Thiết bị công nghệ qua ngã Trung Quốc hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Nga (P2)

Nguồn: Tracy Wen Liu và Peter Guest, “How China’s ad-hoc tech pipeline fuels Russia’s Ukraine war efforts,” Nikkei Asia, 01/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

“Chúng ta có thể làm gì?

Khác với người Ukraine, người Nga không thể đăng nhập vào Amazon ở Ba Lan rồi mua máy bay không người lái. Nhưng ở Trung Quốc, những người Nga tìm kiếm linh kiện có thể hoạt động khá công khai, theo lời các thương nhân ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu Ukraine, cũng như các nguồn tin ngoại giao châu Âu.

Andrew (tên giả), một công dân Trung Quốc ở độ tuổi 40, đang là doanh nhân điều hành một công ty sản xuất máy bay không người lái ở Trung Quốc chuyên chế tạo các phương tiện bay không người lái được thiết kế để hoạt động trong môi trường khắc nghiệt. Chúng thường được sử dụng cho các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, nhưng khả năng hoạt động bền bỉ của chúng cũng có nghĩa là chúng có thể dễ dàng được tái sử dụng cho các khu vực xung đột. Continue reading “Thiết bị công nghệ qua ngã Trung Quốc hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Nga (P2)”

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Iran sở hữu vũ khí hạt nhân?

Nguồn: Stephen M. Walt, “The Day After Iran Gets the Bomb,” Foreign Policy, 14/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các học giả và nhà hoạch định chính sách vẫn đang cố gắng tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra sau khi Tehran có được vũ khí hạt nhân.

Liệu Iran có chế tạo được vũ khí hạt nhân? Điều gì sẽ xảy ra nếu họ thực sự làm được điều đó? Câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên đang dần trở thành “có,” nhưng câu trả lời cho câu hỏi thứ hai vẫn tiếp tục mù mờ.

Cộng hòa Hồi giáo Iran đã xung đột với Mỹ và nhiều nước láng giềng suốt 45 năm qua, kể từ cuộc cách mạng lật đổ quốc vương shah vào năm 1979. Người Mỹ đã ủng hộ Saddam Hussein trong Chiến tranh Iran-Iraq (dù Baghdad mới là bên khơi mào xung đột), và Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là George W. Bush đã đưa Tehran vào “trục ma quỷ” khét tiếng của mình. Continue reading “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Iran sở hữu vũ khí hạt nhân?”

Thiết bị công nghệ qua ngã Trung Quốc hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Nga (P1)

Nguồn: Tracy Wen Liu và Peter Guest, “How China’s ad-hoc tech pipeline fuels Russia’s Ukraine war efforts,” Nikkei Asia, 01/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các thiết bị điện tử dân dụng từ các sàn thương mại điện tử Trung Quốc đã tìm đường ra chiến trường.

Khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện nhắm vào Ukraine hồi tháng 2/2022, các công ty phương Tây đã rút khỏi thị trường Nga. Nhưng nhiều công ty khác lại nhìn thấy cơ hội.

Hai tháng sau cuộc xâm lược, trong lúc Amazon, Apple, và những gã khổng lồ công nghệ khác của Mỹ đang bận rộn thoát khỏi Nga, Hank, một người bán linh kiện điện tử trực tuyến tại quê hương Trung Quốc của mình, đã đăng ký làm người bán trên Ozon.ru, một nền tảng thương mại điện tử của Nga. Continue reading “Thiết bị công nghệ qua ngã Trung Quốc hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Nga (P1)”

Tại sao Anh không lên án Trung Quốc về vụ tấn công mạng Bộ Quốc phòng?

