Hai bài học cho Tổng thống Mỹ sắp tới

clinton-trump-n2

Nguồn: Chris Patten, “Two Lesson for the Next US President”, Project Syndicate, 26/10/2016.

Biên dịch: Phan Thu Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nhìn ra ngoài cửa sổ dọc khắp bến cảng thành phố đặc biệt Nagasaki, Nhật Bản, có hai suy nghĩ liên quan đáng kể tới vị tổng thống Mỹ sắp tới xuất hiện trong đầu tôi.

Nagasaki đã phải chịu đựng điều tồi tệ nhất của nhân loại. Vào tháng 8 năm 1945, một quả bom nguyên tử đã tàn phá thành phố, gây ra thiệt hại vật chất to lớn và nỗi đau về con người không kể xiết.  Thế nhưng, từ sau đó, thành phố này đại diện cho sự tốt đẹp nhất của thành tựu loài người, đi lên từ tro tàn nhờ vào tinh thần và khả năng kinh doanh của những người dân Nhật Bản, những người đã giao thương những thứ họ gây dựng được – ví dụ, tại xưởng tàu Mitsubishi – với các nước còn lại trên thế giới. Continue reading “Hai bài học cho Tổng thống Mỹ sắp tới”

Có phải Fed đang tác động tới bầu cử tổng thống Mỹ?

yellen

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Is the Fed Playing Politics?,” Project Syndicate, 03/10/2016.

Biên dịch: Dương Huy Quang | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong cuộc tranh luận gần đây với đối thủ Hillary Clinton, ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Donald Trump khẳng định Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen có động cơ chính trị. Cụ thể, ông Trump tố Fed đang lạm dụng kích thích tiền tệ để mê hoặc cử tri và khiến họ tin rằng việc phục hồi nền kinh tế Mỹ đang diễn ra.

Đây không hoàn toàn là một ý tưởng điên rồ, nhưng bản thân tôi lại không nhận thấy điều đó. Nếu Yellen quyết tâm đến vậy trong việc duy trì lãi suất siêu thấp thì tại sao trong những tháng gần đây bà lại liên tục tuyên bố theo hướng tăng các mức lãi suất dài hạn hơn bằng cách khẳng định Fed rất có thể sẽ nâng lãi suất nhanh hơn những kỳ vọng hiện tại của thị trường? Continue reading “Có phải Fed đang tác động tới bầu cử tổng thống Mỹ?”

Cuộc đua song song vào Nhà Trắng và Quốc hội của Mỹ

us-election

Nguồn: Elizabeth Drew, “America’s Race to the Ballot’s Bottom”, Project Syndicate, 01/11/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chiến dịch tranh cử Tổng thống của Hillary Clinton đã bị chia rẽ giữa hai mục tiêu là cố gắng bảo đảm chiến thắng lớn nhất có thể cho cá nhân bà Clinton và việc trực tiếp giúp đỡ các đảng viên Dân chủ khác đang ứng cử vào các vị trí thống đốc bang và các cơ quan lập pháp cấp thấp hơn. Câu hỏi là liệu bà Clinton có thể giúp các ứng viên cấp thấp nhiều hơn bằng cách giành chiến thắng một cách thuyết phục – và tạo đà cho họ – hay bằng cách dành thời gian và tiền  bạc để giúp đỡ từng người một.

Phe Clinton đã quyết định theo đuổi cả hai chiến lược. Trong thời gian chỉ một tuần trước bầu cử, hai ứng viên tổng thống đang chạy ngang chạy dọc khắp đất nước: trong khi ứng viên của Đảng Cộng hòa Donald Trump đang vật lộn nhằm gom đủ 270 lá phiếu của Đại cử tri đoàn để giành thắng lợi thì bà Clinton lại nỗ lực bảo đảm một chiến thắng càng lớn càng tốt – đó là giành đa số phiếu từ cả cử tri phổ thông lẫn Đại cử tri đoàn. Continue reading “Cuộc đua song song vào Nhà Trắng và Quốc hội của Mỹ”

Cuộc chiến chống lại tự do báo chí của Điện Kremlin

russia-press

Nguồn: Nadezda Azhgikhina, “The Kremlin’s War on Liberalism,” Project Syndicate, 17/10/2016.

