#57 – Giữa cân bằng quyền lực và cộng đồng: Tương lai hợp tác an ninh đa phương ở CA-TBD

Nguồn: G. John Ikenberry & Jitsuo Tsuchiyama (2002). “Between Balance of Power and Community: The Future of Multilateral Security Co-operation in the Asia – Pacific”, International Relations of the Asia Pacific, Vol 2., pp.69-94.>>PDF

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài viết này tìm hiểu logic ẩn sau những cách tiếp cận của Hoa Kỳ và Nhật Bản đối với an ninh khu vực và những triển vọng cho một trật tự an ninh hợp tác toàn diện hơn trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trật tự an ninh hiện tại trong khu vực mang dấu ấn của các phương thức tiếp cận lâu đời và đặc trưng của Hoa Kỳ và Nhật Bản. Những phương thức tiếp cận này mang đến kỳ vọng về việc xây dựng một trật tự hợp tác có sự tham gia của nhiều quốc gia hơn, tuy nhiên trong những năm tới, Châu Á – Thái Bình Dương sẽ vẫn là một khu vực hiện diện đâu đó ở giữa sự cân bằng quyền lực và một trật tự an ninh dựa vào cộng đồng.
Continue reading “#57 – Giữa cân bằng quyền lực và cộng đồng: Tương lai hợp tác an ninh đa phương ở CA-TBD”

#55 – Giải cứu các quốc gia thất bại

Nguồn: Gerald B. Helmen & Steven R. Ratner (1992). “Saving Failed States”, Foreign Policy, No. 89 (Winter), pp. 3-20

Biên dịch: Nông Hải Âu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Từ Haiti ở Tây bán cầu tới phần sót lại của Nam Tư ở châu Âu, từ Somalia, Sudan, và Liberia ở châu Phi đến Campuchia ở Đông Nam Á, có một hiện tượng mới đáng lo ngại đang nổi lên: các quốc gia – dân tộc thất bại, hoàn toàn không có khả năng duy trì vai trò một thành viên của cộng đồng quốc tế. Nội chiến, chính phủ tan vỡ, và thiếu thốn kinh tế đang tạo ra ngày càng nhiều hơn tình trạng debellatios, thuật ngữ được dùng mô tả tình trạng bị phá hủy của Đức sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Khi các quốc gia này rơi vào tình trạng hỗn loạn Continue reading “#55 – Giải cứu các quốc gia thất bại”

#54 – Sự va chạm giữa các nền văn minh?

Islamophobia-293x300

Nguồn: Samuel P. Huntington (1993). “The Clash of Civilizations?” Foreign Affairs, No. 72 (Summer), pp. 22-49.>>PDF

Biên dịch: Lưu Ngọc Trâm | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hình thái tiếp theo của xung đột

Chính trị thế giới đang bước vào một giai đoạn mới, và các nhà trí thức đã không hề ngần ngại đưa ra vô số quan điểm về hình hài của nó – sự cáo chung của lịch sử, sự trở lại của mối thâm thù giữa các quốc gia – dân tộc, và sự suy tàn của các quốc gia – dân tộc dưới sức ép của chủ nghĩa bộ lạc, chủ nghĩa toàn cầu và các chủ nghĩa khác. Mỗi quan điểm đều nắm bắt một khía cạnh nào đó của hiện thực đang hình thành. Tuy nhiên tất cả đều không nắm bắt được một khía cạnh quan trọng, thực tế là trung tâm, của hình hài khả dĩ của chính trị thế giới trong những năm sắp tới. Continue reading “#54 – Sự va chạm giữa các nền văn minh?”

