Mỹ ‘tấn công’ Trung Quốc: Bổn cũ soạn lại

Nguồn: Stephen S. Roach, “Japan Then, China Now”, Project Syndicate, 27/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

“Khi các chính phủ cho phép làm giả hoặc sao chép các sản phẩm của Mỹ, họ đang đánh cắp tương lai của chúng ta và đó không còn là thương mại tự do nữa”. Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đã bình luận như vậy về Nhật Bản sau khi Hiệp định Plaza được ký vào tháng 9 năm 1985. Trên nhiều khía cạnh, những gì đang diễn ra hôm nay giống như một phiên bản làm lại của bộ phim thập niên 1980 này, nhưng với một ngôi sao truyền hình thực tế thay thế một ngôi sao điện ảnh Hollywood trong vai tổng thống – và với một nhân vật phản diện mới thay cho Nhật Bản.

Hồi những năm 1980, Nhật Bản được coi là mối đe dọa kinh tế lớn nhất của nước Mỹ – không chỉ vì những cáo buộc về hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ, mà còn vì những lo ngại về thao túng tiền tệ, chính sách công nghiệp do nhà nước bảo trợ của Nhật, sự suy yếu của ngành chế tạo Hoa Kỳ và thâm hụt thương mại lớn của Mỹ với Nhật. Trong cuộc đối đầu với Mỹ, Nhật Bản cuối cùng đã nhượng bộ, nhưng họ đã phải trả giá đắt khi làm như vậy – gần ba “thập niên mất mát” với kinh tế đình trệ và giảm phát. Ngày nay, cốt truyện tương tự nhưng nhân vật chính là Trung Quốc. Continue reading “Mỹ ‘tấn công’ Trung Quốc: Bổn cũ soạn lại”

Chiến tranh thương mại tác động đến tài chính: Trường hợp Alibaba

Nguồn: The trade war and finance”, The Economist, 30/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nếu bạn muốn tìm hiểu sự nguội lạnh dần trong quan hệ Mỹ – Trung đang làm biến đổi môi trường kinh doanh toàn cầu như thế nào, một nơi tốt bạn nên tìm đến là Alibaba, một gã khổng lồ internet. Đó là công ty có giá trị lớn nhất và được ngưỡng mộ nhất của Trung Quốc, trị giá 400 tỷ đô la. Trong năm năm qua, nó cũng là một “sản phẩm lai” nằm vắt qua hai siêu cường, bởi vì cổ phiếu của công ty chỉ được niêm yết ở Mỹ. Bây giờ Alibaba đang xem xét một khoản niêm yết trị giá 20 tỷ đô la ở Hồng Kông, theo Bloomberg. Bối cảnh của quyết định này là nguy cơ ngày càng tăng của việc Mỹ tiến hành các động thái chống lại lợi ích của Trung Quốc, cũng như vai trò ngày càng tăng của thị trường vốn Hồng Kông. Việc niêm yết ở đó sẽ là một chỉ dấu cho thấy các công ty Trung Quốc đang “mua bảo hiểm” để giảm sự phụ thuộc vào nguồn tài chính phương Tây. Continue reading “Chiến tranh thương mại tác động đến tài chính: Trường hợp Alibaba”

Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P7)

Nguồn: America and China must manage their rivalry or risk disaster”, The Economist, 16/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Mỹ và Trung Quốc phải quản lý sự cạnh tranh nếu muốn tránh thảm họa

Nếu hỏi các chuyên gia Mỹ cuộc cạnh tranh nước lớn với Trung Quốc có thể kết thúc ra sao, thì người ta sẽ thấy các tình huống tốt nhất mà họ đưa ra đều rất giống nhau. Họ mô tả một tương lai gần trong đó Trung Quốc sẽ dàn trải sức mạnh quá mức và vấp ngã. Họ tưởng tượng một Trung Quốc bị trừng phạt bởi tăng trưởng chậm lại ở trong nước và sự phản ứng gay gắt chống lại sự quyết đoán của mình ở nước ngoài. Họ hy vọng Trung Quốc có thể nhìn lại trật tự toàn cầu và tìm kiếm một vai trò lãnh đạo trong trật tự đó thay vì tìm cách thiết lập một trật tự mới. Continue reading “Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P7)”

Cuộc chiến Mỹ – Trung: Đoản binh và trường trận

Tác giả: Nguyễn Phú Trường

Đoản binh và trường trận

Trong những ngày gần đây khi cuộc thương chiến giữa Mỹ và Trung Quốc tăng nhiệt, mặc dù trong dân chúng nổi lên làn sóng tiếng nói phản đối Mỹ, nhưng dường như giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc vẫn có sự kiềm chế nhất định. Tuy Chủ tịch Tập Cận Bình đi thăm nhà máy sản xuất đất hiếm gợi ra những cảnh báo ngầm về sự trả đũa nhưng đại sứ Thôi Thiên Khải trong khi phê phán Mỹ trừng phạt Huawei vẫn đề cập đến khả năng nối lại đàm phán giữa đôi bên.

