#219 – Sự can thiệp, các thể chế, xung đột khu vực và sắc tộc (Phần 2)

_68998118_68998117

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Intervention, Institutions, and Regional and Ethnic Conflict” (Chapter 6), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 157-203.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Luật quốc tế và tổ chức quốc tế

Chủ quyền và không can thiệp là những điều được ghi nhận bởi luật pháp và các tổ chức quốc tế. Người ta đôi khi gặp khó khăn trong việc hiểu được các luật và tổ chức quốc tế vì họ so sánh với bối cảnh trong nước. Tuy nhiên tổ chức quốc tế khác với chính phủ một nước, và luật quốc tế cũng không giống với luật pháp trong nước. Các tổ chức quốc tế không phải là một dạng sơ khai của chính phủ toàn cầu vì hai lý do. Thứ nhất, chủ quyền của các quốc gia thành viên được bảo đảm trong hiến chương của hầu hết các tổ chức quốc tế. Điều 2.7 của Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định rằng “Không có điều gì trong bản Hiến chương này sẽ cho phép Liên Hợp Quốc can thiệp vào những vấn đề thuộc thẩm quyền trong nước của một quốc gia.” Nói cách khác, tổ chức này không nhằm thay thế quốc gia-dân tộc. Continue reading “#219 – Sự can thiệp, các thể chế, xung đột khu vực và sắc tộc (Phần 2)”

#218 – Sự can thiệp, các thể chế, xung đột khu vực và sắc tộc (Phần 1)

rabbani20130719084256277

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Intervention, Institutions, and Regional and Ethnic Conflict” (Chapter 6), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 157-203.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, khả năng một cuộc chiến tranh lớn nổ ra không nhiều, nhưng xung đột khu vực và nội chiến vẫn tồn tại dai dẳng và tạo áp lực buộc các quốc gia khác và các thể chế quốc tế phải can thiệp. Trong số 111 cuộc xung đột diễn ra từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc đến đầu thế kỷ 21, 95 cuộc xung đột là hoàn toàn giữa các lực lượng trong nước (nội chiến) và 9 cuộc xung đột nội bộ khác có sự can thiệp từ bên ngoài. Hơn 80 chủ thể quốc gia đã tham gia, bên cạnh hai tổ chức khu vực và hơn 200 tổ chức phi chính phủ.[1] Continue reading “#218 – Sự can thiệp, các thể chế, xung đột khu vực và sắc tộc (Phần 1)”

#217 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.14): Tạo ra kẻ thù để hưởng lợi từ chiến tranh

lenin-gosr

Nguồn: G. Edward Griffin, “The Best Enemy Money Can Buy”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 14.

Biên dịch: Trương Thị Phương Thanh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nội dung chính: Cuộc đảo chính ở Nga mà trong đó phe thiểu số Bolshevik giành quyền kiểm soát từ phe đa số cách mạng; vai trò của những nhà tài phiệt New York giả dạng thành những viên chức Hội Chữ Thập Đỏ nhằm ủng hộ phe Bolshevik; nỗ lực liên tục kể từ đó của Mỹ để xây dựng tiềm năng gây chiến của Nga; sự nổi lên của một “kẻ thù thực sự” theo Công thức Rothschild.

Trong phần trước chúng ta thấy rằng Phái đoàn Hội Chữ Thập Đỏ trong cách mạng Nga “không gì hơn là một cái mặt nạ” như theo lời nhân viên của chính nó. Điều này dẫn đến câu hỏi logic là động cơ và mục tiêu đích thực được giấu đằng sau chiếc mặt nạ đó là gì? Continue reading “#217 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.14): Tạo ra kẻ thù để hưởng lợi từ chiến tranh”

#216 – Con đường hiện thực tới hòa bình: Liên minh, kiểm soát vũ khí và cân bằng quyền lực

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 9), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch: Nguyễn Phú Lợi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future

Cũng như tự nhiên sợ chân không, chính trị quốc tế cũng sợ tình trạng quyền lực mất cân bằng. Khi đối mặt với sự mất cân bằng quyền lực, các quốc gia cố tăng cường sức mạnh của chính mình hoặc liên kết với các quốc gia khác để đưa quyền lực quốc tế trở về trạng thái cân bằng.

