Chính sách cai trị Đại Việt của nhà Minh (1414-1417)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi Trương Phụ đặt chân đến vùng Quảng Trị, Quảng Bình, đánh dẹp xong nhà Hậu Trần; tham vọng xâm lăng của y hướng tới Chiêm Thành tại phía nam. Thời Hồ Quí Ly, lãnh thổ nước ta mở mang đến tận 4 châu Thanh [bắc Quảng Nam], Hoa [nam Quảng Nam], Tư [bắc Quảng Ngãi], Nghĩa [nam Quảng Ngãi]; lúc quân Minh đánh nhà Hồ, Chiêm Thành mượn cớ giúp Minh, nhân thời cơ chiếm lại 4 châu. Đến đây Trương Phụ bèn giành lại 4 châu và cho đặt quan cai trị: Continue reading “Chính sách cai trị Đại Việt của nhà Minh (1414-1417)”

Vụ chìm tàu Moskva: Phép thử đối với thông tin sai sự thật của Nga

Nguồn: Neil MacFarquhar & Alina Lobzina, “With sunken warship, Russian disinformation faces a test”, New York Times, 21/4/2022

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Một tuần sau vụ soái hạm Moskva của hạm đội Nga bị chìm ở Biển Đen, ngày càng có nhiều gia đình các binh sĩ mất tích đặt câu hỏi về số phận con em của họ, trong khi Bộ Quốc phòng và các quan chức cấp cao trong chính phủ Nga vẫn im lặng.

Thông qua mạng xã hội hoặc các cơ quan truyền thông, ít nhất đã có 10 gia đình công khai bày tỏ sự bất bình của họ. Nhiều người, kể cả các quan chức, đã đưa ra những câu trả lời khác nhau, nói rằng con em các gia đình kể trên vẫn còn sống, hoặc đã mất tích hay đã chết. Tuy nhiên, Nhà nước không thay đổi nội dung bản thông báo ban đầu, trong đó nói toàn bộ hơn 500 thành viên thủy thủ đoàn của tàu tuần dương Moskva đã được cứu thoát. Continue reading “Vụ chìm tàu Moskva: Phép thử đối với thông tin sai sự thật của Nga”

Điều gì sẽ xảy ra nếu Chiến tranh Ukraine kéo dài?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “What If the War in Ukraine Doesn’t End?,” Foreign Affairs, 20/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hậu quả toàn cầu của một cuộc xung đột kéo dài sẽ như thế nào?

Chiến tranh rồi sẽ kết thúc, và những khoảnh khắc kết thúc ấy thường rất sống động và đáng nhớ. Ví dụ như quyết định đầu hàng của Tướng Hợp bang Robert E. Lee trước Tướng Liên minh Ulysses S. Grant vào tháng 04/1865 đã đưa Nội chiến Mỹ đến hồi kết. Hay hiệp định đình chiến chấm dứt Thế chiến 1, được Đức và Đồng minh Hiệp ước ký kết trên một toa tàu gần Paris vào tháng 11/1918. Hoặc sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh, với biểu tượng là sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào tháng 11/1989 và sau đó là việc hạ lá cờ Liên Xô tại Điện Kremlin vào Lễ Giáng sinh năm 1991. Những sự kiện này xuất hiện trong văn hóa của chúng ta như những khoảnh khắc quyết định, mang lại cảm giác về một kết thúc rõ ràng. Continue reading “Điều gì sẽ xảy ra nếu Chiến tranh Ukraine kéo dài?”

Phỏng vấn Oleksiy Arestovych, cố vấn quân sự của Tổng thống Ukraine

Nguồn:An interview with Oleksiy Arestovych, military adviser to Ukraine’s presidency,” The Economist, 25/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vị cố vấn dự đoán tình hình sẽ bế tắc kéo dài.

