Dự báo thay đổi nhân sự cấp cao tại Đại hội 13

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Giới thiệu

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) dự kiến sẽ ​​diễn ra vào tháng 1 năm 2021. Vài tháng sau đó, một chính phủ mới sẽ được thành lập để lãnh đạo đất nước cho đến năm 2026. Như thường lệ, các thay đổi nhân sự nào được thông qua tại đại hội từ lâu đã trở thành trung tâm chú ý của công chúng và tạo ra rất nhiều đồn đoán. Mặc dù điều này hoàn toàn dễ hiểu nếu xét tính bí mật trong chính trị cấp cao của Đảng cũng như tầm quan trọng của những thay đổi này đối với đất nước, nó cũng mang lại cho các nhà phân tích Việt Nam một cơ hội để tìm hiểu các động lực chính trị của đất nước, đồng thời đưa ra các đánh giá về những thay đổi nhân sự này.

Bài viết này phân tích các yếu tố định hình sự thay đổi lãnh đạo sắp tới của ĐCSVN, triển vọng của các ứng cử viên hàng đầu và tác động đối với chính trị Việt Nam. Bài viết mở đầu bằng cách thảo luận về cấu trúc nhân sự cấp cao của ĐCSVN trước khi phân tích các thay đổi có khả năng xảy ra trong Bộ Chính trị, cơ quan hoạch định chính sách hàng đầu của cả nước. Cuối cùng, bài viết điểm qua các ứng viên tiềm năng cho bốn vị trí lãnh đạo cao nhất và triển vọng đắc cử của họ. Continue reading “Dự báo thay đổi nhân sự cấp cao tại Đại hội 13”

Di sản của Mikhail Gorbachev sau 35 năm nhìn lại

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “The Victor Who Lost the USSR”, Project Syndicate, 05/05/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ba mươi lăm năm trước, Mikhail Gorbachev được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô. “Người ta mong đợi rất nhiều ở Gorbachev”, Anatoly Chernyaev – một quan chức của Đảng Cộng sản và là một trí thức, người sau này sẽ trở thành cố vấn hàng đầu cho Gorbachev – đã viết như vậy trong nhật ký của mình vào thời điểm đó. Liên Xô không cần gì khác ngoài “một cuộc cách mạng từ trên xuống”, ông ghi lại. “Liệu Mikhail Sergeyevich có hiểu điều này không?”

Chắc chắn là các chính sách của Gorbachev như perestroika (cải tổ chính trị và kinh tế) và glasnost (minh bạch và công khai hóa) đã mang lại một cuộc cách mạng của những sự kỳ vọng. Sau 20 năm bị đình trệ bởi một chế độ chuyên chế ốm yếu – ba nhà lãnh đạo đã chết trong vòng chưa đầy ba năm (một cuộc đua xe tang, như cách nói đùa ảm đạm của người Nga) – người ta muốn tìm kiếm sự thay đổi. Họ tin rằng Gorbachev có thể mang lại điều đó. Continue reading “Di sản của Mikhail Gorbachev sau 35 năm nhìn lại”

06/05/1942: Toàn bộ lính Mỹ ở Philippines đầu hàng Nhật vô điều kiện

Nguồn: All American forces in the Philippines surrender unconditionally, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1942, Trung tướng Hoa Kỳ Jonathan Wainwright đã cùng lính Mỹ ở Philippines đầu hàng trước quân đội Nhật Bản.

Đảo Corregidor là thành trì cuối cùng của quân Đồng minh ở Philippines sau chiến thắng của quân Nhật tại Bataan (Tướng Wainwright đã phải chạy từ Bataan tới Corregidor). Các cuộc pháo kích và ném bom liên tiếp đã khiến quân phòng thủ của Mỹ và Philippines suy sụp. Dù trước đó đã đánh chìm thành công nhiều sà lan của Nhật khi họ tiếp cận vào bờ biển phía bắc đảo Corregidor, nhưng giờ quân Đồng minh đã không thể ngăn chặn được quân Nhật thêm nữa. Continue reading “06/05/1942: Toàn bộ lính Mỹ ở Philippines đầu hàng Nhật vô điều kiện”

