Hoạt động của một phi công Mỹ tham chiến ở Việt Nam

Nguồn: Wayne Schell, “In the Air Over Vietnam”, The New York Times, 31/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cái nóng ngột ngạt phả vào mặt khi chuyên cơ Continental của chúng tôi hạ cánh xuống căn cứ không quân Biên Hòa vào một buổi chiều cuối mùa hè năm 1966, nhưng thứ làm tôi ngạc nhiên hơn là những hoạt động đáng kinh ngạc đang diễn ra xung quanh. Nhiều chuyên cơ khác cũng đang tới, các máy bay chiến đấu F-100 và F-5 liên tục cất cánh và hạ cánh, các máy bay vận chuyển C-130 thì liên tục nhận hàng và dỡ hàng. Một chiếc U-2 bay vòng quanh căn cứ, từ từ đạt đến cao độ cho một nhiệm vụ trinh sát. Hàng toán lính xếp hàng ngay ngắn, bước lên một chuyến bay khác của Continental để trở về quê nhà. Tôi đã sớm biết rằng điều mà tất cả mọi người trong quân đội đều dõi theo, thậm chí còn hơn cả số binh sĩ thiệt mạng hàng ngày, là đếm ngược ngày hồi hương – “121 ngày nữa, 120…,” một anh chàng nào đó sẽ nói sẽ đếm như vậy. Tôi cũng lên kế hoạch để quay về nhà vào cuối năm 1967. Continue reading “Hoạt động của một phi công Mỹ tham chiến ở Việt Nam”

Cái chết xứng đáng của chủ nghĩa kinh tế tân tự do

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “The End of Neoliberalism and the Rebirth of History”, Project Syndicate, 04/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào cuối Chiến tranh Lạnh, nhà khoa học chính trị Francis Fukuyama đã viết một bài tiểu luận nổi tiếng có tên “Sự cáo chung của lịch sử?” Việc chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, ông lập luận, sẽ xóa bỏ trở ngại cuối cùng ngăn chia toàn bộ thế giới khỏi mục tiêu dân chủ tự do và kinh tế thị trường. Nhiều người đồng ý.

Ngày nay, khi chúng ta phải đối mặt với sự rút lui khỏi trật tự toàn cầu tự do dựa trên luật lệ, với các nhà lãnh đạo độc đoán và những kẻ mị dân dẫn dắt các quốc gia hàng đầu, nơi hơn một nửa dân số thế giới sinh sống, ý tưởng của Fukuyama có vẻ kỳ quặc và ngây thơ. Nhưng nó củng cố cho học thuyết kinh tế tân tự do[1] đã tồn tại trong 40 năm qua. Continue reading “Cái chết xứng đáng của chủ nghĩa kinh tế tân tự do”

Vì sao Trung Quốc nên từ bỏ Đường 9 Đoạn?

Tác giả: Trương Quang Nhuệ (Trung Quốc) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu của người dịch: Đường 9 Đoạn (Nine-dotted line), tức Đường Chữ U (U-shape line) hoặc Đường Lưỡi Bò là đường ranh giới biển do Trung Quốc đưa ra nhằm chiếm 80% diện tích Biển Đông, điểm cực Nam đến vĩ độ 4. Tham vọng ấy quá lớn, quá vô lý và trắng trợn nên đã bị dư luận Đông Nam Á và toàn thế giới phản đối. Đường này có chỗ lấn vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của một số nước Đông Nam Á, khiến cho không còn tồn tại vùng biển quốc tế trên Biển Đông nữa, do đó cản trở các tuyến hàng hải quốc tế. TQ rất lúng túng vì không đưa ra được bằng chứng lịch sử và tính pháp lý của Đường 9 Đoạn. Trong khi chính quyền Việt Nam từ thế kỷ 17 đã đưa người ra kiểm soát quần đảo Trường Sa thì TQ mãi đến năm 1946 mới có người ghé qua đây cắm cờ nhận chủ quyền rồi về. Continue reading “Vì sao Trung Quốc nên từ bỏ Đường 9 Đoạn?”

Năm 1989: Cách mạng cho ai?