Chúng ta luôn nhìn thấy vệ sĩ của ông trước tiên, nhưng đối với một người giữ vai trò trung tâm trong nỗ lực chiến tranh của Ukraine, thật ra Oleksiy Arestovych được bảo vệ ít đến mức đáng ngạc nhiên. “Người khác thấy sợ hãi,” ông nói, “nhưng tôi lại phấn khích trước cơ hội này. Điều đó thật tuyệt.” Hai tháng kể từ khi cuộc chiến bắt đầu, người đàn ông 46 tuổi này đã trở thành người nổi tiếng trong bất kỳ ngôi nhà Ukraine nào có TV. Các thông báo tình hình chiến sự hàng ngày có chút trào phúng của ông đã giúp xoa dịu một đất nước đang ở vào một trong những thời khắc đen tối nhất, và thậm chí còn tạo ra những tiếng cười. Vài người mô tả ông như một loại ‘thuốc chống trầm cảm’ quốc gia; số khác xem ông là một biểu tượng tình dục; trong khi những người thích phê bình gọi ông tay chơi ăn may, hay thậm chí là một kẻ mạo danh. Continue reading “Phỏng vấn Oleksiy Arestovych, cố vấn quân sự của Tổng thống Ukraine”

Cơ hội cho Macron định hình tương lai châu Âu

Nguồn: Gideon Rachman, “This is Macron’s chance to shape Europe’s future,” Financial Times, 26/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tổng thống Pháp đang ở vị trí tốt hơn bao giờ hết để thúc đẩy tham vọng EU của mình, nhưng những vụ tranh cãi nên được dừng lại.

Emmanuel Macron hiện là chính trị gia quyền lực nhất châu Âu. Tổng thống Pháp đã tái đắc cử nhiệm kỳ mới. Trong vòng 5 năm tới, ông sẽ sử dụng vị trí của mình để cố gắng biến đổi không chỉ nước Pháp – mà toàn châu Âu.

Nếu Macron thực sự thành công, nhiệm kỳ thứ hai và cũng là nhiệm kỳ cuối cùng của ông sẽ chứng kiến EU nổi lên như một nhân tố địa chính trị lớn, ngang hàng với Trung Quốc và Mỹ. Mục tiêu tạo ra một siêu cường châu Âu có vẻ xa vời, thậm chí là viển vông. Nhưng thời thế đang thuận lợi, trao cho Macron cơ hội tốt nhất từ trước đến nay để thúc đẩy tầm nhìn này. Continue reading “Cơ hội cho Macron định hình tương lai châu Âu”

Phép thử cho chính sách quốc phòng “bốn không” của Việt Nam

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng

Cuộc chiến tại Ukraine đặt Hà Nội vào thế khó trong quan hệ giữa Nga và Mỹ.

Tranh cãi đã dấy lên liên quan đến phản ứng của Việt Nam sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2. Hà Nội chọn cách không gọi “chiến dịch quân sự đặc biệt” của ông Putin tại Ukraine là “xâm lược”, bỏ phiếu trắng trong nghị quyết đầu tiên của Liên Hợp Quốc hôm 2/3 nhằm lên án Moscow tấn công quân sự Kiev, kêu gọi các bên liên quan kiềm chế và tiếp tục bỏ phiếu chống đối với nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc hôm 7/4. Continue reading “Phép thử cho chính sách quốc phòng “bốn không” của Việt Nam”

Những điều ít biết về Lawrence Wong, Thủ tướng tương lai của Singapore

Nguồn: Dewey Sim và Kok Xinghui, “ Singapore’s PM-in-waiting: what to know about Lawrence Wong, from his humble beginnings to his China ties,” South China Morning Post, 15/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vậy là cuối cùng cũng có một cái tên. Sau nhiều tháng suy đoán và xem ‘bói trà’ chính trị, vào hôm thứ Năm (14/04), người dân Singapore đã được thông báo rằng Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong (Hoàng Tuần Tài) đã sẵn sàng kế nhiệm Lý Hiển Long làm thủ tướng tiếp theo của đất nước.

Trong một tuyên bố, Thủ tướng Lý cho biết nhóm Thế hệ Thứ tư (4G) gồm các nhà lãnh đạo trẻ tuổi đã ủng hộ ông Wong, 49 tuổi, và Nội các hiện tại – toàn bộ 83 người thuộc Đảng Hành động Nhân dân (PAP) – cũng ủng hộ quyết định này. Continue reading “Những điều ít biết về Lawrence Wong, Thủ tướng tương lai của Singapore”

Sự tự tin của Tập vào hàng không mẫu hạm Trung Quốc bị lung lay

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s confidence in aircraft carriers shaken after Moskva sinking,” Nikkei Asia, 21/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiếc Liêu Ninh quý giá của Trung Quốc được sản xuất ở Ukraine thời Liên Xô, cũng giống như chiến hạm Moskva xấu số của Nga.