Huawei và bài toán lựa chọn an ninh quốc gia và kinh tế

Nguồn: Anthony Glees, “Is Huawei’s 5G national security threat or economic opportunity?”, East Asia Forum, 06/05/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hồi tháng Giêng, chỉ vài tuần trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát gây chết người ở Anh, Hội đồng An ninh Quốc gia đã trao cho công ty viễn thông khổng lồ Trung Quốc Huawei một hợp đồng phát triển mạng 5G của Anh. Thủ tướng Anh, Boris Johnson, đã tuyên bố rằng đây là “một chiến thắng chiến lược rất quan trọng” sẽ thúc đẩy nền kinh tế, và hứa rằng nó sẽ “không gây hại cho cơ sở hạ tầng trọng yếu của quốc gia”.

Nhưng các cơ hội kinh tế có lớn hơn các rủi ro đối với an ninh quốc gia hay không? Liệu cuộc khủng hoảng COVID-19 có bổ sung thêm một khía cạnh mới và thậm chí đáng sợ hơn vào việc hợp tác với một công ty hàng đầu của Trung Quốc không? Continue reading “Huawei và bài toán lựa chọn an ninh quốc gia và kinh tế”

Hoạt động cứu trợ của Công Giáo miền Nam giai đoạn 1954-1975

Nguồn: Nguyen-Marshall, V. (2009). “Tools of Empire? Vietnamese Catholics in South Vietnam”, Journal of the Canadian Historical Association20 (2), 138–159.

Biên dịch: Lê Văn Luận | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ở Việt Nam, các hoạt động nhân đạo không mới mẻ và cũng không phải là đặc quyền của Kitô Giáo. Lòng nhân từ chiếm một vị trí quan trọng trong Nho Giáo và Phật Giáo. Vì vậy, công tác bác ái được đề cao như là một hành vi xã hội lẫn tôn giáo. Những nỗ lực làm từ thiện ở thời tiền thực dân ở Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ từ nhà nước và cộng đồng địa phương.[1] Trong suốt thời Pháp thuộc, các tổ chức bác ái Kitô Giáo, Phật Giáo và dân sự đã tồn tại. Nhiều dòng tu Công Giáo khác nhau đã thành lập và điều hành các tổ chức bác ái như trường học, bệnh viện, cô nhi viện. Rất nhiều những tổ chức này đã nhận được các khoản trợ cấp từ chính phủ thuộc địa Pháp. Sau 1954, một số tổ chức này vẫn còn hoạt động, vài tổ chức ở miền Bắc đưa cơ sở của mình vào miền Nam. Một số tổ chức bác ái Công Giáo được lập trước 1954 bao gồm :[2] Continue reading “Hoạt động cứu trợ của Công Giáo miền Nam giai đoạn 1954-1975”

04/05/1990: Các bang tìm cách thay thế tử hình bằng ghế điện

Nguồn: Electric chair malfunctions in Florida, leading states to change execution methods, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1990, Jesse Tafero đã bị tử hình ở Florida bằng ghế điện với ba lần giật, khiến lửa tóe trên đầu anh ta. Cái chết của Tafero đã làm dấy lên một cuộc tranh luận về các phương pháp tử hình nhân đạo. Nhiều tiểu bang đã ngừng sử dụng ghế điện mà thay vào đó là tiêm thuốc độc cho án tử hình. Continue reading “04/05/1990: Các bang tìm cách thay thế tử hình bằng ghế điện”

Francisco Goya: Danh họa Tây Ban Nha thế kỷ 18

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Francisco Goya (1746 – 1828) là một họa sĩ và nhà điêu khắc sáng tạo, và là một trong những bậc thầy vĩ đại của hội họa Tây Ban Nha.