Kenneth N. Waltz – Nhà khoa học chính trị

Bóng ma của một thế giới đầy rẫy các quốc gia ào ạt trang bị vũ khí hạt nhân vẫn luôn ám ảnh nhiều người suốt hàng thập kỉ. Dù vài học giả khẳng định rằng sự phổ biến vũ khí hạt nhân có thể khiến chiến tranh trở nên nguy hiểm hơn và vì vậy ít có khả năng xảy ra hơn, hầu hết mọi người đều lo sợ việc ngày càng nhiều nước sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ làm tăng khả năng bùng phát chiến tranh hạt nhân, dù là vô tình hay cố ý. Continue reading “#216 – Con đường hiện thực tới hòa bình: Liên minh, kiểm soát vũ khí và cân bằng quyền lực”

#215 – Làm sao để răn đe được chủ nghĩa khủng bố?

trc-terrorist-650x325

Nguồn: Matthew Kroenig & Barry Pavel (2012). “How to Deter Terrorism”, The Washington Quarterly, Vol. 35, No. 2, pp. 21-36.>>PDF

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Thiện Toàn

Trong hơn 50 năm Chiến tranh Lạnh, răn đe là hòn đá tảng trong chiến lược của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã cố gắng ngăn Liên Xô tấn công phương Tây bằng cách đe doạ trả đũa bằng một đòn hạt nhân kinh hoàng. Tuy nhiên, sau các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, nhiều nhà quan sát đã phản biện rằng biện pháp răn đe không thích hợp với cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ lãnh đạo. Các chuyên gia phân tích cho rằng không giống như giới lãnh đạo của Liên Xô, những kẻ khủng bố không có lý tính, sẵn sàng trả mọi giá (kể cả cái chết) để đạt mục đích, và khó mà định vị được chúng sau các vụ tấn công. Vì những lý do trên cũng như những nguyên nhân khác, người ta cho rằng việc đe doạ trả đũa những tên khủng bố tự thân nó không hiệu quả và không đủ để ngăn chặn hành động khủng bố. Continue reading “#215 – Làm sao để răn đe được chủ nghĩa khủng bố?”

#214 – Tác động kinh tế chính trị của các công ty đa quốc gia

Well-Known World Brand Logotypes

Nguồn: Leon Grunberg, “The IPE of Multinational Corporations”, in David N. Balaam & Michael Vaseth, Introduction to International Political Economy,  (New Jersey: Pearson Education, 2001), pp. 320-345.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Introduction to International Political Economy

Tổng quan

Các công ty đa quốc gia là các nhân tố chính làm thay đổi khung cảnh kinh tế và chính trị quốc tế. Là những tổ chức hiện diện rộng khắp với quyền lực và tính di động cao, chúng gây ra cả sự nể phục lẫn sợ hãi. Mục đích của chương này là trình bày khái niệm các công ty đa quốc gia là gì, đến từ đâu, đầu tư vào đâu, và đánh giá tác động của chúng đối với các quốc gia và giới công nhân trên toàn cầu.  Continue reading “#214 – Tác động kinh tế chính trị của các công ty đa quốc gia”

#213 – Hệ thống tiền tệ quốc tế

d3a8f034-1a61-47a0-98ca-cad45eaf7715Nguồn: David N. Balaam & Michael Vaseth, “The International Monetary System,” in D. N. Balaam & M. Vaseth, Introduction to International Political Economy,  (New Jersey: Pearson Education, 2001), pp. 133-156.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Introduction to International Political Economy

Tổng quát

Nền kinh tế chính trị quốc tế bao gồm các quốc gia và thị trường được liên kết bởi những mối quan hệ tương tác hoặc các cấu trúc vốn ảnh hưởng đến hoạt động và tác động của chúng. Cấu trúc tài chính miêu tả tập hợp những quan hệ tiền tệ hoặc tài chính mà trong khuôn khổ đó các quốc gia và thị trường tồn tại. Những mối quan hệ tài chính này ảnh hưởng ở một mức độ nào đó đến tất cả những thể loại tương tác giữa các quốc gia và các thị trường. Continue reading “#213 – Hệ thống tiền tệ quốc tế”

#212 – Ảnh hưởng từ sự bùng nổ nhập khẩu năng lượng của TQ

US-China-Energy-2

Nguồn: Michal Meidan (2014). “The Implications of China’s Energy-Import Boom”, Survival: Global Politics and Strategy, 56:3, pp. 179-200.

