Công cuộc cải cách ở Trung Quốc đã cùng đường?

130525225704-chinese-dream-tease-story-top

Nguồn: Youwei, “The End of Reform in China: Authoritarian Adaptation Hits a Wall,” Foreign Affairs, May/June 2015 Issue.

Biên dịch: Trần Tuấn Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Kể từ lúc bắt đầu công cuộc cải cách hậu Mao từ cuối thập niên 1970, chính quyền cộng sản ở Trung Quốc đã nhiều lần đảo ngược thành công những tiên đoán về sự sụp đổ của nó. Chìa khóa cho sự thành công đó nằm ở chủ trương mà người ta có thể gọi là “sự thích nghi của chế độ chuyên chế” (“authoritarian adaptation”) – tức việc sử dụng các chính sách cải cách nhằm thay thế một sự thay đổi thể chế cơ bản. Dưới thời Đặng Tiểu Bình, điều đó có nghĩa là cải cách nông nghiệp và cởi trói cho kinh tế tư nhân. Dưới thời Giang Trạch Dân, đó là việc nền kinh tế Trung Quốc chính thức tiếp cận một nền kinh tế thị trường, cải cách các doanh nghiệp nhà nước, và tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Dưới thời Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo là cải cách an sinh xã hội. Nhiều người tiếp tục kỳ vọng vào một đợt cải cách sâu rộng tiếp theo dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình – nhưng họ có thể sẽ phải thất vọng. Continue reading “Công cuộc cải cách ở Trung Quốc đã cùng đường?”

Thách thức từ sự suy thoái của Nga

economist-Putin-cover

Nguồn: Joseph S. Nye , “The Challenge of Russia’s Decline,” Project Syndicate, 14/04/2015.

Biên dịch: Trần Hương Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi châu Âu đang còn tranh cãi xem liệu có nên duy trì các biện pháp trừng phạt của họ đối với Nga hay không, chính sách xâm lược của Điện Kremlin đối với Ukraine vẫn tiếp tục không suy giảm. Nga đang ở trong cơn suy thoái dài hạn, nhưng nó vẫn đặt ra một mối đe dọa rất thực tế đối với trật tự quốc tế ở châu Âu và xa hơn nữa. Quả thực, sự suy thoái của Nga có thể khiến nó thậm chí còn nguy hiểm hơn.

Chắc chắn, những gì đang xảy ra ở Ukraine là sự xâm lược của Nga. Trò giả vờ của Tổng thống Vladimir Putin rằng quân đội Nga đã không tham gia vào cuộc chiến mới đây đã bị bại lộ khi một binh sĩ Nga ở Donetsk xác nhận với Đài BBC Nga ngữ rằng họ đang đóng vai trò quyết định trong những bước tiến của quân nổi loạn. Anh ta thuật lại rằng các sĩ quan Nga đã trực tiếp chỉ huy các hoạt động quân sự lớn ở miền Đông Ukraine, trong đó có cuộc bao vây và chiếm giữ trung tâm giao thông quan trọng của thành phố Debaltseve hồi tháng 2. Continue reading “Thách thức từ sự suy thoái của Nga”

Bầu cử ở Vương quốc Anh diễn ra như thế nào?

11Election-2015

Nguồn:How British elections work,” The Economist, 12/04/2015.

Biên dịch: Trần Mai Khánh Ngọc | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày mùng 7 tháng 5 sắp tới, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland sẽ tiến hành tổng tuyển cử để bầu ra chính phủ mới. Đất nước này có một trong những hệ thống bầu cử lâu đời nhất trên thế giới, đã tồn tại và dần phát triển qua nhiều thế kỷ. Nhưng ngày nay nó diễn ra như thế nào?

Vương quốc Anh là nước quân chủ lập hiến, vì vậy cử tri sẽ chỉ đi bỏ phiếu để bầu ra nghị sĩ của địa phương mình thay vì bầu trực tiếp ra người đứng đầu nhà nước (chẳng hạn như Tổng thống ở Hoa Kỳ). Thủ tướng mới là người có khả năng chỉ huy đa số nghị sĩ ở Hạ viện và sau đó sẽ được bổ nhiệm bởi nguyên thủ quốc gia không qua bầu cử là Nữ hoàng Elizabeth. Continue reading “Bầu cử ở Vương quốc Anh diễn ra như thế nào?”