Nguồn: Ian Williams, “Why is the UK not blaming China for the MoD hack?”, The Spectator, 08/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Thông tin cá nhân của các quân nhân thuộc lực lượng vũ trang Anh dường như là mục tiêu mới nhất của những gián điệp mạng hiệu suất cao của Trung Quốc. Theo đó, hệ thống lương bổng của Bộ Quốc phòng Anh bao gồm tên tuổi, thông tin ngân hàng và một số địa chỉ của khoảng 272.000 người đã bị tin tặc nhắm đến. Tuy nhiên, chính phủ Anh lại đang hướng sự giận dữ của mình vào nhà thầu xui xẻo của Bộ Quốc phòng có hệ thống bị xâm phạm, thay vì những thủ phạm đáng ngờ ở Bắc Kinh.

Continue reading “Tại sao Anh không lên án Trung Quốc về vụ tấn công mạng Bộ Quốc phòng?”

Lý do thực sự khiến Trung Quốc quyết định mở rộng kho vũ khí hạt nhân

Nguồn: Tong Zhao, “The Real Motives for China’s Nuclear Expansion,” Foreign Affairs, 03/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh đang tìm kiếm đòn bẩy địa chính trị hơn là lợi thế quân sự.

Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng kho vũ khí hạt nhân của mình. Theo ước tính của Lầu Năm Góc, dưới thời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Bắc Kinh đang trên đà tích lũy 1.000 đầu đạn hạt nhân vào năm 2030, tăng từ mức khoảng 200 vào năm 2019. Việc củng cố kho vũ khí hạt nhân này, kết hợp với các khoản đầu tư sâu rộng của Trung Quốc vào việc hiện đại hóa lực lượng vũ trang, đã gây quan ngại sâu sắc ở Washington. Năm 2023, Ủy ban Quốc hội về Vị thế Chiến lược của Mỹ đã nhấn mạnh rằng việc mở rộng hạt nhân của Trung Quốc sẽ thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách Mỹ “đánh giá lại quy mô và thành phần của lực lượng hạt nhân Mỹ.” Hồi tháng 3, Đô đốc John Aquilino, chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ, cảnh báo “Chúng ta chưa từng đối mặt với mối đe dọa nào như thế này kể từ Thế chiến II.” Continue reading “Lý do thực sự khiến Trung Quốc quyết định mở rộng kho vũ khí hạt nhân”

Biden vừa phạm phải sai lầm lớn nhất của mình

Nguồn: Bret Stephens, “President Biden Just Made His Biggest Blunder,” New York Times, 09/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi tuyên bố rằng Mỹ sẽ tạm dừng việc chuyển giao 3.500 quả bom cho Israel, Tổng thống Biden có một động cơ đáng khen ngợi – ông muốn giải thoát những người Palestine vô tội khỏi những hậu quả quân sự vì Hamas đã chọn Rafah làm thành trì cuối cùng của mình ở Gaza. Tuy nhiên, vẫn còn một động cơ khác, ít đáng khen ngợi hơn – Biden cũng cần củng cố sự ủng hộ của những cử tri cấp tiến, những người cho rằng việc Israel sử dụng vũ khí của Mỹ có thể khiến người Mỹ dính đến tội ác chiến tranh. Continue reading “Biden vừa phạm phải sai lầm lớn nhất của mình”

Cuộc tấn công của Iran có thể thay đổi chiến lược của Israel như thế nào?

Nguồn: Azriel Bermant, “How Iran’s Attack Could Change Israel’s Strategy”, Foreign Policy, 06/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Vụ tấn công tên lửa ngày 14 tháng 4 đã cho Israel thấy rằng nước này không thể tự mình đánh bại Iran.

Vào tháng 7 năm 2019, Israel và Mỹ tuyên bố đã thử nghiệm thành công hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow 3 ở Alaska. Với thái độ khoa trương quen thuộc, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố các cuộc thử nghiệm “thành công ngoài sức tưởng tượng. … Hôm nay, Israel có khả năng chống lại các loại tên lửa đạn đạo phóng từ Iran hoặc từ bất kỳ nơi nào khác nhắm vào chúng ta”. Continue reading “Cuộc tấn công của Iran có thể thay đổi chiến lược của Israel như thế nào?”

