Ukraine, Gaza, và sự trỗi dậy của địa chính trị bản sắc

Nguồn: Gideon Rachman, “Ukraine, Gaza and the rise of identity geopolitics,” Financial Times, 25/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lương tâm toàn cầu chuyển động theo những cách thức bí ẩn.

Trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột ở Gaza, một video TikTok của John Kirby đã được lan truyền rộng rãi. Ở phần đầu tiên, người phát ngôn Nhà Trắng tỏ ra điềm tĩnh khi mô tả thương vong của dân thường ở Gaza là một phần của thực tế chiến tranh “tàn bạo và xấu xí.” Còn trong phần thứ hai, ông lại nghẹn ngào khi mô tả nỗi kinh hoàng của mình trước cái chết của thường dân ở Ukraine.

Đối với những người chỉ trích chính quyền Biden, video đó đã tóm tắt thứ tiêu chuẩn kép của nước Mỹ. Nhưng toàn bộ cuộc tranh luận về cách đối xử với Ukraine và Gaza đã bỏ qua một quan điểm rộng hơn về lòng trắc ẩn có chọn lọc. Những bi kịch ở Ukraine, Gaza và Israel đều được chú ý nhiều hơn các cuộc chiến và thảm hoạ nhân đạo ở những nơi khác trên thế giới. Continue reading “Ukraine, Gaza, và sự trỗi dậy của địa chính trị bản sắc”

Ai đang tấn công nước Nga?

Nguồn: Bret Stephens, “Who Is Blowing Up Russia?,” New York Times, 26/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Có hai giả thuyết hợp lý nhằm giải thích vụ tấn công khủng bố hôm thứ Sáu ngày 22/03/2024 vào một nhà hát bên ngoài Moscow, khiến ít nhất 139 người thiệt mạng. Giả thuyết thứ nhất: đây là một công việc nội bộ – được dàn dựng bởi các cơ quan an ninh Nga, hoặc chí ít cũng được thực hiện với sự biết trước của họ.

Giả thuyết thứ hai là không phải vậy.

Trong các xã hội mở, các thuyết âm mưu thường chỉ dành cho kẻ lập dị. Nhưng trong các xã hội khép kín, chúng là một cách hợp lý (không phải lúc nào cũng đúng) để hiểu các hiện tượng chính trị. Continue reading “Ai đang tấn công nước Nga?”

Triển vọng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc

Tác giả: Phạm Quang Hiền

Trong không gian hậu Chiến tranh Lạnh các vấn đề an ninh toàn cầu không chỉ bó hẹp trong xung đột quân sự mà còn mở rộng thêm nhiều thách thức an ninh phi truyền thống: khủng bố, tội phạm… Cùng với toàn cầu hóa kinh tế, đầu tư ra nước ngoài gia tăng đi kèm với nhu cầu đảm bảo an ninh cho công dân và tài sản ở nước sở tại. Từ đó các tổ chức an ninh tư nhân (PSC) ra đời cung cấp dịch vụ bảo an ở những điểm nóng. Trước những cái tên nổi tiếng như Wagner của Nga hay Blackwater của Mỹ, Trung Quốc cũng có những tổ chức an ninh tư nhân riêng nhưng cách thức hoạt động và nhiệm vụ thực hiện có những khác biệt so với các tổ chức an ninh tư nhân của hai siêu cường trên. Với quá trình triển khai sáng kiến BRI rộng rãi vai trò của các tổ chức an ninh tư nhân với Trung Quốc đương đại thể hiện ra sao? Xu hướng phát triển trong tương lai của những tổ chức này như thế nào? Continue reading “Triển vọng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc”

Mỹ cần quản lý vũ khí hạt nhân chặt chẽ hơn khi có một tổng thống bất ổn

Nguồn: Adam Mount, “There’s Nothing Between an Unstable President and the Nuclear Button,” Foreign Policy, 18/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đã đến lúc phải thiết lập các khung pháp lý để ngăn chặn thảm họa.

Trong dấu hiệu mới nhất cho thấy niềm đam mê sử dụng vũ khí hạt nhân của mình, vào tháng 1, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói với đám đông rằng một trong những lý do khiến ông cần quyền miễn trừ là để không bị truy tố vì sử dụng vũ khí hạt nhân tại một thành phố, giống như cựu Tổng thống Harry Truman đã làm với Hiroshima và Nagasaki.

Khi Trump đang trên đường trở thành ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, đã đến lúc phải đảm bảo rằng không tổng thống nào có thể cho phép tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân không cần thiết hoặc bất hợp pháp. Continue reading “Mỹ cần quản lý vũ khí hạt nhân chặt chẽ hơn khi có một tổng thống bất ổn”

Đọ sức diệt tăng giữa RPG-7 (B41) và M72 LAW tại Việt Nam

Tác giả: Phạm Quang Hiền

Xe tăng xuất hiện lần đầu tiên trong Chiến tranh I, thuộc quyền sở hữu của quân đội Anh. Kể từ đó, quy luật chiến tranh đã thay đổi hoàn toàn, không chỉ còn là dàn quân và hầm hào mà còn phải tìm ra cách để chống lại “quái thú sắt”. Những ý tưởng về vũ khí chống tăng ra đời từ đó. Đầu tiên là súng trường vì khi ấy giáp xe tăng còn mỏng, tiếp đó quân đội Đức nghĩ ra việc gắn nhiều trái lựu đạn thành một khối thuốc nổ có thể ném đi xa.

Bước sang Thế chiến II, cả hai yếu tố xe tăng và chống tăng đều có những cải biến mạnh mẽ, giáp xe tăng dày hơn, vũ khí chống tăng mạnh hơn. Người Nhật tạo ra bom ba càng nhưng hiệu quả không cao vì cần đến “cảm tử quân” để sử dụng, người Đức nghĩ ra Panzerfaust (1942) có thể bắn ra khối thuốc nổ lớn từ xa mà không cần tiếp cận mục tiêu như bom ba càng. Từ đó trở đi, Panzerfaust gần như trở thành hình mẫu phát triển cho mọi loại súng chống tăng cá nhân. Continue reading “Đọ sức diệt tăng giữa RPG-7 (B41) và M72 LAW tại Việt Nam”

Tại sao NATO không nên chấp nhận Ukraine?

Nguồn: Stephen M. Walt, “NATO Should Not Accept Ukraine—for Ukraine’s Sake,” Foreign Policy, 05/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dưới đây là năm lý do tại sao việc mở rộng NATO sẽ khiến tình hình trở nên tệ hơn cho Kyiv.

Trong lúc cục diện chiến trường xoay chuyển theo hướng bất lợi cho Ukraine, và giữa bối cảnh có những nghi ngờ về việc liệu Quốc hội Mỹ có thông qua một đợt viện trợ mới hay không, các chuyên gia có ảnh hưởng như cựu lãnh đạo NATO Anders Fogh Rasmussen và cựu Đại sứ Mỹ tại NATO Ivo Daalder đang lặp lại lời kêu gọi trước đó của họ về việc đưa Ukraine vào NATO sớm hơn. Bước đi này vừa được cho là một cách để thuyết phục Nga rằng chiến dịch quân sự của họ không thể giữ Ukraine nằm ngoài liên minh, vừa là động thái cần thiết để cung cấp an ninh đầy đủ cho Ukraine khi chiến tranh cuối cùng cũng kết thúc. Continue reading “Tại sao NATO không nên chấp nhận Ukraine?”

AK-47: Khẩu súng làm thay đổi thế giới

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chẳng người lính nước nào không biết AK-47 – tên một loại vũ khí xếp đầu bảng trong lịch sử quân sự thế giới. Ngày 6/7/2007, nước Nga long trọng kỷ niệm 60 năm ngày ra đời khẩu AK-47 đầu tiên. Viện Bảo tàng Quân đội Nga hôm ấy chật kín người đến dự. Tác giả của AK-47 – thiếu tướng, tiến sĩ Mikhail Kalashnikov, 88 tuổi, cũng có mặt. Nhân dịp này, Tổng thống Putin đã ra sắc lệnh khen thưởng ông. Tuy đã cao tuổi, nhưng Kalashnikov vẫn làm cố vấn cho Công ty Xuất khẩu sản phẩm quốc phòng Nga Rosoboronexport, một công ty nhà nước chuyên xuất khẩu vũ khí, trong đó có các kiểu súng mang tên Kalashnikov, đem lại nhiều lợi nhuận cho nước Nga, một cường quốc về xuất khẩu vũ khí. Trong dịp đến thăm Nga năm 2006, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã đặt mua 100 nghìn khẩu AK-47 để trang bị cho dân quân bảo vệ tổ quốc mình. Continue reading “AK-47: Khẩu súng làm thay đổi thế giới”

Cỗ máy chiến tranh Nga phụ thuộc vào linh kiện Phương Tây (P2)

Nguồn: Amy Mackinnon, “Russia’s War Machine Runs on Western Parts,” Foreign Policy, 22/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Một trong những cách chính mà Nga dùng để né tránh kiểm soát xuất khẩu của phương Tây là thông qua trung chuyển hàng hóa qua các nước thứ ba như Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và các quốc gia láng giềng thuộc Liên Xô cũ. Vào tháng 11 năm ngoái, Bloomberg đưa tin rằng trong bối cảnh áp lực ngày càng tăng từ phương Tây, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã đồng ý hạn chế xuất khẩu hàng hóa nhạy cảm sang Nga, và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang xem xét một động thái tương tự. Về phần mình, các quan chức Kazakhstan đã công bố lệnh cấm xuất khẩu một số mặt hàng chiến trường sang Nga vào tháng 10. Continue reading “Cỗ máy chiến tranh Nga phụ thuộc vào linh kiện Phương Tây (P2)”

Kỷ nguyên mới của sức mạnh hải quân

Nguồn: Alessio Patalano, “The New Age of Naval Power”, The Times, 06/03/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Ukraine tuyên bố đã đánh chìm một tàu chiến khác của Nga, Sergei Kotov, trên Biển Đen. Liên tục mất đi tàu Kotov và trước đó tàu Tsezar Kunikov vào tháng trước hiện đồng nghĩa với việc một phần ba hạm đội Biển Đen của Nga đã bị vô hiệu hóa. Kotov và Kunikov đã cùng với soái hạm Moskva nằm dưới đáy Biển Đen và củng cố thực tế rằng chiến trường hàng hải trong cuộc chiến tranh ở Ukraine là cuộc xung đột hải quân quan trọng nhất kể từ cuộc chiến Falklands hơn bốn thập kỷ trước. Continue reading “Kỷ nguyên mới của sức mạnh hải quân”

Cỗ máy chiến tranh Nga phụ thuộc vào linh kiện Phương Tây (P1)

Nguồn: Amy Mackinnon, “Russia’s War Machine Runs on Western Parts,” Foreign Policy, 22/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bất chấp lệnh trừng phạt, Moscow vẫn nhập khẩu các linh kiện vũ khí quan trọng từ Mỹ và châu Âu.

Vào khoảng gần trưa ngày 19/08/2023, một tên lửa hành trình của Nga đã cắt ngang qua những mái vòm củ hành mạ vàng và những dãy chung cư thấp tầng trên đường chân trời Chernihiv ở miền bắc Ukraine. Tên lửa Iskander-K đã lao thẳng vào mục tiêu: nhà hát kịch của thành phố, nơi đang tổ chức cuộc họp của các nhà sản xuất máy bay không người lái vào thời điểm xảy ra vụ tấn công. Hơn 140 người bị thương và 7 người thiệt mạng. Nạn nhân nhỏ nhất, Sofia Golynska, 6 tuổi, đang chơi ở công viên gần đó. Continue reading “Cỗ máy chiến tranh Nga phụ thuộc vào linh kiện Phương Tây (P1)”

Logic tàn bạo đằng sau hành động của Israel ở Gaza

Nguồn: Raphael S. Cohen, “The Brutal Logic to Israel’s Actions in Gaza,” Foreign Policy, 29/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đường lối bị nhiều chỉ trích của chính quyền Biden đã cho thấy việc thiếu một chiến lược thay thế rõ ràng.

Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến Israel-Hamas, chính quyền Biden đã cố gắng áp dụng một chính sách cân bằng mong manh: ủng hộ cuộc chiến của Israel chống lại Hamas ở Gaza, đồng thời yêu cầu Israel giảm bớt thiệt hại nhân đạo trong các chiến dịch của họ và xem xét một cách nghiêm túc những bất bình chính trị chính đáng của người Palestine. Nhìn chung, nỗ lực triển khai chính sách này chỉ gây thất vọng – và ngày càng khiến Mỹ bị cô lập. Giờ đây, ngay cả những đồng minh thân cận nhất của Mỹ cũng đang kêu gọi “ngừng bắn ngay lập tức” nhằm chấm dứt các chiến dịch của Israel ở Gaza. Trong nước, Nhà Trắng đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ các đảng viên Dân chủ tại Quốc hội cũng như từ các cơ sở của Đảng Dân chủ, yêu cầu thay đổi chiến thuật hiện tại trong việc đối phó với Israel. Continue reading “Logic tàn bạo đằng sau hành động của Israel ở Gaza”

Chuyển động Quốc Phòng (2/03 – 08/03/2024)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (2/03 – 08/03/2024)”

Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh ‘chiến tranh chính trị’ hậu bầu cử tại Đài Loan?

Nguồn: Craig Singleton, “Beijing’s Post-Election Plan for Taiwan,” Foreign Policy, 27/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dự kiến Trung Quốc sẽ tăng cường chiến tranh chính trị.

Thoạt nhìn, kết quả cuộc bầu cử tổng thống ở Đài Loan vào tháng trước trông giống như một sự phản đối rõ ràng đối với chương trình nghị sự thống nhất mang tính cưỡng bức của Trung Quốc. Bất chấp việc Bắc Kinh không ngừng gọi Đảng Dân Tiến (DPP) cầm quyền ở Đài Loan là “kẻ ly khai,” cử tri hòn đảo đã kéo dài thời gian nắm quyền của DPP thêm nhiệm kỳ tổng thống thứ ba liên tiếp, chưa từng có tiền lệ. Các tờ báo quốc tế hả hê nói rằng cuộc bầu cử là một “bước lùi” lớn đối với Trung Quốc, bên đã cảnh báo rằng việc bỏ phiếu cho DPP tương đương với việc bỏ phiếu cho chiến tranh với đại lục. Một số phương tiện truyền thông thậm chí còn coi chiến thắng của DPP là một hành động thách thức của người dân Đài Loan, bác bỏ khẳng định của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trong bài phát biểu đầu năm mới gần đây, rằng việc thống nhất Trung Quốc và Đài Loan là “không thể tránh khỏi.” Continue reading “Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh ‘chiến tranh chính trị’ hậu bầu cử tại Đài Loan?”

Những thách thức ngày càng lớn của AUKUS

Nguồn: Gideon Rachman, “The squawkus about AUKUS is getting louder,” Financial Times, 26/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khía cạnh chiến lược của hiệp ước Australia-Anh-Mỹ rất vững chắc. Nhưng những nghi ngờ về mặt kỹ thuật và chính trị đang gia tăng.

AUKUS đang tiếp tục làm dậy sóng trên khắp Thái Bình Dương. Được công bố vào năm 2021, hiệp ước ba bên này xoay quanh việc Australia mua các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân từ Mỹ và Anh.

Đối với chính quyền Biden, AUKUS đã nhanh chóng trở thành trung tâm trong nỗ lực nhằm kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc. Đối với Australia, việc thắt chặt quan hệ quân sự với Mỹ là một lựa chọn có tác động sâu rộng. Đối với Anh, đây là biểu tượng cho tham vọng toàn cầu mới của nước này. Continue reading “Những thách thức ngày càng lớn của AUKUS”

Mỹ là đối tác tập trận chung ưa thích của các nước Đông Nam Á?

Nguồn: Rahman Yaacob & Jack Sato, “Southeast Asia’s preferred military exercise partner”, The Interpreter, 29/02/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Đâu là lý do Mỹ đứng đầu danh sách về cả số lượng lẫn chất lượng các cuộc tập trận quân sự.

Hiện tại, Mỹ vẫn là lựa chọn hàng đầu của Đông Nam Á trong việc tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung. Ấn Độ và Trung Quốc lần lượt đứng ở vị trí thứ hai và thứ ba. Continue reading “Mỹ là đối tác tập trận chung ưa thích của các nước Đông Nam Á?”

K-Defense: Cách ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc vươn ra toàn cầu

Nguồn: Steven Borowiec, “K-defense: South Korea’s weapons industry goes global,” Nikkei Asia, 21/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Giữa bối cảnh leo thang căng thẳng với Triều Tiên, Seoul đang dần tìm được chỗ đứng để giải quyết tình trạng thiếu vũ khí toàn cầu.

Sau những bản nhạc K-pop sôi động và những bộ phim K-drama sướt mướt, theo Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, đã đến lúc cần một biệt danh “K-” mới cho một kỷ nguyên mới bi quan hơn, khi đất nước có thương hiệu toàn cầu này thâu tóm thêm một thị trường xuất khẩu béo bở khác: vũ khí. Continue reading “K-Defense: Cách ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc vươn ra toàn cầu”

Triều Tiên rúng động vì Cuba thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc

Nguồn: Hiroshi Minegishi, “South Korea flips script on North by winning over Cuba,” Nikkei Asia, 26/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bất ngờ trước thềm bầu cử đã phản ánh bước chuyển dịch ngoại giao mạnh mẽ so với nửa thế kỷ trước.

Trước các cuộc bầu cử lớn ở Hàn Quốc, Bán đảo Triều Tiên thường bị ảnh hưởng bởi cái được gọi là “Gió Bắc” – một hành động khiêu khích quân sự hoặc một động thái nào đó của Triều Tiên nhằm làm lung lay mối quan hệ song phương và ảnh hưởng đến kết quả bỏ phiếu.

Nhưng cuộc tổng tuyển cử vào ngày 10/4, diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nước láng giềng, đã được mở màn bởi “Gió Nam” – tin tức bất ngờ vào tuần trước về việc Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Cuba. Continue reading “Triều Tiên rúng động vì Cuba thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc”

Truyền thông phương Tây đang hiểu sai về Đài Loan?

Nguồn: Clarissa Wei, “What the Western Media Gets Wrong About Taiwan,” Foreign Policy, 21/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nhà báo đổ xô đưa tin về cuộc sống bên trong một điểm nóng địa chính trị thường sẽ bóp méo sự thật trên thực địa.

Tháng 9/2022, tôi đang làm nhân viên điều phối (fixer) ở Đài Bắc cho một chuyên mục tin tức của Mỹ về căng thẳng giữa hai bờ Eo biển Đài Loan, xử lý các công việc hậu cần địa phương cho một nhà sản xuất và một nhân viên quay phim người nước ngoài. Nhân viên điều phối là những cá nhân làm việc tự do, với vai trò ở đâu đó giữa nhà báo và hướng dẫn viên du lịch – nghĩa là họ có thể làm mọi thứ, từ sắp xếp lịch phỏng vấn, phiên dịch, đến đặt phòng khách sạn. Một đêm nọ, chúng tôi đến một buổi tụ họp của các phát thanh viên nghiệp dư tổ chức trong công viên và đã gặp một nhóm người hâm mộ phát thanh lập dị. Một người đàn ông vùi đầu trong mớ thiết bị rối rắm ở phía sau xe tải của mình, tay liên tục gõ mã Morse; một người khác loay hoay với chiếc ăng-ten trong lúc đi vòng quanh công viên, cố gắng bắt tín hiệu. Nhà sản xuất nói với tôi rằng nhóm này đang học cách vận hành đài phát thanh trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Trung Quốc. Continue reading “Truyền thông phương Tây đang hiểu sai về Đài Loan?”

Tại sao châu Âu chưa thể tự chủ quân sự?

Nguồn: Stephen M. Walt, “Why Europe Can’t Get Its Military Act Together”, Foreign Policy, 21/02/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Châu Âu đang phải đối mặt với nhiều trở ngại trên con đường tự chủ quân sự.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh ở châu Âu khi ông phát biểu tại một cuộc vận động tranh cử rằng ông sẽ khuyến khích Nga “làm bất cứ điều gì họ muốn” đối với bất kỳ nước nào mà ông cho là không hoàn thành nghĩa vụ quốc phòng. Các nước châu Âu vốn đã lo lắng về khả năng ông Trump tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai, và những phát biểu mới nhất này đã khiến mối lo ngại đó tăng cao. Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula Van der Leyen nói với tờ Financial Times vài ngày sau đó rằng châu Âu đang phải đối mặt với một thế giới “ngày càng khắc nghiệt hơn” và “chúng ta phải chi tiêu nhiều hơn, chi tiêu tốt hơn và chi tiêu theo cách của châu Âu”. Continue reading “Tại sao châu Âu chưa thể tự chủ quân sự?”

Việc Biden phớt lờ Quad ẩn chứa rủi ro cho khu vực

Nguồn: Brahma Chellaney, “Biden’s neglect of the Quad carries Indo-Pacific risks”, Nikkei Asia, 22/02/2024.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ Tứ (Quad) dường như đã bị tạm dừng trong bối cảnh Mỹ nỗ lực giảm căng thẳng với Trung Quốc.

Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức vào năm 2021, ông nhiệt tình ủng hộ sáng kiến Quad mà người tiền nhiệm Donald Trump đã tái khởi động, nâng các cuộc thảo luận trong nhóm bốn quốc gia với Australia, Ấn Độ, và Nhật Bản lên cấp độ hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo quốc gia, thay vì chỉ là các cuộc họp cấp bộ trưởng ngoại giao. Continue reading “Việc Biden phớt lờ Quad ẩn chứa rủi ro cho khu vực”