Người Nga đã học cách chấp nhận cuộc chiến ở Ukraine như thế nào?

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “How Russians Learned to Stop Worrying and Love the War,” Foreign Affairs, 01/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đa số người dân Nga vẫn đang ngoan ngoãn tuân theo sự cai trị của Putin.

Trong giai đoạn sau của thời kỳ Xô viết, chỉ có hai lần quân đội Liên Xô làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày của dân thường. Lần đầu tiên là cuộc xâm lược Tiệp Khắc năm 1968, vốn gần như không được người Nga chú ý vì chẳng ai biết chuyện gì đang xảy ra. Lần thứ hai là cuộc xâm lược Afghanistan năm 1979, với hậu quả lớn hơn nhiều. Đối với nhiều người, cảnh những chiếc quan tài bằng kẽm được chở về từ một đất nước phương nam xa xôi, ngay cả khi chủ nghĩa Mác-Lênin không còn phổ biến ở quê nhà, đã phá vỡ nền tảng đạo đức của dự án Xô-viết. Continue reading “Người Nga đã học cách chấp nhận cuộc chiến ở Ukraine như thế nào?”

Điều gì đang khiến quan hệ Đức – Ba Lan rạn nứt?

Nguồn:Why Poland loves to hate Germany”, The Economist, 05/01/2023

Biên dịch: Phạm Tuấn Đạt

Quan hệ Đức-Ba Lan đáng ra hết sức hòa hảo. Hai nước không chỉ có mối quan hệ cá nhân hết sức mật thiết mà còn là đối tác lớn trong giao thương, với hơn 150 tỷ Euro (159 tỷ Đô la Mỹ) mỗi năm. Ngoài ra, Đức và Ba Lan còn là thành viên chủ chốt của NATO và Liên minh châu Âu. Trong cuộc xâm lược của Nga, thời điểm mà an ninh châu Âu bị đặt trong tình thế nguy hiểm nhất từ thời Chiến tranh Lạnh, hai nước chỉ xếp sau Mỹ và Anh trong vai trò là đồng minh chiến lược của Ukraine. Ba Lan là kênh vận chuyển vũ khí chính cho Ukraine, đồng thời là nơi tiếp đón hàng triệu người tị nạn do ảnh hưởng chiến tranh. Lịch sử không mấy tốt đẹp với Nga đã khiến Ba Lan trở thành nước ủng hộ hăng hái, kịp thời và hào phóng nhất cho Ukraine. Đức, dù là nước phản ứng chậm hơn, cho đến nay lại cung cấp nhiều vũ khí hơn so với các nước châu Âu khác. Continue reading “Điều gì đang khiến quan hệ Đức – Ba Lan rạn nứt?”

Một số suy nghĩ về vấn đề bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài

Tác giả: Nguyễn Minh Anh*

Tóm tắt: Bảo hộ quyền và lợi ích của công dân Việt Nam ở nước ngoài là nghĩa vụ, trách nhiệm của Nhà nước. Tuy nhiên, việc đánh giá, nhìn nhận về bảo hộ công dân cần có cách tiếp cận mới, theo đó bảo hộ công dân không chỉ là trách nhiệm mà còn nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia. Điều này được thể hiện trên hai góc độ: Thứ nhất, bảo hộ công dân chính là bảo vệ lợi ích quốc gia vì lợi ích của công dân về tổng thể cũng là lợi ích quốc gia. Thứ hai, bảo hộ công dân góp phần quan trọng giúp củng cố tính chính danh của Nhà nước và niềm tin của công dân; tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc và phục vụ, đảm bảo lợi ích quốc gia trong những vụ việc, tình thế cụ thể. Ghi nhận ý nghĩa của bảo hộ công dân trong việc bảo đảm lợi ích quốc gia sẽ giúp xác định rõ hơn vị trí của công tác này, từ đó có sự quan tâm, đầu tư phù hợp hơn trong tình hình mới. Continue reading “Một số suy nghĩ về vấn đề bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài”

Tỉ phú Gautam Adani, người giàu nhất Ấn Độ, là ai?