Biên dịch: Chu Minh Châu | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Bài liên quan: Ngoại giao dầu mỏ của Bắc Kinh

Từ cuối thập niên 1990, việc đảm bảo tiếp cận nguồn dầu mỏ nước ngoài lớn hơn nữa là trọng tâm của cuộc tranh luận tại Trung Quốc khi mà sự  phụ thuộc ngày càng lớn của quốc gia này vào dầu mỏ nhập khẩu đã trở thành một thực tế tất yếu. Các viện nghiên cứu và các cố vấn cho giới lãnh đạo Trung Quốc đã bị cuốn vào việc xác định những rủi ro liên quan đến các nguồn cung dầu mỏ từ nước ngoài cho Trung Quốc và hoạch định chính sách để giảm thiểu những rủi ro đó. Continue reading “#212 – Ảnh hưởng từ sự bùng nổ nhập khẩu năng lượng của TQ”

#211 – Quan hệ quốc tế: Một thế giới, nhiều lý thuyết

International_relations

Nguồn: Stephen M. Walt (1998). “International Relations: One World, Many Theories”, Foreign Policy, No. 110, pp. 29-32+34-46.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan:  Các lý thuyết về chính trị thế giới

Tại sao những người hoạch định và thực hiện chính sách lại nên quan tâm đến công trình nghiên cứu của các học giả về các vấn đề quốc tế? Những ai điều hành chính sách đối ngoại thường không quan tâm đến các nhà lý thuyết kinh viện (thường thì phải thừa nhận họ có lý do chính đáng để làm như vậy), nhưng có một mối dây liên hệ không tránh khỏi giữa một thế giới trừu tượng của lý thuyết với một thế giới thực của chính sách. Chúng ta cần các lý thuyết để hiểu được cơn bão táp thông tin tấn công chúng ta hàng ngày. Continue reading “#211 – Quan hệ quốc tế: Một thế giới, nhiều lý thuyết”

#210 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.13): Vũ hội hóa trang ở Mat-xcơ-va

Red_cross_mission

Nguồn: G. Edward Griffin, “Masquerade in Moscow”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 13.

Biên dịch: Đặng Thị Huyền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island

Nội dung chính: Hội kín được thành lập bởi Cecil Rhodes với mục đích thống trị thế giới; việc thành lập tại Mỹ của một chi nhánh được gọi là “Hội đồng Quan hệ Đối ngoại” (CFR); vai trò của các nhà tài phiệt bên trong các nhóm này trong việc tài trợ cuộc cách mạng Nga; việc sử dụng Phái đoàn Chữ thập đỏ ở Mat-xcơ-va như là vỏ bọc cho thủ đoạn đó.

Một trong những huyền thoại vĩ đại nhất của lịch sử hiện đại đó là cuộc cách mạng Bôn-sê-víc ở Nga là một cuộc nổi dậy của quần chúng bị áp bức chống lại giai cấp cầm quyền đáng ghét của Sa hoàng. Tuy nhiên như chúng ta thấy, việc lập kế hoạch, lãnh đạo, và đặc biệt là tài chính hoàn toàn đến từ bên ngoài nước Nga, chủ yếu đến từ các nhà tài phiệt ở Đức, Anh, và Hoa Kỳ. Hơn nữa chúng ta có thể thấy rằng Công thức Rothchild đã đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình những sự kiện này. Continue reading “#210 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.13): Vũ hội hóa trang ở Mat-xcơ-va”

#209 – Chương trình “Mười bốn điểm” của Tổng thống Wilson

131025102010-woodrow-wilson-story-top

Nguồn: “Woodrow Wilson’s ‘Fourteen Points’”, in Arthur S. Link et al., eds., The Papers of Woodrow Wilson, vol. 45 (1984), 536.>>PDF