Biên dịch: Lâm Minh Đạt | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau các cuộc tấn công khủng bố 11 tháng 9 ở Mỹ, cái gọi là “cuộc chiến chống khủng bố” được phát động. Nhưng những cuộc xâm lược quân sự do Mỹ dẫn đầu ở Afghanistan và Iraq chỉ là một phần của câu chuyện; nhiều nước cũng đẩy mạnh việc giám sát và theo dõi truyền thông trong nước và dân thường. Các chính phủ tuyên bố rằng tự do ngôn luận và quyền riêng tư cá nhân phải được hạn chế vì lợi ích an ninh quốc gia.

Thiệt hại thể hiện đặc biệt rõ ở Nga, nơi các quy định chống khủng bố thường được sử dụng như một công cụ để bóp nghẹt tiếng nói của những người có quan điểm độc lập hoặc khác biệt, đặc biệt là những quan điểm chỉ trích chính quyền Tổng thống Vladimir Putin. Bằng cách lấy an ninh làm cái cớ để coi thường đạo luật truyền thông của Nga, trong đó có việc bảo vệ các nhà báo khỏi kiểm duyệt, chính phủ đã làm suy yếu đáng kể ngành báo chí. Continue reading “Cuộc chiến chống lại tự do báo chí của Điện Kremlin”

Tòa Anh chặn đứng Brexit: Lập luận của các bên

uk

Tác giả: Nam Quỳnh

Hôm nay, 3/11, trong một vụ kiện vô tiền khoáng hậu, toà án Anh đã bác bỏ quyền của chính phủ trong việc kích hoạt tiến trình rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Điều đó có nghĩa là chính phủ phải đưa việc này ra cho Nghị viện quyết chứ không được tự ý tiến hành nữa. Tuy nhiên, họ vẫn còn quyền kháng án lên Tối cao Pháp viện. Hãy cùng xem diễn biến phiên toà này ra sao.

Bối cảnh của vụ việc phức tạp này có thể được hiểu như sau: Continue reading “Tòa Anh chặn đứng Brexit: Lập luận của các bên”

Trung Quốc sẽ quản lý tôn giáo như thế nào?

china-rel

Nguồn: Thomas DuBois, “How will China regulate religion”, East Asia Forum, 21/09/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung 

Chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công năm 1999 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh quốc tế của Trung Quốc. Các nhà hoạt động nhân quyền, Phật tử và những bên khác trong cộng đồng quốc tế đều sửng sốt vì mức độ bạo lực khủng khiếp được sử dụng để đàn áp hội nhóm này. Quan hệ của Trung Quốc với Mỹ bị ảnh hưởng tức thì, một phần vì thời điểm vụ việc. Chiến dịch phản đối Pháp Luân Công xảy ra ngay sau khi ra đời Đạo Luật Tự do Tôn giáo Quốc tế 1998, đạo luật khiến cho việc bảo vệ tôn giáo trở thành một tiêu chí phải thực thi của ngành ngoại giao Mỹ. Continue reading “Trung Quốc sẽ quản lý tôn giáo như thế nào?”

Chủ nghĩa dân túy trỗi dậy chỉ là vì lý do kinh tế?

populism

Nguồn: Joseph Nye, “Putting the Populist Revolt in Its Place”, Project Syndicate, 06/10/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ở nhiều nền dân chủ phương Tây, năm nay là năm của những cuộc nổi loạn chống lại giới tinh hoa. Sự thành công của chiến dịch Brexit ở Anh, chiến thắng bất ngờ của Donald Trump trong Đảng Cộng hòa ở Mỹ, thắng lợi của các đảng dân túy ở Đức và những nơi khác đã được nhiều người coi là báo hiệu cho sự kết thúc của một kỷ nguyên. Theo nhà bình luận của tờ Financial Times Philip Stephens, “trật tự toàn cầu hiện nay – hệ thống tự do dựa trên các luật lệ được thiết lập năm 1945 và mở rộng sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc – đang ở trong tình trạng căng thẳng chưa từng có. Toàn cầu hóa đang thoái trào.”

