#149 – An ninh con người: Thay đổi lớn hay mốt nhất thời?

Chad-Harne-Waddaye73282lpr

Nguồn: Roland Paris (2001). “Human Security: Paradigm Shift or Hot Air?” International Security, Vol. 26, No. 2, pp. 87–102.>>PDF

Biên dịch: Võ Thị Trúc Ngân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

An ninh con người là thuật ngữ gần đây nhất trong một loạt từ mới được sáng tạo – bao gồm an ninh chung, an ninh toàn cầu, an ninh hợp tác, và an ninh toàn diện – những khái niệm vốn khuyến khích các nhà hoạch định chính sách và các học giả nghĩ về an ninh quốc tế vượt ra ngoài vấn đề bảo vệ các lợi ích quốc gia và lãnh thổ thông qua biện pháp quân sự. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về an ninh con người, hầu hết các công thức đều nhấn mạnh đến phúc lợi của dân thường. Continue reading “#149 – An ninh con người: Thay đổi lớn hay mốt nhất thời?”

#144 – Lý Quang Diệu viết về Ấn Độ

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “India: In the Grip of Caste”, in L.K Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 147-157.

Biên dịch: Tống Thị Thanh Duyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One man’s view of the world

ẤN ĐỘ: Dưới vòng kim cô của hệ thống đẳng cấp

Qua nhiều năm, tôi đã đi đến một kết luận rằng không thể so sánh Trung Quốc với Ấn Độ. Trung Quốc phát triển một cách hữu cơ và trở thành một dân tộc thống nhất. Nó không phải là một quốc gia do người ngoài tạo lập nên. Người Hán chiếm 90 phần trăm dân số và hầu hết mọi người trong đất nước đều có thể nói cùng ngôn ngữ. Trung Quốc có một sự cố kết mà Ấn Độ không có. Ở Ấn Độ có hơn 400 ngôn ngữ bản địa, và trước khi người Anh đến cai trị và thống nhất họ bằng cách xây nên một mạng lưới đường sắt, họ là những nhóm người đa dạng, mỗi nhóm lại nằm dưới quyền một maharaja (hoàng tử), một sultan (quốc vương Hồi giáo) hay một nawab (lãnh đạo quý tộc). Continue reading “#144 – Lý Quang Diệu viết về Ấn Độ”

#142 – Chu kỳ chiến tranh và hòa bình trong lịch sử thế giới hiện đại

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 4), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch và Hiệu đính: Vương Thảo Vy – Trương Thị Phương Thanh

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future

 Các cường quốc e ngại lẫn nhau. Họ nghi ngờ đối phương, và lo lắng rằng chiến tranh có nguy cơ bùng nổ. Họ đoán trước nguy hiểm. Hầu như không có chỗ cho lòng tin…Từ cách nhìn nhận của bất cứ cường quốc nào, thì tất cả các cường quốc khác đều là những kẻ thù tiềm tàng… Nền tảng của nỗi lo sợ này đó là một khi trong một thế giới mà các cường quốc có khả năng tấn công lẫn nhau và có thể có động cơ để làm như vậy, thì bất cứ quốc gia nào muốn tồn tại đều phải ít nhất cảnh giác đối với các quốc gia khác và lưỡng lự trong việc tin tưởng đối phương.

John Mearsheimer –Lý thuyết gia về chính trị hiện thực Continue reading “#142 – Chu kỳ chiến tranh và hòa bình trong lịch sử thế giới hiện đại”

#139 – Putin bị vây hãm: Liệu có xảy ra một cuộc cách mạng màu hay không?

Nguồn: Sharon L. Wolchik (2012). “Putinism Under Siege: Can There Be a Color Revolution?” Journal of Democracy, Vol. 23, No. 3 (July), pp. 63-70.>>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Thùy Liên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những cuộc biểu tình vào tháng 12/2011 là những cuộc biểu tình lớn nhất ở Nga kể từ khi Liên Xô sụp đổ, làm dấy lên những câu hỏi rằng: liệu bộ máy chính quyền của Putin có thể rơi vào một cuộc cách mạng “màu” hay cách mạng trong bầu cử, giống như những cuộc cách mạng đã từng  hất cẳng các chế độ chuyên quyền khác ở những nước hậu Cộng sản tại Châu Âu và lục địa Á – Âu trong một thập kỷ rưỡi qua hay không? Continue reading “#139 – Putin bị vây hãm: Liệu có xảy ra một cuộc cách mạng màu hay không?”