Nguồn: Who is Gautam Adani?”, The Economist, 31/01/2023

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Người đàn ông giàu nhất Ấn Độ luôn né tránh sự chú ý của công chúng

Ngày 24 tháng 1 vừa qua, Hindenburg Research – một công ty đầu tư nhỏ của Mỹ chuyên về bán khống – đã cáo buộc Adani Group, một tập đoàn khổng lồ của Ấn Độ, thực hiện một “cuộc lừa đảo lớn nhất trong lịch sử doanh nghiệp”. Tập đoàn này đã phủ nhận toàn bộ cáo buộc trong báo cáo của Hindenburg. Trước khi công bố báo cáo, giá trị thị trường của tập đoàn là 235 tỷ đô la và Gautam Adani, người sáng lập và ông chủ của nó, là người giàu thứ ba trên thế giới. Kể từ đó, 70 tỷ đô la giá trị thị trường của các công ty thuộc Adani Group đã bị quét sạch. Adani là ai, và đế chế của ông đã được gây dựng như thế nào? Continue reading “Tỉ phú Gautam Adani, người giàu nhất Ấn Độ, là ai?”

Đối diện dân số suy giảm, Trung Quốc có thể học được gì từ Nhật Bản?

Nguồn: Howard W. French, “What China Can Learn From Japan – and Alexander the Great,” Foreign Policy, 26/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đã đến lúc Bắc Kinh xem xét lại mục tiêu lâu dài của mình.

Tháng 1 vừa qua, chính phủ Trung Quốc xác nhận rằng dân số nước này đã giảm lần đầu tiên kể từ cuối những năm 1950 – khi hàng triệu người chết đói trong chiến dịch Đại Nhảy vọt thảm khốc nhằm đẩy nhanh công nghiệp hóa của cựu lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông. Tuyên bố này dẫn đến một loạt các bản tin phân tích những tác động nghiêm trọng lên nước này.

Đã có lúc, chỉ riêng tờ New York Times đã có không dưới bốn bài viết về chủ đề này trên trang chủ. Tiêu đề phụ cho một bài viết về sự đảo ngược vận mệnh “không thể phủ nhận” của Trung Quốc là “Hãy quên chuyện Trung Quốc đang trỗi dậy đi. Hiểm nguy sẽ đến từ sự suy tàn của nó.” Continue reading “Đối diện dân số suy giảm, Trung Quốc có thể học được gì từ Nhật Bản?”

Hàn Quốc muốn có vũ khí hạt nhân, nhưng không chỉ Mỹ là bên ngáng đường

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 11/1/2023, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol lần đầu tiên tuyên bố rõ ràng “Hàn Quốc có thể sở hữu vũ khí hạt nhân của mình”. Sau đó, cuộc thảo luận của cộng đồng xã hội Hàn Quốc về vấn đề “Tự mình phát triển vũ khí hạt nhân” liên tục tăng nhiệt. “Nhật báo Triều Tiên” của Hàn Quốc ngày 31/1 đưa tin: kết quả thăm dò dân ý cho thấy 76% dân chúng nước này bày tỏ ý muốn “Hàn Quốc cần độc lập phát triển vũ khí hạt nhân”.

Sự việc Hàn Quốc hăng hái ủng hộ chủ trương “sở hữu vũ khí hạt nhân” cũng làm cho nước Mỹ rất quan tâm. Một số cơ quan truyền thông Mỹ đã tiến hành phân tích, đánh giá chi tiết vấn đề liệu Hàn Quốc có đủ năng lực độc lập nghiên cứu phát triển vũ khí hạt nhân hay không. Continue reading “Hàn Quốc muốn có vũ khí hạt nhân, nhưng không chỉ Mỹ là bên ngáng đường”

Khí cầu do thám Trung Quốc ảnh hưởng quan hệ với Mỹ như thế nào?

Nguồn: James Palmer, “How a Chinese Spy Balloon Blew Up a Key U.S. Diplomatic Trip,” Foreign Policy, 03/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã hoãn chuyến thăm Bắc Kinh để đáp trả vụ một khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bay qua lãnh thổ Mỹ.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã hoãn chuyến thăm ngoại giao quan trọng tới Bắc Kinh vào cuối tuần này sau tin tức về việc một khí cầu do thám của Trung Quốc, mang theo lượng thiết bị có kích thước gần bằng ba chiếc xe buýt, bay vào vùng trời của bang Montana, gần các địa điểm hạt nhân nhạy cảm. Chính quyền Biden cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ quả khí cầu, đã vô hiệu hóa bất kỳ mối đe dọa tình báo nào mà nó gây ra, và đang tìm cách phù hợp để tiêu hủy nó, vì có những lo ngại rằng nó có thể rơi xuống các khu vực có người ở. Continue reading “Khí cầu do thám Trung Quốc ảnh hưởng quan hệ với Mỹ như thế nào?”

