Thách thức cuối cùng của châu Âu?

euro_2253331b

Nguồn: Harold James, “Europe’s Last Straw?Project Syndicate, 05/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Liên minh châu Âu (EU) hiện đang phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng kinh hoàng. Sau khi khủng hoảng đồng euro và nợ công kéo dài đã chia rẽ châu lục này, tạo ra một sự rạn nứt bắc-nam sâu sắc, sự xuất hiện của hàng trăm ngàn người tị nạn đã khiến Đông Âu (cộng với Vương quốc Anh) bất đồng với Tây Âu. Thêm vào đó là rất nhiều chia rẽ và mâu thuẫn khác, và đối với nhiều người, việc EU sụp đổ dường như nhiều khả năng xảy ra hơn bao giờ hết.

Hãy xem xét những sự khác biệt lớn về chính sách năng lượng của các nước thành viên EU, bắt đầu với các cấu trúc định giá năng lượng không đồng nhất, đi ngược lại ý tưởng về ​​một thị trường chung duy nhất. Các quốc gia cũng đã áp dụng các giải pháp không tương thích, khiến cho việc kết nối các mạng lưới năng lượng quốc gia trở nên vô cùng khó khăn. Continue reading “Thách thức cuối cùng của châu Âu?”

Giới “con ông cháu cha” và tương lai nước Nga

01_R15JUD_1192489k

Nguồn: Ben Judah, “Young, rich and grabbing the reins of Russia”, The Sunday Times, 15/11/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đằng sau một bức màn thép bí mật, cô con gái tỷ phú của Putin và con của những đầu sỏ khác đang tạo dựng nên những triều đại mới. Nhưng có những nỗi lo sợ rằng họ không được trang bị đầy đủ để nắm quyền.

Moskva là thành phố của những bí mật. Không ai biết chắc nơi đặt các tuyến metro bí mật phục vụ điện Kremlin hoặc độ sâu của các hầm quân sự. Gia đình của Putin là một trong những bí mật đó. Vợ cũ Lyudmila và các con gái của Putin, Maria và Katerina, được bảo vệ kỹ lưỡng bởi cục tình báo FSB y như các bí mật kỹ thuật tên lửa của Nga. Continue reading “Giới “con ông cháu cha” và tương lai nước Nga”

Đã đến lúc “xoay trục” sang Địa Trung Hải

Mediterranean_Relief

Nguồn: Paolo Gentiloni, “Pivot to the Mediterranean”, Foreign Affairs, 28/05/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Địa Trung Hải là cái nôi của nền văn minh Hy Lạp, của Đế chế La Mã, Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo. Nó là một vùng biển với nhiều tên gọi: với người La Mã là Mare Nostrum nghĩa là “Biển của chúng tôi”; với người Thổ Nhĩ Kỳ là Akdeniz hay “Biển Trắng”; là Yam Gadol hay “Biển lớn” với người Do Thái; Mittelmeer hay “Trung hải” theo cách gọi của người Đức. Đây là nơi gặp gỡ của Châu Phi, Châu Á, và Châu Âu, hình thành nên lịch sử rộng lớn, phức tạp và đa dạng.

Tuy nhiên, ngày nay, Địa Trung Hải đang ở thời điểm bước ngoặt. Nó mang nhiều ý nghĩa hơn ngoài việc là ranh giới phía nam châu Âu. Nó có thể trở thành vùng biển bất ổn hoặc bình yên, tùy vào hành động của chúng ta ở đó. Continue reading “Đã đến lúc “xoay trục” sang Địa Trung Hải”

7 xu hướng trong chính sách ngoại giao của Nga

o-PUTIN-LAVROV-facebook

Nguồn: Ivan Timofeev, “7 trends for Russian foreign policy you need to know”, Russia Direct, 22/10/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau khủng hoảng Ukraine và can thiệp quân sự ở Syria, các nguyên tắc và ý tưởng chính chỉ đạo chính sách ngoại giao của Nga đang dần dần sáng tỏ.