#138 – ASEAN, Trung Quốc và Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông

Nguồn: Carlyle A. Thayer (2013). “ASEAN, China and the Code of Conduct in the South China Sea”, SAIS Review of International Affairs, Vol. 33, No. 2, pp. 75-84.>>PDF

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài viết này cung cấp một cái nhìn tổng quan về những nỗ lực ngoại giao của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc để đi đến một thỏa thuận về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Bài viết bao quát giai đoạn từ năm 1992, khi ASEAN đưa ra bản tuyên bố đầu tiên về vấn đề Biển Đông, đến tháng 9 năm 2013, khi hai bên bắt đầu những cuộc tham vấn chính thức về COC. Bài viết kết luận rằng quá trình này có thể bị kéo dài nếu không muốn nói là không thể kết thúc được. Continue reading “#138 – ASEAN, Trung Quốc và Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông”

#137 – Tiến trình phát triển hệ thống quốc tế ở Châu Á: Ba cuộc chuyển đổi

Nguồn: Samuel Kim (2008). “The Evolving Asian System: Three Transformations”, in David Shambaugh & Michael Yahuda (eds), International Relations of Asia (Maryland: Rowman & Littlefield Publishers), pp. 35-56.

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn International Relations of Asia

Lịch sử liệu có lặp lại ở châu Á? Tương lai châu Á có tương đồng với quá khứ của nó? Và sẽ giống với quá khứ của châu Á hay của châu Âu? Trong những năm hậu Chiến tranh Lạnh, câu hỏi quan trọng về cả lý thuyết lẫn thực tiễn này đã gây tranh cãi giữa nhiều học giả và các nhà phê bình chính sách thuộc những hướng lý thuyết và quy chuẩn khác nhau, và rút cục chỉ làm nảy sinh hàng loạt dự báo đối lập nhau. Nhằm phục vụ mục tiêu phân tích trong chương về lịch sử này, chỉ có hai viễn cảnh “trở về tương lai” đáng được xem là điểm xuất phát khả dĩ ở đây. Continue reading “#137 – Tiến trình phát triển hệ thống quốc tế ở Châu Á: Ba cuộc chuyển đổi”

#136 – Phát triển dẫn đến dân chủ như thế nào?

Nguồn: Ronald Inglehart & Christian Welzel (2009). “How Development Leads to Democracy: What We Know about Modernization”, Foreign Affairs, Vol. 88, No. 2, pp 33-48.>>PDF

Biên dịch: Phan Thị Hoài Phương | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn

Bài liên quan: #92 – Một số điều kiện xã hội tiên quyết của nền dân chủ: Sự phát triển kinh tế và tính chính danh chính trị

Trong những năm gần đây, sự bùng nổ dân chủ đã nhường chỗ cho suy thoái dân chủ. Từ năm 1985 đến 1995, nhiều quốc gia thực hiện việc chuyển đổi sang dân chủ, mang hưng phấn lan rộng về tương lai của nền dân chủ. Nhưng gần đây, dân chủ đã thoái lui ở Bangladesh, Nigeria, Philippines, Nga, Thái Lan, và Venezuela. Còn những nỗ lực của chính quyền Bush để thiết lập nền dân chủ ở Afghanistan và Iraq dường như đã đẩy cả hai nước này vào sự hỗn loạn. Với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc và Nga, những phát triển này đã khiến nhiều nhà quan sát cho rằng nền dân chủ đã đạt đến đỉnh điểm và không còn dâng cao được nữa. Continue reading “#136 – Phát triển dẫn đến dân chủ như thế nào?”