Thực ra, có thể hơi vội vàng khi đưa ra những kết luận bao quát như vậy. Continue reading “Chủ nghĩa dân túy trỗi dậy chỉ là vì lý do kinh tế?”

Có phải chủ nghĩa tư bản nhà nước đang thắng thế?

state-capitalism-1

Nguồn: Daron Acemoglu & James A. Robinson, “Is State Capitalism Winning?,” Project Syndicate, 31/12/2012.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong những năm gần đây, chủ nghĩa tư bản nhà nước dường như đang thắng thế trong cuộc đua lâu đời giữa các mô hình tăng trưởng kinh tế. Các gương mặt đại diện của chủ nghĩa tư bản tự do như Hoa Kỳ và Vương quốc Anh tiếp tục tăng trưởng yếu ớt trong năm 2012, trong khi nhiều nước châu Á, vốn dựa trên các hình thức kinh tế có nhà nước định hướng khác nhau, thì không chỉ tăng trưởng nhanh và ổn định trong nhiều thập niên qua, mà còn vượt qua các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây một cách ngoạn mục. Đã đến lúc chúng ta phải cập nhật sách giáo khoa kinh tế? Continue reading “Có phải chủ nghĩa tư bản nhà nước đang thắng thế?”

Tai họa của Hillary Clinton sẽ bắt đầu nếu bà đắc cử

h-clinton-1

Nguồn: Edward Luce, “Hillary Clinton’s woes really begin if she wins, Financial Times, 01/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Không, FBI không phải tay sai của Donald Trump – mặc dù Hillary Clinton có lý do chính đáng để nghi ngờ điều đó. Nhưng thực tế còn đáng lo ngại hơn nhiều.

James Comey, Giám đốc FBI, đã hoảng sợ mà phải đưa ra tuyên bố sẽ mở lại cuộc điều tra về việc sử dụng email cá nhân của bà Clinton. Ông buộc phải làm điều này vì lo sợ rằng nếu ông không chịu đưa ra quyết định này, Đảng Cộng hòa sẽ buộc tội ông đang làm việc cho bà Clinton. Comey, người lính gác hoảng loạn, dường như đã đi quá xa.

Các công chức nhà nước không bao giờ nên có những hành động có thể ảnh hưởng đến một cuộc bầu cử tổng thống. Bất cẩn của Comey là do Trump đã nêu tên ông này như là một phần của một “hệ thống gian lận.” Trong một đất nước vốn dĩ đã chia rẽ sâu sắc như vậy, sự trung lập sẽ bị xem là thông đồng. Continue reading “Tai họa của Hillary Clinton sẽ bắt đầu nếu bà đắc cử”

Sự trỗi dậy của Trump và bài học cho thế giới

trump0

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “How Trump Happened”, Project Syndicate, 14/10/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Khi vòng quanh thế giới trong vài tuần qua, tôi liên tục được hỏi hai điều: Donald Trump có thể đắc cử tổng thống Mỹ không? Và làm thế nào mà ngay từ đầu ông ta lại có thể tiến xa đến thế?

Về câu hỏi thứ nhất, dù dự đoán chính trị thậm chí còn khó hơn dự đoán kinh tế, Hillary Clinton đang có lợi thế rất lớn. Tuy vậy, kết quả cuộc đua (ít nhất là đến tận gần đây) vẫn còn bỏ ngỏ: Clinton là một trong những ứng cử viên tổng thống chất lượng và được chuẩn bị tốt nhất trong lịch sử nước Mỹ, còn Trump thì ngược lại. Hơn nữa, chiến dịch tranh cử của Trump vẫn tiếp tục bất chấp những hành vi có thể chấm dứt cơ hội của một ứng cử viên trong các kỳ tranh cử trước đây. Continue reading “Sự trỗi dậy của Trump và bài học cho thế giới”