Trong cuộc khủng hoảng Ukraine và không kích quân sự ở Syria, chính sách ngoại giao của Nga thường được xem là không thể đoán trước được. Các hành động của Nga trong cả 2 trường hợp không chỉ nhanh chóng và bất ngờ, mà phạm vi của chúng dường như cũng vượt quá mức các nguy cơ đối với lợi ích quốc gia của Nga có thể lý giải.

Syria, và đặc biệt là Ukraine, được coi là những điểm uốn trong quỹ đạo chính sách đối ngoại của Nga, thể hiện sự dịch chuyển sang một dòng chính sách mới về chất. Cấu hình chính sách mới này đã được hình thành. Với cú sốc Ukraine và Syria dần kết thúc, các chính sách của Nga bắt đầu có thể dự đoán được, như được minh chứng bởi 7 xu hướng dưới đây. Continue reading “7 xu hướng trong chính sách ngoại giao của Nga”

Angela Merkel: Người châu Âu không thể thiếu

20151107_LDD001_0

Nguồn:The indispensable European”, The Economist, 07/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Angela Merkel đang phải đối mặt với thách thức chính trị cam go nhất từ trước tới giờ. Nhưng Châu Âu cần vị nữ thủ tướng này hơn bao giờ hết.

Nhìn khắp châu Âu và chúng ta thấy một nhà lãnh đạo nổi bật hơn cả: Angela Merkel. Tại Pháp, François Hollande đã từ bỏ sự ngộ nhận rằng đất nước của ông là đầu tàu châu lục. David Cameron, tái đắc cử một cách huy hoàng, đang biến Liên Hiệp Anh (Britain) thành một nước Anh (England) nhỏ bé. Matteo Renzi đang bận tâm với nền kinh tế trì trệ của Ý.

Ngược lại, trong mười năm giữ cương vị thủ tướng, bà Merkel ngày một nổi bật hơn sau mỗi biến động. Trong cuộc khủng hoảng nợ, tuy lúc đầu tỏ ra do dự nhưng cuối cùng bà cũng đoàn kết được khu vực đồng euro. Về vấn đề Ukraine, bà đã kêu gọi châu Âu áp đặt cấm vận với nước Nga (trong khi chính tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng bà là người lãnh đạo châu Âu duy nhất đáng để đàm phán). Đối mặt với thách thức người nhập cư, bà đã mạnh dạn phát huy giá trị châu Âu, gần như đơn thương độc mã trong việc cam kết chào đón những người tị nạn. Continue reading “Angela Merkel: Người châu Âu không thể thiếu”

Bước đường cùng của Assad

24a96a9c

Nguồn: Bernard-Henry Lévy, “The Assad Dead End”, Project Syndicate, 05/11/2015.

Biên dịch: Đặng Thị Phương Thảo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hãy bỏ qua những nguyên tắc và đạo đức. Bỏ qua hoặc cố bỏ qua gần 250.000 cái chết mà Bashar al-Assad phải chịu trách nhiệm, trực tiếp hay gián tiếp, kể từ khi chọn cách đáp lại cuộc nổi dậy hòa bình của người dân Syria bằng bạo lực. Để sang một bên sự thật rằng các lực lượng của chính quyền Assad đã gây ra số người chết nhiều hơn gấp từ 10 đến 15 lần so với Nhà nước Hồi giáo (IS), những kẻ mà các clip hành quyết man rợ của chúng đã làm lu mờ những vụ thảm sát ít được biết tới của nhà độc tài ở Syria. Nhưng kể cả nếu bạn loại bỏ những điều này khỏi suy nghĩ của mình thì một chính sách Syria trong đó coi Assad là một sự “thay thế” cho IS vẫn đơn giản là không thể khả thi. Continue reading “Bước đường cùng của Assad”

Trung Quốc phải học cách để trở thành cường quốc

US President Barack Obama (R) answers a question as Chinese President Xi Jinping listens following their bilateral meeting at the Annenberg Retreat at Sunnylands in Rancho Mirage, California, on June 7, 2013.Obama, with Chinese counterpart Xi Jinping by his side, called Friday for common rules on cybersecurity after allegations of hacking by Beijing. At a summit in the Calfornia desert, Obama said it was "critical" to reach a "permanent understanding" on cybersecurity. He also voiced concern over intellectual theft and urged "common rules of the road." AFP PHOTO/Jewel Samad        (Photo credit should read JEWEL SAMAD/AFP/Getty Images)