#132 – Quan hệ giữa truyền thông và dân chủ dưới góc nhìn lịch sử

Nguồn: Marc F. Plattner (2012). “Media and Democracy: The Long View”, Journal of Democracy, Vol. 23, No. 4 (October), pp. 62-73.>>PDF

Biên dịch: Bùi Thị Hoàng Hà | Hiệu đính: Phạm Thị Huyền Trang

Ngày nay tất cả chúng ta đều ý thức được là mình đang sống trong cuộc cách mạng thông tin liên lạc. Trong suốt hai thập kỉ qua, chúng ta đã được chứng kiến những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ truyền thông và trong cách áp dụng chúng – cách đây chỉ một vài năm không ai có thể tiên đoán được sự bùng nổ của mạng xã hội Facebook hay Twitter. Hơn nữa, những sự đổi mới (công nghệ) đó dường như vẫn đang tiếp diễn với một nhịp độ phát triển mau lẹ. Giới trẻ ngày nay được sinh ra trong một thế giới đầy biến đổi Continue reading “#132 – Quan hệ giữa truyền thông và dân chủ dưới góc nhìn lịch sử”

#131 – Sâu máy tính Stuxnet và tương lai chiến tranh mạng

cyberattack_1805164b

Nguồn: James P. Farwell & Rafal Rohozinski (2011). “Stuxnet and the Future of Cyber War”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 53, No. 1, pp. 23-40.

Biên dịch và Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Phát hiện vào tháng 6/2010 rằng một sâu máy tính có tên gọi “Stuxnet” đã tấn công một cơ sở hạt nhân của Iran tại Natanz cho thấy rằng đối với chiến tranh mạng tương lai chính là lúc này. Stuxnet dường như đã nhiễm vào hơn 60.000 máy tính, quá nửa trong số đó là ở Iran; các nước khác cũng bị ảnh hưởng bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc, Azerbaijan, Hàn Quốc, Malaysia, Mỹ, Anh, Australia, Phần Lan và Đức. Virus tiếp tục lan rộng và nhiễm vào các hệ thống máy tính thông qua internet, mặc dù sức phá hủy của nó giờ đây đã bị hạn chế bởi sự có mặt của các biện pháp khắc phục hiệu quả Continue reading “#131 – Sâu máy tính Stuxnet và tương lai chiến tranh mạng”

#129 – Công ước Luật Biển 1982 và khả năng áp dụng vào các tranh chấp ở Biển Đông

Nguồn: Donald R. Rothwell (2013). “The 1982 UN convention on the Law of the Sea and its relevance to maritime disputes in the South China Sea”, in Leszek Buszynski & Christopher Roberts (eds), The South China Sea and Australia’s Regional Security Environment, National Security College Occasional Paper No. 5, pp. 13-17.>>PDF

Biên dịch: Trần Kiên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Công ước năm 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)[1] là một văn kiện pháp lý quốc tế chủ chốt. Công ước xác định phạm vi và kích thước của các vùng biển khác nhau cũng như cung cấp các cơ chế để phân định ranh giới các vùng biển đó. Tất cả các nước Đông Nam Á có quyền lợi trên Biển Đông đều là thành viên của UNCLOS. UNCLOS phân biệt Continue reading “#129 – Công ước Luật Biển 1982 và khả năng áp dụng vào các tranh chấp ở Biển Đông”

#128 – Quyền lực cứng, quyền lực mềm, quyền lực thông minh

Nguồn: Ernest J. Wilson III (2008). “Hard Power, Soft Power, Smart Power”, The ANNALS of the American Academy of Political and Social Science 2008, pp. 110-124.>>PDF