Hồi ký của một sĩ quan Nga trên soái hạm của Hạm đội Baltic thuộc Đế quốc Nga, chiếc Knyaz Suvorov, đã mô tả một cách sinh động hồi kết của con tàu trong Trận Tsushima.

Cuốn sách của Vladimir Semenoff, The Battle of Tsushima, tả lại cảnh ông đi về phía mũi tàu, chỉ để thấy rằng các tháp pháo cỡ nhỏ đã bị thổi bay hoàn toàn.

Trận chiến diễn ra ở Biển Nhật Bản vào ngày 27 và 28 tháng 05 năm 1905, chính thức kết thúc Chiến tranh Nga-Nhật. Continue reading “Sự tự tin của Tập vào hàng không mẫu hạm Trung Quốc bị lung lay”

Từ Chiến tranh Nga-Ukraine nhìn về thẩm quyền của Tòa án Hình sự Quốc tế

Tác giả: Hồ Nhân Ái

I. TỔNG QUAN

Tòa án hình sự quốc tế (International Criminal Court – ICC) được thành lập trên cơ sở Quy chế Rome năm 1998, nhằm hướng đến truy cứu trách nhiệm hình sự đối với 4 nhóm tội phạm: tội xâm lược, tội phạm chiến tranh, tội ác chống loài người và tội phạm diệt chủng. Về mặt nguyên tắc, các hành vi phạm tội do các cá nhân (hoặc tổ chức) tiến hành trên phạm vi một lãnh thổ quốc gia nhất định, do đó nó thuộc thẩm quyền truy cứu của quốc gia đó. Tuy nhiên, do những đặc điểm đặc trưng của 4 nhóm tội phạm này (có liên quan mật thiết với chính quyền và những người đứng đầu trong bộ máy nhà nước) cho nên trong nhiều trường hợp việc truy cứu trách nhiệm hình sự gặp phải những rào cản và khó khăn nhất định. Do đó, việc thành lập ICC nhằm mục đích bổ trợ cho hệ thống tư pháp quốc gia trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm và tránh bỏ lọt người phạm tội. Hay nói cách khác, hoạt động của ICC không nhằm ‘tranh giành’ thẩm quyền xét xử các tội phạm hình sự của các tòa án quốc gia, mà nó chỉ tham gia khi các quốc gia ‘không thể’ hoặc ‘không muốn’ xét xử các tội thuộc 4 nhóm tội phạm nói trên. Trên cơ sở các hoạt động quân sự hiện tại mà Nga tiến hành nhằm chống lại Ukraine, một quốc gia có độc lập và chủ quyền, và dựa vào các quy định của pháp luật quốc tế, bài viết này hướng tới làm rõ các hành vi cấu thành tội phạm xâm lược và tội phạm chiến tranh chứa đựng trong chiến dịch quân sự này. Continue reading “Từ Chiến tranh Nga-Ukraine nhìn về thẩm quyền của Tòa án Hình sự Quốc tế”

Tham nhũng là kẻ thù nguy hiểm nhất của quân đội Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày 18 tháng 4 năm 2022, năm tướng lĩnh và hai sĩ quan cấp cao khác của Cảnh sát biển Việt Nam (CSBVN) đã bị Cơ quan Điều tra Hình sự Bộ Quốc phòng bắt tạm giam để điều tra về một loạt các tội danh tham nhũng, trong đó có tội tham ô tài sản. Những người bị bắt gồm có Trung tướng Nguyễn Văn Sơn (nguyên Tư lệnh CSBVN), Trung tướng Hoàng Văn Đồng (nguyên Chính ủy CSBVN), Thiếu tướng Doãn Bảo Quyết (nguyên Phó Chính ủy CSBVN), Thiếu tướng Phạm Kim Hậu (nguyên Phó Tư lệnh và Tham mưu trưởng CSBVN), và Thiếu tướng Bùi Trung Dũng (nguyên Phó Tư lệnh CSBVN). Continue reading “Tham nhũng là kẻ thù nguy hiểm nhất của quân đội Việt Nam”

Chiến tranh Ukraine sẽ không thay đổi tất cả!