Điều gì đang xảy ra với các đồng minh Đông Nam Á của Mỹ?

obama-duterte

Nguồn: Greg Raymond, What’s wrong with the United States’ Southeast Asian allies?, East Asia Forum, 18/10/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hành động của Philippines và Thái Lan hiện nay không giống với những gì mà các đồng minh hiệp ước của Mỹ nên làm. Dù Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte dường như là một trường hợp cá biệt, nhưng tư tưởng chống Mỹ của ông ta chỉ là một phần mới nhất trong sự bất ổn của quan hệ Mỹ – Philippines. Quan hệ Mỹ – Thái cũng đã xấu đi kể từ cuộc đảo chính quân sự năm 2014, và dường như người Thái còn đang có ý định thắt chặt quan hệ quân sự với Trung Quốc. Nhưng bất đồng của hai nước này với Mỹ không nhất thiết có nghĩa là họ muốn thay đổi nguyên trạng ở châu Á. Continue reading “Điều gì đang xảy ra với các đồng minh Đông Nam Á của Mỹ?”

Cuộc cách mạng hướng tới sự công bằng tiếp theo

economic-justice

Nguồn: Robert J. Shiller, “The Coming Anti-National Revolution,” Project Syndicate, 19/09/2016.

Biên dịch: Phan Thu Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong nhiều thế kỷ qua, thế giới đã trải qua một chuỗi các cuộc cách mạng tri thức chống lại sự áp bức dưới nhiều hình thức. Chúng diễn ra trong tâm trí con người và lan rộng – cuối cùng đến gần như khắp thế giới – không qua chiến tranh (vốn có khuynh hướng bao gồm nhiều nguyên nhân khác nhau), mà qua ngôn ngữ và công nghệ truyền thông. Cuối cùng, không như những nguyên nhân của chiến tranh, những ý tưởng mà chúng thúc đẩy trở nên không thể tranh cãi.

Tôi nghĩ cuộc cách mạng tiếp theo như vậy, rất có thể diễn ra vào một lúc nào đó trong thế kỷ 21, sẽ thách thức những tác động kinh tế của các quốc gia-dân tộc. Nó sẽ tập trung vào sự bất công bắt nguồn từ thực tế là một số người sinh ra ở những nước nghèo còn những người khác thì sinh ra ở những nước nước giàu, một cách hoàn toàn ngẫu nhiên. Khi có nhiều người hơn làm việc cho các công ty đa quốc gia và gặp gỡ và hiểu biết hơn về những người đến từ những đất nước khác, cảm quan của chúng ta về sự công bằng đang bị ảnh hưởng. Continue reading “Cuộc cách mạng hướng tới sự công bằng tiếp theo”

Dự án Nghiên cứu quốc tế kêu gọi tài trợ năm 2016

knowledge

Ra đời từ tháng 5/2013, đến nay Dự án Nghiên cứu quốc tế đã không ngừng phát triển, trở thành nguồn tham khảo hữu ích, đáng tin cậy và miễn phí cho các sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, cũng như quảng đại độc giả quan tâm tới các vấn đề quốc tế. Để thực hiện được sứ mệnh này, chúng tôi cần đến nhiều nguồn lực, cả về con người lẫn tài chính.

Nhằm chuẩn bị nguồn lực để tiếp tục duy trì hoạt động của Dự án trong năm 2017, Ban quản trị Dự án phát động chiến dịch kêu gọi tài trợ cho Dự án. Continue reading “Dự án Nghiên cứu quốc tế kêu gọi tài trợ năm 2016”

Mặt trái của nền dân chủ trực tiếp lại được phơi bày

referendum

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “Direct Democracy Strikes Again,” Project Syndicate, 04/10/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Một lần nữa, một cuộc trưng cầu dân ý đã làm đảo lộn một đất nước. Hồi tháng 6, cử tri người Anh đã quyết định đưa đất nước họ ra khỏi Liên minh châu Âu; hiện nay, một đa số sít sao người Colombia đã từ chối một thỏa thuận hòa bình với Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC). Người dân Colombia đã thực hiện một bước nhảy vọt trong bóng tối – và có lẽ là bước nhảy vọt trở lại vực thẳm bạo lực của một cuộc chiến không hồi kết.