Nhiều dự báo cho rằng cuộc chiến giữa đôi bên sẽ sớm kết thúc, dựa trên cơ sở tổng thống Donald Trump cần một thỏa thuận để chuẩn bị cho cuộc bầu cử sắp tới vào năm 2020. Tuy nhiên cũng có ý kiến phê phán đó là sai lầm của giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc cho rằng ông Trump cần thỏa thuận bằng mọi giá, đã điều chỉnh, rút lại nhiều nội dung thỏa thuận vào phút cuối dẫn đến sự nổi giận của ông Trump nâng thuế lên 25% đối với 200 tỷ đô la hàng hóa của Trung Quốc và những động thái tiếp theo với các hãng công nghệ Trung Quốc. Continue reading “Cuộc chiến Mỹ – Trung: Đoản binh và trường trận”

Vành đai và Con đường sẽ trở thành gánh nặng của Trung Quốc?

Nguồn: Yasheng Huang, “Can the Belt and Road Become a Trap for China?”, Project Syndicate, 22/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các nhà phê bình thường cho rằng Trung Quốc đang sử dụng Sáng kiến ​​Vành đai và Đường bộ (BRI) khổng lồ của mình như một hình thức “ngoại giao bẫy nợ” manh tính cưỡng ép để kiểm soát các quốc gia tham gia chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng xuyên quốc gia này. Nguy cơ này, như Deborah Brautigam của Đại học John Hopkins gần đây lưu ý, thường bị truyền thông phóng đại. Trên thực tế, BRI có thể trở thành một loại rủi ro khác – đối với ngay chính Trung Quốc.

Tại hội nghị thượng đỉnh BRI gần đây tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như ghi nhận các chỉ trích về bẫy nợ. Trong bài phát biểu của mình, ông Tập nói rằng “xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao, bền vững, ít rủi ro, giá cả hợp lý và có sự tham gia của nhiều bên sẽ giúp các quốc gia tận dụng tối đa các nguồn lực tài nguyên của họ”. Continue reading “Vành đai và Con đường sẽ trở thành gánh nặng của Trung Quốc?”

Tại sao đàm phán thương mại Mỹ – Trung bế tắc?

Nguồn: Bonnie Girard, “Why the US-China Trade Negotiations Are Stuck”, The Diplomat, 18/05/2019.

Biên dịch: Nguyễn Vũ Thắng

Những người có chút hiểu biết về Trung Quốc sẽ nói với bạn rằng yếu tố quan trọng nhất cho một cuộc đàm phán thành công với người Trung Quốc là guanxi, nghĩa là “quan hệ”. Nói cách khác, để đạt được mục tiêu của mình ở Trung Quốc cần phải dành thời gian và công sức xây dựng mối quan hệ tốt với đối tác của mình. Người ta thường cho rằng sự tin tưởng, những ý định chân thành và đáng tin cậy, và sự thành tâm, là nền tảng cho bất cứ cuộc làm ăn nào ở Trung Quốc.

Điều này có đúng không? Continue reading “Tại sao đàm phán thương mại Mỹ – Trung bế tắc?”

Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P6)

Nguồn: The trouble with putting tariffs on Chinese goods”, The Economist, 16/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

6. Tại sao đánh thuế hàng Trung Quốc không hiệu quả?

Donald Trump không phải là tổng thống Mỹ đầu tiên hứa hẹn một đường lối cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, nhưng ông là người đầu tiên tiến hành một cuộc chiến tranh thương mại mà nghe giống như một cuộc thương lượng lại tiền thuê nhà. “Tôi là một Người đánh thuế”, ông đã tweet vào tháng 12 năm ngoái, khoe rằng nước Mỹ đang thu được hàng tỷ đô la nhờ thuế nhập khẩu mà ông đã áp đặt (ông quên mất thuế nhập khẩu chủ yếu là do người tiêu dùng Mỹ gánh). Ông Trump làm cho thị trường Mỹ nghe giống như một mảnh bất động sản có giá trị mà người nước ngoài phải trả nhiều tiền hơn nếu muốn tiếp cận. Hay như ông Trump nói: “Khi người dân hoặc các quốc gia khác đến để lợi dụng sự giàu có của Quốc gia chúng ta, tôi muốn họ phải trả tiền cho đặc quyền đó”. Continue reading “Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P6)”

Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P4)

Nguồn: America still leads in technology, but China is catching up fast”, The Economist, 16/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

4. Mỹ vẫn dẫn đầu về công nghệ, nhưng Trung Quốc đang bắt kịp nhanh

Một điều hiếm gặp đã xảy ra tại một khu công nghiệp gần Washington, DC, vào tháng 11 năm ngoái. Dự án mở rộng trị giá 3 tỷ đô la của một nhà máy thiết bị bán dẫn thuộc sở hữu của Micron Technologies, nhà sản xuất chip nhớ tiên tiến, có trụ sở tại Idaho, bắt đầu tiến hành xây dựng. “Mấy năm trước, nếu mở rộng nhà máy kiểu như vậy sẽ có người nói rằng nó sẽ sớm được chuyển đến Trung Quốc, phải không?”, James Mulvenon, một chuyên gia về chính sách và gián điệp không gian mạng của Trung Quốc, nói.

Nhưng bây giờ thì khác. Thay vào đó, nhà máy của Micron cho thấy viễn cảnh tương lai. Niềm tin vào Trung Quốc đã sụp đổ trong giới quan chức chính phủ cũng như lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ, và một sự đồng thuận đã tăng lên cho rằng các công ty Trung Quốc đã thu hẹp khoảng cách công nghệ với các đối thủ phương Tây một cách không đàng hoàng và bằng các biện pháp bất hợp pháp. Continue reading “Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P4)”

Hậu quả toàn cầu của Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung

Nguồn: Nouriel Roubini, “The Global Consequences of a Sino-American Cold War”, Project Syndicate, 20/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vài năm trước, khi tham gia một phái đoàn phương Tây đến thăm Trung Quốc, tôi đã được gặp Chủ tịch Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh. Khi nói chuyện với chúng tôi, ông Tập lập luận rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ hòa bình, và các quốc gia khác – cụ thể là Hoa Kỳ – không cần phải lo lắng về “Bẫy Thucydides”, được đặt theo tên nhà sử học Hy Lạp, người đã ghi lại nỗi sợ hãi của thành Sparta trước một Athens đang trỗi dậy, khiến chiến tranh giữa hai bên trở nên không thể tránh khỏi. Trong cuốn sách năm 2017 “Destined for War: Can America and China Escape Thucydides’s Trap?”  Graham Allison thuộc Đại học Harvard đã nhìn lại 16 cuộc cạnh tranh trước đó giữa một cường quốc mới nổi và một cường quốc bá chủ, và ông nhận thấy 12 trong số đó đã dẫn đến chiến tranh. Rõ ràng ông Tập muốn chúng tôi tập trung vào bốn trường hợp còn lại. Continue reading “Hậu quả toàn cầu của Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung”

‘Kẻ cắp gặp bà già’: Tại sao Trung Quốc đáng gặp phải Donald Trump?

Tác giả: Thomas L. Friedman “China Deserves Donald Trump”, The New York Times, 21/05/2019.

Biên dịch: Nguyễn Quý Tâm

Một anh bạn doanh nhân Mỹ làm việc ở Trung Quốc gần đây nói với tôi rằng nước Mỹ không đáng phải có một tổng thống như Donald Trump, nhưng ông ta chính xác là vị tổng thống Mỹ mà Trung Quốc đáng phải đối đầu.

Nhận thức bản năng của Trump cho rằng Mỹ cần phải cân bằng lại quan hệ thương mại với Bắc Kinh, trước khi Trung Quốc trở nên quá mạnh để có thể thỏa hiệp, là chính xác. Và phải cần tới kẻ chuyên phá huỷ như Trump thì mới buộc được Trung Quốc phải chú ý. Đến lúc này khi chuyện đang xảy ra, cả hai bên cần phải nhận ra thời điểm hiện tại quan trọng đến mức nào.

