#52 – IMF: Phương thuốc hay tai họa?

Nguồn: Devesh Kapur (1998). “The IMF: A Cure or a Curse?” Foreign Policy, No. 111 (Summer), pp. 114-129.>>PDF

Biên dịch: Trần Hương Phong | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #11- Xử lý cuộc khủng hoảng Châu Á: IMF và Hàn Quốc

Vào tháng 11 năm 1996, một ấn phẩm của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa tin về một hội nghị ở Jakarta do IMF tài trợ đã loan báo rằng “các điều kiện cơ bản lành mạnh của ASEAN là tín hiệu tốt cho sự phát triển bền vững.” Ấn phẩm nhấn mạnh rằng thông điệp chính của Hội nghị là “khu vực này đã sẵn sàng kéo dài thành công của mình sang thế kỷ 21, và các chính phủ ở đây vẫn tiếp tục giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình này …. Niềm tin của những thành viên tham dự … bắt nguồn từ những điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản vững mạnh tại khu vực này; từ truyền thống, và cam kết của các nước ASEAN trong việc phân bổ đầu tư hiệu quả; và từ niềm tin phổ biến rằng môi trường bên ngoài sẽ tiếp tục thuận lợi.” Continue reading “#52 – IMF: Phương thuốc hay tai họa?”

#51 – Bồi thường cho nạn nhân bị xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng: Trường hợp Campuchia

Nguồn: Hao Duy Phan, “Reparations to Victims of Gross Human Rights Violations: The Case of Cambodia”, East Asia Law Review, Vol 4,  pp. 277-298.>>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Thanh Tùng

Cộng đồng thế giới đã giới thiệu nhiều công cụ pháp lý khác nhau liên quan đến việc bồi thường cho nạn nhân bị xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng. Tuy nhiên, tại Campuchia, vấn đề bồi thường cho những vi phạm nghiêm trọng và có tính hệ thống liên quan đến nhân quyền của chế độ Khmer Đỏ vẫn chưa có lời giải đáp, dù Tòa án Đặc biệt của Campuchia nhằm Truy tố các Tội ác dưới thời Campuchia Dân chủ đã được thành lập. Trong trường hợp phức tạp như tại Campuchia, có rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề bồi thường vẫn chưa được giải đáp. Bài báo này sẽ xem xét vấn đề đó và đưa ra một vài đề xuất về một chương trình bồi thường khả thi và hiệu quả cho các nạn nhân của chế độ Khmer Đỏ. Continue reading “#51 – Bồi thường cho nạn nhân bị xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng: Trường hợp Campuchia”

#44 – John Maynard Keynes: Chủ nghĩa tư bản đối mặt với thách thức lớn nhất của nó

Nguồn: Mark Skousen (2007). “John Maynard Keynes: Capitalism Faces Its Greatest Challenge”, in M. Skousen, The Big Three in Economics: Adam Smith, Karl Marx, And John Maynard Keynes (New York: M.E.Sharpe), pp. 133-162.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Hà

Tôi hy vọng một nghìn năm kể từ thời kỳ 1920-1970 sẽ là khoảng thời gian cho những nhà viết sử. Nó khiến tôi phát cuồng khi nghĩ về nó. Tôi tin rằng nó sẽ khiến những nguyên lý nghèo nàn của tôi, với rất nhiều người bạn nghèo nàn, trở thành trang giấy lộn.[1]

 – Alfred Marshall (1915) 

Keynes không phải là người theo chủ nghĩa xã hội, ông đến để cứu chủ nghĩa tư bản, không phải để chôn nó. . .  Trong lịch sử khoa học xã hội chưa từng có thành tựu nào tương tự như của Keynes.