Biên dịch: Phạm Hương Trà | Hiệu đính: Phạm Thủy Tiên

Bài viết này mở rộng khái niệm quyền lực cứng và quyền lực mềm nhằm giới thiệu khái niệm quyền lực thông minh, được định nghĩa là khả năng một chủ thể kết hợp các thành tố của quyền lực cứng và quyền lực mềm thông qua các phương thức tác động qua lại nhằm đạt được mục đích mình mong muốn một cách hiệu quả. Bài viết lập luận rằng việc phát huy quyền lực thông minh đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với an ninh của các quốc gia do tác động của những thay đổi cấu trúc mang tính dài hạn trong các điều kiện quốc tế và những thất bại trong ngắn hạn của chính quyền hiện tại. Những tranh luận hiện nay về ngoại giao công chúng và quyền lực mềm chịu tác động từ những thất bại trong việc xử lý các khía cạnh khái niệm, thể chế và chính trị của thách thức nêu trên. Đây cũng là ba khía cạnh được tác giả phân tích trong bài viết này. Continue reading “#128 – Quyền lực cứng, quyền lực mềm, quyền lực thông minh”

#127 – Lý Quang Diệu viết về Nhật Bản

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Japan: Strolling into Mediocrity”, in L.K Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 125-136.

Biên dịch: Tống Thị Thanh Duyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #109 – Lý Quang Diệu viết về Đông Nam Á và Việt Nam 

NHẬT BẢN: Dần bước vào sự tầm thường

Thách thức nghiêm trọng nhất Nhật Bản phải đối mặt là vấn đề dân số. Dân số của đất nước này đang nhanh chóng già đi và không tự thay thế. Tất cả những vấn đề khác – một nền kinh tế đình đốn và một sự lãnh đạo chính trị yếu ớt – đều nhạt nhòa đi khi so với vấn đề này. Nếu Nhật Bản không giải quyết vấn đề dân số thì tương lai của nó sẽ rất đáng lo ngại. Continue reading “#127 – Lý Quang Diệu viết về Nhật Bản”

#124 – Các yêu sách trên biển mâu thuẫn ở Biển Đông

Nguồn: Clive Schofield[1] (2013). “Increasingly contested waters? Conflicting maritime claims in the South China Sea”, in Leszek Buszynski & Christopher Roberts (eds), The South China Sea and Australia’s Regional Security Environment, National Security College Occasional Paper  No. 5, pp. 8-12.>>PDF

Biên dịch: Mạch Nguyễn Phương Uyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #23 – Biển Đông: Dầu mỏ, những yêu sách trên biển, và cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung 

Giới thiệu

Biển Đông là nơi có các đặc điểm địa lý ven biển phức tạp, nhiều tranh chấp chủ quyền đối với các đảo bởi nhiều bên yêu sách, những tuyên bố về đường cơ sở thái quá và gây tranh cãi, những tuyên bố chồng chéo và trái ngược nhau về quyền tài phán trên biển, và gần đây nhất là những tranh chấp liên quan đến báo cáo được nộp lên (cho Liên Hợp Quốc) về các quyền đối với thềm lục địa mở rộng. Mục đích của bài viết này là xem xét và phân tích những vấn đề trên Continue reading “#124 – Các yêu sách trên biển mâu thuẫn ở Biển Đông”

#122 – Đặng Tiểu Bình và quyết định của TQ tiến hành chiến tranh với VN

dangtieubinh

Nguồn: Xiaoming Zhang (2010). “Deng Xiaoping and China’s Decision to go to War with Vietnam”, Journal of Cold War Studies, Volume 12, Number 3 (Summer), pp. 3-29

Biên dịch: Vũ Minh Hải | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (từ đây viết tắt là Trung Quốc) đã tham gia hai chiến dịch quân sự lớn – một ở Triều Tiên chống lại Hoa Kỳ từ tháng 10 năm 1950 đến tháng 7 năm 1953, và hai là chiến tranh với Việt Nam năm 1979. Không may là ở Trung Quốc, cuộc chiến tranh với Việt Nam đã bị lịch sử lãng quên. Sự kiện này hiếm khi được thảo luận trên phương tiện truyền thông và các học giả ở Trung Quốc bị cấm nghiên cứu vấn đề này. Đến giữa những năm 1970, Trung Quốc và Việt Nam vẫn còn là những đồng minh thân cận trong Chiến tranh Lạnh. Vậy tại sao vào cuối năm 1978 Trung Quốc lại quyết định tiến hành chiến tranh với Việt Nam? Continue reading “#122 – Đặng Tiểu Bình và quyết định của TQ tiến hành chiến tranh với VN”

