Về chính sách đối ngoại của Giáo hoàng Francis

Nguồn:  Victory Gaetan, “The Pope’s Foreign Policy”, Foreign Affairs, 25/04/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Cách Đức Giáo hoàng Francis mở rộng và biến đổi phạm vi ảnh hưởng toàn cầu của Vatican.

Sau khi Đức Giáo hoàng Francis qua đời, vào ngày 21 tháng 4, phần lớn sự chú ý của thế giới tập trung vào tính cách của ông: sự khiêm tốn, sự hài hước, phong cách quản lý thực tiễn. Tất cả những đức tính đó sẽ theo ông xuống mồ. Trong khi đó, những đóng góp của vị giáo hoàng người Argentina cho nền ngoại giao Vatican sẽ là một di sản lâu dài. Giáo hoàng Francis đã vạch ra một đường lối ngoại giao độc lập với các cường quốc phương Tây, nâng cao vị thế của các nhà lãnh đạo Công giáo ở những quốc gia chưa bao giờ tham gia vào bộ máy quản trị của Giáo hội, và rèn giũa một phương pháp ngoại giao vừa thực dụng vừa đầy khát vọng. Continue reading “Về chính sách đối ngoại của Giáo hoàng Francis”

Tự chủ chiến lược trong một thế giới bất định

Tác giả: TS. Vũ Lê Thái Hoàng & TS. Ngô Di Lân

Những diễn biến lớn gần đây, từ đại dịch Covid-19 đến xung đột Nga-Ukraine, cũng như căng thẳng ở eo biển Đài Loan, là lời nhắc nhở rõ ràng về sự bất định cố hữu trong quan hệ quốc tế.

Ngày càng nhiều quốc gia nhận thấy sự cấp thiết phải theo đuổi tự chủ chiến lược (TCCL) như một phản ứng thiết yếu trước môi trường quốc tế ngày càng biến chuyển khó lường.

Điều này là do mức độ tự chủ cao hơn cho phép các quốc gia kiểm soát tốt hơn các quyết sách đối ngoại của mình, từ đó giảm thiểu rủi ro đến từ môi trường quốc tế đầy biến động. Đối với các quốc gia vừa và nhỏ, TCCL được cho là phản ứng phù hợp nhất trước những thách thức và bất ổn đang gia tăng, đặc biệt là ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Continue reading “Tự chủ chiến lược trong một thế giới bất định”

Trump đang để mất Châu Á

Nguồn: Robert A. Manning, “Trump Is Losing Asia,” Foreign Policy, 21/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một chính sách thiếu mạch lạc đang thúc đẩy sự trỗi dậy của Bắc Kinh.

Trong hơn một thập kỷ qua, động lực an ninh và kinh tế ở Châu Á-Thái Bình Dương đã đi theo những hướng ngược nhau. Căng thẳng địa chính trị và chủ nghĩa dân tộc mang tính cạnh tranh đã củng cố vai trò của Mỹ như một người bảo đảm an ninh, trong khi sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc đã khiến các nền kinh tế khu vực tích hợp chặt chẽ hơn với nhau và với chính Trung Quốc, đồng thời kéo chúng xa khỏi Mỹ, như Evan Feigenbaum và tôi từng lập luận 13 năm trước. Continue reading “Trump đang để mất Châu Á”

Trung Quốc đã thắng vòng đầu tiên của cuộc chiến thuế quan

Nguồn: John Ross, 罗思义:拜特朗普关税战所赐,中国对美经济增速优势扩大, Guancha, 17/04/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Trong vòng đối đầu đầu tiên, Trung Quốc đã giành chiến thắng mang tính giai đoạn

Trong năm 2025, lợi thế tăng trưởng của Trung Quốc so với Mỹ sẽ được nới rộng dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Trong bối cảnh chính sách thuế quan của chính quyền Trump làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ, lợi thế tăng trưởng của Trung Quốc so với Mỹ sẽ càng được củng cố hơn nữa. Điều này sẽ gây ra những tác động quốc tế đáng kể đến cuộc chiến thuế quan của Trump, và do đó trở thành một thực tế quan trọng để đánh giá tình hình quốc tế. Continue reading “Trung Quốc đã thắng vòng đầu tiên của cuộc chiến thuế quan”

Cuộc chiến của Putin và những biến đổi trong lòng nước Nga

Nguồn: Alexander Gabuev, “The Russia That Putin Made,” Foreign Affairs, 17/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Moscow, phương Tây, và việc chung sống không ảo tưởng.

Cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 02/2022 của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã làm thay đổi tiến trình lịch sử. Tất nhiên, tác động trực tiếp nhất là đối với những người dân Ukraine đang phải chịu đựng hành động xâm lược tàn bạo này. Nhưng cuộc chiến cũng đã thay đổi chính nước Nga, nhiều hơn những gì người ngoài cuộc có thể hiểu được. Không có lệnh ngừng bắn nào – ngay cả khi đó là lệnh ngừng bắn được làm trung gian bởi một tổng thống Mỹ yêu mến người đồng cấp Nga của mình – có thể đảo ngược việc Putin biến đối đầu với phương Tây thành nguyên tắc tổ chức cho cuộc sống của người Nga. Cũng không có sự chấm dứt hành động thù địch nào ở Ukraine có thể đảo ngược quan hệ sâu sắc của đất nước ông với Trung Quốc. Continue reading “Cuộc chiến của Putin và những biến đổi trong lòng nước Nga”

Các nước đứng trước áp lực chọn phe trong thương chiến Mỹ – Trung

Nguồn: James Palmer, “Countries Face Pressure to Pick Sides in U.S.-China Trade War”,  Foreign Policy, 22/04/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Bắc Kinh và Washington đang đặt các bên thứ ba vào thế khó.

Tiêu điểm tuần này: Thương chiến Mỹ – Trung khiến các nước lâm vào thế khó; Thoả thuận giữa Trung Quốc và Vatican lung lay sau sự ra đi của Giáo hoàng Francis; Các ứng dụng giao đồ ăn Trung Quốc tranh giành thị phần.

Mỹ – Trung đặt áp lực lên đối tác thương mại

Trước tình hình thương chiến Mỹ – Trung vẫn chưa đến hồi kết, cả hai bên đều đang tìm cách gây sức ép lên các bên thứ ba, buộc họ phải chọn phe. Mỹ hứa hẹn có thể giảm thuế – vốn đang ở mức cơ bản 10% cho đến khi thời hạn 90 ngày tạm hoãn thuế kết thúc vào tháng Bảy tới – cho những nước nào sẵn sàng hạn chế giao thương và đầu tư với Trung Quốc. Continue reading “Các nước đứng trước áp lực chọn phe trong thương chiến Mỹ – Trung”

Thương chiến: Cơn ác mộng của các công ty Mỹ tại Trung Quốc

Nguồn:Pity American firms in China. Xi Jinping is hitting back”, The Economist, 15/04/2025.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Trong nhiều thập kỷ, các chính trị gia ở Washington có thể bị nhầm là những người vận động hành lang cho các công ty Mỹ tại Trung Quốc. Họ thúc đẩy đất nước này mở cửa cho các ngân hàng, máy bay và chuỗi thức ăn nhanh của Mỹ. Ví dụ, Boeing, một nhà sản xuất máy bay của Mỹ, bắt đầu nhận được đơn đặt hàng từ Trung Quốc ngay sau khi Richard Nixon đến thăm nước này vào năm 1972. Hiện tại, nhiều giám đốc điều hành người Mỹ tại Trung Quốc tin rằng họ đang chứng kiến ​​chính phủ của mình phá bỏ phần lớn thành quả đó. Continue reading “Thương chiến: Cơn ác mộng của các công ty Mỹ tại Trung Quốc”

Học thuyết pháp lý bảo thủ này sẽ ngáng đường Tổng thống Trump?

Nguồn: Aaron Tang, “Will This Conservative Legal Doctrine Undo Trump’s First Months in Office?, New York Times, 20/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một học thuyết pháp lý được những nhân vật bảo thủ tại Tối cao Pháp viện Mỹ ủng hộ nhằm hạn chế phạm vi hoạt động của các cơ quan quản lý giờ đây đang được những người phản đối Tổng thống Trump sử dụng để thách thức những tuyên bố không có hồi kết của ông về quyền lực của tổng thống.

Quả là một cú xoay chuyển tình thế. Continue reading “Học thuyết pháp lý bảo thủ này sẽ ngáng đường Tổng thống Trump?”

Trump, Vance, và cuộc tấn công vào các trường đại học Mỹ

Nguồn: Gideon Rachman, “Trump, Vance and the attack on American universities,” Financial Times, 21/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cáo buộc bài Do Thái của Nhà Trắng chỉ là một chiến thuật vụ lợi nhằm theo đuổi một cuộc tấn công rộng hơn vào quyền tự do học thuật.