Nguồn: Philip Stephens, “China must learn how to be a great power”, Financial Times, 05/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi một tàu chiến Mỹ đi qua Biển Đông, Trung Quốc đã phản đối, còn các nước láng giềng của họ lại hoan nghênh. Washington tuyên bố họ đang duy trì tự do hàng hải trong bối cảnh diễn ra dự án bồi đắp đất nhằm biến các bãi đá tranh chấp thành đảo nhân tạo của Trung Quốc. Bắc Kinh cảnh báo sẽ chống lại sự khiêu khích từ một nước bên ngoài không có liên quan tới các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực. Riêng chúng ta thì được nhắc nhớ lại định mệnh buồn thảm trong ghi chép của Thucydides về cuộc chiến tranh Peloponnese.

Việc tàu của hải quân Mỹ đã đi vào vùng nước mà Trung Quốc coi là lãnh hải của mình chỉ ra sự va chạm của nhiều yêu sách chủ quyền lịch sử, địa lý và sự chuyển dịch cân bằng quyền lực, thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang ở Đông Á. Một số người cho rằng hiện nay có nhiều tàu ngầm ở các vùng biển Tây Thái Bình Dương như đã từng có ở Bắc Đại Tây Dương. Continue reading “Trung Quốc phải học cách để trở thành cường quốc”

Đông và Tây Đức 25 năm sau ngày thống nhất

20141108_EUP001_0

Nguồn:Twenty-five years on, The Economist, 10/11/2015. 

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Kể từ năm 1789, những mảnh vỡ của nhà tù Bastille đã trở thành những vật trang trí trên bệ lò sưởi được yêu thích tại Pháp. Hai thế kỷ sau, những mảnh vụn của Bức tường Berlin đã chu du khắp nơi trên thế giới. Axel Klausmeier, ông chủ một quỹ tại Berlin được lập nên nhằm tưởng niệm bức tường này, cho hay: đó là “đài tưởng niệm duy nhất tồn tại trên tất cả các châu lục,” chắc chỉ ngoại trừ Nam Cực. Điều đó nói lên rất nhiều điều về những gì người Đức gọi là “cuộc cách mạng hòa bình” của họ, mà đỉnh điểm của nó là việc phá vỡ bức tường ngày 9 tháng 11 năm 1989.

Rainer Eppelmann, người đứng đầu một quỹ nghiên cứu chế độ độc tài Đông Đức cho biết: Là cuộc cách mạng tự do thành công đầu tiên trong lịch sử nước Đức, năm 1989 có tầm quan trọng không kém gì năm 1789. Thậm chí hơn thế, không giống như cuộc cách mạng Pháp 200 năm trước đó, cuộc cách mạng Đức là cuộc cách mạng phi bạo lực. Continue reading “Đông và Tây Đức 25 năm sau ngày thống nhất”

Chế độ độc tài và sự ổn định của quốc gia

Dmitry_Medvedev_in_Syria_10_May_2010-5

Ngun: Ana Palacio, “The Despotic Temptation,” Project Syndicate, 28/10/2015.

Biên dch: Lê Công Anh | Hiu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi được hỏi về sự hỗ trợ của Mỹ đối với nhà độc tài khét tiếng ở Nicaragua, Anastasio Somoza, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt được cho là đã công khai trả lời: “Ông ta có thể là một thằng chó đẻ, nhưng là thằng chó đẻ của chúng ta” (He may be a son of a bitch, but he’s our son of a bitch”). Dù Roosevelt có thực sự nói câu này hay không thì nó cũng đã phần nào nói lên cách tiếp cận lâu đời của phương Tây đối với nhiều nơi trên thế giới, và đó cũng là nền tảng của chính sách đối ngoại Mỹ trong suốt Chiến tranh Lạnh.