Chỉ viện trợ của Mỹ sẽ không cứu được Ukraine

Nguồn: Jack Watling, “American Aid Alone Won’t Save Ukraine”, Foreign Affairs, 02/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Để tồn tại, Kyiv cần phải xây dựng các lữ đoàn mới và buộc Moscow phải đàm phán.

Sau nhiều tháng trì hoãn, việc Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ gần 61 tỷ USD cho Ukraine đã tạo ra cho Kyiv một phao cứu sinh cần thiết. Tuy nhiên, chỉ gói viện trợ này thôi thì không thể giải quyết những vấn đề lớn hơn của Ukraine trong cuộc chiến với Nga. Lực lượng Ukraine đang bảo vệ tiền tuyến trải dài khoảng 600 dặm ở phía nam và phía đông của đất nước, và sự trì trệ kéo dài ở Washington đã khiến quân đội Ukraine bị dàn mỏng nghiêm trọng. Làn sóng vũ khí và đạn dược của Mỹ sẽ làm tăng đáng kể chi phí cho cuộc tấn công mùa hè sắp tới của Nga. Gói viện trợ cũng cung cấp cho các lực lượng Ukraine đủ vật tư để hỗ trợ cho việc lên kế hoạch quân sự có hệ thống hơn cho mùa hè và mùa thu. Continue reading “Chỉ viện trợ của Mỹ sẽ không cứu được Ukraine”

Israel phải lựa chọn: Tấn công Rafah hay quan hệ với Ả-rập Saudi?

Nguồn: Thomas L. Friedman, “Israel Has a Choice to Make: Rafah or Riyadh,” New York Times, 26/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hoạt động ngoại giao của Mỹ nhằm chấm dứt chiến tranh ở Gaza và xây dựng quan hệ mới với Ả Rập Saudi trong những tuần gần đây đã hội tụ thành một sự lựa chọn khổng lồ duy nhất đối với Israel và Thủ tướng Benjamin Netanyahu: Các vị muốn gì hơn – Rafah hay Riyadh?

Các vị muốn tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện vào Rafah để tiêu diệt Hamas – nếu điều đó là khả thi – mà không đưa ra bất kỳ chiến lược nào để Israel rút khỏi Gaza, hoặc bất kỳ chân trời chính trị nào cho giải pháp hai nhà nước với những người Palestine không do Hamas lãnh đạo? Nếu các vị đi theo con đường này, nó sẽ chỉ làm tăng thêm sự cô lập toàn cầu của Israel và cắt đứt quan hệ với chính quyền Biden. Continue reading “Israel phải lựa chọn: Tấn công Rafah hay quan hệ với Ả-rập Saudi?”

Năm kịch bản cho nước Nga tương lai (P3)

Nguồn: Stephen Kotkin, “The Five Futures of Russia,” Foreign Affairs, 18/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1, Phần 2

NGÕ CỤT CỦA LỤC ĐỊA GIÀ

Tương lai còn thiếu vắng ở đây chính là kịch bản tương lai phổ biến trong số những người phát ngôn của chế độ Putin, cũng như những nhà phê bình cực hữu của chế độ này: Moscow trở thành một cực riêng trong phiên bản của nước này về một thế giới đa cực, thống trị khắp Á-Âu và hoạt động như một trọng tài chính trong các vấn đề thế giới. “Chúng ta cần tìm lại chính mình và hiểu được mình là ai,” một nhân vật trung thành với Điện Kremlin, Sergei Karaganov đã chia sẻ vào năm ngoái. “Chúng ta là một cường quốc Á-Âu, Bắc Á-Âu, người giải phóng các dân tộc, người bảo vệ hòa bình, và là hạt nhân chính trị-quân sự của Đa số Thế giới. Đây là định mệnh hiển nhiên của chúng ta.” Cái gọi là phương Nam toàn cầu – hay như lời Karaganov là “Đa số Thế giới” – còn không tồn tại như một thực thể thống nhất, chứ chưa nói đến một thực thể với Nga là hạt nhân. Dự án biến nước Nga trở thành một siêu lục địa tự lực, trải dài khắp châu Âu và châu Á, đã thất bại. Mọi nỗ lực của Liên Xô để xây dựng một đế chế bên trong ở Biển Baltic và Biển Đen cùng một đế chế các nước vệ tinh bên ngoài cuối cùng đều vô ích. Continue reading “Năm kịch bản cho nước Nga tương lai (P3)”