Đằng sau việc Trung Quốc tạm ngừng cấp thị thực cho người Nhật

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China flip-flop on Japanese visas highlights further policy confusion,” Nikkei Asia, 02/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những nỗ lực nhằm giữ thể diện cho Tập Cận Bình mang các đặc điểm tương tự việc đột ngột hủy bỏ chính sách zero-covid.

Hôm Chủ nhật (29/1/2023), một bài đăng mới xuất hiện trên trang web của Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản. Dù bắt đầu bằng cụm từ “thông báo”, nó lại được đăng một cách âm thầm đến mức hầu hết mọi người có thể sẽ không để ý.

“Bắt đầu từ hôm nay, chúng tôi sẽ nối lại việc cấp thị thực Trung Quốc cho công dân Nhật Bản,” bài đăng cho biết. Continue reading “Đằng sau việc Trung Quốc tạm ngừng cấp thị thực cho người Nhật”

Vai trò của Pháp trong Hiệp định Paris 1973

Tác giả: Thu Hằng p/v Pierre Journoud

Ngày 27/01/1973, cách đây đúng 50 năm, Hiệp định về Việt Nam được ký ở Paris sau gần 5 năm đàm phán, bắt đầu từ ngày 13/05/1968. Dân tộc Việt Nam đã khiến đế quốc Mỹ phải khuất phục, theo nhật báo Cộng sản của Pháp L’Humanité, trong số kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris, nhưng thực tế, phải chờ hai năm sau, chiến tranh mới chính thức chấm dứt, do Washington tiếp tục hậu thuẫn, vũ trang cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Trong suốt thời gian đàm phán tại Paris, chính phủ Pháp đã đóng vai trò quan trọng, từ công tác hậu cần đến những ý tưởng được đưa vào Hiệp định Paris. Giáo sư lịch sử đương đại Pierre Journoud, Đại học Paul Valéry – Montpellier III phân tích vai trò của Pháp trong buổi phỏng vấn với RFI Tiếng Việt nhân 50 năm ký Hiệp định Paris. Continue reading “Vai trò của Pháp trong Hiệp định Paris 1973”

Ngoại giao an ninh lương thực: Khái niệm, thực tiễn và hàm ý chính sách đối với VN

Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng* – Đỗ Thị Thủy** – Lê Trung Kiên***

Sự biến động của tình hình thế giới hiện nay tạo ra nhiều thách thức đối với bảo đảm an ninh lương thực của nhiều quốc gia. Trong bối cảnh đó, an ninh lương thực và ngoại giao vì an ninh lương thực trở thành hoạt động được nhiều quốc gia quan tâm và thúc đẩy triển khai, nhất là đối với các nước đang phát triển thường xuyên gặp những vấn đề về lương thực.

Cho đến nay, định nghĩa được trích dẫn phổ biến nhất về “an ninh lương thực” do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đưa ra và được các quốc gia nhất trí thông qua đàm phán ngoại giao tại Hội nghị thượng đỉnh lương thực thế giới năm 1996. Theo đó, an ninh lương thực tồn tại khi tất cả mọi người, ở mọi lúc, được tiếp cận về mặt vật chất và kinh tế với thực phẩm an toàn, đầy đủ, bổ dưỡng mà đáp ứng nhu cầu ăn kiêng và sở thích ăn uống của họ để có một cuộc sống năng động, khỏe mạnh. Tình trạng mất an ninh lương thực tồn tại khi mọi người không được tiếp cận đầy đủ về mặt vật chất, xã hội hoặc kinh tế đối với thực phẩm như đã định nghĩa ở trên[1]. Continue reading “Ngoại giao an ninh lương thực: Khái niệm, thực tiễn và hàm ý chính sách đối với VN”

George Kennan đã tiên tri chính xác về quan hệ Nga-Ukraine như thế nào?