Tuy nhiên, dường như có một nhận thức thậm chí còn đáng ngại hơn đang nổi lên gần đây khi các nhà lãnh đạo phương Tây không chỉ sẵn lòng chấp nhận có những “thằng chó đẻ” mà còn chấp nhận gần như là bất kỳ “thằng chó đẻ” nào có thể áp đặt được sự ổn định bất chấp cái giá như thế nào. Đó là một lối tư duy có vẻ lôi cuốn nhưng đầy nguy hiểm. Continue reading “Chế độ độc tài và sự ổn định của quốc gia”

Tại sao EU o bế Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan?

20151010_BLP512

Nguồn: Europe pays homage to Erdogan“, The Economist, 16/10/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang & Nguyễn Thùy Dương

Vào thời hoàng kim của đế chế Ottoman, các sứ thần nước ngoài muốn được hưởng đặc ân đều đổ xô tới cung điện vua Ottoman, mang theo những lễ vật cống nạp hậu hĩnh và không tiếc lời ngợi ca nhà vua. Ngày nay các nhà lãnh đạo châu Âu cũng rơi vào tình cảnh tương tự, do tình thế cấp bách trước lượng người nhập cư ồ ạt tràn vào châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ mùa hè năm nay. Những đề nghị họ đưa ra tuần này với Recep Tayyip Erdogan, vị tổng thống ngày càng trở nên độc tài của Thổ Nhĩ Kỳ, tuy không hào nhoáng như những viên đá quý hay những tấm vải thêu, nhưng cũng không hề kém phần giá trị. Continue reading “Tại sao EU o bế Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan?”

Vì sao nhà nước Somaliland chưa được công nhận?

20151031_BLP515

Nguồn:Why Somaliland is not a recognised state”, The Economist, 01/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang – Nguyễn Thùy Dương | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Somaliland, một dải đất hẹp có người Somali sinh sống nằm ở bờ nam của vịnh Aden, sở hữu gần như đầy đủ mọi yếu tố để trở thành một quốc gia. Somaliland dùng đồng tiền riêng, có bộ máy hành chính tương đối hiệu quả và một lực lượng quân đội và cảnh sát được đào tạo bài bản. Chính phủ Somaliland đặt tại thủ đô Hargeisa, duy trì một mức độ kiểm soát đáng kể trên lãnh thổ của mình. Nhìn chung, đây là đất nước hòa bình, trái ngược hoàn toàn với Somali ở phía nam – nơi mà các cuộc đánh bom và một vụ bạo loạn cuối tuần qua tại một khách sạn nổi tiếng ở thủ đô nước này đã cướp đi sinh mạng ít nhất 14 người.

Somaliland tham gia các thỏa thuận pháp lý (ví dụ như ký các giấy phép thăm dò dầu khí với các tập đoàn nước ngoài) và tham gia vào các hoạt động ngoại giao với Liên Hợp Quốc, Liên đoàn Ả Rập, Liên minh châu Âu và các quốc gia như Anh, Mỹ và Đan Mạch. Nhưng kể từ khi tuyên bố độc lập năm 1991, đất nước này vẫn chưa nhận được sự công nhận chính thức từ bất cứ một chính phủ nước ngoài nào. Đối với thế giới bên ngoài, Somaliland vẫn chỉ là một vùng tự trị của Somali, chịu sự quản lý của chính phủ liên bang Somali ở thủ đô Mogadishu. Tại sao Somaliland vẫn chưa phải là một nhà nước? Continue reading “Vì sao nhà nước Somaliland chưa được công nhận?”