#53 – Chuyển dịch quyền lực: Tái xác định vị trí của Úc trong Thế kỷ Châu Á

Nguồn: Hugh White1 (2011). “Power Shift: Rethinking Australia’s Place in the Asian Century”, Australian Journal of International Affairs, 65:1, 81-93. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Minh Trang | Hiệu đính: Đỗ Thanh Hải

Kể từ khi Richard Nixon đến Trung Quốc năm 1972, Úc đã tận hưởng khoảng thời gian thịnh vượng và bình yên lâu dài nhất bắt đầu từ cuối thế kỷ 19. Khi hòa bình kéo dài quá lâu như vậy, chính quyền Úc đã có xu hướng coi hòa bình là hiển nhiên. Chúng ta cho rằng thực tế hiển nhiên và chắc chắn là những điều không may, sai lầm hay các ý đồ xấu xa đã gây ra các cuộc chiến tranh trong quá khứ không thể tái diễn vào ngày nay bởi hệ thống quốc tế đã tiến bộ. Continue reading “#53 – Chuyển dịch quyền lực: Tái xác định vị trí của Úc trong Thế kỷ Châu Á”

#50 – Chính sách xoay trục sang Đông Á của Mỹ: Về phương diện hải quân

Nguồn: Christian Le Mière (2012). “America’s Pivot to East Asia: The Naval Dimension”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 54, No. 3, pp. 81-94.

Biên dịch & Hiệu đính: Vương Tuấn Hưng

Công bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta vào đầu tháng 1 năm 2012 về việc điều chỉnh chiến lược quốc phòng đã khẳng định rằng Mỹ đang hướng sự chú ý tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương khi mà các cam kết tiến hành chiến tranh ở Trung Đông và Trung Á lắng xuống. Trong một cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc vào ngày 5 tháng 1, Tổng thống Obama, Bộ trưởng Quốc phòng Panetta và Tổng tham mưu trưởng Liên quân Martin Dempsey đã đề cập đến văn bản hướng dẫn chiến lược mới “Duy trì vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ: Những ưu tiên trong chiến lược quốc phòng thế kỷ 21”. Continue reading “#50 – Chính sách xoay trục sang Đông Á của Mỹ: Về phương diện hải quân”

#49 – Quyền lực chính trị

qlchinhtri

Nguồn: Hans J. Morgenthau (1948). “Political Power”, in H.J. Morgenthau, Politics among Nations: The Struggle for Power and Peace (New York, NY: Alfred A. Knopf), pp. 13-20.

Biên dịch: Võ Hoàng Phương Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

I. Quyền lực chính trị là gì?[1]

Chính trị quốc tế, giống như mọi loại chính trị khác, là một cuộc tranh giành quyền lực. Bất kể mục đích cuối cùng của chính trị quốc tế là gì, quyền lực luôn luôn là mục đích tức thì. Chính trị gia và các dân tộc có thể rốt cuộc muốn tìm kiếm tự do, an ninh, sự thịnh vượng, hay chính bản thân quyền lực. Họ có thể xác định mục tiêu của mình trên góc độ lý tưởng về tôn giáo, triết học, kinh tế hoặc xã hội. Họ có thể hy vọng rằng những lý tưởng trên có thể thành hiện thực thông qua chính nội lực của mình, qua sự can thiệp của Chúa trời, hoặc thông qua sự phát triển tự nhiên của những vấn đề nhân sinh. Continue reading “#49 – Quyền lực chính trị”

#48 – Sự trỗi dậy của Trung Quốc và tương lai của phương Tây

Nguồn: G. John Ikenberry (2008). “The Rise of China and the Future of the West: Can the Liberal System Survive?”,  Foreign Affairs, Vol. 87, No. 1 (Jan. – Feb.), pp. 23-37.>>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Tố Uyên | Hiệu đính: Lâm Vũ

Không còn nghi ngờ gì nữa, sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ trở thành một trong những vở kịch nổi bật của thế kỷ 21. Sự phát triển kinh tế phi thường và chính sách ngoại giao linh hoạt của Trung Quốc đã tạo bước biến chuyển cho khu vực Đông Á, và những thập niên trong tương lai sẽ chứng kiến quyền lực và ảnh hưởng của Trung Quốc gia tăng mạnh mẽ hơn. Nhưng chính xác liệu vở kịch này sẽ được biểu diễn như thế nào thì vẫn còn là một câu hỏi mở. Liệu Trung Quốc sẽ lật đổ hệ thống hiện có hay sẽ trở thành một bộ phận trong đó? Và Mỹ có thể làm gì (nếu được) để duy trì vị thế trước sự trỗi dậy của Trung Quốc? Continue reading “#48 – Sự trỗi dậy của Trung Quốc và tương lai của phương Tây”