Năm kịch bản cho nước Nga tương lai (P1)

Nguồn: Stephen Kotkin, “The Five Futures of Russia,” Foreign Affairs, 18/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Và Mỹ nên chuẩn bị thế nào cho những gì sẽ xảy đến?

Một cách tình cờ, Vladimir Putin đã bước sang tuổi 71 vào ngày 7/10 năm ngoái, cũng là ngày mà Hamas tấn công Israel. Tổng thống Nga chắc hẳn đã xem vụ tấn công như quà sinh nhật cho mình – nó đã làm thay đổi bối cảnh xung quanh chiến dịch quân sự của ông ở Ukraine. Có lẽ là nhằm thể hiện thái độ của mình, ông đã yêu cầu Bộ Ngoại giao Nga mời các đại diện cấp cao của Hamas tới Moscow vào cuối tháng 10, theo đó làm nổi bật sự liên kết về lợi ích. Vài tuần sau, Putin tuyên bố ý định tranh cử nhiệm kỳ thứ năm trong một cuộc bầu cử không có lựa chọn vào tháng 3/2024, rồi sau đó tổ chức cuộc họp báo thường niên, trao cho một nhóm nhà báo dễ bảo đặc quyền được nghe ông tự mãn nói về sự mệt mỏi của phương Tây trước cuộc chiến ở Ukraine. “Gần như trên toàn bộ chiến tuyến, các lực lượng vũ trang của chúng ta, nói một cách khiêm tốn, là đang cải thiện vị thế của mình,” Putin khoe trong buổi phát sóng trực tiếp. Continue reading “Năm kịch bản cho nước Nga tương lai (P1)”

Bài học lịch sử từ ‘chính sách xoa dịu’ trong việc đối phó với Putin

Nguồn: Stephen M. Walt, “Appeasement Is Underrated,” Foreign Policy, 29/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Biện hộ cho việc gạt bỏ hoạt động ngoại giao bằng cách viện dẫn thỏa thuận của Neville Chamberlain với Đức Quốc Xã là cố tình vận dụng sai lịch sử một cách thiếu hiểu biết.

Tôi phản đối việc kiểm duyệt, nhưng các cuộc tranh luận về chính sách đối ngoại ở Mỹ sẽ cải thiện đáng kể nếu các chính trị gia và học giả ngừng bảo vệ các khuyến nghị của mình bằng cách liên tục viện dẫn Neville Chamberlain và cái gọi là “bài học Munich.” Bất cứ khi nào ai đó nói với tôi rằng một sự kiện lịch sử nào đó chính là lý do tại sao Mỹ phải làm một điều gì đó ngày hôm nay, tôi lại có xu hướng nghĩ rằng mình đang bị lừa. Continue reading “Bài học lịch sử từ ‘chính sách xoa dịu’ trong việc đối phó với Putin”

Chiến tranh Iran-Israel chỉ mới bắt đầu

Nguồn: Raphael S. Cohen, “The Iran-Israel War Is Just Getting Started,” Foreign Policy, 22/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chừng nào hai nước còn xung đột, họ sẽ còn đấu đá lẫn nhau – bất kể đồng minh của họ có khuyên gì.