Sự mở cửa ban đầu giữa Mỹ và Trung Quốc hồi thập niên 1970 đã giúp khôi phục quan hệ thương mại song phương, lúc đó vẫn còn rất hạn chế. Việc chúng ta để Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001 đã giúp Trung Quốc trở thành cường quốc thương mại trong khuôn khổ những qui định vốn mang lại cho Trung Quốc nhiều ưu đãi trên danh nghĩa một nước đang phát triển. Continue reading “‘Kẻ cắp gặp bà già’: Tại sao Trung Quốc đáng gặp phải Donald Trump?”

Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P3)

Nguồn: In Beijing, views of America have become deeply cynical”, The Economist, 16/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

3. Trung Quốc ngày càng khinh miệt Mỹ

Nếu nói chuyện đủ lâu với các học giả và quan chức Trung Quốc nghiên cứu về Mỹ, ở một thời điểm nào đó bạn sẽ nghe họ so sánh mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ với một cuộc hôn nhân tồi. Đó là một sự so sánh cho thấy nhiều ý nghĩa. Trung Quốc có lợi ích ở các châu lục khác, nhưng Mỹ là một nỗi ám ảnh thường trực. So sánh quan hệ Mỹ – Trung với một cuộc hôn nhân hàm ý sự ngưỡng mộ kéo dài xen lẫn với sự ghen tị và phẫn nộ mà giới tinh hoa Trung Quốc dành cho đối thủ toàn cầu của họ. Tuy nhiên, trong thời đại Trump, một cảm xúc mới nguy hiểm khác cũng đang ngày càng nổi lên, đó là sự khinh miệt dành cho Hoa Kỳ. Continue reading “Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P3)”

Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P2)

Nguồn: In Washington, talk of a China threat cuts across the political divide“, The Economist, 16/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

2. Quan điểm chống Trung Quốc áp đảo trong mọi tầng lớp chính trị Mỹ

Tháng Mười năm ngoái, các ông chủ của một số công ty lớn trong các ngành công nghiệp sáng tạo đã được mời đến một văn phòng phụ cạnh Nhà Trắng. Dưới những bức bích họa trên trần cao của Phòng Indian Treaty (trước là Thư viện Bộ Hải quân – ND), các giám đốc điều hành đã ký một bản cam kết không tiết lộ thông tin trong một ngày, qua đó cho phép họ được xem các tài liệu mật. Sau đó, Giám đốc Tình báo Quốc gia Dan Coats và hai thượng nghị sĩ trình bày cho họ nghe cách Trung Quốc đánh cắp bí mật của họ.

Sự kiện không được công bố này là ý tưởng của Thượng nghị sĩ Mark Warner đại diện cho bang Virginia, một đảng viên Dân chủ cao cấp trong Ủy ban Tình báo Thượng viện và bản thân là một nhà đầu tư công nghệ thành công. Tham gia cùng ông là Thượng nghị sĩ Marco Rubio đại diện bang Florida, một đảng viên Cộng hòa trong ủy ban. Continue reading “Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P2)”

Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P1)

Nguồn: Trade can no longer anchor America’s relationship with China“, The Economist, 16/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

1. Thương mại không còn là mỏ neo của quan hệ Mỹ – Trung

Kể từ khi Trung Quốc nổi lên từ đống đổ nát gây nên bởi chủ nghĩa Mao 40 năm trước, động cơ tìm kiếm lợi nhuận đã trở thành trụ cột cho sự ổn định trong quan hệ với Mỹ. Các ứng cử viên tổng thống có thể cáo buộc Trung Quốc ăn cắp công ăn việc làm của người Mỹ. Những vụ bê bối gián điệp có thể vẫn âm ỉ. Nhưng sau đó, các ông chủ doanh nghiệp và các chính trị gia ở cả Bắc Kinh và Washington đều quyết định rằng tất cả các bên đang kiếm được quá nhiều tiền nên không thể để cho mối quan hệ trở nên xấu đi. Việc hai bên tập trung vào những lợi ích tự thân này dẫn đến một thỏa hiệp khó chịu. Ngay sau khi quân đội Trung Quốc tàn sát hàng trăm, có thể là hàng ngàn người, tại Quảng trường Thiên An Môn vào tháng 6 năm 1989, Tổng thống George H.W. Bush đã viết thư riêng cho Đặng Tiểu Bình để thúc giục các nỗ lực chung nhằm ngăn chặn “những sự kiện bi thảm gần đây” gây hại cho quan hệ song phương. Khủng hoảng tài chính năm 2008 đã cho thấy một sự phụ thuộc lẫn nhau nguy hiểm giữa Mỹ, nhà nhập khẩu hàng giá rẻ, và Trung Quốc, nhà xuất khẩu hàng tiết kiệm. Các thuật ngữ mới đã xuất hiện để miêu tả cho sự cộng sinh này, như “Chimerica” hay “G2”. Continue reading “Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P1)”