Francisco Jose de Goya y Lucientes sinh ngày 30/03/1746 tại một nơi gần Saragossa, Aragon, và có cha là một họa sĩ. Goya bắt đầu theo học nghệ thuật chính thức vào năm 14 tuổi khi ông tập sự tại phòng vẽ của một họa sĩ địa phương. Năm 1763, Goya tới Madrid và làm việc cho một họa sĩ khác đến từ Aragon là Francisco Bayeu. Sau này, ông đã kết hôn với em gái của Bayeu. Continue reading “Francisco Goya: Danh họa Tây Ban Nha thế kỷ 18”

Chiến lược trỗi dậy về văn hóa của Trung Quốc

Tác giả: Lý Hồng Phong (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu: Dưới đây là nội dung chính trong bài nói chuyện của ông Lý Hồng Phong tại Trường Đảng Trung ương Trung Quốc (12/2009) dưới đầu đề “Sự chuẩn bị văn hóa của nước lớn trỗi dậy”. Lý Hồng Phong là Ủy viên Ủy ban Kỷ luật TƯ ĐCSTQ khóa XVII, Ủy viên Đảng bộ, Bí thư Đảng ủy cơ quan Bộ Văn hóa Trung Quốc.

Các nhà chiến lược học phương Tây cho rằng Trung Quốc (TQ) trỗi dậy trở thành cường quốc sẽ là một trong những xu thế phát triển rõ nhất trong hệ thống quan hệ quốc tế thế kỷ 21. Đúng vậy, TQ đang trỗi dậy, đang hoàn thành công cuộc phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa. Continue reading “Chiến lược trỗi dậy về văn hóa của Trung Quốc”

Công Giáo miền Nam Việt Nam có phải là công cụ của đế quốc?

Nguồn: Nguyen-Marshall, V. (2009). “Tools of Empire? Vietnamese Catholics in South Vietnam”, Journal of the Canadian Historical Association, 20 (2), 138–159.

Biên dịch: Lê Văn Luận | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tóm tắt: Bài viết này khảo sát những hoạt động xã hội và chính trị của người Công Giáo Việt Nam tại Nam Việt (Việt Nam Cộng hòa) trong khoảng thời gian những năm 1950 – 1970. Sự tham gia của người Công Giáo trong môi trường công, từ việc dấn thân vào các tổ chức bác ái xã hội đến việc tổ chức các cuộc biểu tình, chứng tỏ rằng họ có tính tổ chức cao và rất chủ động để thay đổi môi trường chính trị xã hội của mình lúc đó. Tuy người Công Giáo chia sẻ một số quan điểm và mục tiêu chính trị với chính quyền Nam Việt và Hoa Kỳ, họ cũng theo đuổi những mục tiêu riêng của mình, tham gia vào hoạt động chính trị ở cấp quốc gia và địa phương, phê bình các chính sách của chính phủ, và giữ một mức độ độc lập đáng kể so với quyền lực và ảnh hưởng của nhà nước. Continue reading “Công Giáo miền Nam Việt Nam có phải là công cụ của đế quốc?”

Ba kịch bản địa chính trị châu Á sau Covid-19

Nguồn: Michael J. Green, “Geopolitical Scenarios for Asia after COVID-19“, CSIS, 31/03/2020.

Giới thiệu: Minh Anh

Tác động dài hạn của đại dịch COVID-19 đối với địa chính trị châu Á là gì? Vài tuần sau khi khủng hoảng bắt đầu, các dự báo ban đầu nhìn chung lạc quan về chủ nghĩa cơ hội bá quyền của Trung Quốc và bi quan về tương lai vị trí lãnh đạo của Mỹ trong khu vực. Washington chắc chắn sẽ phải trả giá đắt về sinh mạng và uy tín sau những thất bại ban đầu của mình ở trong và ngoài nước, trong khi Bắc Kinh tích cực nỗ lực củng cố các lợi ích ngoại giao sau khi hồi phục từ cú sốc ban đầu ở Vũ Hán. Tuy nhiên, còn quá sớm để dự đoán rằng một cú sốc ngắn hạn đối với nền kinh tế toàn cầu theo cách nào đó sẽ đưa Trung Quốc lên vị trí lãnh đạo khu vực hoặc toàn cầu trong một thời gian dài. Continue reading “Ba kịch bản địa chính trị châu Á sau Covid-19”