Rạng sáng ngày 13/04, hai phép lạ đã xảy ra. Đầu tiên, để thể hiện sức mạnh kỹ thuật của mình, Israel – với sự giúp đỡ từ Anh, Pháp, Jordan, và Mỹ – đã đánh chặn khoảng 170 máy bay không người lái, 120 tên lửa đạn đạo, và 30 tên lửa hành trình bắn chủ yếu từ Iran về phía Israel, đạt tỷ lệ thành công 99%, giúp giảm thiểu thiệt hại về nhân mạng và cơ sở hạ tầng. Thứ hai, sau nhiều tháng bị các phương tiện truyền thông đưa tin tiêu cực và phải gánh chịu áp lực quốc tế ngày càng gia tăng, Israel đã nhận được một số thiện cảm và tin tức tích cực. Với thành công kép khi vừa đẩy lùi cuộc tấn công vừa cải thiện hình ảnh cho Israel, Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã khuyên Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu: “Ông đã thắng. Hãy chấp nhận chiến thắng này đi.” Một loạt các đồng minh và chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên tương tự cho Israel. Continue reading “Chiến tranh Iran-Israel chỉ mới bắt đầu”

Trung Quốc thực sự có bao nhiêu đòn bẩy trước Iran?

Nguồn: Christina Lu, “How Much Leverage Does China Really Have Over Iran?,” Foreign Policy, 19/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Washington muốn Bắc Kinh kiềm chế Tehran, nhưng giới chuyên gia cho rằng điều đó không đơn giản.

Ngay từ trước khi Iran phóng hàng trăm máy bay không người lái và tên lửa vào Israel, các quan chức Mỹ đã thúc giục Trung Quốc – một đối tác thương mại hàng đầu của Iran – sử dụng ảnh hưởng của mình để thuyết phục Tehran hạn chế các hành động khiêu khích của họ và của các lực lượng ủy nhiệm trên khắp Trung Đông. Continue reading “Trung Quốc thực sự có bao nhiêu đòn bẩy trước Iran?”

Cuộc đàm phán đáng lẽ đã kết thúc Chiến tranh Ukraine (P2)

Nguồn: Samuel Charap và Sergey Radchenko, “The Talks That Could Have Ended the War in Ukraine,” Foreign Affairs, 16/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

VỪA ĐÁNH VỪA ĐÀM

Trong nhận xét mà ông đưa ra vào ngày 29/03, ngay sau khi kết thúc đàm phán, Medinsky, trưởng phái đoàn Nga, rõ ràng đã rất lạc quan. Ông giải thích rằng các cuộc thảo luận xoay quanh hiệp ước về tính trung lập của Ukraine đang bước vào giai đoạn thực tế, và rằng – bất chấp những điều khoản phức tạp do hiệp ước có nhiều bên đảm bảo tiềm năng – Putin và Zelensky có lẽ sẽ ký nó tại một hội nghị thượng đỉnh trong tương lai gần. Continue reading “Cuộc đàm phán đáng lẽ đã kết thúc Chiến tranh Ukraine (P2)”

Cuộc đàm phán đáng lẽ đã kết thúc Chiến tranh Ukraine (P1)

Nguồn: Samuel Charap và Sergey Radchenko, “The Talks That Could Have Ended the War in Ukraine,” Foreign Affairs, 16/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một sự kiện ngoại giao bí mật, tuy chỉ tồn tại ngắn ngủi, nhưng chứa đựng bài học cho các cuộc đàm phán trong tương lai.

Rạng sáng ngày 24/02/2022, không quân Nga đồng loạt tấn công các mục tiêu trên khắp Ukraine. Cùng lúc đó, bộ binh và thiết giáp của Moscow từ phía bắc, phía đông, và phía nam tràn vào Ukraine. Trong những ngày tiếp theo, quân Nga đã cố gắng bao vây Kyiv.