#47 – Cân bằng quyền lực và Chiến tranh thế giới lần thứ nhất

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Balance of Power and World War I” (Chapter 3), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 59-86.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cân bằng quyền lực

Người ta thường cho rằng nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là do vấn đề “cân bằng quyền lực”, một trong những khái niệm thường xuyên được sử dụng trong chính trị quốc tế, song đồng thời cũng là một trong những khái niệm gây nhiều tranh cãi. Khái niệm này thường được sử dụng một cách lỏng lẻo nhằm miêu tả và biện minh đủ loại vấn đề. Nhà triết học người Anh thế kỷ 18 David Hume đã miêu tả cân bằng quyền lực như một nguyên tắc cơ bản của chính trị thực dụng, nhưng Richard Cobden,  một người theo chủ nghĩa tự do của Anh vào thế kỷ 19 đã gọi đó là “một điều không thực tế, không thể miêu tả được và không thể hiểu được.”[1] Còn Woodrow Wilson, tổng thống Mỹ trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất cho rằng cân bằng quyền lực chính là một nguyên tắc xấu xa Continue reading “#47 – Cân bằng quyền lực và Chiến tranh thế giới lần thứ nhất”

#45 – Vai trò của Trung Quốc ở Châu Á

Nguồn: Philip C. Saunders (2008). “China’s Role in Asia”, in David Shambaugh & Michael Yahuda (eds), International Relations of Asia (Maryland: Rowman & Littlefield Publishers), pp. 127-149.>>PDF

Biên dịch: Hoàng Thu Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau nhiều thập kỉ chỉ tạo ảnh hưởng mức độ vừa phải ở Châu Á, Trung Quốc hiện giờ đã đóng vai trò chủ động và quan trọng hơn trong khu vực. Cải cách kinh tế và sau đó là sự hội nhập vào mạng lưới sản xuất khu vực và toàn cầu của Trung Quốc đã tạo ra tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong 3 thập kỷ, khiến sức mạnh quốc gia của Trung Quốc tăng lên đáng kể. Chiến lược an ninh khu vực của Trung Quốc và một loạt các biện pháp trấn an về ngoại giao, quân sự, và kinh tế đã có những tác động đáng kể làm giảm quan ngại của các nước Châu Á về sức mạnh của Trung Quốc. Continue reading “#45 – Vai trò của Trung Quốc ở Châu Á”

#43 – Darfur và cuộc tranh luận về diệt chủng

Nguồn: Scott Straus (2005). “Darfur and the Genocide Debate”, Foreign Affairs, Vol. 84, No. 1 (Jan. – Feb.), pp. 123-133.>>PDF

Biên dịch: Dương Mai Hương | Hiệu đính: Phạm Thủy Tiên

Cái tên nói lên điều gì?

Tại khu vực Darfur thuộc miền tây Sudan, cuộc xung đột sắc tộc diễn ra từ tháng 2 năm 2003 đến nay đã cướp đi sinh mạng của hơn 70.000 người và buộc khoảng 1,8 triệu người phải di dời. Căn nguyên của cuộc xung đột này rất phức tạp và nhiều phần của bức tranh vẫn còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, một số sự kiện quan trọng hiện đã được làm rõ. Thủ phạm chính của các vụ giết chóc và trục xuất là lực lượng dân quân gốc “Ả-rập” do chính phủ hậu thuẫn. Nạn nhân chủ yếu là những người da đen gốc Phi của ba bộ lạc. Cuộc khủng hoảng này hiện là thảm họa nhân đạo lớn nhất hành tinh. Continue reading “#43 – Darfur và cuộc tranh luận về diệt chủng”

#41 – Chủ nghĩa hiện thực tân cổ điển và các lý thuyết về chính sách đối ngoại

Nguồn: Gideon Rose (1998). “Neoclassical Realism and Theories of Foreign Policy”,* World Politics, Vol. 51, No. 1 (Oct.), pp. 144-172.