01/05/1997: Công Đảng trở lại nắm quyền ở Anh

Nguồn: Labour Party returns to power in Britain, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1997, sau 18 năm Đảng Bảo thủ nắm quyền, Công Đảng do Tony Blair lãnh đạo đã chiến thắng trong cuộc bầu cử nghị viện Anh. Với thành tích gây thất vọng nhất của Đảng Bảo thủ kể từ năm 1832, Thủ tướng John Major đã thất bại trước Blair – một người gốc Scotland, 43 tuổi, và là thủ tướng trẻ nhất của Anh trong vòng hơn một thế kỷ.

Blair từng học luật tại Oxford và gia nhập Công Đảng vào năm 1975. Năm 1983, ông được bầu làm nghị sĩ đại diện cho Sedgefield, sau đó trở thành phát ngôn viên của đảng về các vấn đề tài chính vào năm 1985, và sau đó là về các vấn đề thương mại và công nghiệp vào năm 1987. Continue reading “01/05/1997: Công Đảng trở lại nắm quyền ở Anh”

Edward Jenner: Cha đẻ của vaccine và miễn dịch học

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Edward Jenner (1749 – 1823) là một bác sĩ người Anh, người tiên phong về tiêm phòng bệnh đậu mùa và là cha đẻ của miễn dịch học.

Edward Jenner sinh ngày 17/05/1749 tại Berkeley, Gloucestershire, và là con trai của một cha xứ. Lên 14 tuổi, ông thực tập tại phòng khám của một bác sĩ phẫu thuật địa phương và sau đó được đào tạo ở London. Năm 1772, Jenner trở về Berkeley và dành phần lớn thời gian còn lại của sự nghiệp để làm bác sĩ ở quê nhà. Continue reading “Edward Jenner: Cha đẻ của vaccine và miễn dịch học”

Việt Nam cần ứng phó ra sao tại Biển Đông?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

“Một dân tộc tìm cách né tránh chiến tranh bằng cách chịu nhục, thì dân tộc ấy sẽ lãnh đủ cả hai thứ: cả chiến tranh và sự nhục nhã” -Winston Churchill

Câu hỏi “Trung Quốc định làm gì ở Biển Đông” và “Việt Nam có thể làm gì tại Biển Đông” đã được đặt ra từ sau khủng hoảng Biển Đông “lần thứ nhất” (5/2014) và “lần thứ hai” (7-10/2019). Nay câu hỏi đó lại được đặt ra trong bối cảnh nhóm tàu khảo sát HD-8 và nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh vào Biển Đông, đe dọa gây ra khủng hoảng “lần thứ ba”.

Bối cảnh mới

Năm ngoái, tàu khảo sát HD-8 và các tàu hải cảnh Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Bãi Tư Chính và biển Miền Trung (7-10/2019), sử dụng căn cứ hậu cần tại Trường Sa để tiếp liệu. Họ vừa khảo sát vừa ngăn cản Việt Nam và các đối tác thăm dò dầu khí, và chỉ rút sau khi Nhật rút giàn khoan Hakuryu khỏi mỏ Lan Đỏ (lô 06-1). Continue reading “Việt Nam cần ứng phó ra sao tại Biển Đông?”

29/04/1945: Adolf Hitler và Eva Braun kết hôn

Nguồn: Adolf and Eva marry, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào đêm ngày 28, rạng sáng ngày 29/04/1945, Adolf Hitler và Eva Braun đã kết hôn – chỉ vài giờ trước khi họ tự sát.