Hitler và Stalin: “Liên minh ma quỷ”?

b46c9873421137890a8dd3e1ff2d430d1c8288b6

Nguồn: John Lukacs, “Monster Together,” The New York Review of Books, 4/2015.

Biên dịch: Duy Đoàn | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong kho văn liệu khổng lồ về Stalin và Hitler trong suốt thời Thế chiến II, có rất ít điều được nói về mối quan hệ đồng minh của họ trong 22 tháng. Đó không chỉ là một chương lạ thường trong lịch sử cuộc chiến, mà ý nghĩa của nó xứng đáng nhận được nhiều sự chú ý hơn lâu nay.

Có hai yếu tố liên quan đến sự thờ ơ này. Một là sau khi Hitler quyết định xâm chiếm Nga mà thực hiện không thành, Stalin nổi lên như một trong những kẻ chiến thắng uy quyền của Thế chiến II. Yếu tố còn lại là việc các Thế lực phương Tây không mấy lưu tâm đến Đông Âu. Tuy vậy cuộc chiến nổ ra vào năm 1939 lại là do Đông Âu, kết quả của quyết định của người Anh (và Pháp) trong việc chống lại việc Đức chinh phục Ba Lan. Cơn địa chấn chính trị của Hiệp ước Xô-Đức vào ngày 23 tháng 8 năm 1939, chín ngày trước khi nổ ra cuộc chiến vào ngày 1 tháng 9, đã không ngăn được Anh và Pháp tuyên bố chiến tranh chống lại Đức vì đã xâm lược Ba Lan. Đây là một trong số ít – rất ít – những quyết định có ích cho họ vào thời điểm đó. Việc họ miễn cưỡng không muốn tiến hành nghiêm túc cuộc chiến chống Đức trong nhiều tháng tiếp theo lại là một câu chuyện khác. Continue reading “Hitler và Stalin: “Liên minh ma quỷ”?”

Cách vượt qua khủng hoảng Ukraine

XU*7753425

Nguồn: Jean-Marie Guéhenno, “Overcoming the Ukraine Crisis”, Project Syndicate, 13/04/2015.

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những hồi ức về các cuộc xung đột lớn của thế kỷ 20, từ chủ nghĩa hoà bình những năm 1930 đến đối đầu Chiến tranh Lạnh, đang được khuấy lên, thúc đẩy cả Nga và phương Tây lao vào một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với trật tự toàn cầu và sự ổn định của châu Âu trong 25 năm qua. Đúng như vậy, cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Ukraine liên quan đến các cường quốc được trang bị vũ khí hạt nhân và có chi tiêu quân sự chung chiếm gần 2/3 tổng chi tiêu quân sự toàn cầu. Tuy nhiên, lịch sử không cần lặp lại chính nó, miễn là phương Tây có những bước đi nhằm tránh bị mắc kẹt bởi bất kỳ sự leo thang bất ngờ nào. Continue reading “Cách vượt qua khủng hoảng Ukraine”

Tại sao châu Âu cần giải cứu Hy Lạp?

grexit

Nguồn: Anders Borg, “Why Europe Needs to Save Greece,” Project Syndicate, 12/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Thanh Xuân | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vấn đề căn bản ẩn sau cuộc khủng hoảng kinh tế Hy Lạp là một vấn đề của bản thân Hy Lạp: tâm lý không sẵn sàng hiện đại hóa đất nước đã ăn sâu. Hy Lạp từng bị Đế chế Ottoman thống trị trong một thời gian dài. Mạng lưới chính trị và kinh tế già cỗi lâu năm của nó đang mục ruỗng tận gốc. Cơ chế trọng dụng nhân tài vẫn chưa xuất hiện. Ngay cả niềm tin vào các thể chế nhà nước cũng đang xói mòn, và một tâm lý ỷ lại, lệ thuộc đã nảy sinh.

Người ta có thể lập luận rằng những người dân Hy Lạp không đáng được giúp đỡ. Nhưng việc khai trừ Hy Lạp khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng không phải là giải pháp tốt nhất cho cả nước này lẫn Liên minh châu Âu (EU). Dù Hy Lạp có xứng đáng được cứu trợ hay không thì EU cũng nên làm điều này vì lợi ích của chính họ. Continue reading “Tại sao châu Âu cần giải cứu Hy Lạp?”