Sự tái trỗi dậy của những đường biên giới

N060988

Nguồn: Jean Quatremer, “La mystique de la frontière“, Liberation, 29/08/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Vấn đề ranh giới, đường kẻ vô hình ra đời vào thế kỷ 16 mà theo cách hiểu ngày nay là một đường phân định rõ rệt, đã lên tới cao trào sau Thế chiến thứ nhất: ranh giới chính trị tất nhiên là đường xác định giới hạn quyền lực của nhà nước và hiệu lực của các luật lệ; ranh giới quân sự với việc xây dựng những bức tường (như tuyến phòng thủ Maginot và Siegfried); ranh giới hành chính với việc mở rộng việc kiểm soát lai lịch; hay còn cả ranh giới tư tưởng hình thành bởi các hàng rào như Bức màn sắt. Tại các quốc gia độc tài, mà nhất là cộng sản, ngay cả những đường ranh giới trong nước cũng được thiết lập với quy định muốn đi lại phải có giấy phép. Continue reading “Sự tái trỗi dậy của những đường biên giới”

Chiếc bẫy của Nhà nước Hồi giáo dành cho châu Âu

ISIS-Global-Conquest-Map

Nguồn:  Harleen Gambhir , “The Islamic State’s trap for Europe”, The Washington Post, 15/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Tuần trước, Tổng thống Obama nói rằng Nhà nước Hồi giáo (ISIS) đã được “kiềm chế” trong phạm vi Iraq và Syria, nhưng các cuộc tấn công của nhóm này ở Paris ngay sau đó cho thấy chúng đặt ra một mối đe dọa cho phương Tây lớn hơn bao giờ hết. Nhà nước Hồi giáo đang thực hiện một chiến lược toàn cầu để bảo vệ lãnh thổ của mình ở Iraq và Syria, nuôi dưỡng các chi nhánh ở các khu vực có người Hồi giáo chiếm đa số, cũng như khuyến khích và chỉ đạo các cuộc tấn công khủng bố trên khắp thế giới. Chúng đã xuất khẩu sự tàn bạo và các biện pháp quân sự sang cho các nhóm ở Libya, Ai Cập, Afghanistan và những nơi khác. Bây giờ chúng đang sử dụng các kỹ năng chiến thuật thu được tại chiến trường Trung Đông để khiêu khích một phản ứng chống Hồi giáo dữ dội, qua đó sẽ tạo ra thêm nhiều tân binh cho ISIS ngay trong các xã hội phương Tây. Hoa Kỳ và các đồng minh của mình phải nhanh chóng phản ứng với mối đe dọa này. Continue reading “Chiếc bẫy của Nhà nước Hồi giáo dành cho châu Âu”

Cuộc tấn công Paris đã làm thay đổi mọi thứ

paris

Nguồn: Richard Cohen,”The Paris attacks change everything“, The Washington Post, 14/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tất cả mọi thứ đã thay đổi.

Ngay sau các cuộc tấn công Paris, thật khó để tưởng tượng (bác sĩ) Ben Carson vào làm chủ Nhà Trắng. Thật khó có thể hình dung một người thiếu kinh nghiệm đối ngoại như vậy lại đóng vai trò tổng tư lệnh quân đội. Cũng không thể nghĩ tới cảnh Donald Trump ngồi trong Phòng Bầu dục. Sẽ thật kinh hoàng khi nghĩ tới cảnh ông ta ngồi đó, suy nghĩ về thế giới như một trò chơi cờ – đương nhiên là trò chơi về bất động sản, có thể là trò Monopoly-  với niềm tin rằng thế giới sẽ tuân phục theo sự vĩ đại của mình. Tương tự, cũng sẽ thật khó để tưởng tượng ra cảnh Carly Fiorina ngồi đó, một người cũng nghĩ rằng tham vọng đồng nghĩa với kinh nghiệm. Bernie Sanders cũng vậy, đã hết thời rồi. Đột nhiên, các ngân hàng lớn là vấn đề nhỏ nhặt nhất đối với chúng ta. Continue reading “Cuộc tấn công Paris đã làm thay đổi mọi thứ”

Trung Quốc đang đi vào vùng biển dữ

ma-xi

Nguồn: Gideon Rachman, “China is sailing into a sea of troubles”, Financial Times, 09/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

“Không gì có thể tách rời chúng ta. Chúng ta là một gia đình”. Tập Cận Bình nói như vậy sau khi trở thành chủ tịch nước đầu tiên của Trung Quốc bắt tay với một vị tổng thống của Đài Loan. Cuộc gặp giữa ông Tập và ông Mã Anh Cửu rõ ràng là mang tính lịch sử.

