Chiến tranh Ukraine đã trở thành một cuộc chiến tranh thế giới?

Nguồn: Michael Kimmage và Hanna Notte, “How Ukraine Became a World War,” Foreign Affairs, 07/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những tác nhân mới đang biến đổi xung đột – và làm phức tạp con đường để kết thúc nó.

Cuộc xâm lược Ukraine của Nga vào tháng 2/2022 là một sự kiện có quy mô toàn cầu. Quy mô của cuộc xâm lược, tương xứng với mục tiêu xóa bỏ nhà nước Ukraine, là rất lớn. Hàng triệu người tị nạn đã chạy trốn khỏi Ukraine đến phần còn lại của châu Âu. Giá nhiên liệu và phân bón tăng vọt, kích thích lạm phát trên toàn thế giới. Cuộc chiến cũng làm gián đoạn sản xuất và phân phối ngũ cốc, gây quan ngại về nguồn cung ở những nước nằm cách xa Nga và Ukraine. Và khi xung đột kéo dài sang năm thứ hai và thứ ba, phạm vi hậu quả quốc tế của nó lại càng mở rộng. Continue reading “Chiến tranh Ukraine đã trở thành một cuộc chiến tranh thế giới?”

Cuộc chiến ngầm của Nga chống lại ngành vận tải biển phương Tây

Nguồn: Elisabeth Braw, “Russia Is Running an Undeclared War on Western Shipping,” Foreign Policy, 07/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc cung cấp dữ liệu nhắm mục tiêu cho Houthi đã vượt qua mọi lằn ranh đỏ của luật hàng hải.

Nga – và Trung Quốc – dường như đã được hưởng lợi từ các cuộc tấn công của Houthi vào tàu thuyền ở Biển Đỏ vì lực lượng dân quân đã tha cho tàu của hai nước này. Nhưng hóa ra Moscow không chỉ là bên hưởng lợi thụ động. Như tờ Wall Street Journal đưa tin gần đây, Nga đã cung cấp cho Houthi dữ liệu nhắm mục tiêu cho các cuộc tấn công của nhóm phiến quân. Giờ đây, khi Nga đã vượt qua lằn ranh đỏ bằng việc tích cực hỗ trợ các cuộc tấn công vào tàu thuyền phương Tây, các quốc gia thù địch khác có thể bắt đầu chia sẻ dữ liệu cấp quân sự với các bên ủy nhiệm mà họ lựa chọn. Continue reading “Cuộc chiến ngầm của Nga chống lại ngành vận tải biển phương Tây”

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?

Nguồn: Peter D. Feaver, “How Trump Will Change the World,” Foreign Affairs, 06/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dưới đây là phân tích sơ bộ về nội dung và hậu quả của chính sách đối ngoại dưới thời chính quyền Trump thứ hai.

“Một con tê giác xám” – thuật ngữ dùng để một sự gián đoạn có thể dự đoán và đã được dự đoán từ lâu nhưng vẫn gây sốc khi nó xảy ra – đã đâm sầm vào chính sách đối ngoại Mỹ: Donald Trump vừa mới giành được nhiệm kỳ tổng thống thứ hai. Dù các cuộc thăm dò dự đoán bầu cử sẽ rất căng thẳng, nhưng kết quả cuối cùng lại quá rõ ràng, và dù chúng ta không biết chính xác trật tự mới sẽ như thế nào, chúng ta biết Trump sẽ đứng đầu trật tự đó. Continue reading “Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?”

Sau hơn 3 năm nắm quyền, Taliban còn cách cộng đồng quốc tế bao xa?

Nguồn: Chu Vĩnh Bưu, 朱永彪:执政三年半,阿富汗塔利班距离加入国际社会还有多远?, Guancha, 08/11/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Gần đây, vấn đề quyền phụ nữ ở Afghanistan đã thu hút sự chú ý của dư luận, khiến nhiều người chú ý đến hàng loạt vấn đề kể từ khi chính phủ Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan trong hơn 3 năm qua.