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lời giới thiệu: Ngày 18/1/1918, tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đã phát biểu trước Quốc hội Hoa Kỳ, tuyên bố rằng việc Hoa Kỳ tham gia vào Thế chiến I là do các nguyên nhân về đạo đức. Trong bài phát biểu của mình, ông đã đề xuất 14 điểm tập trung vào các nguyên tắc theo hơi hướng tự do chủ nghĩa, ví dụ như tự do thương mại, thỏa thuận mở, dân chủ và quyền tự quyết của các dân tộc. Các đề xuất của ông sau đó đã trở thành nền tảng cho các điều khoản dẫn tới sự đầu hàng của nước Đức. Bài phát biểu về Chương trình “14 điểm” của Wilson cũng được coi là một bài đọc nền tảng về chủ nghĩa tự do trong các khóa học về Lý thuyết Quan hệ quốc tế. Dự án Nghiencuuquocte.net xin trân trọng giới thiệu bản dịch của bài đọc quan trọng này!   Continue reading “#209 – Chương trình “Mười bốn điểm” của Tổng thống Wilson”

#208 – Các cấu trúc chính trị

4._equilibre_simplebig

Nguồn: Kenneth N. Waltz (1979). “Political Structures” (Chapter 5) in K. N. Waltz, Theory of International Politics (Reading, Mass.: Addison-Wesley Pub. Co.), pp. 79-101.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Theory of International Politics; So sánh chế độ tổng thống với chế độ đại nghị

Chúng ta đã thấy trong Chương 2, 3 và 4 là sự kiện chính trị quốc tế không thể giải thích theo cách giản lược. Chúng ta đã thấy trong Chương 3 rằng ngay cả lối tiếp cận hệ thống đã được thừa nhận vẫn nhầm lẫn giữa nguyên nhân cấp đơn vị với nguyên nhân cấp hệ thống. Sau khi xem xét các lý thuyết theo mô hình hệ thống phổ quát, chúng ta đi đến kết luận rằng mô hình này không đủ tương thích hoàn toàn với chính trị quốc tế để có thể trở nên hữu dụng và rằng cần phải nghiên cứu chính trị quốc tế bằng một dạng lý thuyết hệ thống khác. Để thành công, lý thuyết đó phải chỉ ra được cách mô tả chính trị quốc tế như một lĩnh vực tách bạch với kinh tế, xã hội và bất kỳ lĩnh vực quốc tế nào có thể tưởng tượng được. Continue reading “#208 – Các cấu trúc chính trị”

#207 – Tại sao cuộc khủng hoảng Ukraine là do lỗi của phương Tây

article-2650257-1e8689df00000578-786_964x704

Nguồn:John J. Mearsheimer, “Why the Ukraine Crisis Is the West’s Fault”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch và Hiệu đính: Lương Khánh Ninh

Bài liên quan: Sự tan vỡ của dàn xếp hậu Chiến tranh Lạnh 

Theo lối tư duy hiện đang thịnh hành ở phương Tây, cuộc khủng hoảng tại Ukraine có thể gần như được đổ lỗi hoàn toàn cho cuộc tấn công của Nga. Theo như mạch lập luận này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sáp nhập Crimea để hiện thực hóa khát khao khôi phục lại đế chế Xô Viết đã tồn tại từ lâu, và ông ta rốt cuộc có thể làm điều tương tự với phần còn lại của Ukraine cũng như những quốc gia Đông Âu khác. Cũng theo quan điểm đó, việc Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bị lật đổ vào tháng 2/2014 chỉ mang lại một cái cớ cho Putin quyết định đưa lực lượng quân đội Nga chiếm giữ một phần lãnh thổ Ukraine. Continue reading “#207 – Tại sao cuộc khủng hoảng Ukraine là do lỗi của phương Tây”

#206 – Sau vụ xử Bạc Hy Lai: Tham nhũng có đe dọa tương lai TQ?

130731181908-bo-xilai-timeline-12-story-top

Nguồn: Roderic Broadhurst & Peng Wang (2014).“After the Bo Xilai Trial: Does Corruption Threaten China’s Future?”, Survival: Global Politics and Strategy, 56:3, pp. 157-178.