#121 – Sự trỗi dậy của nền dân chủ phi tự do

Nguồn: Fareed Zakaria (1997). “The Rise of Illiberal Democracy”, Foreign Affairs, Vol. 76, No. 6 (Nov. – Dec.), pp. 22-43.>>PDF

Biên dịch: Hồ Lê Trung | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Làn sóng kế tiếp

Nhà ngoại giao Hoa Kỳ Richard Holbrooke xem xét nghiêm túc một vấn đề trước thềm các cuộc bầu cử vào tháng 9 năm 1996 ở Bosnia, sự kiện mang ý nghĩa khôi phục cuộc sống dân sự ở đất nước bị phá hủy nặng nề này. Ông cho rằng “giả sử các cuộc bầu cử được tuyên bố là tự do và công bằng,” nhưng những người được bầu lại là “những kẻ phân biệt chủng tộc, những kẻ phát xít, những kẻ theo chủ nghĩa ly khai, luôn công khai chống đối [nền hòa bình và sự tái hòa nhập]. Đó thực sự là thế tiến thoái lưỡng nan.” Thực tế đã xảy ra như vậy, Continue reading “#121 – Sự trỗi dậy của nền dân chủ phi tự do”

#120 – Tư duy mới của Trung Quốc về liên minh

Nguồn:  Feng Zhang (2012). “China’s New Thinking on Alliances” , Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 54, No. 5, pp. 129-148.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Việt Hưng | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn

Bài liên quan: #63 – Đối phó với một Trung Quốc mâu thuẫn 

Tháng 12 năm 1949, Mao Trạch Đông – lãnh đạo tối cao của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa non trẻ – đã có chuyến thăm đến Matxcơva để thương lượng trở thành đồng minh quân sự với Liên Xô. Tuy nhiên, trong vòng chưa đến hai thập kỉ sau đó, liên minh quân sự Xô – Trung đã không những sụp đổ mà còn biến thành thế đối đầu căng thẳng cả về quân sự và ý thức hệ. Những nhu cầu cấp bách mang tính chiến lược của đất nước đã buộc giới lãnh đạo Trung Quốc phải xích lại gần với Hoa Kỳ, và từ sau năm 1972, tạo nên một mô hình bán liên minh giữa 2 quốc gia từng có quá khứ thù địch này. Tháng 1 năm 1979, Continue reading “#120 – Tư duy mới của Trung Quốc về liên minh”

#119 – Tìm hiểu chính trị thế giới thế kỷ 21

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 1), (Boston, MA: Wadsworth, 2010)

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày nay có nhiều thứ chỉ ra rằng chúng ta đang trải qua một giai đoạn chuyển đổi, khi mà có vẻ như một số thứ đang trên đà biến mất và thứ khác đang được sinh ra trong đau đớn. Chuyện đó như thể cái gì đó đang tự nó vỡ vụn, suy tàn và kiệt quệ, trong khi có những thứ khác, vẫn còn chưa tồn tại, đang nổi lên từ đống đổ nát.

Vaclav Havel – Nhà viết kịch và cựu tổng thống Cộng hòa Séc

Khi người ta sử dụng thuật ngữ “quan hệ quốc tế”, người ta thường nói tới các mối tương tác giữa các quốc gia[1] có lãnh thổ và tự chủ mà không có quyền lực nào cao hơn để điều chỉnh hành vi của chúng. Những ghi nhận sớm nhất về các nhà nước như vậy là ở vùng Lưỡng Hà cổ đại, nơi có khoảng hơn hai chục thành bang (city-state) nảy nở trên vùng đồng bằng châu thổ giữa sông Tigris và sông Euphrates. Continue reading “#119 – Tìm hiểu chính trị thế giới thế kỷ 21”

#118 – Các cường quốc mới nổi trỗi dậy như thế nào?