Nguồn: Stephen M. Walt, The Ukraine War Doesn’t Change Everything, Foreign Policy, 13/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc chiến của Nga đã chính thức chấm dứt thời kỳ đơn cực của Mỹ và đưa thế giới quay trở lại trạng thái sẽ được giải thích tốt nhất theo chủ nghĩa hiện thực.

Không sớm thì muộn, giao tranh ở Ukraine sẽ dừng lại. Chẳng ai biết được nó sẽ kết thúc thế nào, và giải pháp cuối cùng trông sẽ ra sao. Có thể lực lượng Nga sẽ sụp đổ và rút lui hoàn toàn (khó xảy ra). Có thể Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ bị loại khỏi chiếc ghế quyền lực và (những) người kế nhiệm ông sẽ chấp nhận một thỏa thuận hào phóng với hy vọng quay ngược thời gian (cũng khó xảy ra). Có thể các lực lượng Ukraine sẽ mất ý chí chiến đấu (rất khó xảy ra). Có thể cuộc chiến sẽ rơi vào bế tắc bất phân thắng bại, cho đến khi các bên kiệt sức và một thỏa thuận hòa bình được thương lượng (đây là dự đoán của tôi). Tuy nhiên, ngay cả trong kịch bản đó, thật khó để biết các điều khoản cuối cùng sẽ là gì hoặc chúng sẽ tồn tại trong bao lâu. Continue reading “Chiến tranh Ukraine sẽ không thay đổi tất cả!”

Vụ chìm soái hạm Moskva cho thấy sự yếu kém của Hải quân Nga

Nguồn: Ken Moriyasu, “Moskva flagship sinking exposes Russian Navy frailty, experts say,” Nikkei Asia, 20/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thất bại trong việc phòng thủ và phản ứng trước cuộc tấn công tên lửa cho thấy những sai sót lớn trong chiến dịch quân sự của Nga.

Khi bị chìm vào ngày 14/04, tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường Moskva của Nga, chiếc soái hạm của Hạm đội Biển Đen, được cho là có mang theo một mảnh gỗ từ Thánh giá Chúa Jesus – cây thập tự mà những tín đồ Thiên Chúa giáo tin rằng Chúa đã bị đóng đinh trên đó.

Một bản tin hồi tháng 02/2020 từ hãng thông tấn Tass của Nga đã dẫn lời người đứng đầu Nhà thờ Chính thống giáo Quận Sevastopol, cho biết rằng một mảnh gỗ từ Thánh giá Chúa, chỉ dài vài millimet, đã được gắn vào một cây thánh giá làm bằng kim loại chế tác từ thế kỷ 19, và sẽ được lưu giữ trong nhà nguyện trên tàu Moskva. Continue reading “Vụ chìm soái hạm Moskva cho thấy sự yếu kém của Hải quân Nga”

Chân dung Vladimir Putin (P3)

Nguồn: Roger Cohen, “The Making of Vladimir Putin,” New York Times, 26/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1, Phần 2

Một nhà lãnh đạo ngày càng táo bạo

Chặng đường 22 năm cầm quyền của Putin, trên nhiều phương diện, phản ánh sự táo bạo ngày càng gia tăng. Ban đầu, ý định của ông là khôi phục trật tự ở Nga và giành được sự tôn trọng của quốc tế – đặc biệt là ở phương Tây – ông tin rằng chỉ có một nước Nga giàu mạnh nhờ nguồn thu từ dầu mỏ và vũ khí công nghệ cao mới có thể đứng vững trên thế giới, có thể triển khai lực lượng quân sự, và chỉ gặp phải sự phản kháng yếu ớt.