Biên dịch và Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Bài liên quan: “Gorbachev” Tàu đang xé nát Đảng Cộng sản 

Tham nhũng, đi liền với đó là thực phẩm độc hại, thuốc giả, sự lạm dụng quyền lực nghiêm trọng và tội phạm “xã hội đen” đã gây ra một chuỗi xì căng đan tại Trung Quốc. Nếu không tiến hành cải cách, những biến cố như vậy có thể nhanh chóng bào mòn tính chính đáng không chỉ của lực lượng cảnh sát và các cơ quan tư pháp, mà còn của chính đảng cầm quyền: Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Vụ xét xử Bạc Hy Lai – cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh và là một trong 25 quan chức cấp cao trong Bộ chính trị – đã phơi bày vấn nạn tham nhũng mà cựu Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đã cảnh báo rằng có thể dẫn tới “sự sụp đổ của Đảng và nhà nước”.[1] Continue reading “#206 – Sau vụ xử Bạc Hy Lai: Tham nhũng có đe dọa tương lai TQ?”

#205 – Con đường tái vũ trang của Nhật Bản

13.07.19_Turning_Point_1

Nguồn: Christopher Hughes (2008). “Chapter One: The Trajectory of Japan’s Remilitarisation”, The Adelphi Papers, 48:403, pp. 21-34.

Biên dịch & Hiệu đính: Nông Thị Nghi Phương

Bài liên quan: Các bài về quá trình tái vũ trang của Nhật Bản

Nhật Bản thể hiện những đặc trưng của một quốc gia nửa vũ trang nửa phi vũ trang. Chương này cung cấp một cái nhìn tổng quát về chính sách an ninh và tình hình vũ trang của Nhật Bản từ hậu Chiến tranh Thế giới lần thứ hai đến thời kỳ đương đại, với trọng tâm cụ thể là những diễn biến trong vòng thập kỷ gần đây nhất nhằm đưa ra bối cảnh và các tiêu chuẩn cần thiết cho việc đánh giá quy mô tái vũ trang dưới thời Koizumi và những người kế nhiệm ông. Continue reading “#205 – Con đường tái vũ trang của Nhật Bản”

#204 – Phân tích chính sách đối ngoại

2013-09-12-BZSSR

Nguồn: Baris Kesgin, “Foreign Policy Analysis”, in John T. Ishiyama and Marijke Breuning (eds), 21st Century Political Science: A Reference Handbook (Thousand Oaks, CA: SAGE Publications, 2011), pp. 336- 343.

Biên dịch: Đào Tuấn Ninh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các bài về phân tích chính sách đối ngoại

Trong lĩnh vực Quan hệ quốc tế, nghiên cứu học thuật về chính sách đối ngoại đã xuất hiện từ những năm 50 và đầu những năm 60 của thế kỉ trước. Điều này có nghĩa là Phân tích chính sách đối ngoại vẫn còn là một lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành tương đối mới. Tuy nhiên, lượng văn liệu về lĩnh vực này lại đa dạng và phong phú. Như những gì sẽ được bàn luận ở các phần sau cho thấy, Phân tích chính sách đối ngoại đã phát triển qua những giai đoạn nhất định kể từ lúc xuất hiện Continue reading “#204 – Phân tích chính sách đối ngoại”

#203 – Trung Quốc: Bùng nổ hay sụp đổ?

chinamao

Nguồn: Ian Bremmer. “China: superpower or superbust”, The National Interest Magazine, Nov/Dec 2013.

Biên dịch: Trần Hạnh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Đảng cộng sản có thể tồn tại bao lâu nữa ở Trung Quốc? 

Như thể thị trường tài chính toàn cầu sụp đổ, kinh tế Mỹ suy thoái sâu sắc nhất trong vòng 70 năm qua, cuộc khủng hoảng tồn tại trong khu vực đồng euro và biến động ở Trung Đông đã không tạo ra đủ rắc rối cho một thập kỷ, giờ đây tình trạng bất ổn và lo lắng đã mở rộng tới một số thị trường mới nổi hấp dẫn nhất thế giới. Chỉ trong vài tháng qua, chúng ta đã chứng kiến một thời kỳ khó khăn đối với đồng tiền của Ấn Độ, các cuộc biểu tình giận dữ khắp toàn quốc ở Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, đình công và bạo lực ở Nam Phi, và một điềm báo suy thoái kinh tế tại tất cả các quốc gia này. Continue reading “#203 – Trung Quốc: Bùng nổ hay sụp đổ?”