Nguồn: Kristen R. Ghodsee & Mitchell A. Orenstein, “Revolutions for Whom?”, Project Syndicate, 01/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

“Không ai sẽ tệ hơn trước, nhưng nhiều người sẽ khá lên”, Thủ tướng Đức Helmut Kohl trấn an người dân Đông Đức như vậy sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào ngày 9 tháng 11 năm 1989. Lời nói của ông đã giúp thúc đẩy những thay đổi chính trị và kinh tế nhanh chóng trên khắp Châu Âu hậu cộng sản. Ba mươi năm sau, đáng để chúng ta tự hỏi liệu Kohl và các nhà lãnh đạo phương Tây khác thực hiện được lời hứa này tới mức nào. Continue reading “Năm 1989: Cách mạng cho ai?”

Nùng Trí Cao đánh Tống (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Đạo quân của Trí Cao tiến rất nhanh, tuy có người báo trước nhưng viên quan giữ thành Quảng Châu vẫn không tin đó là sự thực. Đến lúc giặc đến gần chân thành, mới cho dân vào lánh nạn, nên xảy ra cảnh dẫm đạp nhau tại cổng thành có nhiều người chết:

“Trường Biên, quyển 172, ngày Bính Dần [21/6/1052], Nùng Trí Cao bắt đầu vây Quảng Châu. Trước đó 2 ngày, có người đến cáo cấp, Tri châu Trọng Giản cho là dối, bắt bỏ tù; rồi hạ lệnh:

Ai nói sàm giặc đến sẽ bị chém.’

Ví lý do đó nên dân không được chuẩn bị. Lúc giặc đến, mới ra lệnh vào thành; dân tranh nhau, dùng tiền của hối lộ để được vào cửa nhanh, đạp chết rất nhiều; số còn lại theo giặc, khiến thế giặc trở nên mạnh hơn.”[1] Continue reading “Nùng Trí Cao đánh Tống (P2)”

Phương Tây nên học hỏi từ thành công của Putin?

Nguồn: The West should learn some lessons from Vladimir Putin’s success”, The Economist, 26/10/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi Vladimir Putin đến Brisbane tham dự cuộc họp G20 năm năm trước, ông bị cô lập, bị loại ra khỏi thế giới văn minh sau khi sáp nhập Crimea, xâm nhập miền đông Ukraine và bắn hạ một máy bay dân sự chở các gia đình Hà Lan và Australia. Các nhà lãnh đạo phương Tây đã loại Nga ra khỏi G7 và áp đặt các lệnh trừng phạt. Một số người từ chối chào hỏi Putin. Putin bỏ hội nghị về sớm, chua chát và nhục nhã.

Năm năm sau, ông đã quay trở lại sân khấu thế giới, chi phối cuộc xung đột ở Trung Đông, xây dựng một liên minh chiến lược với Trung Quốc và gây chia rẽ các đồng minh của NATO. Chính dinh thự của ông ở Sochi, chứ không phải khu bất động sản Mar a Lago của Tổng thống Donald Trump ở Florida, là nơi Recep Tayyip Erdogan, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, đã đến thăm vào ngày 22 tháng 10 để định đoạt số phận của Syria, và khoảng 40 nhà lãnh đạo châu Phi đã bay tới đây vào ngày 23 tháng 10 để tìm đường tiếp cận vũ khí và tiền bạc từ Nga. Continue reading “Phương Tây nên học hỏi từ thành công của Putin?”

Bên trong chiến dịch tuyên truyền toàn cầu táo bạo của Trung Quốc

Biên dịch: Thùy Linh| Hiệu đính: Quang Tiệp

Bắc Kinh đang sử dụng phương tiện truyền thông và các khóa đào tạo nhà báo quốc tế để “kể câu chuyện Trung Quốc”. Đây là một phần trong chiến dịch tuyên truyền toàn cầu với quy mô và tham vọng đáng kinh ngạc của nước này.

Khi chọn lọc sơ yếu lý lịch của các ứng viên, đội tuyển dụng cho trung tâm thông tin mới tại London trực thuộc đài phát thanh và truyền hình quốc gia Trung Quốc đã gặp một vấn đề đáng phải ghen tị: rất, rất nhiều ứng viên. Gần 6.000 người đang ứng tuyển chỉ cho 90 công việc “đưa tin từ quan điểm của Trung Quốc”. Thậm chí, một nhiệm vụ đơn giản là đọc qua tập hồ sơ ứng tuyển cũng mất gần hai tháng. Continue reading “Bên trong chiến dịch tuyên truyền toàn cầu táo bạo của Trung Quốc”