‘Vành đai và Con đường’ nhìn từ Washington, Moskva và Bắc Kinh

Biên dịch: Trần Quang

Từ khi được công bố vào năm 2013, Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đã trở thành dự án chính sách đối ngoại đặc trưng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Sáng kiến này thể hiện những tham vọng ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở trong và ngoài nước và đã chính thức được đưa vào Hiến pháp Trung Quốc tại Đại hội XIX của Đảng. Cũng trong Đại hội này, Tập Cận Bình đã đưa ra tuyên bố về “kỷ nguyên mới” và “sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”. BRI là biểu tượng của chính sách đối ngoại tự tin hơn của Trung Quốc, khác xa chiến lược khiêm tốn “giấu mình chờ thời” mà từ lâu đã là đặc trưng của sự can dự toàn cầu của Bắc Kinh. Continue reading “‘Vành đai và Con đường’ nhìn từ Washington, Moskva và Bắc Kinh”

Thương chiến Mỹ-Trung có phải là sự đụng độ giữa các nền văn minh?

Nguồn: Minxin Pei, “Is Trump’s Trade War with China a Civilizational Conflict?”, Project Syndicate, 14/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuối tháng trước, tại một diễn đàn an ninh ở Washington, DC, Kiron Skinner, Giám đốc Hoạch định Chính sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đã mô tả cuộc xung đột Mỹ-Trung ngày nay là “một cuộc chiến với một nền văn minh và một hệ tư tưởng thực sự khác biệt, và Hoa Kỳ chưa từng gặp phải điều đó trước đây”. Nếu là một quả bóng thí nghiệm, nỗ lực rõ ràng nhằm định nghĩa cuộc đối đầu của chính quyền Trump với Trung Quốc này đã không thành công.

Bằng cách định nghĩa cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc như là một cuộc đụng độ giữa các nền văn minh, Skinner – người giữ vị trí từng được đảm nhận bởi các ngôi sao sáng như George Kennan, Paul Nitze, Richard N. Haass và Anne-Marie Slaughter – vừa tỏ ra không có gì mới, vừa không chính xác. Nhà khoa học chính trị Samuel P. Huntington đã đưa ra khái niệm này hơn một phần tư thế kỷ trước, trong khi bản thân Đảng Cộng sản Trung Quốc lại là một thực thể đã bị phá sản về mặt hệ tư tưởng. Continue reading “Thương chiến Mỹ-Trung có phải là sự đụng độ giữa các nền văn minh?”

Tại sao chủ nghĩa tư bản cần chủ nghĩa dân túy?

Nguồn: Raghuram G. Rajan, “Why Capitalism Needs Populism”, Project Syndicate, 06/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các tập đoàn lớn đang bị công kích mạnh mẽ ở Hoa Kỳ. Amazon đã hủy bỏ kế hoạch mua trụ sở mới tại quận Queen của thành phố New York do sự phản đối mạnh mẽ của người dân địa phương. Lindsey Graham, một thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đại diện cho Nam Carolina, đã nêu quan ngại về vị thế thị trường áp đảo của Facebook, trong khi đồng nghiệp phía đảng Dân chủ của ông, bà Elizabeth Warren đại diện cho bang Massachusetts, đã kêu gọi chia nhỏ công ty. Warren cũng đã đưa ra các dự luật quy định dành 40% số ghế trong hội đồng quản trị các công ty cho người lao động. Continue reading “Tại sao chủ nghĩa tư bản cần chủ nghĩa dân túy?”

Trung Quốc: Người khổng lồ trên đôi chân đất sét?

Nguồn: Joseph Nye, “Does China Have Feet of Clay?”, Project Syndicate, 04/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như đang được hưởng một chuỗi thành công. Ông đã cho phóng một tên lửa lên bề tối của mặt trăng, xây dựng các đảo nhân tạo trên các rạn san hô đang tranh chấp ở Biển Đông, và gần đây đã lôi kéo nước Ý phá vỡ sự đồng thuận với các láng giềng châu Âu để tham gia Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Trong khi đó, xu hướng đơn phương của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm giảm sức mạnh mềm và ảnh hưởng của nước Mỹ.