“Quyền lực, đối với người Nga, là vũ khí. Chứ không phải là nền kinh tế,” Bermann, cựu Đại sứ Pháp, người đã theo sát quá trình Putin quân sự hóa xã hội Nga trong thời gian bà ở Moscow. Bà đặc biệt bị ấn tượng bởi các video hoành tráng về vũ khí hạt nhân và vũ khí siêu thanh tiên tiến được trình chiếu trong lúc Tổng thống phát biểu trước cả nước vào tháng 03/2018. Continue reading “Chân dung Vladimir Putin (P3)”

Chân dung Vladimir Putin (P2)

Nguồn: Roger Cohen, “The Making of Vladimir Putin,” New York Times, 26/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Cuộc đụng độ với phương Tây

Từ năm 2004 trở đi, ngày càng có thể thấy rõ nước Nga của Putin đã trở nên cứng rắn hơn – điều mà cựu Ngoại trưởng Rice gọi là “một cuộc đàn áp, nơi người ta bắt đầu thêu dệt những câu chuyện về tính dễ bị tổn thương và sự lây lan của căn bệnh dân chủ.”

Tổng thống Nga đã loại bỏ các cuộc bầu cử thống đốc khu vực vào cuối năm 2004, biến chức vụ này trở thành một chức vụ được bổ nhiệm bởi Điện Kremlin. Truyền hình Nga ngày càng trở nên giống với truyền hình Liên Xô, vì nội dung tuyên truyền ‘không pha loãng’ của nó. Continue reading “Chân dung Vladimir Putin (P2)”

Chân dung Vladimir Putin (P1)

Nguồn: Roger Cohen, “The Making of Vladimir Putin,” New York Times, 26/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hãy cùng điểm lại hành trình 22 năm của Putin, từ một chính khách trở thành bạo chúa.

Sử dụng loại ngôn ngữ mà ông gọi là “ngôn ngữ của Goethe, Schiller, và Kant,” được rèn luyện trong thời gian là sĩ quan KGB ở Dresden, Tổng thống Vladimir V. Putin đã phát biểu trước Quốc hội Đức vào ngày 25/09/2001. “Nước Nga là một quốc gia châu Âu thân thiện,” ông tuyên bố. “Hòa bình ổn định tại lục địa là mục tiêu tối quan trọng đối với chúng tôi.”

Nhà lãnh đạo Nga – người đã đắc cử tổng thống một năm trước đó, ở tuổi 47, sau khi thăng tiến như vũ bão – tiếp tục mô tả “các quyền tự do và dân chủ” là “mục tiêu chính trong chính sách đối nội của Nga.” Các thành viên của Hạ viện Đức đứng dậy hoan nghênh nhiệt liệt, xúc động trước sự hòa giải mà Putin dường như đang là hiện thân, giữa thành phố Berlin, vốn là biểu tượng cho sự chia rẽ lâu đời giữa phương Tây và thế giới Xô-viết độc tài. Continue reading “Chân dung Vladimir Putin (P1)”

Cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine không có nghĩa là NATO gây chiến với Nga

Nguồn:Giving Ukraine heavy weapons does not mean NATO is at war with Russia,” The Economist, 17/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tương tự như trường hợp Liên Xô ở Việt Nam, cung cấp vũ khí không giống với việc tham chiến.

Một tỉ euro (1,1 tỉ đô la) sẽ bốc hơi nhanh chóng nếu bạn đang tham gia một cuộc chiến. Nhưng tuyên bố của Đức, vào ngày 15/4, rằng nước này sẽ cung cấp một khoản viện trợ quân sự bổ sung tương đương với số tiền trên cho Ukraine chí ít cũng có thể làm dịu những lời chỉ trích về việc nước này không gửi xe tăng. Hành động này là một phần của làn sóng cam kết cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine gần đây. Hai ngày trước đó, Mỹ hứa hẹn một khoản viện trợ mới trị giá 800 triệu đô la, bao gồm các xe bọc thép vận chuyển nhân sự và máy bay trực thăng. Anh đang gửi các xe tuần tra bọc thép và tên lửa chống hạm, trong khi Cộng hòa Séc đã chuyển giao các bệ phóng tên lửa di động và xe tăng T-72 từ kho vũ khí thời Liên Xô cũ của mình. Slovakia, quốc gia đã gửi cho Ukraine hệ thống phòng không S-300, cho biết họ cũng có thể cung cấp máy bay tiêm kích MiG-29, một mẫu máy bay của Liên Xô mà các phi công Ukraine biết sử dụng. Continue reading “Cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine không có nghĩa là NATO gây chiến với Nga”

Tập quay lưng với Thượng Hải, xa lánh phụ tá thân cận nhất

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi gives thumbs down to Shanghai, distancing closest aide,” Nikkei Asia, 14/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lý Cường từng được mong chờ sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo của Trung Quốc.