Đối với tình hình hiện tại ở Afghanistan, các chính sách và hiệu quả quản trị của Taliban cũng như việc liệu cộng đồng quốc tế có công nhận chính phủ của Taliban hay không, Guancha đã liên hệ với Chu Vĩnh Bưu, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Afghanistan tại Đại học Lan Châu và mời ông đưa ra lý giải của mình. Continue reading “Sau hơn 3 năm nắm quyền, Taliban còn cách cộng đồng quốc tế bao xa?”

Con đường tốt nhất để NATO giảm phụ thuộc vào Mỹ

Nguồn: Sumantra Maitra, “The Best NATO Is a Dormant NATO,” Foreign Affairs, 04/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc giảm sự phụ thuộc vào Mỹ sẽ mang lại một liên minh mạnh mẽ hơn và một châu Âu an toàn hơn.

Trong bài viết “Planning for a Post-American NATO” (Chuẩn bị cho một NATO thời hậu Mỹ), Phillips O’Brien và Edward Stringer đã cố gắng giải quyết khoảng trống an ninh mà họ thấy trước sẽ xuất hiện do chính quyền Trump thứ hai. Họ đặc biệt nhấn mạnh đề xuất của tôi về một “NATO ngủ đông,” trong đó tôi vạch ra một khuôn khổ cho phép Mỹ sẽ rút lực lượng mặt đất của mình khỏi châu Âu để chuyển gánh nặng bảo vệ lục địa này từ Washington sang cho các chính phủ khu vực. Theo O’Brien và Stringer, một NATO ngủ đông có thể nhanh chóng trở thành một NATO chết, bởi vì liên minh sẽ phải vật lộn để tồn tại trừ phi Mỹ thể hiện rõ ràng một cam kết mạnh mẽ đối với châu Âu. Các tác giả lập luận rằng nếu không có cam kết đó, những chia rẽ cũ sẽ quay trở lại, với Trung và Đông Âu trở nên diều hâu hơn, trong khi Bắc và Tây Âu tiếp tục hưởng lợi miễn phí từ Washington. Họ viết rằng “Một liên minh an ninh châu Âu có thể sụp đổ dưới sức nặng của những quan điểm không tương thích như vậy.” Continue reading “Con đường tốt nhất để NATO giảm phụ thuộc vào Mỹ”

Sự trở lại của chiến tranh tổng lực

Nguồn:  Mara Karlin, “The Return of Total War”, Foreign Affairs, 22/10/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Nhà lý luận quốc phòng Carl von Clausewitz đã viết vào đầu thế kỷ 19: “Mỗi thời đại đều có loại hình chiến tranh, điều kiện hạn chế và những định kiến ​​riêng”. Không còn nghi ngờ gì nữa, Clausewitz đã đúng. Tuy nhiên, thật ngạc nhiên là rất khó để mô tả đặc điểm chiến tranh tại bất kỳ thời điểm nào; việc làm này chỉ trở nên dễ dàng hơn khi nhìn lại những gì đã xảy ra. Khó hơn nữa là dự đoán loại hình chiến tranh mà tương lai có thể mang lại. Khi chiến tranh thay đổi, hình dạng mới mà nó mang lại hầu như luôn gây bất ngờ. Continue reading “Sự trở lại của chiến tranh tổng lực”

Lý do cần có một sáng kiến hòa bình mới cho Trung Đông

Nguồn: Marwan Muasher, “The Case for a New Arab Peace Initiative,” Foreign Affairs, 29/10/2024.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Quyền của người Palestine phải được ưu tiên trước khi đàm phán về một nhà nước.

Kể từ khi cuộc chiến ở Gaza bắt đầu, các quan chức Mỹ đã nhấn mạnh rằng việc thành lập một nhà nước Palestine tồn tại song song với Israel là cách duy nhất để chấm dứt xung đột ở Trung Đông. “Giải pháp thực sự duy nhất cho tình hình này là giải pháp hai nhà nước,” Tổng thống Joe Biden tuyên bố trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang vào tháng 3/2024. Sang tháng 5, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan tiếp tục khẳng định “giải pháp hai nhà nước là cách duy nhất để đảm bảo một nhà nước Israel dân chủ, an ninh, Do Thái, và mạnh mẽ, cũng như một tương lai có phẩm giá, an ninh, và thịnh vượng cho người dân Palestine.” Và xuyên suốt chiến dịch tranh cử tổng thống năm nay, bao gồm cả sau cuộc gặp với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vào tháng 7, Phó Tổng thống Kamala Harris cũng thúc đẩy giải pháp hai nhà nước, mô tả đây là “con đường duy nhất” để tiến về phía trước. Continue reading “Lý do cần có một sáng kiến hòa bình mới cho Trung Đông”