Nguồn: Frank Costigliola, “Kennan’s Warning on Ukraine,” Foreign Affairs, 27/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tham vọng, bất ổn, và những hiểm họa của nền độc lập

George Kennan, nhà ngoại giao xuất chúng và nhà quan sát quan hệ quốc tế người Mỹ, đã trở nên nổi tiếng nhờ dự báo về sự sụp đổ của Liên Xô. Một dự báo ít được biết đến hơn của ông là lời cảnh báo năm 1948, rằng sẽ không có chính phủ Nga nào chấp nhận nền độc lập của Ukraine. Đoán trước được bế tắc giữa Moscow và Kyiv, vào thời điểm đó, Kennan đã đưa ra những gợi ý chi tiết về cách Washington nên giải quyết cuộc xung đột giữa một Ukraine độc lập với Nga. Ông trở lại với chủ đề này nửa thế kỷ sau đó. Kennan, khi ấy đang trong độ tuổi 90, đã cảnh báo rằng việc NATO mở rộng về phía đông sẽ hủy hoại nền dân chủ ở Nga và châm ngòi cho một cuộc Chiến tranh Lạnh khác. Continue reading “George Kennan đã tiên tri chính xác về quan hệ Nga-Ukraine như thế nào?”

Thời báo Hoàn cầu: NATO quẳng cho Hàn Quốc ‘miếng mồi hạt nhân’

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 29/1/2023, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg[1] bắt đầu đi thăm Hàn Quốc và Nhật. Có điều, “món quà trao tay” mà ông mang theo không phải là thứ gì tốt đẹp.

Trong chuyến thăm Hàn Quốc, Stoltenberg đã tập trung bàn với nước chủ nhà về vấn đề Triều Tiên. Ông cho biết chuyến thăm này nhằm nêu bật vấn đề NATO “đánh giá cao mối quan hệ đối tác với Hàn Quốc” và gợi ý rằng NATO và Hàn Quốc có thể chia sẻ thông tin về những lo ngại liên quan tới sự phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Ngoài ra, trước chuyến thăm nói trên, Stoltenberg còn nói nhiều về tầm quan trọng của khả năng răn đe hạt nhân, tuyên bố rằng “các mối đe dọa hạt nhân” của Nga, Trung Quốc và Triều Tiên là hiển nhiên, “nếu không có đồng minh NATO thì điều đó sẽ vô cùng nguy hiểm.” Continue reading “Thời báo Hoàn cầu: NATO quẳng cho Hàn Quốc ‘miếng mồi hạt nhân’”

Tại sao cuộc suy thoái kinh tế thế giới tiếp theo sẽ kéo dài?

Nguồn: Ruchir Sharma, “The world is not ready for the long grind to come,” Financial Times, 29/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những thay đổi về nhân khẩu học và tình trạng phi toàn cầu hóa sẽ khiến lạm phát cao hơn mức mà các nhà hoạch định chính sách đã quen thuộc trước đại dịch.

Trong nửa thế kỷ qua, khi các chính phủ và ngân hàng trung ương hợp tác chặt chẽ với nhau hơn bao giờ hết để quản lý tăng trưởng kinh tế, các cuộc suy thoái đã ngày càng ít xảy ra. Thông thường, chúng ngắn hơn và ít nghiêm trọng hơn so với giai đoạn trước. Sau nhiều lần suy thoái nhẹ, hầu hết chúng ta không thể hình dung một chu kỳ suy thoái kéo dài một cách đau đớn. Nhưng nền kinh tế toàn cầu đang bước vào một thời kỳ mà chúng ta chưa từng chứng kiến suốt hàng chục năm. Continue reading “Tại sao cuộc suy thoái kinh tế thế giới tiếp theo sẽ kéo dài?”

Tập giao Vương Hỗ Ninh thiết kế chiến lược mới để thu hồi Đài Loan

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi puts top brain in charge of Taiwan unification strategy,” Nikkei Asia, 26/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vương Hỗ Ninh đã được giao nhiệm vụ tạo ra giải pháp thay thế cho chính sách “một quốc gia, hai chế độ.”