Nguồn: Andrew F.Hart & Bruce D.Jones (2010). “How Do Rising Powers Rise?”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 52, No.6, pp. 63-88.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thùy Anh & Phan Thị Phương Thảo

Có một vài khoảnh khắc trong chính trị quốc tế khi mà sự thay đổi quyền lực đặc biệt có tính then chốt. Điều này đã xảy ra một lần vào năm 1990 với sự sụp đổ đột ngột của Liên bang Xô Viết. Và một lần khác có thể chính là thời đại của chúng ta hiện nay, thời kì này được mở ra bằng sự “dàn sức quá mức” của Mỹ và “sự trỗi dậy của phần còn lại”, tất cả cộng lại đã làm thay đổi cân bằng ảnh hưởng trên toàn cầu. Một số nhà phân tích dự đoán về một “thế giới hậu Mỹ”[1] hay sử dụng thuật ngữ “vô cực”[2] để mô tả một thế giới mà khoảnh khắc đơn cực của Mỹ đã trôi qua và không có một trung tâm quyền lực nào tồn tại thế vào vị trí đó. Continue reading “#118 – Các cường quốc mới nổi trỗi dậy như thế nào?”

#116 – Trách nhiệm bảo vệ

Nguồn: Gareth Evans & Mohamed Sahoun (2002). “The Responsibility to Protect”, Foreign Affairs, Vol. 81, No. 6, pp. 99-110.[1]

Biên dịch: Nguyễn Thị Ngọc Ánh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #43 – Darfur và cuộc tranh luận về diệt chủng

Lời giới thiệu: Trong hơn 10 năm qua, khái niệm Trách nhiệm bảo vệ (the Responsibility to Protect – R2P) dù còn gây tranh cãi nhưng đã dần trở thành một quy chuẩn được thừa nhận ngày càng rộng rãi trong cộng đồng quốc tế. Về cơ bản, quy chuẩn này cho rằng khi một quốc gia không thể hoặc không muốn bảo vệ người dân khỏi những thảm họa nhân đạo thì cộng đồng quốc tế có quyền can thiệp để bảo vệ sinh mạng người dân quốc gia đó thông qua nhiều biện pháp, bao gồm cả biện pháp quân sự. Quy chuẩn này vì vậy đã thách thức nguyên tắc chủ quyền quốc gia lâu nay, coi chủ quyền quốc gia là một “trách nhiệm” chứ không phải  là một đặc quyền bất khả xâm phạm. Nghiencuquocte.net xin giới thiệu bài viết tóm lược các điểm chính của Trách nhiệm bảo vệ. Đồng tác giả Gareth Evans, nguyên Ngoại trưởng Australia, là một trong những người đầu tiên đề xướng ra khái niệm này.   

Continue reading “#116 – Trách nhiệm bảo vệ”

#114 – Bản chất của quyền lực quốc gia

Nguồn: Hans J. Morgenthau (1948). “The Essence of National Power”, in H.J. Morgenthau, Politics among Nations: The Struggle for Power and Peace (New York, NY: Alfred A. Knopf), pp. 73-79.

Biên dịch: Phạm Khánh Ly | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

1. Quyền lực quốc gia là gì?

Chúng ta đã nói rằng khi đề cập đến khái niệm quyền lực (hay sức mạnh), chúng ta muốn nói tới quyền lực của một người chi phối tư tưởng và hành động của những người khác, một hiện tượng được tìm thấy bất kể khi nào có loài người sống và tương tác với nhau trong xã hội. “Quyền lực của một đất nước” hay “quyền lực quốc gia” đã được thảo luận như thể một khái niệm hiển nhiên, đã được giải thích khá đầy đủ bởi những gì chúng ta đã nói về quyền lực nói chung. Tuy nhiên, mặc dù chúng ta dễ dàng hiểu rằng các cá nhân đều tìm kiếm quyền lực, nhưng khát vọng về quyền lực trong các quần thể được gọi là các quốc gia sẽ được lý giải ra sao? Quốc gia là gì? Chúng ta muốn nói lên điều gì khi gắn những khát vọng và hành động cho một quốc gia? Continue reading “#114 – Bản chất của quyền lực quốc gia”