Thời của chiến tranh vũ khí hàng loạt chính xác cao

Nguồn:  Michael C. Horowitz, “Battles of Precise Mass”, Foreign Affairs, 22/10/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu vào năm 2022, quân đội Ukraine đã triển khai một số lượng nhỏ drone Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất để tấn công các mục tiêu Nga. Những cuộc tấn công bằng drone chính xác đó là dấu hiệu của những gì sắp đến. Sau hơn hai năm chiến tranh, TB2 vẫn là một thiết bị cố định trong kho vũ khí của Ukraine, nhưng nó đã được bổ sung bởi một loạt các hệ thống không người lái khác. Công nghệ tương tự xuất hiện trong các cuộc xung đột hiện tại ở Trung Đông. Iran, Hezbollah ở Lebanon và Houthi ở Yemen phóng các hệ thống tấn công một chiều (drone được trang bị chất nổ lao vào mục tiêu của chúng) và tên lửa vào Israel, tàu vận tải thương mại và Hải quân Mỹ. Về phần mình, Israel đang sử dụng một loạt các phương tiện không người lái trong cuộc chiến ở Gaza. Trung Quốc đang tìm cách sử dụng các hệ thống không người lái để phong tỏa Đài Loan và ngăn chặn các cường quốc bên ngoài giúp đỡ hòn đảo này trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công. Và Mỹ đã khởi động một số sáng kiến để giúp họ nhanh chóng triển khai các hệ thống không người lái giá cả phải chăng với quy mô lớn hơn. Trong tất cả những trường hợp này, những tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo và hệ thống tự động, kết hợp với các công nghệ thương mại thế hệ mới có sẵn với chi phí sản xuất ngày càng giảm, đang cho phép các quân đội và nhóm vũ trang đưa “số lượng” trở lại chiến trường. Continue reading “Thời của chiến tranh vũ khí hàng loạt chính xác cao”

Quân đội Triều Tiên tại Nga: Phép thử đầu tiên cho liên minh giữa Nga và Triều Tiên?

Nguồn:  Khang Vu, “North Korean troops in Russia: The first test of the Russia-North Korea alliance”, The Interpreter, 17/10/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Nếu việc triển khai quân được xác nhận, lịch sử cho thấy ba cách để đánh giá mức độ gắn kết trong mối quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Moscow.

Có nhiều thông tin cho rằng Triều Tiên đang gửi quân đến vùng Donbas do Nga chiếm đóng, và một số binh sĩ thậm chí có thể đã bị thương hoặc thiệt mạng. Continue reading “Quân đội Triều Tiên tại Nga: Phép thử đầu tiên cho liên minh giữa Nga và Triều Tiên?”

Cưỡng chế nghĩa vụ quân sự đang khiến người Ukraine căng thẳng

Nguồn: Paul Hockenos, “Conscription Is Breaking Ukraine,” Foreign Policy, 28/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ukraine đang rất cần nhân lực ở tiền tuyến – nhưng người dân nước này đang tuyệt vọng mong chờ một giai đoạn nghỉ ngơi.