Đó là những ngày và những tuần đầu tiên của cuộc xâm lược vốn dĩ có thể dẫn đến việc Ukraine bị Nga đánh bại và khuất phục. Khi nhìn lại, thật kỳ diệu là điều đó đã không xảy ra. Continue reading “Cuộc đàm phán đáng lẽ đã kết thúc Chiến tranh Ukraine (P1)”

Ukraine là tiền tuyến của một cuộc xung đột lớn hơn nhiều

Nguồn: Gideon Rachman, “Ukraine is the front line of a much larger conflict,” Financial Times, 21/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ và các đồng minh coi Nga, Trung Quốc, Iran, và Triều Tiên là trục đối thủ

Sau nhiều tháng tranh cãi và do dự, Hạ viện Mỹ cuối cùng cũng chịu hành động. Cuộc bỏ phiếu ở Washington nhằm cung cấp khoản viện trợ quân sự mới trị giá 61 tỷ đô la cho Ukraine có thể là một bước ngoặt trong cuộc chiến với Nga. Chí ít, nó sẽ giúp Ukraine có thể tiếp tục chiến đấu. Continue reading “Ukraine là tiền tuyến của một cuộc xung đột lớn hơn nhiều”

So sánh các chiến thuật vùng xám ở Biển Đỏ và Biển Đông

Nguồn: Thomas Lim và Eric Ang, “Comparing Gray-Zone Tactics in the Red Sea and the South China Sea,” The Diplomat, 20/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các hoạt động của Houthi ở Biển Đỏ và các hành động của Trung Quốc xung quanh Bãi Cỏ Mây có những điểm tương đồng đáng chú ý về chiến thuật và phản ứng của các bên đối đầu.

Trong thời kỳ hỗn loạn trên biển, chiến thuật vùng xám đã trở thành công cụ ưa thích của các chủ thể muốn thúc đẩy lợi ích của mình mà không cần dùng đến xung đột quân sự trực tiếp. Về bản chất, chiến thuật vùng xám có nghĩa là các hoạt động trong ‘khoảng tối’ giữa hòa bình và chiến tranh. Những hành động như vậy có nguy cơ làm suy giảm quyền tự do hàng hải, một khái niệm trung tâm vốn củng cố sự ổn định kinh tế toàn cầu. Continue reading “So sánh các chiến thuật vùng xám ở Biển Đỏ và Biển Đông”

Iran đã vạch ra lằn ranh đỏ với Israel

Nguồn: Sina Toossi, “Iran Has Defined Its Red Line With Israel,” Foreign Policy, 18/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thông qua cuộc tấn công hồi cuối tuần trước, Tehran đã thực hiện một sự thay đổi chiến lược trong khu vực.

Ngày 14/4, cộng đồng quốc tế rúng động trước cuộc tấn công quân sự táo bạo và trực tiếp của Iran vào Israel. Khoảng 300 vũ khí – bao gồm 170 máy bay không người lái, hơn 30 tên lửa hành trình, và hơn 120 tên lửa đạn đạo – đã thách thức một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến nhất thế giới. Dù hầu hết đều bị đánh chặn hoặc không tiếp cận được mục tiêu, nhưng các quan chức Mỹ xác nhận có ít nhất chín tên lửa đã tấn công hai căn cứ không quân của Israel. Continue reading “Iran đã vạch ra lằn ranh đỏ với Israel”

Chiến tranh AI thực sự sẽ như thế nào?

Nguồn: David Wallace-Wells, “What War by A.I. Actually Looks Like,” New York Times, 10/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tháng 11 vừa qua, tạp chí cánh tả +972Local Call của Israel đã công bố một cuộc điều tra gây lo ngại của nhà báo Yuval Abraham, về việc Lực lượng Phòng vệ Israel sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo để xác định các mục tiêu ở Gaza – điều mà một cựu quan chức tình báo mô tả là “nhà máy ám sát hàng loạt.”

Vào một thời điểm đang có hàng loạt những viễn cảnh về ngày tận thế do AI gây ra – những viễn cảnh đôi khi là về các hệ thống vũ khí tự động bất ngờ nổi loạn – chúng ta có lẽ mong đợi một phản ứng dữ dội và đáng báo động. Nhưng thay vào đó, báo cáo về một cuộc chiến đang được tiến hành một phần bởi AI lại chỉ tạo nên một gợn sóng nhỏ trong các cuộc tranh luận về cách thức tiến hành chiến tranh của Israel ở Gaza. Continue reading “Chiến tranh AI thực sự sẽ như thế nào?”