến lược nêu ra một loạt các vấn đề mà chính quyền Biden hy vọng sẽ giải quyết, bao gồm đại dịch COVID-19 và suy thoái kinh tế do đại dịch, bất bình đẳng chủng tộc, các mối đe dọa từ biến đổi khí hậu và việc gia tăng sử dụng các công nghệ mới nổi và các cuộc tấn công mạng của các đối thủ nước ngoài nhắm vào Hoa Kỳ. Continue reading “Thấy gì từ Hướng dẫn tạm thời về chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ?”

Noah Webster và cuộc chiến giành độc lập ngôn ngữ cho nước Mỹ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong lịch sử ngắn ngủi của mình, nước Mỹ từng sản sinh ra không ít nhân vật kiệt xuất trên hầu như mọi lĩnh vực hoạt động của nhân loại, trong đó có ngôn ngữ, một lĩnh vực vô cùng quan trọng. Hiếm người Mỹ nào không biết tên tuổi của Noah Webster (1758-1843), tác giả bộ Từ điển tiếng Anh của người Mỹ –– American Dictionary of the English Language, xuất bản năm 1828, cột mốc đánh dấu thắng lợi của nước Mỹ trong cuộc chiến giành độc lập trên lĩnh vực ngôn ngữ.

Webster trở thành con người huyền thoại của nước Mỹ không phải chỉ vì ông soạn ra American Dictionary of the English Language –– bộ từ điển lớn nhất thế giới thời bấy giờ với hai tập gồm 70 nghìn mục từ kèm định nghĩa, trong đó 12 nghìn mục từ chưa từng có trong các từ điển trước đó, cũng không phải chỉ vì thời gian làm từ điển chiếm mất phần lớn cuộc đời ông, mà là ở chỗ bộ từ điển này đã làm cho nước Mỹ trở nên độc lập với Anh Quốc về các mặt ngôn ngữ, văn hóa, giáo dục, sau khi nước này đã giành được độc lập về chính trị vào năm 1776. Continue reading “Noah Webster và cuộc chiến giành độc lập ngôn ngữ cho nước Mỹ”

Nhật ký Bắc Kinh (20/11/20): Trần Toàn Quốc và vấn đề Tân Cương

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 11/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi đầu tuần này quyết định ban hành “Tư tưởng Tập Cận Bình về Pháp quyền.” Văn kiện này là lời kêu gọi của Chủ tịch Tập Cận Bình về việc kiên định con đường “pháp quyền xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc” và thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống quản trị của Trung Quốc phù hợp với mục tiêu này.

Cuộc họp Bộ Chính trị kéo dài hai ngày đưa ra quyết định trên là một sự kiện quan trọng. Thông thường, tất cả 25 ủy viên Bộ Chính trị, bao gồm bảy ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, đều tham dự. Nhưng có một người vắng mặt: Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo), bí thư khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (20/11/20): Trần Toàn Quốc và vấn đề Tân Cương”

Trung Quốc và lựa chọn định mệnh đối với Đài Loan

Nguồn: China faces fateful choices, especially involving Taiwan”, The Economist, 18/02/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sự trỗi dậy của Trung Quốc liên quan đến một số quyết định mang tính định mệnh đối với Chủ tịch Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo của đất nước. Không gì quan trọng hơn là câu hỏi liệu có nên tấn công Đài Loan để đưa hòn đảo dân chủ, thân phương Tây với 24 triệu dân này vào vòng kiểm soát của Đảng Cộng sản hay không. Nếu một ngày nào đó một chiếc xe limousine Hồng Kỳ bọc thép chở ông Tập trong vai trò “nhà chinh phục” diễu qua các đường phố ở thủ đô Đài Bắc của hòn đảo, ông sẽ trở thành một nhà Cộng sản bất tử. Ông sẽ được xếp ngang hàng Mao Trạch Đông với tư cách là người cùng giành chiến thắng trong cuộc nội chiến Trung Quốc vốn vẫn dang dở từ năm 1949 khi chế độ Quốc Dân Đảng bại trận lưu vong sang Đài Loan. Continue reading “Trung Quốc và lựa chọn định mệnh đối với Đài Loan”

Vi khuẩn và bào quan: Đằng sau khám phá mới về lịch sử loài người

Nguồn: “A tiny creature illuminates an important biological advance”, The Economist, 20/03/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Con đường dẫn tới sự hình thành loài người thật dài và quanh co. Và một bước tiến lớn trên con đường đó chính là sự ra đời của tế bào nhân thực (eukaryotic cell) đầu tiên. Các sinh vật nhân thực tạo nên thế giới sống mà chúng ta thường nhìn thấy trong các bộ phim tài liệu trên truyền hình: động vật (bao gồm con người) và thực vật, rong biển, nấm cùng một loạt các loài sinh vật khác mà mắt thường không nhìn thấy được, nhưng lại hiện lên một cách đầy sống động dưới kính hiển vi.