Tuy nhiên việc ông Tập dùng từ “gia đình” nhắc tôi nhớ lại cách mà các ông trùm mafia trong phim của Hollywood sử dụng từ này – pha trộn sự dụ dỗ lẫn đe dọa. Thực tế là Bắc Kinh vẫn khẳng định Đài Loan là một “tỉnh nổi loạn” và có quyền tấn công thành viên gia đình của mình nếu Đài Loan tuyên bố độc lập. Continue reading “Trung Quốc đang đi vào vùng biển dữ”

Cuộc khủng hoảng mà châu Âu cần

40c2da55b0374b89a0982c0fa092bde1_18

Nguồn: Barry Eichengreen, “The Crisis Europe Needs”, Project Syndicate, 14/10/2015.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thật khó mà lạc quan về châu Âu. Mùa hè vừa qua, một cuộc đấu tranh chính trị giữa Đức và Hy Lạp đe dọa làm Liên minh châu Âu (EU) tan đàn xẻ nghé. Các đảng phái chính trị cực đoan lần lượt chiếm ưu thế ở các nước. Việc Nga xâm phạm Ukraine, sân sau của châu Âu, đã biến chính sách đối ngoại và an ninh chung của châu Âu thành một trò đùa.

Giờ đến khủng hoảng nhập cư. 28 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu đang tranh cãi về việc phân bổ 120.000 người tị nạn, khi gấp ba số đó đã vượt Địa Trung Hải chỉ trong vòng 9 tháng đầu năm 2015.

Người tị nạn đang đến châu Âu cả bằng đường bộ và đường biển. Chỉ riêng Đức dự kiến sẽ đón đến 1 triệu người xin tị nạn trong năm nay. Thật ngây thơ khi cho rằng các chính phủ châu Âu có thể trục xuất, hay “cho hồi hương” – nói theo ngôn ngữ ngoại giao – một phần đáng kể nào trong số người này. Như một quả bóng cao su, dân tị nạn sẽ chỉ nảy trở lại. Continue reading “Cuộc khủng hoảng mà châu Âu cần”

Châu Âu tan rã và khả năng Anh rời EU

brexit

Nguồn: Philippe Legrain, “The Disintegration of Europe,” Project Syndicate, 19/10/2015.

Biên dịch: Đặng Thị Phương Thảo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu như cần một dấu hiệu để thấy Liên minh châu Âu (EU) đang tan rã ở một mức độ đáng báo động thì đó chính là việc Hungary xây dựng hàng rào dây thép gai dọc biên giới với Croatia – một thành viên EU khác. Cuộc khủng hoảng ở châu Âu rõ ràng đã làm phân mảnh các dòng chảy tài chính, khiến các nền kinh tế tách biệt nhau, làm xói mòn sự ủng hộ chính trị đối với các thể chế thuộc EU, và khiến các nước châu Âu chống lại nhau. Hiện nay, bởi vì chính phủ các nước đang dựng lên những hàng rào và phục hồi kiểm soát đường biên giới, cuộc khủng hoảng người tị nạn đang làm gián đoạn sự dịch chuyển con người và ảnh hưởng đến thương mại. Và bởi vì EU đang dần suy sụp, nguy cơ nước Anh bỏ phiếu rời khỏi EU đang ngày càng tăng lên. Continue reading “Châu Âu tan rã và khả năng Anh rời EU”

Thành tựu của Nobel văn học 2015 Svetlana Alexievich

alexievich-large

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “Alexievich’s Achievement,” Project Syndicate, 22/10/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đó là năm 1985, sự thay đổi hiện hữu mọi nơi ở Liên Xô. Các tổng bí thư già nua đều rơi rụng như ruồi. Tuyệt tác điện ảnh“Hãy đến và xem” của Elem Klimov tái hiện một Thế chiến II không có những trò anh hùng mà chúng tôi đã được bơm mớm, thay vào đó là làm nổi bật nỗi đau khủng khiếp mà con người phải chịu đựng. Cách tiếp cận của Klimov tương tự như của Svetlana Alexievich – chủ nhân giải Nobel Văn học năm nay – trong cuốn sách đầu tay của bà, Chiến tranh không mang gương mặt phụ nữ, được xuất bản một năm trước đó (1984).