Tuần trước, trong bài phát biểu kỷ niệm thành công của Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố giành chiến thắng trước Covid-19.

“Như một số vận động viên nước ngoài đã nói, nếu có huy chương vàng dành cho ứng phó với đại dịch, thì Trung Quốc xứng đáng nhận nó. Tôi cho rằng huy chương vàng ấy thuộc về tất cả các nhân sự tham gia tổ chức Thế vận hội,” ông nói tại buổi lễ ngày 08/04. Continue reading “Tập quay lưng với Thượng Hải, xa lánh phụ tá thân cận nhất”

Thế giới cần lường trước nhiệm kỳ tổng thống của Le Pen

Nguồn: Gideon Rachman, “We need to think about a Le Pen presidency,” Financial Times, 11/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ứng viên cực hữu của Pháp vẫn có thể đánh bại Macron, theo đó đẩy NATO và EU rơi vào tình trạng hỗn loạn.

“Các chính sách mà tôi đại diện là các chính sách do Trump đại diện, do Putin đại diện.” Đó là lời phát biểu của Marine Le Pen vào năm 2017. Chỉ trong hai tuần nữa, bà có thể được bầu làm Tổng thống Pháp.

Le Pen, người đứng đầu phe cực hữu của Pháp, hiện đã vào đến vòng cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống, nơi bà sẽ đối đầu với Tổng thống Emmanuel Macron. Kết quả vòng bỏ phiếu đầu tiên cho thấy Le Pen kém Macron 5 điểm phần trăm. Việc 57% cử tri Pháp đã chọn các ứng viên cực tả hoặc cực hữu ngay trong vòng đầu tiên – trong khi các đảng trung dung truyền thống sụp đổ – có vẻ không tốt cho một tổng thống đương nhiệm theo đường lối trung dung, như Macron. Continue reading “Thế giới cần lường trước nhiệm kỳ tổng thống của Le Pen”

Khởi nghĩa chống nhà Minh của Trần Quí Khoáng kết thúc

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi Trương Phụ về nước, Mộc Thạnh nhận chức Tổng binh, tiếp tục mang quân chinh phạt:

Ngày mồng 1 tháng 2 năm Vĩnh Lạc thứ 8 [6/3/1410]

Sắc dụ Kiềm quốc công Mộc Thành vẫn mang ấn Chinh Di Tướng quân sung chức Tổng binh, Vân dương bá Trần Húc sung Phó Tổng binh mang quân chinh tiễu số giặc còn sót lại tại Giao Chỉ.” (Minh Thực Lục Quan hệ Trung Quốc Việt Nam, tập 1, trang 334)

Về lãnh vực hành chánh, Thượng thư Hoàng Phúc, người đứng đầu ty Bố chánh, tâu xin thi hành mấy điều nhằm khắc phục khó khăn về lương thực và giao thông: Continue reading “Khởi nghĩa chống nhà Minh của Trần Quí Khoáng kết thúc”

CEO BlackRock: Cuộc xâm lược Ukraine sẽ ‘tái hình dung’ toàn cầu hóa

sách no

Nguồn: Takenori Miyamoto (phỏng vấn), “Invasion of Ukraine will ‘re-imagine’ globalization: BlackRock CEO,” Nikkei Asia, 13/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Toàn cầu hóa, như những gì chúng ta biết, đã kết thúc với việc Nga xâm lược Ukraine bởi vì những lo ngại về chính trị và an ninh đang đóng một vai trò lớn trong quá trình ra quyết định của các công ty, theo lời Larry Fink, Giám đốc điều hành BlackRock, trong cuộc phỏng vấn gần đây với Nikkei.

“Tiếp cận vốn là một đặc ân,” Fink nói về sự cô lập của Nga với thị trường toàn cầu trong thời chiến. Ông lưu ý rằng, sự trỗi dậy của “chủ nghĩa tư bản vì lợi ích của tất cả các bên liên quan” (stakeholder capitalism) đang thúc đẩy các công ty đưa ra các phản ứng của riêng họ trước tình hình. Continue reading “CEO BlackRock: Cuộc xâm lược Ukraine sẽ ‘tái hình dung’ toàn cầu hóa”