Sự đồng thuận của Mỹ về Trung Quốc đang dần đổ vỡ

america-us-china-e1415025915427

Nguồn: Hugh White, “America’s China consensus slowly unravels”, The Interpreter, 17/04/2015

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong một thời gian dài, suy nghĩ của Mỹ (và Úc) về Trung Quốc đã bị chi phối bởi một sự đồng thuận rộng rãi rằng, mặc dù có nhiều dấu hiệu cho thấy sự quyết đoán đang gia tăng, Bắc Kinh không phải là thách thức chính đến quyền lãnh đạo của Mỹ ở châu Á. Lập luận này cho rằng, dù có nói gì thì các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đều biết rằng tương lai nền kinh tế của họ quá bấp bênh, hệ thống chính trị của họ quá mỏng manh, quân sự của họ quá yếu và các đồng minh của họ thì không đủ để cho phép họ tranh đua với ưu thế của Mỹ. Họ cũng biết rằng sự ổn định và thịnh vượng của Trung Quốc phụ thuộc vào trật tự khu vực mà chỉ có Mỹ mới có thể duy trì. Continue reading “Sự đồng thuận của Mỹ về Trung Quốc đang dần đổ vỡ”

Đã đến lúc hợp tác hàng hải Mỹ-ASEAN trên Biển Đông

060508-N-4166B-030

Nguồn: Richard Javad Heydarian & Truong-Minh Vu, “South China Sea: Time for US-ASEAN Maritime Cooperation,” RSIS Commentary No. 094, 20/4/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Trương Minh Huy Vũ

Những hoạt động xây dựng gấp rút của Trung Quốc trên Biển Đông đã tăng cường hơn nữa các tranh chấp hàng hải đang diễn ra giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines và Việt Nam. Không chỉ làm phức tạp thêm bản chất của các tranh chấp đang diễn ra gây phương hại tới các quốc gia khác cũng có tuyên bố chủ quyền, các hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc trên Biển Đông còn báo hiệu cho sự hung hăng ngày càng tăng về mặt quân sự của nước này, khi mà Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang hướng tới “phòng thủ ngoại vi” và củng cố chiều sâu chiến lược của nó trong khu vực. Continue reading “Đã đến lúc hợp tác hàng hải Mỹ-ASEAN trên Biển Đông”

AIIB và chủ nghĩa đa phương châu Á

GFX_AIIB

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Asia’s Multilateralism”, Project Syndicate, 13/04/2015.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã sẵn sàng tổ chức các cuộc họp thường niên của mình, nhưng tin tức quan trọng trong quản trị kinh tế toàn cầu sẽ không xuất phát từ Washington trong những ngày sắp tới. Thật vậy, tin tức đó đã xuất hiện từ tháng trước, khi Vương quốc Anh, Đức, Pháp và Ý cùng với hơn 30 quốc gia khác trở thành các thành viên sáng lập của Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB). Với số vốn 50 tỉ USD, AIIB, được khởi xướng bởi Trung Quốc, sẽ giúp đáp ứng các nhu cầu lớn về cơ sở hạ tầng của châu Á vốn nằm ngoài khả năng tài trợ của các dàn xếp thể chế hiện nay. Continue reading “AIIB và chủ nghĩa đa phương châu Á”

“Chủ nghĩa hòa bình tích cực” và tác động đến cục diện khu vực

janpan

Tác giả: Nguyễn Văn Bình

Sau sự bùng nổ những năm 1980, kinh tế Nhật Bản đã rơi vào tình trạng giảm phát liên tục trong hai thập niên vừa qua với mức tiêu dùng yếu và tăng trưởng thấp bất chấp các nỗ lực liên tục của các chính quyền Nhật Bản kế tiếp nhau từ năm 1992 đến năm 2012 nhằm đưa nước này thoát khỏi tình trạng suy thoái. Khó khăn kinh tế cộng vởi tỉ lệ nợ công ngày càng cao (233% GDP năm 2012) và thảm họa kép động đất và hạt nhân vào năm 2011 đã khiến Nhật Bản ngày một lún sâu vào vòng xoáy khủng hoảng, tưởng chừng không lối thoát. Kinh tế trì trệ, cùng với cách xử lý thiếu quyết đoán của chính quyền của Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) trong vấn đề tranh chấp biển đảo với Trung Quốc đã khiến vị thế quốc tế của Nhật Bản suy giảm theo và tạo ra một tâm lý bi quan trong người dân nước này. Continue reading ““Chủ nghĩa hòa bình tích cực” và tác động đến cục diện khu vực”

Chuyện gì đã xảy ra với chính sách xoay trục của Obama?