Ở Ukraine ngày nay, không có chủ đề nào gai góc hơn chủ đề nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Rất ít người muốn nói về nghĩa vụ quân sự một cách công khai, và những người đàn ông trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự, từ 25 đến 60 tuổi, thì đặc biệt kín tiếng. “Nó quá nhạy cảm. Tôi hy vọng anh hiểu,” một người đàn ông nói với tôi khi nhắc đến nhiều gia đình trong số bạn bè của anh, những người có con trai, anh em trai, và cha đang ở mặt trận hoặc đã hy sinh ở đó. Một số người lo sợ rằng việc lên tiếng có thể khiến Bộ Quốc phòng gửi cho họ một lá thư thông báo về việc nhập ngũ. Hoặc tệ hơn, họ có thể bị các sĩ quan tuyển quân trên đường phố bắt giữ một cách ngẫu nhiên và nếu giấy tờ của họ chứng minh họ đủ điều kiện phục vụ, họ sẽ bị đưa thẳng đến trại huấn luyện tân binh. Continue reading “Cưỡng chế nghĩa vụ quân sự đang khiến người Ukraine căng thẳng”

Bóng ma của Prigozhin vẫn sống ở Trung Quốc

Nguồn: Alessandro Arduino, “Prigozhin’s Ghost Lives On in China,” Foreign Policy, 21/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà sáng lập đã khuất của Wagner vẫn truyền cảm hứng cho các blogger quân sự và những người ủng hộ an ninh tư nhân ở Trung Quốc.

Yevgeny Prigozhin, một lãnh chúa quân sự và nhà kinh doanh dịch vụ ăn uống, đã không ngờ rằng cuộc nổi loạn ngắn ngủi sẽ dẫn ông đến cái chết, để lại di sản cùng những người ngưỡng mộ vượt xa biên giới nước Nga, đến tận Trung Quốc, nơi Prigozhin đã trở thành một nhân vật được sùng bái trên mạng xã hội bị giám sát gắt gao. Continue reading “Bóng ma của Prigozhin vẫn sống ở Trung Quốc”

Sinwar đã chết, nhưng Hamas vẫn sống

Nguồn: Steven A. Cook, “Sinwar Is Dead. Hamas Is Very Much Alive.Foreign Policy, 18/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lịch sử cho thấy chúng ta không thể thoát khỏi phong trào kháng chiến chỉ bằng cách giết người.

Năm 1948, Thủ tướng Ai Cập Mahmoud Fahmi al-Nuqrashi đã có một nước đi táo bạo khi ra lệnh cấm tổ chức Anh em Hồi giáo, tin rằng nếu tổ chức này bị giải tán, thì đất nước ông sẽ ổn định trở lại. Trong ba năm trước khi xảy ra lệnh cấm đó, Anh em Hồi giáo đã đóng vai trò chủ chốt trong việc kích động bạo loạn, đình công, và bạo lực, bao gồm cả vụ ám sát một thủ tướng và một cựu bộ trưởng tài chính. Continue reading “Sinwar đã chết, nhưng Hamas vẫn sống”

Chiến tranh xảy ra không phải do tai nạn

Nguồn:  Erik Lin-Greenberg, “Wars Are Not Accidents”, Foreign Affairs, 08/10/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Vụ ám sát một lãnh đạo cấp cao của Hamas ở Tehran do Israel thực hiện vào tháng 7, cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong mùa hè, và một loạt các hành vi khiêu khích trên không và trên biển ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông gần đây đã làm dấy lên lo ngại rằng các cuộc xung đột âm ỉ kéo dài có thể leo thang thành các cuộc chiến tranh quy mô lớn hơn. Sau những hành động khiêu khích này, các nhà phân tích lo lắng về nguy cơ gia tăng các vụ tai nạn quân sự và nhận thức sai lầm về chiến lược. Họ lo ngại rằng những sự cố kiểu này có thể làm gia tăng căng thẳng đến mức các nhà hoạch định chính sách mất kiểm soát và vấp phải những cuộc chiến mà họ không có ý định tham gia. Như Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã nói vào tháng 8, các cuộc tấn công ở Trung Đông “làm tăng nguy cơ dẫn đến những hậu quả nguy hiểm mà không ai có thể dự đoán và không ai có thể kiểm soát hoàn toàn.” Continue reading “Chiến tranh xảy ra không phải do tai nạn”

Cuộc chiến đa mặt trận của Israel sẽ kết thúc ở đâu?