Sự đa dạng phi thường này được tạo ra bởi vì, không giống như các tế bào ở hai lĩnh giới vĩ đại khác của sự sống là vi khuẩn (bacteria) và cổ khuẩn (archea), tế bào nhân thực có rất nhiều cấu trúc bên trong được gọi là các bào quan (organelle). Việc phân công lao động giữa các bào quan này cho phép sinh vật nhân thực không chỉ tiến hóa mà còn dần trở nên phức tạp hơn qua thời gian, theo những cách mà vi khuẩn và cổ khuẩn chưa từng làm được. Do vậy, việc các bào quan ra đời như thế nào là một chủ đề sinh học rất được quan tâm. Và một phát hiện gần đây dưới đáy sâu của hồ Zug ở Thụy Sĩ đã giúp chúng ta hiểu thêm được phần nào về vấn đề này. Continue reading “Vi khuẩn và bào quan: Đằng sau khám phá mới về lịch sử loài người”

Đại Việt dưới thời Vua Trần Hiến Tông (1329-1341)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên Hiệu: Khai Hựu.

Vua Hiến Tông tên húy là Vượng, con thứ của Minh Tông. Lên ngôi lúc 13 tuổi, mất năm 23 tuổi; trị vì lúc còn nhỏ tuổi, nên việc quan trọng đều do Thượng hoàng Minh Tông quyết định.

Năm Khai Hựu thứ nhất [1329], sau khi đã nhường ngôi, Thượng hoàng lui về ở hành cung phủ Thiên Trường, mỗi khi các hoàng tử vào chầu, Thượng hoàng thường bình luận đến nhân vật bản triều để răn bảo. Có lần Uy Túc vương Văn Bích nói:

Bàn luận nhân vật để dạy hoàng tử, chỉ nên nói đến việc của người hay, còn việc người dở hãy gạt bỏ đi, không nên nói để người nghe bắt chước.”

Thượng hoàng bảo:

Việc làm của kẻ hay, người dở đều nên bàn đến cả, không thể gác bỏ thiên lệch được; nếu con ta quả là người hiền, thì nghe việc hay tất theo mà bắt chước, nghe việc dở tất ghét mà tránh đi, thế thì kẻ hay người dở đều có thể làm gương cả.” Continue reading “Đại Việt dưới thời Vua Trần Hiến Tông (1329-1341)”

Quân đội Myanmar đang rơi vào cảnh ‘tiến thoái lưỡng nan’

Nguồn:Myanmar’s generals have not thought their coup through”, The Economist, 13/03/2021

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Các tướng lĩnh đang ở trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan, họ không thể tiến lên nếu không dùng đến vũ lực nhưng cũng không thể lùi bước.

Sáu tuần sau cuộc đảo chính thảm họa do quân đội dưới quyền Tướng Min Aung Hlaing tiến hành, có hai thứ đang ngày càng trở nên nổi bật. Đầu tiên là quy mô của sự phẫn nộ trong dân chúng khi Myanmar quay trở lại chế độ độc tài quân sự.

Hàng trăm nghìn người Miến đã xuống đường biểu tình. Một số lượng lớn công chức, giáo viên, tài xế xe buýt, nhân viên ngân hàng và nhiều ngành nghề khác đã tổ chức đình công nhằm phản đối cuộc đảo chính. Sự tàn bạo của quân đội hàng ngày được đưa tin trên các phương tiện truyền thông xã hội. So với năm 1988, khi sinh viên dẫn đầu những cuộc biểu tình lớn chống lại sự cai trị của quân đội, sự phản kháng trong dân chúng hiện nay thậm chí còn mạnh mẽ hơn. Continue reading “Quân đội Myanmar đang rơi vào cảnh ‘tiến thoái lưỡng nan’”

Mỹ sẽ nâng cấp năng lực quân sự ở Thái Bình Dương như thế nào?

Nguồn: Dispersal orders”, The Economist, 11/03/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong nhiều năm qua, các lãnh đạo quân đội Mỹ đã chứng kiến cán cân quân sự ở châu Á chuyển dịch theo hướng bất lợi cho họ. Vào năm 2018, một ủy ban đã cảnh báo rằng, nếu chiến tranh với Trung Quốc xảy ra, “người Mỹ có thể phải đối mặt với một thất bại quân sự quyết định”. Vào ngày 4 tháng 3, Đô đốc Philip Davidson, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ (INDOPACOM), cho biết Trung Quốc sẽ đạt được sự “vượt trội” trong vòng 5 năm tới.

Triển vọng đó đã làm Quốc hội Mỹ bất an. Vào tháng 12, Quốc hội đã thông qua một quỹ 2,2 tỷ đô la gọi là Sáng kiến ​​Răn đe Thái Bình Dương (PDI) để hỗ trợ INDOPACOM. Giờ đây, các chỉ huy Mỹ ở châu Á đã yêu cầu Quốc hội tăng gấp đôi số tiền tài trợ cho sáng kiến ​​này lên mức 4,7 tỷ đô la trong giai đoạn 2021-22 – nhiều hơn ngân sách quốc phòng của Philippines – và 22,7 tỷ đô la cho giai đoạn 5 năm đến 2027. Trong một báo cáo được công bố ngày 1 tháng 3, họ giải thích cách họ sẽ chi tiêu khoản ngân sách lớn này. Continue reading “Mỹ sẽ nâng cấp năng lực quân sự ở Thái Bình Dương như thế nào?”