Chủ nghĩa cộng sản sụp đổ năm 1989: Một chiến thắng không trọn vẹn

Nguồn: Javier Solana, “The Partial Triumph of 1989”, Project Syndicate, 22/10/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ngày 9 tháng 11 năm 1989 là một ngày mà thế hệ chúng tôi sẽ không bao giờ quên, một ngày sẽ mãi mãi được ghi vào lịch sử loài người. Vào ngày đó gần 30 năm trước, Bức tường Berlin sụp đổ. Sự tan rã của khối Xô-viết cho thấy chủ nghĩa cộng sản đã trở thành thất bại ý thức hệ lớn thứ hai của thế kỷ 20, sau sự sụp đổ của chủ nghĩa phát xít mấy thập niên trước đó. Chủ nghĩa tư bản tự do và lực lượng ủng hộ chính của nó, Hoa Kỳ, đã giành vị thế tối cao, dường như sẽ được hưởng một nền bá quyền lâu dài, không bị cản trở.

Nhiều quốc gia phát triển mạnh mẽ trong môi trường mới đó. Chẳng hạn, Ba Lan đã thiết lập một chính phủ phi cộng sản ngay trước khi Bức tường Berlin sụp đổ, và sau khi vượt qua một số vấn đề quá độ ban đầu, đã suôn sẻ trở thành thành viên của NATO và Liên minh châu Âu. Lần cuối cùng nền kinh tế Ba Lan trải qua một đợt suy  thoái là vào năm 1991. Và vào năm 2009, khi GDP của các quốc gia thành viên khác của EU đều giảm, GDP của Ba Lan đã tăng gần 3%. Continue reading “Chủ nghĩa cộng sản sụp đổ năm 1989: Một chiến thắng không trọn vẹn”

Dự án Kênh đào Kra của Thái Lan: Lịch sử, hiện trạng và triển vọng

Nguồn: Ian Storey, “Thailand’s Perennial Kra Canal Project: Pros, Cons and Potential Game Changers”, ISEAS Perspective, 24/09/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giới thiệu

Ít có dự án xây dựng lớn nào nằm trên bảng vẽ lâu như kênh đào Kra của Thái Lan. Ý tưởng xây dựng một tuyến đường thủy qua Eo đất Kra ở vùng Thượng Nam đất nước để nối Vịnh Thái Lan với biển Andaman – từ đó nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương – được đề xuất lần đầu cách đây hơn 300 năm. Kể từ đó, dự án đã được tái sinh nhiều lần, dẫn đến một loạt các cuộc khảo sát kỹ thuật và nghiên cứu khả thi đắt đỏ, trước khi lặng lẽ bị hủy bỏ.

Những lập luận ủng hộ và phản đối kênh đào Kra đã tồn tại và được lặp đi lặp lại từ lâu. Continue reading “Dự án Kênh đào Kra của Thái Lan: Lịch sử, hiện trạng và triển vọng”

Nga là nhà chiến lược, không phải kẻ phá hoại

Nguồn: Ana Palacio, “Russia Is a Strategist, Not a Spoiler”, Project Syndicate, 04/10/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 01/10/2019, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố chính phủ của ông ủng hộ một thỏa thuận mở đường cho các cuộc bầu cử ở các tỉnh phía đông Luhansk và Donetsk – trong đó phần lớn bị phe ly khai do Nga hậu thuẫn chiếm giữ vào năm 2014 – với mục tiêu cuối cùng là trao cho các tỉnh này quy chế tự quản đặc biệt. Đó là một diễn tiến quan trọng, không chỉ bởi nó báo hiệu việc Ukraine chấp thuận một quá trình có thể chấm dứt xung đột ở nước này, mà còn vì những tác động của nó đối với một trật tự thế giới đang hỗn loạn.

Từ cuộc tấn công táo bạo của Iran vào các cơ sở dầu mỏ lớn của Ả Rập Saudi cho đến việc tiến hành cuộc điều tra luận tội chống lại Tổng thống Mỹ Donald Trump, tháng trước cho thấy sự biến động đang chi phối trật tự quốc tế. Khi Ả Rập Saudi và Iran tranh giành quyền thống trị ở Trung Đông, và khi vị trí của Trung Quốc trong trật tự quốc tế tiếp tục biến đổi, ba đối thủ lớn khác – Châu Âu, Nga và Hoa Kỳ – cũng đang điều chỉnh vai trò toàn cầu của họ. Continue reading “Nga là nhà chiến lược, không phải kẻ phá hoại”

Mỹ sẽ loại Trung Quốc khỏi hệ thống đô la toàn cầu?