Braun đã gặp Hitler khi được tuyển vào làm trợ lý cho nhiếp ảnh gia của ông. Xuất thân từ tầng lớp trung lưu và theo Công giáo, Braun đã ở bên Hitler một cách kín đáo và thường tự mình đi trượt tuyết, bơi lội. Bà không có ảnh hưởng rõ nét lên sự nghiệp chính trị của Hitler, mà thay vào đó thường chăm lo cho đời sống cá nhân của vị quốc trưởng. Kiên quyết theo Hitler đến cùng, Braun đã từ chối rời khỏi boong ke nằm bên dưới phủ thủ tướng ở Berlin khi quân đội Liên Xô áp sát. Continue reading “29/04/1945: Adolf Hitler và Eva Braun kết hôn”

Cần khoa học khi nhận định về nguồn gốc dân tộc Việt

Tác giả: Nguyễn Trần Hoàng

Tác giả Nguyễn Hải Hoành vừa có bài viết “Bàn thêm về nước Nam Việt của Triệu Đà và lịch sử Việt Nam” với kết luận: “khẳng định một sự thực lịch sử: Người Kinh-Việt Nam không phải là hậu duệ của người Bách Việt hoặc Lạc Việt”.

Bỏ qua nội dung bàn về Triệu Đà, phần bàn luận về nguồn gốc người Việt của tác giả rất mơ hồ và không có bằng chứng xác đáng. Các lập luận này tập trung vào vấn đề nguồn gốc dân tộc, địa lý, ngôn ngữ và tên dân tộc.

Tuy nhiên, các nghiên cứu gen, nhân chủng, ngôn ngữ, khảo cổ, địa lý cho thấy các lập luận trên là không chính xác. Bài viết này sẽ phản biện các quan điểm của tác giả Nguyễn Hải Hoành theo từng vấn đề nêu trên. Continue reading “Cần khoa học khi nhận định về nguồn gốc dân tộc Việt”

Robert Walpole: Thủ tướng đầu tiên của Anh

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Robert Walpole (1676 – 1745) là một chính khách người Anh của Đảng Whig, được xem là người đầu tiên giữ chức thủ tướng – người chi phối chính trị Anh dưới triều đại của George I và George II.

Robert Walpole sinh ngày 26/08/1676 tại Houghton, Norfolk, trong một gia đình địa chủ giàu có. Ông theo học tại Đại học Cambridge và năm 1701 trở thành nghị sĩ đại diện cho khu vực bầu cử Castle Rising ở Norfolk, nơi cha ông trước đây từng làm nghị sĩ. Walpole thăng tiến nhanh chóng và trở thành thành viên Bộ Hải quân, Bộ trưởng Bộ Chiến tranh và sau đó là người phụ trách tài chính hải quân vào năm 1709. Tuy nhiên, sự thăng tiến của ông đã bị cản trở tạm thời bởi các thành viên Đảng Bảo thủ khi những người này lên nắm quyền vào năm 1710. Năm 1712, họ cáo buộc ông phạm tội tham nhũng và Walpole đã phải ngồi tù trong một thời gian ngắn. Continue reading “Robert Walpole: Thủ tướng đầu tiên của Anh”

27/04/1805: Hoa Kỳ tấn công thành phố cảng Derna, Tripoli

Nguồn: U.S. agent William Eaton leads U.S. forces “to the shores of Tripoli”, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1805, sau khi hành quân 804 km từ Ai Cập, đặc vụ Mỹ William Eaton đã lãnh đạo một lực lượng nhỏ thuộc Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ cùng lính đánh thuê Bắc Phi tấn công vào thành phố cảng Derna, Tripoli (thuộc Lybia ngày nay). Khi ấy, các lực lượng này đang thực hiện nhiệm vụ hạ bệ Yusuf Karamanli, nhà cầm quyền của Tripoli. Yusuf Karamanli đã lên nắm quyền sau khi lật đổ anh trai mình là Hamet Karamanli, một lãnh đạo có quan hệ tốt với Hoa Kỳ.

Bốn năm trước đó, Chiến tranh Barbary lần thứ nhất đã nổ ra khi Tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson ra lệnh cho các tàu Hải quân Mỹ đến Địa Trung Hải để chống lại các cuộc tấn công liên tiếp nhằm vào tàu Mỹ của cướp biển đến từ các nước vùng Barbary: Morocco, Algeria, Tunis và Tripolitania. Continue reading “27/04/1805: Hoa Kỳ tấn công thành phố cảng Derna, Tripoli”

Kim Yo Jong, người có thể kế nhiệm Kim Jong Un, là ai?