25372

Nguồn: Fareed Zakaria, “Whatever happened to Obama’s pivot to Asia”, the Washington Post, 16/04/2015

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Mọi nguồn lực trong chính sách đối ngoại của chính quyền Obama đều được dồn cho khu vực Trung Đông – như đàm phán giải pháp về Iran, gửi Lực lượng tác chiến đặc biệt (Special Operation Forces – SOF) đến Iraq, ủng hộ các cuộc không kích do A-rập Xê-út phát động tại Yemen, giải quyết các phiến quân nổi loạn tại Syria. Chuyện gì đã xảy ra với chính sách xoay trục sang Châu Á?

Hãy nhớ rằng lý lẽ cơ bản đằng sau chính sách xoay trục sang Châu Á là do Mỹ can thiệp quá mức vào khu vực Trung Đông, một khu vực tiềm tàng nguy cơ khủng hoảng với tầm quan trọng giảm dần đối với lợi ích quốc gia của Mỹ. Mặt khác, Châu Á là tương lai của Mỹ. Nếu so sánh về sức mua tương đương thì ba trên bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới đều ở châu Á. Như cố Thủ tưởng Singapore Lý Quang Diệu vẫn thường nói với tôi: “Mỹ sẽ vẫn là cường quốc vượt trội của thế giới trong thế kỷ 21 chỉ khi nước này là cường quốc chiếm ưu thế tại (Châu Á) – Thái Bình Dương”. Continue reading “Chuyện gì đã xảy ra với chính sách xoay trục của Obama?”

Trung Quốc và thách thức từ các “Con đường tơ lụa”

n_68655_1

Nguồn: Xue Li & Xu Yanzhou, “How China can Perfect its Silk Road Strategy”, The Diplomat, 09/04/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2014, “một vành đai và một con đường” (OBOR – One Belt, One Road), cụm từ chỉ Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa hàng hải thế kỷ 21, là từ khóa của chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Khi chiến lược OBOR trở thành mục tiêu chính của chính sách đối ngoại Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ xúc tiến sáng kiến ​​này về kinh tế, chính trị, quân sự và văn hóa trong tám đến mười năm tới. Trong giới học thuật Trung Quốc, người ta thường cho rằng năm 2013 đã đánh dấu sự nảy sinh ý tưởng OBOR, trong khi năm 2014 chứng kiến sự hiện thực hóa ý tưởng này. Năm 2015, nhiệm vụ chính sẽ là thực hiện đầy đủ OBOR. Continue reading “Trung Quốc và thách thức từ các “Con đường tơ lụa””

Cuộc chiến các giá trị với Nga

Ukraine

Nguồn: Anders Fogh Rasmussen, “A War of Values with Russia”, Project Syndicate, 20/04/2015.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giới chức Nga gần đây đã đe dọa nhắm tên lửa hạt nhân vào các tàu chiến Đan Mạch nếu Đan Mạch tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO. Đây rõ ràng là một mối đe dọa gây phẫn nộ nhằm vào một đất nước không có ý định tấn công Nga. Nhưng nó cũng phản ánh một yếu tố cơ bản hơn trong chính sách đối ngoại của Kremlin: sự tuyệt vọng trong nỗ lực duy trì ảnh hưởng chiến lược của Nga tại một thời điểm xuất hiện những thách thức chưa từng có đối với quyền lực của nó.

Tất nhiên, các nhà lãnh đạo của Nga biết rất rõ rằng phòng thủ tên lửa của NATO không nhằm trực tiếp vào đất nước của họ. Continue reading “Cuộc chiến các giá trị với Nga”

Đã đến lúc Trung Quốc bỏ neo nhân dân tệ vào Đô la Mỹ

DA1AAA18-A7D2-4E4A-8132-B3428809BCC5_w640_r1_s_cx0_cy16_cw0

Nguồn: Guonan Ma, “Time to unpeg the renminbi”, East Asia Forum, 29/03/2015.

Biên dịch: Hà Thị Quỳnh Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nền kinh tế Trung Quốc giờ đây đã quá lớn để có thể tiếp tục duy trì việc neo đồng nhân dân tệ vào đô la Mỹ, biện pháp từng một thời hữu ích. Đã đến lúc phải bỏ nó đi.

Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đã mất giá 2,5 phần trăm so với đồng đô la Mỹ trong năm 2014. Đây là lần rớt giá hàng năm lớn nhất kể từ năm 2005, khi Bắc Kinh bắt đầu nới lỏng một cách rụt rè neo tỉ giá gắn chặt với đồng đô la của nó. Gần đây, đồng tiền Trung Quốc đã nhiều lần chạm ngưỡng dưới (weak side) biên độ tỉ giá giao dịch hàng ngày bất chấp những nỗ lực của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) trong việc ra tín hiệu về một tỷ giá đồng đô la Mỹ – Nhân dân tệ ổn định hơn thông qua can thiệp hàng ngày của mình. Continue reading “Đã đến lúc Trung Quốc bỏ neo nhân dân tệ vào Đô la Mỹ”

Tiến bộ xã hội quan trọng ra sao?

spi

Nguồn: Michael Porter, “Why Social Progress Matters,” Project Syndicate, 09/04/2015.

Biên dịch: Lưu Tuấn Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tăng trưởng kinh tế đã giúp hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo và cải thiện cuộc sống của rất nhiều người khác trong vòng nửa thế kỷ qua. Tuy nhiên, ngày càng rõ ràng rằng một mô hình phát triển con người chỉ dựa vào sự tiến bộ của nền kinh tế không thôi là chưa đủ. Một xã hội mà thất bại trong việc giải quyết những nhu cầu cơ bản của con người, trang bị cho người dân để cải thiện chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường, và tạo ra cơ hội cho nhiều người dân, thì không được coi là thành công. Tăng trưởng mang lại lợi ích cho tất cả người dân (inclusive growth) đòi hỏi cả tiến bộ kinh tế và tiến bộ xã hội.

Những cạm bẫy của việc chỉ tập trung vào một mình GDP là rõ ràng nếu nhìn vào các phát hiện của Chỉ số Tiến bộ Xã hội (SPI) năm 2015 được đưa ra vào ngày 9 tháng 4. Continue reading “Tiến bộ xã hội quan trọng ra sao?”

Vĩnh biệt những giá trị châu Á

Free-Speech-tombstone_0

Nguồn: Ian Buruma, “Asian Values RIP,” Project Syndicate, 04/04/2015.

Biên dịch: Trần Mai Khánh Ngọc | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Bài liên quan: Phương diện chính trị của các Giá trị châu Á

Rất ít chính trị gia nhận được nhiều sự tưởng nhớ cảm động từ phía công chúng sau khi qua đời như Lý Quang Diệu, người sáng lập và là cựu thủ tướng lâu năm của Singapore. Một người được Henry Kissinger coi như một nhà hiền triết, được Tổng thống Nga Vladimir Putin xem như một chính trị gia hình mẫu, và được Tổng thống Barack Obama mô tả là “người khổng lồ đích thực của lịch sử” thì chắc hẳn đã làm điều gì đó đúng đắn.

Có một điều không thể chối cãi: Ảnh hưởng của Lý Quang Diệu lớn hơn nhiều lần so với quyền lực chính trị thực tế của ông, thứ sẽ chẳng bao giờ vượt ra khỏi những đường biên giới chật hẹp của một thành bang (city-state) nhỏ bé ở Đông Nam Á. Ông rõ ràng đã chua xót nhận ra điều này năm 1965 khi Singapore tách khỏi Malaysia. Ảnh hưởng sâu sắc nhất của Lý Quang Diệu là ở Trung Quốc thời kỳ hậu Mao Trạch Đông, nơi các doanh nghiệp kinh tế đang bùng nổ và cùng tồn tại với một nhà nước độc đảng chuyên chế theo chủ nghĩa Lê-nin. Continue reading “Vĩnh biệt những giá trị châu Á”

Tăng trưởng chậm lại: Cơ hội của Trung Quốc

20140425154334-china-slowdown

Nguồn: Yu Yongding, “China’s Slow-Growth Opportunity,” Project Syndicate, 09/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau bốn năm đáng thất vọng, các nhà kinh tế Trung Quốc đã nhận ra rằng tăng trưởng GDP đang chậm lại – từ đỉnh cao sau khủng hoảng 12,8% năm 2010 xuống còn khoảng 7% như hiện nay – chủ yếu là do cấu trúc chứ không phải do chu kỳ. Nói cách khác, tốc độ tăng trưởng tiềm năng của Trung Quốc đã ổn định ở mức thấp đáng kể. Trong khi đất nước có thể tránh được một cuộc suy giảm lớn và bất ngờ, kỳ vọng tăng trưởng hàng năm có thể duy trì ở mức 6-7% trong thập niên tới. Nhưng điều này không nhất thiết là một tin xấu.