 – Paul Krugman (2006)

Hệ thống tự do tự nhiên tư bản chủ nghĩa vốn được sáng lập bởi Adam Smith, điều chỉnh bởi cuộc cách mạng lãi suất và đã được cải tiến bởi Marshall, Fisher và những người Áo, đang trong tình trạng khó khăn triền miên. Continue reading “#44 – John Maynard Keynes: Chủ nghĩa tư bản đối mặt với thách thức lớn nhất của nó”

#43 – Darfur và cuộc tranh luận về diệt chủng

Nguồn: Scott Straus (2005). “Darfur and the Genocide Debate”, Foreign Affairs, Vol. 84, No. 1 (Jan. – Feb.), pp. 123-133.>>PDF

Biên dịch: Dương Mai Hương | Hiệu đính: Phạm Thủy Tiên

Cái tên nói lên điều gì?

Tại khu vực Darfur thuộc miền tây Sudan, cuộc xung đột sắc tộc diễn ra từ tháng 2 năm 2003 đến nay đã cướp đi sinh mạng của hơn 70.000 người và buộc khoảng 1,8 triệu người phải di dời. Căn nguyên của cuộc xung đột này rất phức tạp và nhiều phần của bức tranh vẫn còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, một số sự kiện quan trọng hiện đã được làm rõ. Thủ phạm chính của các vụ giết chóc và trục xuất là lực lượng dân quân gốc “Ả-rập” do chính phủ hậu thuẫn. Nạn nhân chủ yếu là những người da đen gốc Phi của ba bộ lạc. Cuộc khủng hoảng này hiện là thảm họa nhân đạo lớn nhất hành tinh. Continue reading “#43 – Darfur và cuộc tranh luận về diệt chủng”

#39 – Chiến lược Hiệp định Thương mại Tự do của Trung Quốc

Nguồn: Guoyou Song & Wen Jin Yuan (2012). “China’s Free Trade Agreement Strategies”, The Washington Quarterly,  35:4, pp. 107-119. >>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương với mục tiêu tự do hóa các nền kinh tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của chương trình TPP đã khiến Trung Quốc lo lắng. Ban đầu, hiệp định được ký giữa bốn nước (Brunei, Chile, New Zealand và Singapore) vào ngày 3/6/2005 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 28/5/2006. Năm 2008, năm nước khác (Úc, Malaysia, Peru, Mỹ và Việt Nam) bắt đầu đàm phán để gia nhập nhóm.[1] Ngày 12/11/2011, các nhà lãnh đạo của chín nước đối tác TPP đã công bố những nét chính của hiệp định TPP mở rộng: Continue reading “#39 – Chiến lược Hiệp định Thương mại Tự do của Trung Quốc”

#38 – Khía cạnh kinh tế chính trị của quan hệ tiền tệ quốc tế

stethoscope

Nguồn: J. Lawrence Broz  & Jeffry A. Frieden (2001). “The Political Economy of International Monetary Relations”, Annual Review of Political Science 2001, No.4, pp. 317–343. >>PDF

Biên dịch: Phan Thị Ngọc Mai | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tóm tắt: Cấu trúc của quan hệ tiền tệ quốc tế đã trở thành vấn đề nổi bật trong suốt hai thập kỉ qua. Cả chính sách tỷ giá hối đoái trong nước và đặc tính của hệ thống tiền tệ quốc tế đều cần được giải thích. Ở cấp độ quốc gia, lựa chọn chế độ tỷ giá và mức độ kì vọng của tỷ giá hối đoái đều liên quan đến sự đánh đổi về phân phối lợi ích. Vì thế, áp lực từ các nhóm lợi ích và các đảng phái, cấu trúc của các thể chế chính trị, và động cơ tranh cử của các chính trị gia đều ảnh hưởng đến quyết định chọn chế độ tỷ giá và mức tỷ giá. Ở cấp độ quốc tế, tính chất của hệ thống tiền tệ quốc tế phụ thuộc vào sự tương tác chiến lược giữa các chính phủ, điều này vốn chịu tác động từ lợi ích quốc gia và bị ràng buộc bởi môi trường quốc tế. Đặc biệt, chế độ tiền tệ cố định quy mô toàn cầu hay khu vực đều đòi hỏi ít nhất có sự phối hợp và hợp tác rõ ràng giữa chính phủ các quốc gia. Continue reading “#38 – Khía cạnh kinh tế chính trị của quan hệ tiền tệ quốc tế”

#33 – Của cải và quyền lực: Chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa dân tộc kinh tế

ships-bristol

Nguồn: David Balaam & Michael Veseth (2007). “Wealth and Power: Mercantilism and Economic Nationalism”, in D. Balaam & M. Veseth (eds) Introduction to International Political Economy, 4th ed. (London: Pearson Education), Chapter 2.

Biên dịch: Đinh Thị Hiền Lương | Hiệu đính: Nguyễn Thị Tố Nga

Tổng quan

Chủ nghĩa trọng thương là quan điểm lý thuyết lâu đời nhất, xét về phương diện lịch sử, trong nghiên cứu kinh tế chính trị quốc tế (KTCTQT). Trọng tâm của chủ nghĩa trọng thương là vấn đề an ninh và vai trò của nhà nước và thị trường trong việc cung cấp và duy trì an ninh quốc gia. Chương này bắt đầu bằng việc xem xét ba khía cạnh của chủ nghĩa trọng thương: chủ nghĩa trọng thương là một giai đoạn của lịch sử thế giới, là một triết lý chính trị hoặc thế giới quan tồn tại trong giai đoạn lịch sử đó, và là một tập hợp các chính sách và các biện pháp thực thi của nhà nước bắt nguồn từ triết lý đó. Continue reading “#33 – Của cải và quyền lực: Chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa dân tộc kinh tế”

#28 – Hãy suy nghĩ lại: Toàn cầu hóa

PeopleGlobe

Nguồn: Moisés Naím (2009). “Think again: Globalization”, Foreign Policy, No. 171 (March/April), pp. 28-30, 32, 34.>>PDF

Biên dịch: Vũ Thị Thu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #154 – Toàn cầu hóa chính trị thế giới

Hãy quên đi những bản cáo phó vội vàng. Đối với những người phê phán, toàn cầu hóa là nguyên nhân của sự sụp đổ nền tài chính hiện nay, sự gia tăng bất bình đẳng, gian lận thương mại và kém an ninh. Nhưng đối với phe ủng hộ toàn cầu hóa, đó cũng là hướng giải pháp cho những vấn đề này. Điều không thể tranh cãi đó là toàn cầu hóa vẫn đang tồn tại. Continue reading “#28 – Hãy suy nghĩ lại: Toàn cầu hóa”

#25- Tuyên ngôn của Adam Smith về cuộc cách mạng kinh tế năm 1776

adamsmith

Nguồn: Mark Skousen (2007). “Adam Smith Declares an Economic Revolution in 1776” (Chapter 1), in Mark Skousen, The Big Three in Economics: Adam Smith, Karl Marx, And John Maynard Keynes (New York: M.E.Sharpe), pp. 3-45.

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Hà

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn The Big Three in Economics

Adam Smith là một nhà cách mạng và cấp tiến trong thời đại của ông – giống như những người truyền bá lý thuyết tự do kinh tế trong thời đại của chúng ta.

–Milton Friedman (1978, 7)

Lịch sử kinh tế học hiện đại được bắt đầu từ năm 1776. Trước thời điểm này, 6.000 năm lịch sử đã trôi qua mà không lưu lại bất kỳ một tác phẩm xuất bản nào có ảnh hưởng mạnh mẽ cho hậu thế về một chủ đề đã từng chi phối mỗi phút giây trong cuộc sống của con người hàng ngày kể từ lúc bắt đầu thức giấc. Continue reading “#25- Tuyên ngôn của Adam Smith về cuộc cách mạng kinh tế năm 1776”

#15 – Quan điểm của VN về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Nguồn: Nguyen, Hong Thao (2012). “Vietnam’s Position on the Sovereignty over the Paracels & the Spratlys: Its Maritime Claims”, Journal of East Asia and International Law, 5(1), pp. 165-211. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thái Giang, Nguyễn Thị Lan Hương, Quách Thị Huyền | Hiệu đính: Việt Long

Biển Đông từ lâu được coi là nguyên nhân chính gây căng thăng và bất ổn tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Làm rõ quan điểm của các bên yêu sách là một nhiệm vụ nghiên cứu nhằm tạo ra các biện pháp xây dựng lòng tin và tăng cường nỗ lực để kiểm soát những xung đột có thể xảy ra trong khu vực. Mục đích của bài viết này nhằm làm rõ quan điểm của Việt Nam về tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và các vùng biển tại Biển Đông. Quan điểm của Việt Nam sẽ được xem xét trên ba khía cạnh: (1) chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa; (2) các vùng biển bao quanh hai quần đảo này; và (3) giải quyết tranh chấp tại Biển Đông.

Continue reading “#15 – Quan điểm của VN về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”

#14 – Đảm bảo an ninh năng lượng

4273-itok=SkHQyE8k

Nguồn: Yergin, Daniel (2006). “Ensuring Energy Security”, Foreign Affairs, Vol. 85, No. 2 (Mar – Apr), pp. 69-82. >>PDF

Biên dịch: Trần Thạch Thương Thương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Câu hỏi cũ, đáp án mới

Trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, người đứng đầu Cục Hải quân hoàng gia Winston Churchill đã có một quyết định mang tính lịch sử, đó là chuyển đổi nguồn năng lượng cho tàu hải quân Anh từ than đá sang dầu khí. Ông hướng tới xây dựng hạm đội quốc gia hùng mạnh hơn đối thủ là nước Đức. Nhưng điều đó cũng có ý nghĩa rằng Hải quân Hoàng gia Anh sẽ không còn phụ thuộc vào nguồn than đá ở xứ Wales mà phụ thuộc vào nguồn cung cấp dầu thô hết sức bấp bênh từ Ba Tư. Điều này đã khiến an ninh năng lượng trở thành một câu hỏi trong chiến lược quốc gia. Câu trả lời của Churchill khi ấy là gì? Đó là: “Sự an toàn và ổn định của dầu mỏ nằm trong sự đa dạng và chỉ có sự đa dạng [về nguồn cung] mà thôi.” Continue reading “#14 – Đảm bảo an ninh năng lượng”

#11- Xử lý cuộc khủng hoảng Châu Á: IMF và Hàn Quốc

OB-XG630_bowrin

Nguồn: Corning, Gregory (2000). Managing the Asian Meltdown: The IMF and South Korea. Institute for the Study of Diplomacy School of Foreign Service, Georgetown University, Pew Case Study, 1.

Biên dịch: Lê Thị Mỹ Hương, Châu Ngọc Huyền, Trương Thị Thanh Hiền, Đặng Trang Ngọc Khánh, Lê Hoàng Ngọc Yến, Đỗ Hoài Thương |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #52 – IMF: Phương thuốc hay tai họa?

Cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm 1953 đã gây nhiều thiệt hại cho Hàn Quốc. Hơn ¼ dân số quốc gia gồm 20 triệu người đã trở thành những người tị nạn vô gia cư và vô tài sản. Việc phục hồi sau chiến tranh đặc biệt khó khăn do sự phân chia bán đảo Triều Tiên với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên nắm giữ hầu hết nguồn tài nguyên thiên nhiên và những cở sở hạ tầng về công nghiệp. Tuy nhiên, hơn 40 năm qua, Hàn Quốc đã phát triển với tỉ lệ tăng trưởng ngoạn mục khi theo đuổi một chính sách phát triển năng động có sự can thiệp của chính phủ. Là một trong bốn con hổ châu Á, Hàn Quốc trở thành một nhà sản xuất tàu, ô tô, hệ thống chip điện tử lớn. Continue reading “#11- Xử lý cuộc khủng hoảng Châu Á: IMF và Hàn Quốc”

#5 – Kinh tế chính trị quốc tế là gì?