Nguồn:  Dalia Dassa Kaye, “Where Will Israel’s Multifront War End?”, Foreign Affairs, 02/10/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Vụ ám sát lãnh đạo Hezbollah Hassan Nasrallah của Israel vào tuần trước đã đánh dấu một bước ngoặt đối với Trung Đông. Dưới thời Nasrallah, Hezbollah đã trở thành đồng minh thân cận nhất của Iran và là lực lượng răn đe quan trọng, trụ cột trung tâm của “trục kháng chiến” của Tehran. Cái chết của ông là một đòn giáng mạnh và gây sốc không chỉ đối với Hezbollah mà còn đối với liên minh các lực lượng được Iran hậu thuẫn trên khắp khu vực. Đối với Israel, vụ ám sát là một bước leo thang hợp lý, dù táo bạo. Ngày 1 tháng 10, Israel đã thực hiện bước tiếp theo – một cuộc xâm lược trên bộ vào Lebanon, mở ra một cuộc tấn công toàn diện chống lại Hezbollah – trong khi phải đối mặt với sự trả đũa trực tiếp mới từ Iran, với gần 200 tên lửa đạn đạo được phóng vào Israel trong tuần này. Continue reading “Cuộc chiến đa mặt trận của Israel sẽ kết thúc ở đâu?”

Trung Quốc đã sẵn sàng cho chiến tranh

Nguồn: Seth G. Jones, “China Is Ready for War,” Foreign Affairs, 02/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhưng với một cơ sở công nghiệp quốc phòng đang sụp đổ, nước Mỹ lại chưa sẵn sàng.

Trong bối cảnh lưỡng đảng ngày càng nhất trí rằng Mỹ cần phải làm nhiều hơn để kiềm chế Trung Quốc, phần lớn cuộc tranh luận chính sách tại Washington tập trung vào sức mạnh kinh tế và công nghệ của Trung Quốc. Hiện nay, xét đến các vấn đề kinh tế của Trung Quốc – tỷ lệ thất nghiệp cao ở thanh niên, thị trường bất động sản gặp khó khăn, nợ công tăng, xã hội già hóa, và tăng trưởng thấp hơn dự kiến – một số học giả và nhà hoạch định chính sách dự đoán rằng Bắc Kinh sẽ buộc phải hạn chế chi tiêu quốc phòng. Những người khác thậm chí còn nói rằng quân đội Trung Quốc được đánh giá quá cao, tin rằng họ sẽ không thể thách thức sự thống trị của Mỹ trong thời gian tới. Continue reading “Trung Quốc đã sẵn sàng cho chiến tranh”

Thời khắc đen tối nhất của Ukraine

Nguồn: Ben Hall, Christopher Miller, và Henry Foy, “Ukraine faces its darkest hour,” Financial Times, 01/ 10/ 2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trở về nhà từ Mỹ, Zelenskyy phải đối mặt với bước tiến của quân Nga, một xã hội kiệt quệ, và viễn cảnh thiếu hụt năng lượng vào mùa đông

Tại một sở chỉ huy gần thành phố Pokrovsk đang giao tranh ở miền đông Ukraine, những người lính thuộc Lữ đoàn Tổng thống Ukraine (Separate Presidential Brigade) đã than thở về việc Washington do dự cho phép Kyiv sử dụng tên lửa phương Tây để tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga. Continue reading “Thời khắc đen tối nhất của Ukraine”

Bầu cử Mỹ có ý nghĩa như thế nào đối với Ukraine?

Nguồn:  Alexander Vindman, “What the U.S. Election Means for Ukraine”, Foreign Affairs, 25/09/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến thắng của Trump sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng cho Kyiv – nhưng không có nghĩa Ukraine sẽ chắc chắn thua.