Một nguồn thạo tin về hoạt động nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã hé lộ bí mật về cuộc cải tổ lãnh đạo của Tổng bí thư Tập Cận Bình vào tháng 10 năm ngoái.

Tại sao một số nhà lãnh đạo được giữ lại để phục vụ thêm một nhiệm kỳ, trong khi những người khác bị loại bỏ thẳng tay? Continue reading “Tập giao Vương Hỗ Ninh thiết kế chiến lược mới để thu hồi Đài Loan”

Jack Ma sụp đổ đánh dấu hồi kết cho thời kỳ hoàng kim của Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Jack Ma downfall spells end of China’s golden age,” Nikkei Asia, 19/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà sáng lập Alibaba đã bị “thổi bay như một đám mây.”

Mức tăng trưởng ít ỏi chỉ 3% của Trung Quốc trong năm 2022 đã báo hiệu hồi kết của thời kỳ hoàng kim kéo dài 30 năm của nền kinh tế nước này.

Ngoại trừ mức tăng trưởng 2,2% vào năm 2020, vốn là giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch COVID-19, đây là thành tích kinh tế tồi tệ nhất của Trung Quốc kể từ năm 1976, khi Cách mạng Văn hóa kéo tăng trưởng xuống mức âm.

Việc đột ngột từ bỏ chính sách zero-covid – và đợt bùng dịch theo sau nó – không phải là lý do duy nhất khiến tăng trưởng đạt kết quả kém. Các chính sách kinh tế của Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình là một nguyên nhân khác. Trong thập niên vừa qua, dưới sự cai trị của Tập Cận Bình, ý thức hệ đã được đặt lên trên tư duy lý tính về kinh tế. Continue reading “Jack Ma sụp đổ đánh dấu hồi kết cho thời kỳ hoàng kim của Trung Quốc”

Kim Jong Un đã bắt đầu lên kế hoạch “truyền ngôi”?

Nguồn: Seong Hyon Lee, “Kim Jong Un has started his succession planning,” Nikkei Asia, 25/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Triều Tiên đang tìm cách đảm bảo rằng quyền lực của người kế nhiệm ông sẽ được chấp nhận.

Cho đến nay, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vẫn cực kỳ kín tiếng về đời tư của mình.

Nhưng bất ngờ thay, trong vòng hai tháng qua, cô con gái Kim Ju Ae của ông đã ba lần xuất hiện trước công chúng.

Các quan chức tình báo Hàn Quốc nói với các nhà lập pháp rằng cô bé khoảng 10 tuổi. Nhưng Ju Ae, người giống hệt mẹ mình, Ri Sol Ju, trông cao hơn so với trẻ em cùng độ tuổi. Continue reading “Kim Jong Un đã bắt đầu lên kế hoạch “truyền ngôi”?”

Vì sao các nhà tài trợ Phố Wall “bỏ rơi” Donald Trump?

Nguồn: Why Republican donors on Wall Street are abandoning Donald Trump”, The Economist, 24/11/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Đó luôn là một cuộc “hôn nhân vụ lợi”, và giờ họ xem Donald Trump là kẻ thua cuộc

Phố Wall đã quay lưng với Donald Trump. Những ngày gần đây, các nhà tài phiệt từng góp hàng trăm triệu đô cho đảng Cộng hòa vừa công khai rút lại sự ủng hộ đối với vị cựu tổng thống. Vào ngày 16/11/2022, Stephen Schwarzman – tổng giám đốc điều hành của Blackstone (một quỹ đầu tư cổ phần tư nhân) đã phát biểu rằng ông muốn hỗ trợ một ứng viên đến từ “thế hệ mới” của Đảng Cộng hòa trong năm 2024. Cùng ngày hôm đó, Thomas Peterffy – người sáng lập và là chủ tịch hội đồng quản trị của Interactive Brokers – nói rằng đảng này đang cần một “gương mặt mới”.  Ken Griffin – giám đốc điều hành Quỹ phòng hộ Citadel – là người thẳng thừng nhất: ngày 15/11/2022, ông gán cho Trump biệt danh “kẻ-thất-bại-ba-lần” và tuyên bố ủng hộ Ron DeSantis, thống đốc bang Florida. Tại sao các nhà tài trợ lại rời bỏ vị cựu tổng thống, và điều đó có tác động như thế nào? Continue reading “Vì sao các nhà tài trợ Phố Wall “bỏ rơi” Donald Trump?”