Thành tích kinh tế của Trung Quốc trong bốn thập niên qua là thực sự ấn tượng. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại chính của hơn một trăm quốc gia so với khoảng 50 nước trong trường hợp của Hoa Kỳ. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại, nhưng tỷ lệ tăng trưởng chính thức hàng năm 6% của nước này vẫn cao hơn gấp đôi so với tỷ lệ của Mỹ. Nhiều người dự báo rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua nền kinh tế Hoa Kỳ về quy mô trong thập niên tới. Continue reading “Trung Quốc: Người khổng lồ trên đôi chân đất sét?”

Trung Quốc học được gì từ các bộ phim James Bond?

Nguồn: China’s leaders should study James Bond films”, The Economist, 21/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi các nhà kiểm duyệt Trung Quốc cuối cùng cho phép một bộ phim James Bond được trình chiếu tại một rạp chiếu phim ở đại lục vào năm 2007, chuỗi phim này đã tồn tại hơn bốn thập niên. Nhưng nhờ tình trạng vi phạm bản quyền tràn lan mà người Trung Quốc từ lâu đã quen thuộc với điệp viên người Anh này, vốn thường được gọi bằng biệt danh Ling ling qi (007). Các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ thấy hữu ích nếu nghiên cứu một tình tiết được yêu thích trong các bộ phim đầu tiên: Một kẻ ác nhân thiên tài đang giải thích kế hoạch thống trị thế giới của mình cho Bond, người đang bị trói, tin rằng chẳng mấy chốc nữa Bond sẽ chết. Với sự giúp sức của một chiếc siêu xe Aston Martin, sự khoe khoang hóa ra lại diễn ra quá sớm. Trong phút chốc Bond được giải thoát, còn hang ổ của kẻ ác nhân phản diện bốc cháy và âm mưu thống trị thế giới của hắn bị chặn đứng. Continue reading “Trung Quốc học được gì từ các bộ phim James Bond?”

Thách thức của Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh mới với Trung Quốc

Nguồn: Minxin Pei, “The High Costs of the New Cold War”, Project Syndicate, 14/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Thật tiện khi gọi cuộc ganh đua địa chính trị đang leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là một cuộc “chiến tranh lạnh mới”. Nhưng cách mô tả đó không được phép làm che khuất một thực tế rõ ràng, dù chưa được hiểu hết, rằng cuộc ganh đua mới này sẽ khác hoàn toàn với cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô.

Cuộc Chiến tranh Lạnh của thế kỷ 20 đã khiến hai liên minh quân sự đối đầu nhau. Ngược lại, sự cạnh tranh Trung-Mỹ liên quan đến hai nền kinh tế được hội nhập chặt chẽ với nhau và với phần còn lại của thế giới. Do đó, các trận chiến quyết định nhất trong cuộc chiến tranh lạnh ngày nay sẽ diễn ra trên mặt trận kinh tế (thương mại, công nghệ và đầu tư), thay vì ở Biển Đông hay Eo biển Đài Loan chẳng hạn. Continue reading “Thách thức của Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh mới với Trung Quốc”

Đánh giá Kế hoạch ‘Made in China 2025’

Biên dịch: Trần Quang

Khi các cuộc đàm phán thương mại tiếp tục mà chưa biết đến bao giờ mới kết thúc, “kỷ nguyên mới” của quan hệ Mỹ-Trung này có đặc trưng là những bất đồng về công nghệ và sản xuất nổi bật hơn bao giờ hết. Đặc biệt, kế hoạch “Made in China 2025” tiếp tục chi phối các tiêu đề báo chí. Kể từ khi ra mắt vào năm 2015, sáng kiến này đã trở thành chủ đề gây lo ngại căng thẳng và tranh cãi tái diễn, dẫn đến một mức độ nổi bật khá kỳ lạ đối với một vấn đề khá khó hiểu về chính sách công nghiệp. “Made in China 2025” là một phần then chốt trong cấu trúc phức tạp gồm các kế hoạch và chính sách nhằm mục đích tạo ra “sự phát triển theo định hướng đổi mới”, một chương trình nghị sự nổi lên như một ưu tiên rõ ràng dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình. Continue reading “Đánh giá Kế hoạch ‘Made in China 2025’”