Có thể người ta sẽ đặt câu hỏi là tại sao GDP ở Trung Quốc, với mức thu nhập bình quân đầu người gần đây đã vượt 7.000 đô la Mỹ, lại được đặt mục tiêu phát triển chậm hơn rất nhiều so với Nhật Bản trong giai đoạn 1956-1970, khi mà nền kinh tế Nhật Bản, với thu nhập bình quân đầu người bắt đầu vượt khoảng 7.000 đô la, đã tăng trưởng hàng năm trung bình 9,7%. Câu trả lời nằm ở mức tăng trưởng tiềm năng. Continue reading “Tăng trưởng chậm lại: Cơ hội của Trung Quốc”

Bao giờ Trung Quốc đuổi kịp Mỹ?

us_china_flags-100525862-primary.idge

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trung Quốc có những khó khăn nào khi đuổi và vượt Mỹ? Nhà quan sát kinh tế tài chính Trung Quốc Vương Doanh Doanh cho rằng khoảng cách lớn Trung Quốc thua kém Mỹ không chỉ thể hiện ở các số liệu thống kê kinh tế nhìn thấy được, cũng không ở quốc lực tổng hợp và sức mạnh quân sự đâu đâu cũng có thể cảm nhận thấy, mà thể hiện ở văn hóa chế độ — một yếu tố quan trọng hơn nhiều so với các số liệu kinh tế và quốc lực tổng hợp! Quan điểm này đáng được chú ý.

Tạp chí Time nổi tiếng của Mỹ trong một bài viết có tựa đề “Thế kỷ Trung Quốc” thậm chí còn nói sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc đã là một hiện thực, thế kỷ XXI chắc chắn là thế kỷ của Trung Quốc…. Không ít người Trung Quốc thấy thế mà vui mừng, kích động, nhảy cẫng lên reo hò… Nghiễm nhiên việc Trung Quốc vượt Mỹ là chuyện đang tới gần ngày một ngày hai, “Chắc chắn thế kỷ XXI là thế kỷ của Trung Quốc!” Continue reading “Bao giờ Trung Quốc đuổi kịp Mỹ?”

Hội nhập ASEAN vẫn còn là ảo vọng

11727202623_91cfeb669a_b

Nguồn: Berry Desker, “ASEAN Integration Remains a Illusion,” East Asia Forum, 02/04/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đối với các nước ASEAN, điểm chuẩn để đánh giá chủ nghĩa khu vực thành công là sự hiệu quả của ASEAN trong việc đã đưa các quốc gia trong khu vực xích lại gần nhau hơn. Tình trạng ít có xung đột giữa các quốc gia được cho là nhờ ASEAN đã thành công trong việc xây dựng một sự nhận thức khu vực thấu đáo hơn trong giới hoạch định chính sách. Tuy nhiên, trong khi khu vực này vẫn đang thể hiện tốt từ khi Hiến chương ASEAN được thông qua hồi tháng 11 năm 2007, hội nhập vẫn còn là một khát vọng chưa được thỏa mãn.

Theo thống kê, 90% các mục tiêu của ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN – an ninh chính trị, kinh tế, và văn hóa xã hội – đã được hoàn thành. Continue reading “Hội nhập ASEAN vẫn còn là ảo vọng”

Sự thao túng tiền tệ của châu Âu

franken-euro-manipulation

Nguồn: Stefan Kawalec, “Europe’s Currency Manipulation,” Project Syndicate, 01/04/2015.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Hiệp định Hợp tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) mà Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ hiện đang đàm phán được cho là sẽ thúc đẩy phúc lợi và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong cả hai nền kinh tế này, cũng như ở các nước khác. Đồng thời, TTIP cũng giúp khôi phục niềm tin vào châu Âu và vào Cộng đồng xuyên Đại Tây Dương. Nhưng có một rào cản lớn trong việc hiện thực hóa những lợi ích đó: đồng euro.

Vấn đề bắt nguồn từ việc thao túng tiền tệ. Trong ba thập niên qua, trên thực tế, Mỹ đã dung thứ cho việc thao túng tiền tệ của các đối tác thương mại lớn của nó ở châu Á, điều đem lại cho họ mức thặng dư thương mại và tài khoản vãng lai lớn bằng cách kìm hãm giá trị tiền tệ. Continue reading “Sự thao túng tiền tệ của châu Âu”