Biên dịch: Nguyễn Thị Ngọc Ánh | Hiệu đính: Trương Minh Huy Vũ

Trong suốt hai thập niên, lý thuyết về quan hệ quốc tế chủ yếu bị chi phối bởi cuộc tranh cãi giữa các học giả theo chủ nghĩa hiện thực mới và các học giả theo các trường phái khác.[1] Nội dung của hầu hết các cuộc tranh cãi xoay quanh những câu hỏi về bản chất của hệ thống quốc tế và tác động của nó lên các vấn đề quốc tế như chiến tranh và hòa bình. Theo đó, các học giả tranh luận về việc một hệ thống đa cực hay một hệ thống hai cực sẽ tạo ra nhiều mâu thuẫn hơn hay các thể chế quốc tế có gia tăng khả năng hợp tác quốc tế hay không.Vì chủ nghĩa hiện thực mới (CNHTM) tìm cách giải thích những hệ quả mà sự tương tác giữa các quốc gia mang lại, nên nó là một học thuyết về chính trị thế giới. Continue reading “#41 – Chủ nghĩa hiện thực tân cổ điển và các lý thuyết về chính sách đối ngoại”

#40 – Đế chế có thời hạn

empire_main

Nguồn: Niall Ferguson[1] (2006). “Empires with Expiration Dates”,  Foreign Policy (September/October), pp. 46-52.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Ngọc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự tồn vong của các đế chế đóng vai trò thúc đẩy lịch sử phát triển. Tuy nhiên, những đế chế ra đời trong suốt 100 năm qua đều chịu chung số phận “đoản mệnh”; không một đế chế nào tồn tại đủ lâu để chứng kiến buổi bình minh của thế kỷ mới. Ngày nay, trên thế giới không còn tồn tại đế chế nào nữa, ít nhất là một cách chính thức. Nhưng điều đó có thể sớm thay đổi nếu nước Mỹ – hay thậm chí là Trung Quốc – nắm bắt được vận mệnh đế chế của mình. Làm thế nào để những cường quốc này không đi vào vết xe đổ của những đế chế đã sụp đổ? Continue reading “#40 – Đế chế có thời hạn”

#36 – Sự cáo chung của lịch sử?

wwall_1109

Nguồn: Francis Fukuyama (1989). “The End of History?”, The National Interest, No. 16 (Summer), pp. 3-18. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Phú Lợi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lời giới thiệu: Năm 1989, khi những cải cách ở Trung Quốc và Liên Xô đang diễn ra sâu rộng và cuộc Chiến tranh Lạnh chuẩn bị chính thức kết thúc, Francis Fukuyama đã xuất bản bài viết gây tiếng vang “Sự cáo chung của lịch sử?” trên tạp chí The National Interest. Dựa trên các tư tưởng của Hegel, Fukuyama cho rằng vào thời điểm bấy giờ có thể coi lịch sử đã “cáo chung” theo nghĩa rằng “đó là điểm kết thúc trong cuộc tiến hóa tư tưởng của loài người và sự phổ quát hóa của dân chủ tự do phương Tây với tư cách là thể thức cuối cùng của sự cai trị con người” bởi các hệ tư tưởng cạnh tranh, điển hình là chủ nghĩa Mác-Lênin, đã bị đánh bại. Dù nhiều luận điểm trong bài viết còn gây tranh cãi nhưng rõ ràng đây là một bài viết có nhiều ảnh hưởng, thể hiện qua việc đến nay đã được trích dẫn hơn 10.000 lần. Nghiencuuquocte.net xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bản dịch của bài viết này. Continue reading “#36 – Sự cáo chung của lịch sử?”

#35 – Thế lưỡng nan an ninh và xung đột sắc tộc

201307-eu-bosnia-vii-ronhaviv

Nguồn: Barry A. Posen (1993). “The Security Dilemma and Ethnic Conflict”, Survival, Vol. 35, No. 1 (Spring), pp. 27-47.>>PDF

Biên dịch: Phan Đoàn Hoài Trinh | Hiệu đính: Nguyễn Võ Dân Sinh

Cùng với sự kết thúc Chiến tranh Lạnh là sự nổi lên của các cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc và tôn giáo ở lục địa Á-Âu. Tuy nhiên, nguy cơ và cường độ của những cuộc xung đột này khác nhau tùy theo từng vùng miền: người Ucraina và người Nga vẫn tương đối hòa hợp với nhau; người Serbia và người Slovenia có những cuộc đụng độ ngắn, gay gắt; người Serbia, người Croatia và người Hồi giáo Bosnia tiến hành xung đột công khai; người Armenia và người Azeri dường như buộc phải lâm vào một cuộc chiến lâu dài, tiêu hao. Khẳng định rằng nguyên nhân dẫn đến bạo lực là do những hận thù từ xa xưa đến giờ mới được bộc phát không thể giải thích được sự khác biệt đáng kể trong quan hệ giữa các nhóm dân tộc, chủng tộc và tôn giáo. Continue reading “#35 – Thế lưỡng nan an ninh và xung đột sắc tộc”