Có phải Nga đang cạn kiệt nguồn đạn?

Nguồn: “Is Russia running out of ammunition?”, The Economist, 20/12/2022

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Nhiều quả đạn pháo có lẽ còn nhiều tuổi hơn cả những người lính bắn chúng

“Vậy tối nay hãy để tôi nói với Putin những gì các tướng lĩnh và bộ trưởng của ông ấy quá sợ hãi không dám nói,” Đô đốc Tony Radakin, tham mưu trưởng quân đội Anh, tuyên bố vào ngày 14 tháng 12: “Nga phải đối mặt với tình trạng thiếu đạn dược nghiêm trọng.” Mười ngày trước đó, Avril Haines, quan chức tình báo hàng đầu của Mỹ, đã đưa ra nhận định tương tự. Vậy có phải Nga sắp hết đạn? Continue reading “Có phải Nga đang cạn kiệt nguồn đạn?”

Lý do Hàn Quốc cân nhắc tự phát triển vũ khí hạt nhân

Nguồn: Choe Sang-Hun, “In a First, South Korea Declares Nuclear Weapons a Policy Option”, The New York Times, 12/01/2023.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hôm thứ Tư, 11/1/2023, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol lần đầu tiên nói rằng nếu mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên tăng lên thì Hàn Quốc sẽ xem xét việc chế tạo vũ khí hạt nhân của riêng mình hoặc yêu cầu Mỹ triển khai lại vũ khí hạt nhân tại miền Nam bán đảo Triều Tiên.

Ngay sau cuộc họp ngắn về chính sách chung do Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tổ chức hôm thứ Tư, ông Yoon nói thêm rằng chế tạo vũ khí hạt nhân vẫn chưa trở thành chính sách chính thức. Ông nhấn mạnh, Hàn Quốc giờ đây sẽ đáp trả mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên bằng cách tăng cường liên minh với Mỹ. Continue reading “Lý do Hàn Quốc cân nhắc tự phát triển vũ khí hạt nhân”

Mỹ và Nhật cần làm gì để củng cố liên minh song phương?

Nguồn: Christopher Johnstone, “To Make Japan Stronger, America Must Pull It Closer,” Foreign Affairs, 12/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Biden và Kishida nên làm gì để củng cố liên minh Mỹ – Nhật?

Cuộc gặp của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida với Tổng thống Mỹ Joe Biden vào ngày 13/01 sẽ mang đến cơ hội quan trọng để đưa lịch sử quan hệ an ninh Mỹ-Nhật đã kéo dài hàng thập niên sang một trang mới. Hồi giữa tháng 12, Kishida đã công bố một chiến lược an ninh quốc gia và quốc phòng mới, khác với con đường mà Nhật Bản đã đi theo kể từ Thế chiến II. Bản chiến lược kêu gọi người Nhật tăng chi tiêu quốc phòng lên gần 60% trong vòng 5 năm, phá vỡ mức trần không chính thức là 1% GDP, vốn được áp dụng từ những năm 1970. Nhật Bản cũng sẽ phát triển các năng lực quân sự mà nước này đã từ bỏ trước đó – cụ thể là các tên lửa “phản công,” hoặc vũ khí chính xác tầm xa sẽ được trang bị trên các phương tiện vận tải, máy bay, tàu chiến, và cuối cùng là tàu ngầm. Những vũ khí này nhiều khả năng sẽ bao gồm tên lửa tấn công mặt đất U.S. Tomahawk mà Washington đang chuẩn bị bán cho Tokyo. Nhật Bản cũng sẽ đầu tư mạnh vào năng lực mạng, các hệ thống không người lái, và vệ tinh để hỗ trợ các chiến dịch phản công. Tokyo đã báo hiệu rằng họ có ý định hành động nhanh chóng: Chỉ một tuần sau, chính phủ Kishida công bố yêu cầu ngân sách quốc phòng trị giá 6,8 nghìn tỷ yên (khoảng 51 tỷ USD) cho năm tài chính tiếp theo, tăng 25% so với năm hiện tại. Continue reading “Mỹ và Nhật cần làm gì để củng cố liên minh song phương?”