Những người theo chủ nghĩa dân túy ở khắp mọi nơi chắc chắn đang ăn mừng kết quả này như một lời khiển trách rõ ràng đối với giới tinh hoa tư lợi, những người đã “thao túng” chính phủ của họ để chống lại người dân. Và họ cho rằng người dân nên có tiếng nói trực tiếp trong những quyết định quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống của họ – dường như ngay cả các quyết định về chiến tranh và hòa bình. Continue reading “Mặt trái của nền dân chủ trực tiếp lại được phơi bày”

Vì sao Ấn Độ không thể tiếp tục nhẫn nhịn Pakistan?

ind-pak

Nguồn: Shashi Tharoor, “India Stops Turning the Other Cheek,” Project Syndicate, 11/10/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong hai thập niên rưỡi qua, Pakistan đã theo đuổi một chính sách chèn ép Ấn Độ mang tên “cái chết bằng ngàn vết cắt” – nhuốm máu đất nước này bằng các cuộc tấn công khủng bố liên miên, thay vì nỗ lực đối đầu quân sự công khai mà không thể giành phần thắng trước các lực lượng truyền thống ưu việt của Ấn Độ. Logic của chính sách này là Ấn Độ sẽ phản ứng một cách kiềm chế bởi Ấn Độ không có ý định chấm dứt các kế hoạch phát triển kinh tế đầy tham vọng, cũng như chính phủ nước này chưa sẵn sàng đối mặt với rủi ro chiến tranh hạt nhân.

Nhưng hình mẫu dễ đoán và lặp lại của quan hệ Ấn Độ-Pakistan đã bất ngờ bị phá vỡ hôm 29 tháng 9, khi Tổng Chỉ huy các Chiến dịch Quân sự (DGMO), Trung tướng Ranbir Singh, thông báo rằng lính đặc nhiệm Ấn Độ đã tiến hành các cuộc “tấn công phẫu thuật” (surgical strikes – các cuộc tấn công nhanh và chính xác – NBT) dọc Ranh giới Kiểm soát (LoC) ở Kashmir, đường biên giới quốc tế thực tế giữa hai nước. Continue reading “Vì sao Ấn Độ không thể tiếp tục nhẫn nhịn Pakistan?”

Cách vượt qua ‘lưỡng nan đồng thuận’ của ASEAN ở Biển Đông

asean-shutterstock-20131122

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Can ASEAN Overcome the ‘Consensus Dilemma’ over the South China Sea?“, ISEAS Perspective, No 58, 24/10/2016.

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ kỷ niệm lần thứ 50 ngày thành lập vào năm tới. Vì vậy, có thể đã đến lúc tổ chức này nên suy ngẫm về tương lai của mình. Một câu hỏi đặc biệt quan trọng là làm thế nào để ASEAN trở nên hiệu quả hơn trong việc giải quyết những thách thức an ninh đang nổi lên. Đáng lo ngại hàng đầu chính là việc hiện tại ASEAN không thể hình thành được một lập trường chung về vấn đề tranh chấp Biển Đông, mà nguyên nhân chủ yếu chính là vì nguyên tắc đồng thuận của Hiệp hội này.

Bài viết này tập trung phân tích việc nguyên tắc đồng thuận đang làm xói mòn vai trò và tính hiệu quả của ASEAN như thế nào, đặc biệt là trong giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông. Bài viết đề xuất rằng nhằm giải quyết vấn đề này, ASEAN cần cân nhắc các cải cách về mặt quy trình ra quyết định cũng như các cải tiến về mặt thể chế. Continue reading “Cách vượt qua ‘lưỡng nan đồng thuận’ của ASEAN ở Biển Đông”