2013TitleMap-IPE

Nguồn: Balaam, David N. & Michael Vaseth, “What is International Political Economy?” in David N. Balaam & Michael Vaseth (eds), Introduction to International Political Economy  (New Jersey: Pearson Education, 2001), pp. 1-24.

Biên dịch: Khoa QHQT, ĐHKHXH&NV TPHCM | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổng quan

Kinh tế chính trị quốc tế là gì? Chương một sẽ trả lời câu hỏi này theo ba cách: nêu các ví dụ; so sánh Kinh tế chính trị quốc tế với các môn học tương tự khác như kinh tế học, khoa học chính trị và xã hội học; thảo luận những nguyên tắc cơ bản của Kinh tế chính trị quốc tế.

Định nghĩa một cách đơn giản, Kinh tế chính trị quốc tế nghiên cứu những vấn đề quốc tế không thể giải quyết được chỉ bằng những phân tích kinh tế, chính trị hoặc xã hội học đơn thuần. Kinh tế chính trị quốc tế là môn khoa học tập trung nghiên cứu những quan hệ phụ thuộc phức tạp chi phối các vấn đề quốc tế nổi bật nhất trong thế giới của chúng ta ngày nay. Continue reading “#5 – Kinh tế chính trị quốc tế là gì?”

#2 – Ba tư tưởng về kinh tế chính trị

Geese fly over the Martin Luther King, Jr. Memorial during celebrations of the birthday of the civil rights leader

Nguồn: Gilpin, Robert. “Three Ideologies of Political Economy” (Chapter 2), in R. Gilpin, The Political Economy of International Relations (Princeton University Press, 1987), pp. 25-64.

Biên dịch: Hoàng Thanh Hằng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong một thế kỷ rưỡi qua, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa dân tộc, và chủ nghĩa Mác đã chia rẽ nhân loại. Cuốn sách này sử dụng thuật ngữ “tư tưởng” để chỉ “hệ thống các suy nghĩ và niềm tin mà các cá nhân và nhóm người dùng để giải thích hệ thống xã hội của họ vận hành như thế nào và theo những nguyên tắc nào” (Heilbroner, 1985,tr.107). Cuộc tranh luận giữa ba học thuyết này xoay xung quanh vai trò và tầm quan trọng của của thị trường đối với việc tổ chức xã hội và các hoạt động kinh tế. Continue reading “#2 – Ba tư tưởng về kinh tế chính trị”

#1 – Ngoại giao dầu mỏ của Bắc Kinh

Nguồn: Jaffe, Amy Myers and Lewis, Steven W. (2002) ‘Beijing’s oil diplomacy‘, Survival, 44:1, pp. 115 – 134.

Biên dịch: Nguyễn Vĩnh Hằng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc Trung Quốc lặng lẽ trở thành một nước nhập khẩu ròng về dầu thô vào năm 1993 đã đánh dấu sự chuyển hướng mạnh mẽ sau “cuộc thử nghiệm” tự cung tự cấp kéo dài ba thập kỉ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng thời mở ra khả năng một ngày nào đó Trung Quốc có thể trở nên dễ bị ảnh hưởng như các nước công nghiệp khác trước những biến cố không mong muốn tác động tới thị trường dầu mỏ toàn cầu. Những tác động của thay đổi này lên quá trình hoạch định chính sách đối ngoại Trung Quốc vẫn đang diễn ra. Nhưng có một điều chắc chắn là những lo ngại về an ninh dầu mỏ đang ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ lên những tính toán chiến lược và ngoại giao của Trung Quốc. Một cường quốc bậc hai thế giới, với mối quan tâm đối ngoại (ngoài vấn đề hạt nhân) Continue reading “#1 – Ngoại giao dầu mỏ của Bắc Kinh”