Tuy nhiên, trong khi nhiều người đổ xô đi xem bộ phim của Klimov, cuốn sách của Alexievich có vẻ như không làm kích thích người đọc. Liên Xô, được cho là tiến bộ, vẫn gia trưởng từ gốc rễ. Phụ nữ có công việc, nhưng hiếm khi có sự nghiệp. Các nhà văn nữ làm thơ và viết văn rất tinh tế, và họ chính thức được công nhận (gần như) là ngang hàng với các đồng nghiệp nam; nhưng họ có xu hướng tránh các chủ đề nhất định – và chiến tranh là công việc của đàn ông. Continue reading “Thành tựu của Nobel văn học 2015 Svetlana Alexievich”

Điều gì làm nên các lãnh đạo vĩ đại?

Leadership

Nguồn: Chris Patten, “The Great Leader Revival”, Project Syndicate, 21/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Duy Hiếu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hai trăm năm đã qua kể từ trận Waterloo, nơi mà sự thất bại thảm hại của Napoleon đã làm sứt mẻ ghê gớm hình ảnh nước Pháp, điều mà Tướng Charles de Gaulle trong quan điểm lịch sử về quân đội Pháp của ông, đã đơn giản bỏ qua. Dù sao thì Napoleon, cũng như Tướng de Gaulle, sẽ dễ dàng được liệt kê vào danh sách những vị lãnh đạo vĩ đại của lịch sử – tất nhiên với một giả định rằng “sự vĩ đại” là một đặc điểm cá nhân (không liên quan đến quốc gia).

Marx và Tolstoy đã từng cho rằng không có một khái niệm gọi là một “nhà lãnh đạo vĩ đại”. Đối với Marx, cuộc đấu tranh giai cấp tại Pháp đã tạo nên bối cảnh trong đó một “người bình thường kỳ cục” – trong trường hợp này là Napoleon – đã được biến thành một vị anh hùng. Về phần Tolstoy, Napoleon không phải là một vị tướng tài điển hình, các chiến thắng được mang đến cho ông bởi lòng dũng cảm và sự tận tâm của tất cả các chiến binh Pháp, những người đã chiến thắng trong Trận Borodino. Continue reading “Điều gì làm nên các lãnh đạo vĩ đại?”

Ý định chiến lược đằng sau cuộc gặp Tập – Mã

ma-xi-meet

Nguồn: Jonathan Sullivan, “The strategic intentions behind Xi Jinping’s meeting with Ma Ying-jeou”, South China Morning Post, 06/11/2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Khi Tập Cận Bình và Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou) bắt tay vào ngày thứ Bảy tại Singapore, đó sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử chủ tịch nước và tổng thống đương nhiệm của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc trực tiếp gặp nhau, dù họ sẽ không gọi nhau bằng những chức danh như vậy. Ý nghĩa biểu tượng này là rất lớn, đặc biệt là về phía Trung Quốc, nơi mà hình ảnh của một Đài Loan trở về với đất mẹ luôn tạo ấn tượng mạnh mẽ hơn cả cảnh ông Tập đứng cạnh Tổng thống Mỹ Barack Obama hay được đón tiếp trang trọng bởi nữ hoàng Anh. Cuộc gặp rõ ràng là một thành tích đối với ông Mã, người được thúc đẩy bởi một cảm nhận về một dân tộc Trung Hoa và vai trò của cá nhân ông trong việc bảo tồn nó. Đó cũng sẽ là một tin tuyệt vời đối với Bắc Kinh để phổ biến cho người dân trong nước, khi tờ Hoàn cầu Thời báo tuyên bố rằng “vấn đề Đài Loan không còn là một vấn đề nữa”. Continue reading “Ý định chiến lược đằng sau cuộc gặp Tập – Mã”