Những liên minh tạm bợ của Nga ở Trung Đông

russia-in-me

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Russia’s Ephemeral Middle East Alliances,” Project Syndicate, 05/10/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Mỹ đã thất bại trong hai cuộc chiến tranh bất đối xứng trong thời hiện đại: một là cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, và hai là cuộc chiến chống các nhóm khủng bố ở Trung Đông. Khi thất bại của mình trở nên rõ ràng ở Việt Nam, Mỹ đã “xoay trục” khỏi khu vực, để bên chiến thắng dọn dẹp mớ hỗn độn – và, cuối cùng, tham gia vào cấu trúc an ninh và hợp tác ASEAN. Bất chấp những nỗ lực tối đa của Mỹ, việc rời bỏ Trung Đông lại khó khăn hơn nhiều, và khu vực này vẫn bị tàn phá bởi xung đột và chao đảo bởi các liên minh dễ thay đổi. Continue reading “Những liên minh tạm bợ của Nga ở Trung Đông”

Những nghịch lý quyền lực của Tổng thống Duterte

duterte

Nguồn: Richard Javad Heydarian, “Contradictions of Duterte’s Presidency”, East Asia Forum, 04/10/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Phương Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nhậm chức chưa đầy ba tháng, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã phải đối mặt với một nghịch lý quyền lực. Duterte đã tập trung đủ quyền lực chính trị để tái cơ cấu và làm hồi sinh các thể chế yếu kém của nhà nước này. Ông nhanh chóng mở rộng quyền kiểm soát lên hệ thống chính trị, biến bản thân mình thành tổng thống quyền lực nhất tại Philippines kể từ khi chế độ Ferdinand Marcos sụp đổ.

Không lâu trước đó, Duterte từng bị coi là một kẻ ngoại đạo, không có chỗ đứng trong nền chính trị dòng chính của Philippines. Giờ đây ông đang nắm thế “siêu đa số” trong quốc hội, điều theo nhiều nhà phê bình đã biến quốc hội thành cơ quan “đóng dấu” cho các quyết định của tổng thống. Nhà lãnh đạo Philippines cũng đã “bẻ nanh vuốt” của một hệ thống tòa án vốn lâu nay thiếu ngân sách và yếu ớt, một cơ quan vốn đang nỗ lực nhằm kìm hãm chiến dịch chống ma túy triệt để của ông (trong đó có việc tiêu diệt tội phạm không qua xét xử – NBT). Continue reading “Những nghịch lý quyền lực của Tổng thống Duterte”

Những trợ thủ mới của Tổng thống Putin

rusvainobigafp12aug16

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “All the President’s Eunuchs”, Project Syndicate, 01/09/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thanh lọc một cách bài bản các cố vấn thân cận và lâu năm nhất của mình. Lần gần đây nhất – nhưng chắc chắn chưa phải là cuối cùng – nạn nhân là Sergei Ivanov, một cựu điệp viên KGB (giống như Putin) đồng thời là cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, người vừa bị buộc phải rời khỏi vị trí Chánh văn phòng Điện Kremlin.

Ivanov, một nhà hoạch định chính sách tương đối quyền lực, đã bị thay thế bởi một nhân vật không quyền không lực: cựu lãnh đạo của Cục Lễ tân (Protocol Schedule Directorate), Anton Vaino. Continue reading “Những trợ thủ mới của Tổng thống Putin”

Văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa

chinaculture

Tác giả: Vương Mông (Trung Quốc) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Toàn cầu hoá gây ra nỗi lo văn hoá

Toàn cầu hoá (TCH) đi liền với hiện đại hoá, kết quả của hiện đại hoá tất nhiên dẫn đến TCH. Mác cho rằng sức sản xuất là nhân tố tích cực nhất, năng động nhất trong sự phát triển xã hội, bất cứ sự vật nào cũng không ngăn cản được sự phát triển của sức sản xuất. Lý lẽ này đã chịu được sự thử thách của thời gian, không thể bác bỏ được. Cho dù TCH bị nhiều người phê bình, phản đối, song đều không ngăn được nó. TCH mang lại cơ may cho Trung Quốc (TQ), một nước đang phát triển, đồng thời gây ra sự lo lắng về văn hoá. Continue reading “Văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa”