Thực hư cam kết NATO sẽ không mở rộng về phía Đông

Nguồn: Streit um Nato-Osterweiterung: „Es ist höchste Zeit, Tacheles mit den Russen zu reden“, WELT, 20/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Có phải phương Tây đã hứa với Nga sẽ không mở rộng NATO về phía Đông? Nhà sử học người Mỹ Mary Elise Sarotte nói về việc hiểu lầm cố hữu này đã tác động đến chính sách của Putin cho đến nay và cách mà phương Tây nên đối phó với Nga như thế nào.

WELT: Giáo sư Sarotte, phiên bản về câu chuyện của Vladimir Putin có nội dung như sau: “Sau năm 1989, phương Tây đã hứa với chúng tôi sẽ không mở rộng NATO. Điều này có nghĩa là, phương Tây đã lừa chúng tôi.” Thực hư chuyện này như thế nào?

Mary E. Sarotte: Về mặt chính thức thì không. Nhưng có bằng chứng cho thấy đã có các cuộc thảo luận về vấn đề này. Tóm tắt ngắn gọn là như vậy. Continue reading “Thực hư cam kết NATO sẽ không mở rộng về phía Đông”

Ngoại trưởng Anh Liz Truss: “Chúng ta phải chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất”

Nguồn: Liz Truss: „Wir müssen auf das Schlimmste gefasst sein“, WELT, 19/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Không giống như Đức, Anh hỗ trợ Ukraine bằng cách cung cấp vũ khí. Trong một cuộc phỏng vấn, Ngoại trưởng Anh Liz Truss giải thích, đây là việc làm thích hợp nhất để đương đầu với Vladimir Putin. Bà Bộ trưởng không tin vào các giải pháp của Berlin và Paris.

Hỏi: Thưa Bộ trưởng, Nga đã thông báo về các cuộc tập trận tên lửa. Đây là loại vũ khí có thể mang đầu đạn hạt nhân. Có phải những dấu hiệu về sự hòa dịu mà một số người gần đây muốn thấy, chỉ là một sự lừa dối? Continue reading “Ngoại trưởng Anh Liz Truss: “Chúng ta phải chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất””

Putin đã hoàn toàn hiểu sai về chiến tranh hiện đại

Nguồn: Ukraine-Krise: “Und dann wäre der perfekte Zeitpunkt, um zuzuschlagen” – WELT, 18/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Matthew Schmidt là một chuyên gia về chính sách quân sự và an ninh, đồng thời là một người am hiểu về nước Nga. Ông giải thích tính cách của Putin có liên quan gì đến cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay, và tại sao ông không tin vào một giải pháp hòa bình cũng như việc Putin sẽ thực hiện được kế hoạch của mình.

Trong nhiều thế kỷ qua, nước Nga luôn tìm kiếm vai trò của mình: giữa một bên là châu Âu với các giá trị tự do, là sự khai sáng và thế tục hóa, và một bên là cội nguồn của bản thân nó, các truyền thống Chính thống giáo của Nga và các tín ngưỡng bảo thủ. Điều này tác động như thế nào đến chính sách đối ngoại của Nga hiện nay và ảnh hưởng của nó đến các nước láng giềng của Nga? Continue reading “Putin đã hoàn toàn hiểu sai về chiến tranh hiện đại”

Tại sao Donetsk và Luhansk là trung tâm của khủng hoảng Ukraine?

Nguồn: Why Donetsk and Luhansk are at the heart of the Ukraine crisis”, The Economist, 15/02/2022.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 15 tháng 2, trong khi khoảng 130.000 quân Nga dường như đã sẵn sàng xâm lược Ukraine, hạ viện Nga đã bỏ phiếu yêu cầu tổng thống Vladimir Putin công nhận hai nước cộng hòa ly khai ở vùng đông nam Ukraine là các quốc gia độc lập. Donetsk và Luhansk, một phần của khu vực Donbas nơi người nói tiếng Nga chiếm đa số, đã bị lực lượng ly khai kiểm soát, và theo đó, do Nga kiểm soát trên thực tế, kể từ năm 2014. Tại sao những khu vực này lại quan trọng? Và việc Nga công nhận nền độc lập của họ có thể thay đổi cuộc khủng hoảng như thế nào? Continue reading “Tại sao Donetsk và Luhansk là trung tâm của khủng hoảng Ukraine?”

“Phần Lan hóa” là gì?

Nguồn: What is “Finlandisation”?, The Economist, 14/02/2022.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến các quan chức phương Tây tuyệt vọng tìm kiếm một giải pháp ngoại giao để ngăn chặn một cuộc xâm lược của Nga. Trên đường tới cuộc gặp với Tổng thống Nga, Vladimir Putin, tại Moscow, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã được hỏi về một giải pháp khả dĩ: “Phần Lan hóa”, ám chỉ tình trạng trung lập chính thức của Phần Lan trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Ông Macron thừa nhận đó là “một mô hình đang được cân nhắc”, nhưng ông khẳng định các nhà ngoại giao sẽ phải tìm ra một cái gì đó mới. Tin tức này đã làm dấy lên sự giận dữ ở cả Ukraine lẫn Phần Lan, nơi mà ký ức về trải nghiệm này không hề dễ chịu. Trên thực tế, “Phần Lan hóa” hoạt động như thế nào và tình trạng tương tự có thể được áp dụng cho Ukraine ra sao? Continue reading ““Phần Lan hóa” là gì?”

Câu hỏi lớn xoay quanh những vũ khí biết tự quyết sẽ giết ai

Nguồn: Autonome Kampfmaschinen: Diese Waffen entscheiden allein, wen sie töten, WELT, 06/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Một cuộc cách mạng đang diễn ra trong nghệ thuật chiến tranh, vũ khí hiện đại không cần con người điều khiển, chúng tự nhận dạng và giết chết nạn nhân của mình. Các nhà nghiên cứu Đức đang kêu gọi cấm các loại robot giết người kiểu này. Nhưng điều đó không phù hợp với một số quốc gia.

Trong bộ phim “Kẻ hủy diệt” (Terminator) năm 1984, máy tính và cỗ máy chiến tranh thông minh đã giành quyền lực trong tương lai, Kẻ hủy diệt đưa một robot được lập trình để giết người vào cuộc chiến với hiệu quả cao. Người xem nghĩ đây là khoa học viễn tưởng thuần túy. Trong thực tế, kỷ nguyên của những cỗ máy chiến đấu biết “tư duy” đã diễn ra từ lâu, cho dù chúng chưa mang hình hài con người, mà mới ở dạng chó robot có khả năng chiến đấu. Continue reading “Câu hỏi lớn xoay quanh những vũ khí biết tự quyết sẽ giết ai”

Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P3)

Nguồn: Why Russia Has Never Accepted Ukrainian Independence, The Economist, 18/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bài liên quan: Phần 1; Phần 2

Tháng 11/2021, Vladislav Surkov, nhà tư tưởng trung thành của Putin, đã chuyển sự chú ý sang câu hỏi về đế chế. “Nhà nước Nga, với tình hình nội tại nghiêm trọng và không linh hoạt, chỉ có thể tồn tại được nhờ sự mở rộng không mệt mỏi ra ngoài biên giới. Từ lâu, nó đã không còn biết cách làm thế nào để có thể tồn tại nếu không phải là một đế chế.” Ông lập luận, cách duy nhất để Nga có thể thoát khỏi sự hỗn loạn là xuất khẩu nó sang một quốc gia láng giềng. Nhưng điều ông không nói ra là, việc Putin xuất khẩu hỗn loạn và bạo lực để phục vụ mục đích ấy đã làm đứt gãy mối quan hệ giữa các quốc gia và các dân tộc Slavơ theo cách mà ngay cả sự sụp đổ của đế chế Xô-viết cũng không tạo ra. Continue reading “Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P3)”

Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P2)

Nguồn: Why Russia Has Never Accepted Ukrainian Independence, The Economist, 18/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bài liên quan: Phần 1

Năm 1994, sau ba năm suy thoái kinh tế khủng khiếp, hai trong số ba vị tổng thống trong buổi họp tại Viskuli đã phải rời nhiệm sở. Tại Belarus, Alexander Lukashenko, người từng điều hành một nông trại tập thể chuyên chăn nuôi heo, đã thắng cử trước Shushkevich. Lukashenko nói với người dân rằng mình sẽ giải quyết tình trạng kinh tế hỗn loạn bằng cách đưa nó trở lại trật tự trước đây. Cải cách bị dừng lại, và ở giai đoạn sau, trong 27 năm cầm quyền của Lukashenko, các cuộc bầu cử cạnh tranh và công bằng cũng bị chấm dứt. Quốc kỳ, vốn trước đó được đổi thành màu đỏ và trắng như cờ của nước Cộng hòa Belarus tồn tại ngắn ngủi hồi năm 1918, đã được chuyển lại thành một lá cờ giống như thời Liên Xô. Continue reading “Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P2)”

Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P1)

Nguồn: Why Russia Has Never Accepted Ukrainian Independence, The Economist, 18/12/2021

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tám giờ tối Chủ nhật, ngày 08/12/1991, Mikhail Gorbachev, Tổng thống Liên Xô, nhận được một cuộc điện thoại bằng đường dây tối mật. Người ở đầu dây bên kia là Stanislav Shushkevich, một giáo sư vật lý khiêm tốn, người mà vài tháng trước đó, trong công cuộc cải tổ của Gorbachev, đã được giao đảm nhận chức vụ lãnh đạo Cộng hòa Belarus thuộc Liên Xô. Shushkevich gọi từ một cabin đi săn trong khu rừng Belovezh tươi đẹp để nói với nhà cải cách vĩ đại rằng, ông đã ‘mất việc’: Liên Xô đã kết thúc rồi.

Nhìn lại, dấu hiệu cáo chung đã xuất hiện từ tháng 8, khi KGB, những nhân vật Cộng sản cứng rắn và quân đội đã buộc Gorbachev chịu quản thúc tại gia, và tiến hành một cuộc đảo chính. Sau ba ngày kháng cự hòa bình, dẫn đầu bởi Boris Yeltsin, Tổng thống Cộng hòa Xô viết Nga, họ đã rút lui. Sự kiện đó đã loại trừ mọi khả năng quay trở lại một Liên Xô trong quá khứ. Nhưng Gorbachev vẫn nuôi hy vọng về một người kế nhiệm hậu Xô Viết theo chủ trương tự do, như một cách để có thể giữ, chí ít là, một số nước cộng hòa liên kết với nhau. Cuộc gọi của Shushkevich đã giết chết hy vọng cuối cùng đó. Continue reading “Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P1)”

Đánh giá triển vọng quan hệ Việt Nam – Australia trong năm 2022

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng

Cơ hội nâng tầm quan hệ đối tác Việt Nam – Australia đang trong tầm với, nhưng hai bên cần triển khai các bước đi cụ thể để hiện thực hóa mục tiêu này.

Australia đang nỗ lực tạo dựng cột mốc mới trong quan hệ với Việt Nam. Vào tháng 5/2021, Thủ tướng Australia Scott Morrison đề xuất nâng cấp quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược toàn diện (CSP) vào năm 2023. Nếu muốn biến mục tiêu này thành hiện thực, lãnh đạo hai nước cần thúc đẩy hợp tác song phương chặt chẽ hơn trên một số lĩnh vực chính.

Từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay, quan hệ Việt Nam – Australia đã phát triển mạnh mẽ. Việc Hà Nội theo đuổi nguyên tắc đối ngoại “thêm bạn, bớt thù” góp phần mở rộng liên kết và làm sâu sắc hơn mức độ tin cậy giữa hai bên. Việt Nam là mục tiêu trọng tâm trong nỗ lực đẩy mạnh chiến lược tiếp cận Đông Nam Á của Australia, nhất là khi nước này khôi phục viện trợ song phương cho Việt Nam từ năm 1991. Continue reading “Đánh giá triển vọng quan hệ Việt Nam – Australia trong năm 2022”

John Mearsheimer cảnh báo phương Tây: “NATO chơi với lửa nên bị bỏng”

Nguồn: “Der Westen hat nicht verstanden, dass Putin nach anderen Regeln spielt”, WELT, 30/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Xung đột Ukraine đang leo thang một cách nguy hiểm. Chuyên gia John Mearsheimer nói rằng nguyên nhân chủ yếu là do phương Tây đã hiểu sai lợi ích của Nga. Trả lời phỏng vấn, nhà khoa học chính trị này nói về những gì Putin thực sự muốn và làm thế nào để nhanh chóng xoa dịu tình hình.

Tình hình Ukraine đang ngày càng trở nên nguy kịch. Các nỗ lực ngoại giao nhằm xoa dịu xung đột cho đến nay không thành công. Thay vào đó, cả hai bên đều diễu võ dương oai: Vladimir Putin tiếp tục đưa thiết bị chiến tranh đến biên giới Ukraine, và NATO phản ứng bằng cách tái bố trí quân đội tới các quốc gia thành viên ở phía đông. Làm sao đến nông nỗi này, phải làm gì bây giờ? Chúng tôi đã nói chuyện với giáo sư chính trị người Mỹ John J. Mearsheimer. Continue reading “John Mearsheimer cảnh báo phương Tây: “NATO chơi với lửa nên bị bỏng””

Cơ chế tiểu đa phương có hữu ích trong vấn đề Biển Đông?

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng

Tham vọng của Indonesia nhằm xây dựng một liên minh hàng hải cùng các quốc gia ASEAN là cách phản ứng phù hợp với mối đe dọa từ Trung Quốc.

Căng thẳng với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông đã thúc đẩy Indonesia mời các quan chức phụ trách an ninh hàng hải của năm quốc gia ASEAN (Brunei, Philippines, Malaysia, Singapore và Việt Nam) tham dự cuộc họp dự kiến tổ chức vào tháng 2/2022. Đại diện các nước sẽ cùng thảo luận về biện pháp ứng xử phù hợp trước thái độ quyết đoán ngày càng gia tăng của Bắc Kinh trên Biển Đông. Continue reading “Cơ chế tiểu đa phương có hữu ích trong vấn đề Biển Đông?”

Thế lưỡng nan của Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề Ukraine

Nguồn: “Türkei und Russland: Erdogans Ukraine-Dilemma”, WELT, 29/01/2022.

Lược dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Trong vấn đề Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ đứng về phía NATO. Thổ cảnh báo về nguy cơ một cuộc xâm lược của Nga, cung cấp vũ khí cho Kiev và kiểm soát lối vào duy nhất tới Biển Đen. Nhưng nếu xảy ra chiến tranh, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ rơi vào tình thế khó xử. Moscow có trong tay những đòn bẩy mạnh mẽ để đáp trả Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong cuộc khủng hoảng giữa Nga và Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ muốn đứng ra làm trung gian hòa giải giữa hai nước. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuần trước đã nói :”Chúng tôi hy vọng sẽ đưa được hại vị này (Vladimir) Putin và (Volodymyr) Zelensky gặp nhau càng sớm càng tốt”. Cả Ukraine và Nga đều có phản ứng tích cực về khả năng hòa giải của Thổ Nhĩ Kỳ, theo các phương tiện truyền thông và trích dẫn lời giới chức ngoại giao. Continue reading “Thế lưỡng nan của Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề Ukraine”

Tầm nhìn Châu Âu sai lầm của Macron

Nguồn: Francis J. Gavin and Alina Polyakova, Macron’s Flawed Vision for Europe, Foreign Affairs, 19/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự chia rẽ dai dẳng sẽ bóp nghẹt giấc mơ quyền lực toàn cầu của Tổng thống Pháp