#34 – Chính trị quốc tế: Một cách tiếp cận kép

League-of-Nations-Manchuria

Nguồn: Hans J. Morgenthau (1948). “International Politics: A Dual Approach”, in H.J. Morgenthau, Politics among Nations: The Struggle for Power and Peace (New York, NY: Alfred A. Knopf), pp. 3-9.

Biên dịch: Cao Phương Ngọc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lời giới thiệu: Năm 1948, tác giả Hans J. Morgenthau xuất bản cuốn sách Politics among Nations: The Struggle for Power and Peace [Chính trị giữa các quốc gia: Cuộc đấu tranh vì quyền lực và hòa bình]. Cuốn sách giới thiệu khái niệm “chủ nghĩa hiện thực” trong chính trị, trên nền tảng đó trình bày về vấn đề chính trị cường quyền trong quan hệ quốc tế, nhấn mạnh vai trò của yếu tố quyền lực trong định hình chính sách và cách hành xử giữa các quốc gia với nhau. Tác phẩm đã đưa Morgenthau trở thành một trong những người có ảnh hưởng nhất không chỉ đối với giới học giả mà còn cả giới làm chính sách đối ngoại ở Mỹ cũng như các nước khắp thế giới từ sau Thế chiến thứ hai. Cuốn sách cũng đã trở thành một trong những tác phẩm kinh điển đối với  lĩnh vực nghiên cứu quan hệ quốc tế. Vì vậy, từ số này, Nghiencuuquocte.net sẽ lựa chọn và lần lượt giới thiệu tới quý độc giả một số chương tiêu biểu của cuốn sách. Xin mời các bạn đón đọc. Continue reading “#34 – Chính trị quốc tế: Một cách tiếp cận kép”

#32 – Chiến tranh là một công cụ của chính sách

Spanish-american-war

Nguồn: Carl von Clausewitz (2007). “War is an Instrument of Policy”, in C. v. Clausewitz, On War, translated by Michael Howard & Peter Paret (Oxford: Oxford University Press), pp. 252-258.

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đến nay chúng ta đã xem xét sự không tương hợp giữa chiến tranh và mọi mối quan tâm khác của con người, dù là về mặt cá nhân hay xã hội – một sự khác biệt xuất phát từ bản chất của con người, và do vậy không có triết lý nào có thể giải quyết. Chúng ta đã khảo sát sự không tương hợp này từ nhiều góc độ do đó không có bất kì yếu tố mâu thuẫn nào của nó còn bị bỏ sót. Bây giờ chúng ta phải tìm ra sự thống nhất mà những yếu tố mâu thuẫn này kết hợp nên trong đời thực, Continue reading “#32 – Chiến tranh là một công cụ của chính sách”

#31 – Tại sao chiến tranh vẫn có thể xảy ra ở Châu Á?

57mm-AT-gun-Korea-1950

Nguồn: Hugh White (2008). “Why War in Asia Remains Thinkable”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 50, No.6, pp. 85-104.

Biên dịch: Lương Thị Lan Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu như chúng ta quan niệm về chiến tranh giống như ông cha ta – rằng chiến tranh là những cuộc xung đột lớn giữa các cường quốc, cướp đi cuộc sống yên bình của hàng tỉ người và làm đảo lộn trật tự thế giới – thì chiến tranh dường như không còn có thể xảy ra ở châu Á. Hơn 30 năm qua, Đông Á tận hưởng nền hòa bình có lẽ chưa từng được biết đến trước đó. Trong khu vực Đông Bắc Á, các quốc gia hùng mạnh như Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kì đang duy trì mối quan hệ hòa bình – hợp tác. Hơn thế nữa, ngoài những sự cố nhỏ tại quần đảo Trường Sa, Continue reading “#31 – Tại sao chiến tranh vẫn có thể xảy ra ở Châu Á?”