Giờ đây, mọi chuyện hẳn đã rõ ràng. Cuộc tấn công của chính quyền Trump vào các trường đại học Mỹ không nhằm mục đích chống lại chủ nghĩa bài Do Thái, mà là nỗ lực đưa các tổ chức nuôi dưỡng tư duy độc lập vào tầm kiểm soát của chính phủ.

Theo phong trào của Trump, các trường đại học là trái tim của giới tự do của Mỹ. Nếu muốn đánh bại chủ nghĩa tự do, các trường đại học hàng đầu cần phải bị hạ gục. Continue reading “Trump, Vance, và cuộc tấn công vào các trường đại học Mỹ”

Tập Cận Bình thăm Việt Nam: Show diễn ngoại giao trên nền căng thẳng tiềm ẩn

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 14-15/4/2025, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm thu hút nhiều chú ý tới Việt Nam. Đây là chuyến thăm Việt Nam thứ hai của ông trong vòng chưa đầy 18 tháng. Chuyến thăm này, một phần của chuyến công du Đông Nam Á bao gồm cả Malaysia và Campuchia, chứng kiến ông ​​Tập gặp gỡ các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, bao gồm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Phạm Minh Chính, để ký hàng chục thỏa thuận hợp tác nhằm tăng cường quan hệ kinh tế. Trong bối cảnh Hoa Kỳ áp thuế đối ứng cao với cả hai nước, chuyến thăm dường như báo hiệu một đỉnh cao mới trong quan hệ Việt -Trung, với cả hai bên nhấn mạnh sự đoàn kết và lợi ích kinh tế chung. Tuy nhiên, ẩn sau bề ngoài ngoại giao hào nhoáng này là những căng thẳng dai dẳng, đáng chú ý nhất là về tranh chấp Biển Đông và việc trung chuyển hàng hóa Trung Quốc qua Việt Nam, cho thấy chuyến thăm này không phải là một bước ngoặt trong quan hệ song phương. Continue reading “Tập Cận Bình thăm Việt Nam: Show diễn ngoại giao trên nền căng thẳng tiềm ẩn”

Sáp nhập tỉnh thành: Cuộc cách mạng mới của Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 12 tháng 4 năm 2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong bức tranh hành chính của Việt Nam khi thông qua một kế hoạch toàn diện nhằm giảm số lượng tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương từ 63 xuống còn 34 thông qua sáp nhập. Ban Chấp hành cũng bật đèn xanh cho việc bãi bỏ chính quyền cấp huyện để thiết lập hệ thống chính quyền địa phương hai cấp, bao gồm cấp  tỉnh và cấp xã. Số lượng các xã, hiện lớn hơn 10.000, sẽ được tinh gọn 60–70% . Việc tinh gọn này sẽ được áp dụng cho hệ thống ngành dọc của các cơ quan và thể chế nhà nước, bao gồm lực lượng quân đội, công an, tòa án, viện kiểm sát và các tổ chức quần chúng, khi các cơ quan cấp huyện của các ngành này sẽ bị xóa bỏ. Continue reading “Sáp nhập tỉnh thành: Cuộc cách mạng mới của Việt Nam”

Thế giới quan toàn những pháo đài đối địch của Trump

Nguồn: Yuval Noah Harari, “Yuval Noah Harari: Trump’s world of rival fortresses,” Financial Times, 18/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà sử học, triết gia, và tác giả Yuval Noah Harari bình luận về quan điểm của Tổng thống Mỹ về tình trạng hỗn loạn toàn cầu hậu tự do, trong đó kẻ yếu luôn phải đầu hàng kẻ mạnh.

Điều đáng ngạc nhiên về các chính sách của Donald Trump là mọi người vẫn còn ngạc nhiên về chúng. Các tít báo luôn thể hiện sự sững sờ và hoài nghi bất cứ khi nào Trump tấn công một trụ cột khác của trật tự tự do toàn cầu – chẳng hạn như bằng cách ủng hộ các yêu sách của Nga đối với lãnh thổ Ukraine, cân nhắc việc sáp nhập Greenland, hoặc gây hỗn loạn tài chính bằng các thông báo về thuế quan. Tuy nhiên, các chính sách của ông rất nhất quán và tầm nhìn của ông về thế giới đã được xác định rõ ràng, đến mức ở giai đoạn này, chỉ có sự tự lừa dối có chủ ý mới có thể giải thích cho bất kỳ sự ngạc nhiên nào. Continue reading “Thế giới quan toàn những pháo đài đối địch của Trump”

Trump làm nổi bật vai trò lãnh đạo thương mại tự do của Bắc Kinh

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Trump tariffs ironically cast spotlight on Beijing-led free trade,” Nikkei Asia, 17/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ đã đổi vai và hiện đang ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ theo kiểu Trung Quốc những năm 1990.