Ngày 11/05/1962, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã tổ chức một buổi tiệc đặc biệt quy tụ các tài năng văn hóa Mỹ nhằm chào đón Bộ trưởng Văn hóa Pháp, André Malraux. Với sự xuất hiện của nhiều nhân vật nổi tiếng, như tiểu thuyết gia Saul Bellow, họa sĩ Mark Rothko, biên kịch Arthur Miller, và nghệ sĩ vĩ cầm Isaac Ster, tối hôm ấy là một buổi lễ tôn vinh quan hệ lịch sử lâu đời giữa Mỹ và Pháp. Tuy nhiên, chỉ vài giờ trước lễ hội hào nhoáng này, Kennedy, Malraux, và đại sứ Pháp tại Mỹ đã có một cuộc trao đổi căng thẳng về những chỉ trích ngày càng gay gắt của Tổng thống Pháp Charles de Gaulle đối với chính sách của Mỹ, và những yêu cầu đi kèm về quyền tự chủ chiến lược. Continue reading “Tầm nhìn Châu Âu sai lầm của Macron”

Vụ án ‘kim cương xanh’ và sóng gió ngoại giao Thái Lan – Saudi Arabia

Tác giả: Phúc Long

Một vụ trộm cách đây 30 năm trong hoàng cung Saudi Arabia đã châm ngòi hàng loạt vụ giết người bí ẩn và cuộc khủng hoảng ngoại giao Thái Lan – Saudi đến tận ngày nay.

Một buổi chiều năm 1989, tên trộm quyết định ra tay trong lúc vợ chồng hoàng tử Faisal của Vương quốc Saudi Arabia vắng nhà để đi nghỉ mát.

Kriangkrai Techamong làm công việc quét dọn trong tòa dinh thự, anh ta biết có 3 trong 4 két sắt chứa nữ trang, đá quý của ông chủ thường xuyên không khóa. Continue reading “Vụ án ‘kim cương xanh’ và sóng gió ngoại giao Thái Lan – Saudi Arabia”

“Nước Đức là con ngựa thành Troy của Putin trong NATO”

Nguồn: Ukraine-Politik: “Deutschland ist das trojanische Pferd Putins in der Nato”, WELT, 25/01/2022.

Lược dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Các quan điểm của chính phủ liên bang Đức trong cuộc khủng hoảng Ukraine và việc duy trì dự án Nord Stream 2 đang khiến thế giới khó hiểu. Nhiều nước đối tác thậm chí bắt đầu nghi ngờ về lòng trung thành của Đức đối với liên minh NATO.

Trong bối cảnh tình hình biên giới với Ukraine đang căng thẳng và bất chấp sự chỉ trích của quốc tế, Đức vẫn kiên trì duy trì dự án đường ống khí đốt Nord Stream 2. Trong nhiều năm, Berlin đã từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine để tự vệ. Và mới đây, việc chỉ huy hải quân Đức Kay-Achim Schönbach tỏ ra thông cảm với hành động gây hấn của Nga đã khiến dư luận phẫn nộ. Mối quan hệ dao động với Moscow đang ngày càng khiến các đối tác của Đức lo lắng – điều không chỉ liên quan đến Ukraine đang bị đe dọa. Sau đây là một cái nhìn tổng quan: Continue reading ““Nước Đức là con ngựa thành Troy của Putin trong NATO””

Chiến tranh Nga – Ukraine có thể diễn ra theo những kịch bản nào?

Nguồn: As war looms larger, what are Russia’s military options in Ukraine?”, The Economist, 21/01/2022.

Biên dịch: Phan Nguyên

“Những gì chúng ta đang đối mặt, có thể chỉ còn vài tuần nữa sẽ xảy ra, là một cuộc chiến tranh ngang hàng đầu tiên giữa hai quân đội hàng đầu, được công nghiệp hóa, số hóa, diễn ra trên lục địa này trong nhiều thế hệ qua.” Đây là cảnh báo vào ngày 19 tháng 1 của James Heappey, Bộ trưởng Quân lực Anh, khi nói về việc Nga đang tăng cường hơn 100.000 quân ở biên giới Ukraine. “Hàng chục nghìn người có thể chết.” Bộ trưởng quốc phòng Estonia lặp lại lời cảnh báo. Ông nói: “Mọi thứ đang tiến tới xung đột vũ trang”. Continue reading “Chiến tranh Nga – Ukraine có thể diễn ra theo những kịch bản nào?”