Nguồn: Will a Woman Run North Korea? Kim’s Sister Outshines Male Rivals”, Bloomberg, 26/04/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong tất cả các thành viên gia đình có thể thay thế nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, em gái ông dường như là sự lựa chọn rõ ràng nhất.

Kim Yo Jong, mới hơn 30 tuổi, đã ở cạnh anh trai mình trong hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngồi sau Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence khi đại diện cho Triều Tiên tại Thế vận hội Mùa đông năm 2018, và trở thành thành viên trực hệ đầu tiên của gia đình họ Kim đến thăm Seoul, nơi cô gửi một thư riêng của anh trai mời Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tới dự một hội nghị thượng đỉnh.

Trở ngại tiềm tàng lớn nhất là việc cô là một phụ nữ trong một xã hội bị đàn ông kiểm soát chặt chẽ. Trong khi nhiều người theo dõi Triều Tiên nói rằng huyết thống quan trọng hơn giới tính, những người khác lại nghi ngờ điều đó. Continue reading “Kim Yo Jong, người có thể kế nhiệm Kim Jong Un, là ai?”

Vincent Van Gogh: Danh họa trường phái Hậu ấn tượng

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vincent Van Gogh (1853 – 1890) là một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất thuộc trường phái Hậu ấn tượng, dù lúc sinh thời tài năng của ông không được thừa nhận rộng rãi.

Vincent Van Gogh sinh ngày 30/03/1853 tại Zundert, miền nam Hà Lan, và là con trai của một mục sư. Năm 1869, ông có công việc đầu tiên tại chi nhánh Hague của một công ty mua bán tác phẩm nghệ thuật quốc tế. Ông bắt đầu viết thư cho em trai là Theo và hai người đã tiếp tục liên lạc như vậy cho tới khi Van Gogh qua đời.

Công việc của Van Gogh đã đưa ông đến London và Paris, nhưng ông không cảm thấy hứng thú với công việc này và đã bị sa thải vào năm 1876. Trong một thời gian ngắn, ông trở thành một giáo viên ở Anh, rồi sau đó đặc biệt quan tâm đến Cơ đốc giáo và trở thành một nhà truyền giáo tại một cộng đồng khai thác mỏ ở miền nam nước Bỉ. Continue reading “Vincent Van Gogh: Danh họa trường phái Hậu ấn tượng”

Thất Phủ Võ Đế Miếu và sự hình thành Tổng thương hội Hoa kiều ở Nam Kỳ

Tác giả: Nguyễn Đức Hiệp

Thất Phủ Võ Đế Miếu được xây năm 1775 (ông Lê Văn Lưu trong quyển Chùa người Hoa và Việt ở Chợ Lớn (Pagodes chinoises et annamites de Cholon) năm 1931, cho rằng chùa được xây năm 1820), cùng thời gian với đền Thất Phủ Thiên Hậu Cung. Hai đền này thuộc vào loại đền chùa cổ xưa nhất ở Sài Gòn – Chợ Lớn. Thất Phủ Võ Đế Miếu thờ Võ Đế (Quan Công) còn Thất Phủ Thiên Hậu Cung thờ bà Thiên Hậu. Cả hai đều do bảy bang người Hoa cùng chung xây cất với mục đích là nơi cho cả cộng đồng người Hoa hội họp, gặp gỡ và thờ cúng.

Dưới thời Pháp thuộc, Thất Phủ Võ Đế Miếu là trụ sở của Thất phủ Công sở và cũng là trụ sở Phòng thương mại Hoa kiều ở Nam Kỳ, hay còn gọi Nam Kỳ Trung Hoa Tổng thương hội (Chambre de Commerce Chinoise de Cochinchine), được thành lập năm 1904 dưới sự bảo trợ của Thanh triều. Năm 1910, Tổng thương hội Hoa kiều là hội viên của Phòng thương mại Trung Hoa, trụ sở ở Thiên Tân. Continue reading “Thất Phủ Võ Đế Miếu và sự hình thành Tổng thương hội Hoa kiều ở Nam Kỳ”