Một meme hài hước đen tối đang lan truyền trên mạng internet bị kiểm duyệt nghiêm ngặt của Trung Quốc, giải thích cách chính sách thuế cao của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm đảo ngược các cực chính trị toàn cầu.

Ở một cực là khối các quốc gia ký kết thỏa thuận do Bắc Kinh lãnh đạo, kêu gọi thương mại tự do và mở cửa. Ở cực kia là phe do Washington dẫn đầu, gồm các đồng minh của Mỹ, những người không có lựa chọn nào khác ngoài việc đồng ý với chính sách thương mại bảo hộ của Trump. Continue reading “Trump làm nổi bật vai trò lãnh đạo thương mại tự do của Bắc Kinh”

Doanh nghiệp Trung Quốc sẽ tồn tại dưới áp lực thuế quan cao bằng cách nào?

Nguồn: Lưu Triệu Ninh, 刘肇宁:美国“掀桌子”怎么办?这三种应对措施对中企而言很关键, Guancha, 14/04/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Kể từ tháng 4, một loạt động thái của chính phủ Mỹ đã khiến thế giới bên ngoài phải thốt lên rằng “Trump thật điên rồ”. Từ việc công bố chính sách “thuế đối ứng” vào ngày 2/4 đến việc tạm hoãn chính sách này đối với một số nước vào ngày 9/4; hay việc chính quyền Trump ban đầu tăng mức “thuế đối ứng” đối với Trung Quốc từ 34% lên 125%, nhưng rồi lại “âm thầm” tuyên bố miễn “thuế đối ứng” đối với các sản phẩm như điện thoại thông minh và máy tính vào ngày 11/4. Phải nói rằng sự bất nhất và thay đổi chóng mặt của Trump đã khiến các chính phủ và doanh nghiệp trên toàn thế giới phải đau đầu. Continue reading “Doanh nghiệp Trung Quốc sẽ tồn tại dưới áp lực thuế quan cao bằng cách nào?”

Doanh nghiệp ở hai bờ Thái Bình Dương ứng phó trước tác động của thương chiến

Nguồn: James Palmer, “Businesses on Both Sides of the Pacific Brace for Impact”,  Foreign Policy, 15/04/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Tại Trung Quốc và Mỹ, tình hình thương chiến bất định buộc doanh nghiệp phải đưa ra những quyết định khó khăn.

Tiêu điểm tuần này: Thương chiến Mỹ – Trung gây bất ổn cho doanh nghiệp; Lính đánh thuê Trung Quốc tham chiến về phía Nga ở Ukraine; Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam.

Thương chiến phủ bóng doanh nghiệp

Giữa lúc quan hệ thương mại Mỹ – Trung có thể xoay chiều trong tích tắc, người ta dễ quên rằng: Hàng hoá lại di chuyển rất chậm. Continue reading “Doanh nghiệp ở hai bờ Thái Bình Dương ứng phó trước tác động của thương chiến”

Tại sao quân bài của Tập lại mạnh hơn Trump?

Nguồn: Gideon Rachman, “Why Xi holds a stronger hand than Trump,” Financial Times, 14/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà Trắng đã tính toán sai cán cân quyền lực trong cuộc chiến thuế quan với Trung Quốc.

Nếu thấy nghi ngờ, hãy cứ viết hoa. “KHÔNG AI ‘thoát tội’” – Donald Trump nhấn mạnh vào Chủ nhật ngày 12/04 – trong một lời giải thích khó hiểu cho thông báo trước đó, rằng Mỹ sẽ miễn thuế cho điện thoại thông minh và đồ điện tử tiêu dùng. Bản thân sự miễn trừ này đã là một thay đổi đối với chính sách một tuần trước đó, khi Mỹ công bố mức thuế “đối ứng” 145% dành cho tất cả hàng hóa từ Trung Quốc – một sự gia tăng đáng kể so với mức thuế được công bố vài ngày trước nữa. Liệu bạn có hiểu nổi không? Continue reading “Tại sao quân bài của Tập lại mạnh hơn Trump?”

Chiến lược ba lớp của Trung Quốc cho cuộc thương chiến kéo dài

Nguồn: Lizzi C. Lee, “The Art of Not Dealing: China’s 3-Ring Strategy for a Prolonged Trade War,” The Diplomat, 15/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh đang thực hiện một kế hoạch ba lớp: củng cố mặt trận trong nước, gây sức ép với Mỹ, và tái định vị vị thế trên trường quốc tế.