#202 – Quái vật đảo Jekyll (Ch. 12): Tại sao Hoa Kỳ tham gia Thế chiến I?

Bundesarchiv_DVM_10_Bild-23-61-17,_Untergang_der_-Lusitania-

Nguồn: G. Edward Griffin, “Sinking Lusitania”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 12.

Biên dịch: Phạm Thị Thu Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island 

Nội dung chính: Vai trò của J.P. Morgan trong việc cấp những khoản vay cho Anh và Pháp trong Thế chiến I; việc những khoản vay này gặp rủi ro vào thời điêm Đức gần như chắc chắn chiến thắng; việc từ bỏ một con tàu Anh và hy sinh những hành khách Mỹ – một chiến lược để kéo Mỹ vào cuộc chiến; Sử dụng tiền thuế của người dân Mỹ để trả cho các khoản vay.

Nguồn gốc của Thế chiến I thường được quy cho sự kiện Hoàng tử Francis Ferdinard của Đế chế Áo- Hung bị ám sát bởi một người Serbia theo chủ nghĩa dân tộc năm 1914. Đó là một sự sỉ nhục đối với nước Áo nhưng chưa đủ là lý do để đưa thế giới lún sâu vào một cuộc xung đột chết chóc khiến hơn 10 triệu người bị chết và 20 triệu người bị thương. Trẻ con trong tuổi đi học ở Mỹ được dạy rằng Chú Sam nhảy vào cuộc chiến “để làm thế giới an toàn hơn cho dân chủ”. Nhưng như chúng ta sắp thấy sau đây, tiếng trống chiến tranh của Hoa Kỳ được gióng lên bởi những người mang những mục tiêu ít tính lý tưởng hơn nhiều. Continue reading “#202 – Quái vật đảo Jekyll (Ch. 12): Tại sao Hoa Kỳ tham gia Thế chiến I?”

#201 – Lý Quang Diệu viết về chính trị Trung Quốc

470037-china-politics-congress

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “China: A Strong Centre”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 14-27.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World 

TRUNG QUỐC: MỘT CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG MẠNH

Để hiểu được Trung Quốc và tương lai của quốc gia này trong 20 năm tới, bạn phải hiểu về con người và xã hội của họ. Trong 5.000 năm, người Trung Quốc tin tưởng rằng đất nước chỉ an toàn khi chính quyền trung ương mạnh. Một chính quyền trung ương yếu có nghĩa là lộn xộn và hỗn loạn. Một chính quyền trung ương mạnh sẽ đưa đến một đất nước Trung Hoa hòa bình và thịnh vượng. Mọi người Trung Quốc đều hiểu điều đó. Đó là nguyên tắc cốt yếu của họ, được rút ra từ những bài học lịch sử sâu sắc nhất. Sẽ không có sự chệch hướng khỏi nguyên tắc này trong tương lai gần. Đây là một tư tưởng có trước thời cộng sản. Nó đã tồn tại qua hàng trăm năm, hàng ngàn năm. Continue reading “#201 – Lý Quang Diệu viết về chính trị Trung Quốc”

#200 – Philippines và tranh chấp Biển Đông

scarborough china vs phil 01

Nguồn: Renato Cruz De Castro (2013). “The Philippines in the South China Sea dispute”, in Leszek Buszynski & Christopher Roberts (eds), The South China Sea and Australia’s Regional Security Environment, National Security College Occasional Paper No. 5, pp. 30-33.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Cơ sở pháp lý tuyên bố chủ quyền của Philippines đối với Biển Đông

Tuyên bố chủ quyền của Philippines ban đầu dựa trên tuyên bố cá nhân của Thuyền trưởng Thomas Cloma. Vào năm 1956, ông đã tuyên bố phát hiện ra một nhóm đảo trên Biển Đông và đặt tên là Nhóm đảo Kalayaan (nghĩa là Tự do). Kể từ năm 1971, Philippines đã chiếm giữ sáu đảo trong quần đảo Trường Sa. Vào năm 1978, chính phủ Philippines chính thức Continue reading “#200 – Philippines và tranh chấp Biển Đông”