Nguồn: Paola Subacchi, “Locking China Out of the Dollar System”, Project Syndicate, 21/10/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Thỏa thuận “giai đoạn một” được công bố gần đây giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc được ca ngợi là một bước tiến quan trọng hướng tới một thỏa thuận toàn diện nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại đã kéo dài hơn một năm. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sẵn sàng từ bỏ chính sách đối đầu với Trung Quốc của mình thì hãy nghĩ lại. Trên thực tế, chính quyền Trump đã sẵn sàng tiến hành một cuộc chiến khác, liên quan chặt chẽ tới cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, lần này là về dòng chảy tài chính.

Trong một nền kinh tế thế giới hội nhập cao, thương mại và tài chính là hai mặt của cùng một đồng xu. Các giao dịch thương mại xuyên biên giới phụ thuộc vào hệ thống thanh toán quốc tế hoạt động tốt và một mạng lưới mạnh mẽ các tổ chức tài chính sẵn sàng và có thể phát hành tín dụng. Cơ sở hạ tầng tài chính này đã được xây dựng xung quanh đồng đô la Mỹ – loại tiền tệ quốc tế có tính thanh khoản và khả năng trao đổi cao nhất. Continue reading “Mỹ sẽ loại Trung Quốc khỏi hệ thống đô la toàn cầu?”

Hoàng đế Nhật: Người tù trong chính cung điện của mình?

Nguồn: “Slave to the tortoise shell”, The Economist, 17/10/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong hồi ký của mình, cuốn “The Thames and I” (Sông Thames và tôi), Hoàng tử Naruhito lúc đó kể lại những trải nghiệm của mình với món cá trích muối hun khói đầy mỡ hay những quán rượu đèn mờ khi còn là sinh viên tại Đại học Oxford vào những năm 1980. Ông kể lại việc người gác cửa ở một sàn nhảy đuổi ông về vì ông mặc quần jean, không phải là kiểu từ chối mà một thành viên hoàng gia Nhật thường gặp phải. Hình trên cho thấy cách ăn mặc của ông khi đang là sinh viên. Hai năm ông sống ở Merton College để nghiên cứu về giao thông trên sông Thames vào thế kỷ 18 có lẽ là “khoảng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi”, ông viết. Continue reading “Hoàng đế Nhật: Người tù trong chính cung điện của mình?”

Cuộc chiến tranh hóa học tại Việt Nam

Nguồn: David Biggs, “Vietnam: The Chemical War”, The New York Times, 24/11/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Rạng sáng ngày 18/11/1967, các thanh viên Trung đội Hóa học số 266 đã choàng tỉnh dậy sau tiếng kèn hiệu và nhanh chóng tập hợp đội hình. Trung đội 266 được phân công hỗ trợ Sư đoàn Bộ binh số 1 và hiện họ đang đóng quân tại căn cứ của Sư đoàn, nằm sâu trong những ngọn đồi đất đỏ ở phía bắc Sài Gòn.

Như thường lệ, những người lính này lại có một ngày bận rộn đang chờ phía trước. Nhiệm vụ của họ bao gồm chuẩn bị 15 thùng Chất độc Da cam để làm rụng lá khu vực xung quanh căn cứ, bắn đạn cối vào khu vực ngay bên ngoài căn cứ để chuẩn bị cho việc thả hóa chất vào buổi tối, đến kho bom để chuẩn bị 24 thùng hơi cay CS, chế tạo 48 chốt phosphor trắng để kích nổ các thùng hơi cay này, sau đó tải các thùng hơi cay lên trực thăng vận tải CH-47, và cuối cùng, chiều hôm đó, thả 24 thùng hơi cay từ hầm sau của máy bay trực thăng xuống mục tiêu. Vào năm 1967, đó chỉ là một ngày bình thường như bao ngày đối với Trung đội 266, cũng như đối với cuộc chiến của người Mỹ ở Việt Nam – một cuộc chiến mà trong nhiều khía cạnh, là một cuộc chiến tranh hóa học. Continue reading “Cuộc chiến tranh hóa học tại Việt Nam”

23/10/2002: Khủng hoảng con tin ở nhà hát Moskva

Nguồn: Hostage crisis in Moscow theater, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 2002, khoảng 50 phiến quân người Chechnya đã xông vào một nhà hát ở Moskva, bắt giữ tới 700 người làm con tin trong một buổi biểu diễn vở nhạc kịch nổi tiếng.