Khi cuộc chiến thuế quan Trung-Mỹ bước vào giai đoạn leo thang mới, với việc Trump 2.0 đề xuất tăng thuế mới, đẩy gánh nặng thuế quan thực tế của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc lên mức đáng kinh ngạc là 145% và Bắc Kinh đáp trả bằng cách tăng thuế đối với hàng hóa Mỹ lên 125%, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã xóa bỏ mọi ảo tưởng còn sót lại về sự tan băng sắp xảy ra. Các tít báo có thể tập trung vào thuế quan trả đũa và sự chậm lại của hoạt động vận chuyển hàng hóa, nhưng nằm sâu bên dưới, một sự thay đổi quan trọng hơn đang diễn ra: một sự hiệu chỉnh chiến lược dài hạn không nhằm mục đích leo thang với Washington, mà là chịu đựng nó. Continue reading “Chiến lược ba lớp của Trung Quốc cho cuộc thương chiến kéo dài”

Trump có đang đẩy Việt Nam vào vòng tay Trung Quốc?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 2 tháng 4 năm 2025, Tổng thống Donald Trump đã áp dụng mức thuế đối ứng lên tới 46% đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ, có hiệu lực từ ngày 9 tháng 4. Mặc dù hiện được tạm hoãn, mức thuế cao này, một trong những mức cao nhất trong chế độ thuế quan của Trump, đe dọa gây ra thiệt hại lớn cho nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của Việt Nam trừ khi được ngăn chặn bởi một thỏa thuận thương mại. Mặc dù áp lực kinh tế này có thể tạo động lực để Việt Nam chuyển hướng sang Trung Quốc, nhưng bản năng chiến lược và bối cảnh lịch sử của Việt Nam chỉ ra một phản ứng tinh tế hơn: Hà Nội vẫn sẽ cố gắng duy trì sự cân bằng giữa Washington và Bắc Kinh thay vì nhanh chóng nghiêng về quốc gia láng giềng phương bắc. Continue reading “Trump có đang đẩy Việt Nam vào vòng tay Trung Quốc?”

Tại sao Mỹ mới là bên yếu thế trong thương chiến với Trung Quốc?

Nguồn: Adam S. Posen, “Trade Wars Are Easy to Lose,” Foreign Affairs, 09/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh đang chiếm ưu thế trong cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đăng dòng tweet nổi tiếng này vào năm 2018, “Khi một quốc gia (Mỹ) để mất hàng tỷ đô la trong thương mại với hầu hết các quốc gia mà họ làm ăn cùng, thì thương chiến là điều tốt và dễ dẫn đến chiến thắng.” Và khi chính quyền Trump áp thuế hơn 100% đối với hàng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc, khơi mào cho một cuộc thương chiến mới thậm chí còn nguy hiểm hơn, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã đưa ra lời biện minh tương tự: “Tôi nghĩ hành động leo thang của Trung Quốc là một sai lầm lớn, bởi họ chỉ có một đôi hai trong ván bài này. Chúng ta mất gì khi Trung Quốc tăng thuế đối với chúng ta? Chúng ta xuất khẩu sang họ một phần năm những gì họ xuất khẩu sang chúng ta, nên đó là một ván bài thua đối với họ.” Continue reading “Tại sao Mỹ mới là bên yếu thế trong thương chiến với Trung Quốc?”

Việt Nam thoát khỏi ngã ba đường: Đến lúc phải thay đổi

Tác giả: Nguyễn quang Dy

“Chúng ta không thể giải quyết vấn đề bằng cách dùng chính kiểu tư duy mà chúng ta đã sử dụng khi tạo ra nó” – Albert Einstein

Việt Nam đã quyết định đổi mới tại Đại hội Đảng VI (1986). Đổi mới lần một đến nay đã 40 năm. Đến lúc phải đổi mới lần hai (renovation 2.0), tập trung tháo gỡ về thể chế, như “Báo cáo Việt Nam 2035” (MPI & World Bank, 2016) đã đề xuất. Bộ máy quan liêu cồng kềnh, chồng chéo, tốn kém (chiếm tới 70% ngân sách), với nhiều thủ tục hành chính rắc rối, là nguyên nhân chính dẫn đến tham nhũng và lãng phí. Các nhóm lợi ích đã thao túng thể chế để trục lợi, trói tay doanh nghiệp và làm khổ người dân, cản trở đổi mới và phát triển, làm kinh tế tụt hậu, sa vào “bẫy thu nhập trung bình”. Continue reading “Việt Nam thoát khỏi ngã ba đường: Đến lúc phải thay đổi”