Kazakhstan cho thấy thiếu sót lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Biden

Nguồn: Ingrid Burke Friedman, “Kazakhstan Exposes the Central Flaw of Biden’s Foreign-Policy Doctrine”, Foreign Policy, 13/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những luận điệu dân chủ trên trời không thể cạnh tranh với những người lính của chế độ chuyên chế trên mặt đất. Điều này hẳn khiến Washington khó chịu.

Kazakhstan đang chìm trong khủng hoảng. Vài ngày sau khi các cuộc biểu tình về vấn đề giá nhiên liệu tăng vọt biến thành một cuộc nổi dậy bạo lực tại nhiều thành phố, quân đội Nga và đồng minh từ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (Collective Security Treaty Organization, CSTO) đã được triển khai tới Kazakhstan theo yêu cầu của Tổng thống nước này, Kassym-Jomart Tokayev.

Trong khi đó, phía Mỹ lại “cam kết sẽ xem xét liệu có thể tìm ra hướng giải quyết vấn đề về mặt ngoại giao thông qua đối thoại hay không”, theo lời Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói về tình hình hỗn loạn tại Kazakhstan hôm Chủ nhật (09/01). Khi được hỏi về việc Tokayev đã ra lệnh cho lực lượng của mình có thể “nổ súng bắn giết mà không cần cảnh báo trước” khi đối phó với các cuộc biểu tình, Blinken trả lời rằng mệnh lệnh đó là sai và cần phải bị bãi bỏ, và rằng quyền của những người biểu tình ôn hòa phải được tôn trọng. Continue reading “Kazakhstan cho thấy thiếu sót lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Biden”

Nhìn lại một năm quan hệ Việt – Mỹ dưới thời tổng thống Biden

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Ngày 20/1/2022 đánh dấu một năm tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden lên cầm quyền. Đây là dịp để tổng kết một năm quan hệ Mỹ – Việt dưới thời vị tổng thống Dân Chủ này.  Nhìn chung, trong một năm qua, quan hệ giữa Hà Nội và Washington vẫn tiếp tục phát triển. Tổng thống Biden đã không thay đổi một cách căn bản chính sách của người tiền nhiệm Donald Trump đối với Việt Nam, kể từ nay được xem là đối tác chiến lược quan trọng của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á.

Quan hệ Việt-Mỹ một năm qua đã được đánh dấu bằng hai chuyến viếng thăm quan trọng đến Việt Nam: Chuyến thăm của phó tổng thống Kamala Harris trong tháng 8/2021 và chuyến thăm của bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin trước đó một tháng. Continue reading “Nhìn lại một năm quan hệ Việt – Mỹ dưới thời tổng thống Biden”

Putin thực sự muốn gì ở Ukraine?

Nguồn: Dmitri Trenin, “What Putin Really Wants in Ukraine”, Foreign Affairs, 28/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nga đang tìm cách ngăn NATO mở rộng, chứ không phải muốn sáp nhập thêm lãnh thổ.

Trong những ngày cuối cùng của năm 2021, Nga đã đưa ra cho Mỹ một danh sách các yêu cầu mà nước này cho là cần thiết để ngăn chặn khả năng xảy ra xung đột quân sự quy mô lớn ở Ukraine. Trong một bản dự thảo hiệp ước được trao cho một nhà ngoại giao Mỹ ở Moscow, chính phủ Nga đã yêu cầu NATO chính thức ngừng mở rộng về phía đông, đóng băng vĩnh viễn việc mở rộng hơn nữa các cơ sở hạ tầng quân sự của liên minh (chẳng hạn như căn cứ và hệ thống vũ khí) trên lãnh thổ Liên Xô cũ, chấm dứt hỗ trợ quân sự của phương Tây đối với Ukraine, đồng thời cấm tên lửa tầm trung ở châu Âu. Thông điệp họ đưa ra là không thể nhầm lẫn: nếu những mối đe dọa này không thể được giải quyết bằng ngoại giao, Điện Kremlin sẽ phải dùng đến hành động quân sự. Continue reading “Putin thực sự muốn gì ở Ukraine?”