Khi màn thứ hai của vở nhạc kịch “Nord Ost” vừa mới bắt đầu tại Cung Văn hóa của Nhà máy vòng bi Moskva, một người đàn ông có vũ trang đã bước lên sân khấu và dùng một khẩu súng máy bắn chỉ thiên. Những kẻ khủng bố – gồm một số phụ nữ với chất nổ quấn quanh người – tự nhận mình là thành viên của Quân đội Chechnya. Họ đưa ra một yêu cầu: các lực lượng quân đội Nga phải rút ngay lập tức và hoàn toàn khỏi Chechnya, khu vực bị chiến tranh tàn phá nằm ở phía bắc dãy Caucasus. Continue reading “23/10/2002: Khủng hoảng con tin ở nhà hát Moskva”

Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc (P2)

Nguồn: Odd Arne Westad, “The Source of Chinese Conduct”, Foreign Affairs, September/October 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày ấy và bây giờ

Nhưng Trung Quốc không phải là Liên Xô. Có một điều là hệ tư tưởng của Liên Xô về bản chất không tương thích với sự chung sống lâu dài với Mỹ. Từ Lenin về sau, các lãnh đạo Liên Xô nhìn thế giới bằng lăng kính có tổng bằng không: dân chủ tư sản và chủ nghĩa tư bản phải thất bại trước chủ nghĩa cộng sản. Có thể tồn tại những liên minh vì tình thế và cả các giai đoạn hòa dịu (détente), song cuối cùng, thể chế cộng sản phải thắng lợi ở mọi nơi để Liên Xô được an toàn. Nhưng ĐCSTQ thì không nghĩ vậy. Tổ chức này mang tính dân tộc nhiều hơn là tính quốc tế. Đảng nhìn nhận Washington như một trở ngại ngăn họ duy trì chế độ và thống trị khu vực, nhưng họ không cho rằng nước Mỹ hay mô hình chính phủ Mỹ phải bị đánh bại để đạt được các mục tiêu ấy. Continue reading “Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc (P2)”

Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc (P1)

Nguồn: Odd Arne Westad, “The Source of Chinese Conduct”, Foreign Affairs, September/October 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng Hai năm 1946, khi Chiến tranh Lạnh còn đang phôi thai, George Kennan, quan chức hàng đầu của Sứ quán Mỹ ở Liên Xô, đã gửi một bức điện dài 5.000 từ trong đó ông lý giải các hành vi của Liên Xô và cách Mỹ nên đối phó. Một năm sau, bản ghi của “Bức điện dài” nổi tiếng của ông được biên tập thành một bài viết cũng đăng trên Foreign Affairs, “Nguồn gốc hành vi của Liên Xô”. Dưới bút danh “X”, Kennan lập luận rằng hệ tư tưởng Mác – Lê-nin của Liên Xô là có thật và chính thế giới quan này, cộng với một cảm thức bất an nặng nề, là động cơ thúc đẩy Liên Xô bành trướng. Song điều này không có nghĩa là không thể tránh khỏi đối đầu trực diện, ông chỉ ra, bởi lẽ “điện Kremlin không hề hối tiếc khi phải nhượng bộ trước thế lực mạnh hơn.” Do đó, điều mà nước Mỹ phải làm nhằm đảm bảo an ninh lâu dài là ngăn chặn mối đe dọa từ Liên Xô. Nếu họ làm vậy, sức mạnh của Liên Xô cuối cùng sẽ suy sụp. Chiến lược ngăn chặn, nói cách khác, vừa là điều kiện cần vừa là điều kiện đủ. Continue reading “Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc (P1)”

Tác động của bầu cử tổng thống Mỹ tới môi trường đầu tư

Tác giả: Nguyễn Thành Công

Kinh tế và chính trị luôn là hai yếu tố móc xích và ảnh hưởng lẫn nhau. Những thay đổi lớn trong môi trường chính trị do vậy sẽ có tác động lớn tới nền kinh tế và môi trường đầu tư. Điều này đặt ra một mối bận tâm cho các nhà đầu tư khi cuối năm sau (2020) thế giới sẽ chứng kiến một sự kiện chính trị quan trọng: Bầu cử tổng thống Mỹ. Vậy bầu cử tổng thống Mỹ sẽ tác động thế nào đến môi trường đầu tư tại Mỹ và Việt Nam?