#30 – Thực thi sức mạnh mềm

article-2415087-1

Nguồn: Joseph S. Nye (2004). “Wielding Soft Power” (Chapter 4) in J.S. Nye, Soft Power: The Means to Success in World Politics (New York: PublicAffairs), pp. 99-126.

Biên dịch: Lê Vĩnh Trương | Hiệu đính: Giáp Văn Dương

Các chính phủ sử dụng sức mạnh quân sự để đưa ra các đe dọa, phát động chiến tranh, và bằng cách phối hợp với các kỹ năng cùng yếu tố may mắn, họ có thể đạt được những kết quả mong muốn trong một thời gian phù hợp nào đó. Sức mạnh kinh tế cũng thường là một thực thể có tác động rõ ràng, trực tiếp như vậy. Các chính phủ có thể ra lệnh đóng băng các tài khoản ngân hàng nước ngoài trong vòng một đêm cũng như có thể phân chia các khoản hối lộ hay viện trợ nhanh chóng (dù rằng những cuộc cấm vận kinh tế nếu có, thường cần thời gian nhiều hơn để đạt tới những kết quả mong muốn). Như chúng ta đã thấy ở Chương 1, thực thi sức mạnh mềm khó khăn hơn vì nhiều loại tài nguyên quan trọng nằm ngoài tầm với của các chính phủ, Continue reading “#30 – Thực thi sức mạnh mềm”

#29 – Công luận, cấu trúc quốc nội và chính sách đối ngoại trong các nền dân chủ tự do

8437680366_d53e10e748

Nguồn: Thomas Risse-Kappen (1991), “Public Opinion, Domestic Structure, and Foreign Policy in Liberal Democracies”, World Politics, Vol. 43, No. 4 (July), pp. 479-512.

Biên dịch: Vương Thảo Vy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giới thiệu

Tại sao các quốc gia có sức mạnh tương đương nhau lại thường phản ứng khác nhau đối với cùng một điều kiện hoặc ràng buộc trong môi trường quốc tế? Nỗ lực nhằm trả lời câu hỏi trên đã dẫn tới việc nghiên cứu các nguồn gốc trong nước của chính sách đối ngoại và chính trị quốc tế. Tuy nhiên, văn liệu hiện có ít khi đề cập đến một vấn đề: Ai là người chịu trách nhiệm cho quá trình hoạch định chính sách đối ngoại tại các quốc gia dân chủ tự do? Giới tinh hoa hay quần chúng? Ai gây ảnh hưởng lên ai? Dư luận và các tác nhân xã hội gây ra những ảnh hưởng như thế nào lên chính sách? Liệu thái độ của quần chúng đối với chính sách đối ngoại có bị thao túng bởi giới tinh hoa hay không? Cuối cùng là, nếu thái độ của quần chúng đi theo một kiểu mẫu chung thì điều gì giải thích cho sự khác nhau giữa những ảnh hưởng từ dư luận lên chính sách tại các quốc gia khác nhau? Continue reading “#29 – Công luận, cấu trúc quốc nội và chính sách đối ngoại trong các nền dân chủ tự do”

#28 – Hãy suy nghĩ lại: Toàn cầu hóa

PeopleGlobe

Nguồn: Moisés Naím (2009). “Think again: Globalization”, Foreign Policy, No. 171 (March/April), pp. 28-30, 32, 34.>>PDF

Biên dịch: Vũ Thị Thu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #154 – Toàn cầu hóa chính trị thế giới

Hãy quên đi những bản cáo phó vội vàng. Đối với những người phê phán, toàn cầu hóa là nguyên nhân của sự sụp đổ nền tài chính hiện nay, sự gia tăng bất bình đẳng, gian lận thương mại và kém an ninh. Nhưng đối với phe ủng hộ toàn cầu hóa, đó cũng là hướng giải pháp cho những vấn đề này. Điều không thể tranh cãi đó là toàn cầu hóa vẫn đang tồn tại. Continue reading “#28 – Hãy suy nghĩ lại: Toàn cầu hóa”