Có một chiến lược – một học thuyết chiến thắng – là điều cần thiết để giành chiến thắng trong chiến tranh. Vào năm 2022, kế hoạch ban đầu của Nga nhằm chiếm Kyiv và loại bỏ giới lãnh đạo Ukraine đã thất bại, và cách tiếp cận hiện tại của họ là làm suy yếu sức kháng cự của Ukraine thông qua chiến tranh tiêu hao cũng không có khả năng thành công. Trong khi đó, Ukraine đã khéo léo triển khai các chiến thuật phòng thủ để đẩy lùi quân Nga khỏi các khu vực Kyiv và Kharkiv, cũng như phần lớn Kherson, vào năm 2022. Tuy nhiên, cuộc tấn công của Ukraine vào năm 2023 thiếu binh sĩ, tài nguyên và chiến thuật cần thiết để giành chiến thắng quyết định trên chiến trường trước Nga, và mặc dù cuộc tấn công thọc sâu của Ukraine vào khu vực Kursk của Nga vào mùa hè này đã khiến lực lượng Moscow rơi vào tình trạng hỗn loạn, nhưng điều đó sẽ không dẫn Kyiv đến chiến thắng. Continue reading “Bầu cử Mỹ có ý nghĩa như thế nào đối với Ukraine?”

Israel đang mơ về một trật tự mới ở Trung Đông

Nguồn: Gideon Rachman, “Israel dreams of a new order in the Middle East,” Financial Times, 29/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhưng việc leo thang xung đột sẽ chỉ dẫn đến hỗn loạn khu vực.

Vụ ám sát Hassan Nasrallah đã diễn ra chỉ vài ngày trước lễ kỷ niệm một năm ngày Hamas tấn công Israel vào ngày 07/10. Với việc tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah ở Lebanon, chính phủ Israel hy vọng rằng họ cuối cùng đã nắm được thế chủ động trong cuộc chiến với kẻ thù khu vực. Continue reading “Israel đang mơ về một trật tự mới ở Trung Đông”

Cái chết của Hassan Nasrallah sẽ tái định hình Lebanon và Trung Đông

Nguồn:Hassan Nasrallah’s death will reshape Lebanon and the Middle East”, The Economist, 28/09/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Sự im lặng thật đáng sợ. Đến giữa chiều ngày 28 tháng 9, đã gần 24 giờ trôi qua kể từ khi Israel cố gắng ám sát Hassan Nasrallah, lãnh đạo Hezbollah, một nhóm dân quân người Shia của Lebanon. Quân đội Israel tuyên bố Hassan Nasrallah đã chết vào sáng hôm đó. Nhưng Hezbollah không đính chính gì, cả về số phận của Nasrallah lẫn về cuộc tấn công lớn vào trụ sở của nhóm này ở ngoại ô phía nam Beirut. Ngay cả các phương tiện truyền thông của họ, thường là một nhóm hiếu chiến, cũng bị sốc không nói nên lời. Cuối cùng, nhóm này đã xác nhận cái chết của Nasrallah vào khoảng 2:30 chiều. Continue reading “Cái chết của Hassan Nasrallah sẽ tái định hình Lebanon và Trung Đông”

Tại sao nên thành lập một Liên bang Israel-Palestine?

Nguồn: Omar M. Dajani và Limor Yehuda, “A Two-State Solution That Can Work,” Foreign Affairs, 19/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tháng 7 vừa qua, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu để thảo luận về cuộc chiến ở Gaza và tương lai của Trung Đông. Sau đó, Harris nhấn mạnh cam kết của bà đối với giải pháp hai nhà nước cho người Israel và người Palestine – nói rằng nó là “con đường duy nhất đảm bảo Israel vẫn là một nhà nước Do Thái và dân chủ an toàn, và con đường đảm bảo người Palestine cuối cùng có thể được hưởng tự do, an ninh, và thịnh vượng mà họ xứng đáng được hưởng.” Harris không phải là người duy nhất có quan điểm này. Trên khắp thế giới, các nhà lãnh đạo tiếp tục cam kết ủng hộ giải pháp hai nhà nước, lập luận rằng giải pháp này cung cấp định hướng và động lực cho các nỗ lực chấm dứt chiến tranh và cuối cùng là tái thiết Gaza. Trong một nghị quyết ngừng bắn được mong đợi từ lâu, được thông qua vào tháng 6, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc một lần nữa cam kết với “tầm nhìn về giải pháp hai nhà nước, trong đó hai quốc gia dân chủ, Israel và Palestine, chung sống hòa bình bên cạnh nhau, với các đường biên giới an toàn và được công nhận.” Continue reading “Tại sao nên thành lập một Liên bang Israel-Palestine?”