Dựa trên các nghiên cứu về chu kỳ bầu cử tại Mỹ, tác động của nó đối với môi trường đầu tư có thể được chia làm 2 giai đoạn là trước và sau kỳ bầu cử. Continue reading “Tác động của bầu cử tổng thống Mỹ tới môi trường đầu tư”

Nùng Trí Cao đánh Tống (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Cuộc trường chinh từ Ung Châu đến Quảng Châu

Năm 1048 Nùng Trí Cao giao tranh với quân nhà Lý bất lợi, bèn xin hàng để củng cố nội bộ; rồi quay sang gây hấn với Trung Quốc. Cuộc chiến tuy châm ngòi vào năm 1049, nhưng sau đó tạm hòa; để rồi bùng nổ khốc liệt trong năm 1052. Trong vòng 1 năm, đạo quân bách chiến bách thắng của Nùng Trí Cao lần lượt chiếm từng thành từ Ung Châu [Nam Ninh] đến Quảng Châu; rồi lại quay trở về Ung Châu, cuối cùng bị tiêu diệt bởi kỵ binh của Địch Thanh tại Qui Nhân Phố. Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên của Lý Đào chép về cuộc chiến khởi sự như sau: Continue reading “Nùng Trí Cao đánh Tống (P1)”

Góc khuất tình ái và quyền lực của ba chị em nhà họ Tống

Tác giả: Minh Hoa

Cuốn “Big Sister, Little Sister, Red Sister” là một câu chuyện đầy cảm thông với số phận của “Tống gia tỷ muội” trong thời kì Trung Quốc đầy biến động.

Trong phần giới thiệu cuốn sách mới Big Sister, Little Sister, Red Sister: Three Women at the Heart of Twentieth-Century China, ra mắt ngày 15/10, tác giả Jung Chang viết rằng ý tưởng ban đầu của cô là viết một cuốn sách về Tôn Trung Sơn. Cô muốn tìm hiểu xem liệu ông có thực sự là một nhà lãnh đạo cách mạng tiên phong của Trung Quốc hay không.

Nhưng những câu chuyện về người vợ của ông, bà Tống Khánh Linh và 2 chị em gái của bà là Tống Ái Linh và Tống Mỹ Linh đã cuốn hút Jung Chang. Và cô quyết định cho ra mắt một cuốn sách về những thăng trầm của 3 chị em gái đầy quyền lực nhà họ Tống. Continue reading “Góc khuất tình ái và quyền lực của ba chị em nhà họ Tống”

Chiến lược của Mỹ nhằm cạnh tranh đầu tư cơ sở hạ tầng với Trung Quốc

Tác giả: Lưu Phi Đào | Giới thiệu: Hà Lực

Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ luôn là vấn đề được giới chiến lược, học thuật ở Trung Quốc và nước ngoài tập trung thảo luận và nghiên cứu. Nhưng những phân tích thực nghiệm cụ thể lại khá ít, tập trung quá nhiều vào lĩnh vực chính trị và an ninh. Bài viết sẽ tập trung vào sách lược cạnh tranh đầu tư cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ, phân tích mục tiêu, lộ trình và triển vọng phát triển của chiến lược này, đưa ra đánh giá mang tính thử nghiệm về tác động có thể có của chiến lược này đối với hợp tác “Vành đai và Con đường”.

Từ khi Chính quyền Trump đưa ra khái niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và không lâu trước khi công bố Báo cáo chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ luôn là vấn đề được giới chiến lược, học thuật ở Trung Quốc và nước ngoài tập trung thảo luận và nghiên cứu, như bối cảnh và ý đồ của việc Mỹ đưa ra chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nội hàm địa chính trị và triển vọng của chiến lược này…, nhưng những phân tích thực nghiệm cụ thể lại khá ít, tập trung quá nhiều vào lĩnh vực chính trị và an ninh. Là trụ cột kinh tế quan trọng trong khuôn khổ chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhưng sách lược cạnh tranh đầu tư vào cơ sở hạ tầng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ vẫn thiếu những nghiên cứu sâu cần có. Continue reading “Chiến lược của Mỹ nhằm cạnh tranh đầu tư cơ sở hạ tầng với Trung Quốc”