Gắn kết quan hệ Nhật – Đài trong bối cảnh TQ gia tăng áp lực

Tác giả: Phan Văn Tìm

Dù không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, Nhật Bản xem Đài Loan như một đối tác tin cậy ở khu vực và có nhiều nỗ lực thúc đẩy quan hệ với Đài Loan. Quan hệ Nhật – Đài đã có những bước đột phá dưới thời cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Năm 2017, Nhật Bản chính thức đổi tên cơ quan đại diện của quốc gia này ở Đài Loan, từ Hiệp hội Giao lưu Nhật Bản thành Hiệp hội Giao lưu Nhật Bản – Đài Loan, nhằm thể hiện sự bình đẳng trong quan hệ song phương.

Tiếp nối các di sản đối ngoại của Thủ tướng Shinzo Abe, Thủ tướng hiện tại của Nhật Bản là Yoshihide Suga cũng tích cực ủng hộ và phát triển quan hệ với Đài Loan, thậm chí còn có phần mạnh mẽ hơn so với người tiền nhiệm. Trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng áp lực lên Đài Loan, quan hệ gắn kết Nhật – Đài mang đến nhiều thông điệp. Continue reading “Gắn kết quan hệ Nhật – Đài trong bối cảnh TQ gia tăng áp lực”

Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản 2021: Nhân tố Đài Loan và triển vọng hợp tác an ninh Nhật-Đài

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng & Phan Văn Tìm

Khu vực xung quanh eo biển Đài Loan đang là điểm nóng an ninh tại châu Á do cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng gay gắt và Trung Quốc gia tăng các hoạt động quân sự. Trong bài phát biểu đánh dấu 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 1/7/2021, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh thống nhất Đài Loan là sứ mệnh lịch sử và Trung Quốc sẽ hành động kiên quyết để đánh bại bất kỳ nỗ lực nào nhằm khiến Đài Loan trở nên độc lập.

Nhân tố Đài Loan

Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản năm 2021 (sau đây gọi là Sách trắng) phát hành vào ngày 13/7 đã thể hiện lập trường của quốc gia này về an ninh khu vực. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên trong lịch sử công bố sách trắng quốc phòng, Nhật Bản công khai đề cập về tầm quan trọng của sự ổn định ở eo biển Đài Loan. Continue reading “Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản 2021: Nhân tố Đài Loan và triển vọng hợp tác an ninh Nhật-Đài”

Bàn về ‘Liên minh số’ Mỹ – Hàn tại Đông Nam Á

Nguồn: Lami Kim, “The Case for a US-South Korea Digital Alliance in Southeast Asia”, The Diplomat, 21/5/2021.

Biên dịch: Trần Thị Nhân Duyên & Nguyễn Văn Nhật Huy

Hàn Quốc đã nổi lên như là một đối tác lý tưởng của Mỹ trong nỗ lực kìm hãm sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực kỹ thuật số.

Đông Nam Á đang trong quá trình đẩy nhanh chuyển đổi số. Trong đại dịch COVID-19, khu vực này đã chứng kiến một sự tăng trưởng chưa từng có trong việc sử dụng các dịch vụ số, như truy vết tiếp xúc trên điện thoại, khám chữa bệnh từ xa, gọi video trực tuyến và thương mại điện tử. Trung Quốc đang tìm kiếm sự thống trị trong quá trình chuyển đổi số tại Đông Nam Á, khiến các quốc gia tại khu vực này lệ thuộc nhiều hơn về kinh tế và công nghệ vào Trung Quốc, cũng như khiến họ dễ bị tổn tương trước các thủ đoạn theo dõi và gián điệp mạng của nước này. Những biện pháp này có thể giúp Bắc Kinh mở rộng tầm ảnh hưởng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của Mỹ. Tuy nhiên, thông qua việc hợp tác với Hàn Quốc, đồng minh lâu đời của Washington và là nhà cung cấp thiết bị công nghệ cao, hai quốc gia có thể chống lại sự thống trị kỹ thuật số của Trung Quốc tại Đông Nam Á. Continue reading “Bàn về ‘Liên minh số’ Mỹ – Hàn tại Đông Nam Á”

Afghanistan: ‘Nghĩa địa các đế chế’ và cạm bẫy đối với Trung Quốc

Nguồn: The graveyard of empires calls to China”, Financial Times, 16/06/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Không phải ngẫu nhiên mà Afghanistan được gọi là nghĩa địa của các đế chế. Alexander Đại đế, đế chế Anh, Liên Xô và bây giờ là nước Mỹ hùng mạnh, tất cả đều đã thất bại trong nỗ lực chinh phục đất nước khốc liệt này. Giờ đây, Trung Quốc, siêu cường mới nổi của thế giới, có nguy cơ rơi vào cái bẫy tương tự ngay khi họ thậm chí chưa bắt đầu dự án tân đế quốc của riêng mình.

Khi cuộc chiến dài nhất của Mỹ dần kết thúc trước ngày mang tính biểu tượng là 11 tháng 9 năm 2021, các nhà lãnh đạo và nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Trung Quốc đang phải vật lộn với những suy nghĩ mâu thuẫn nhau. Một mặt, Bắc Kinh luôn cảm thấy các chiến dịch của Mỹ ở Afghanistan là một phần của “Âm mưu vĩ đại” mới nhằm bao vây, kiềm chế và có khả năng gây bất ổn cho Trung Quốc, quốc gia có chung một dải biên giới nhỏ với nước này. Vì vậy, sự rút lui nhục nhã cuối cùng của Mỹ và khả năng tái lập quyền kiểm soát của Taliban ở nước này được Trung Quốc hoan nghênh trên khía cạnh đó. Continue reading “Afghanistan: ‘Nghĩa địa các đế chế’ và cạm bẫy đối với Trung Quốc”

Cơ hội bị bỏ lỡ từ cuộc gặp Thượng định Mỹ – Hàn Quốc

Nguồn: John Bolton, “No News Is Bad News When the U.S. and South Korea Meet”, WSJ, 23/05/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Nếu sức mạnh của một liên minh được đo bằng độ dài của các tuyên bố chung mà các nhà lãnh đạo của họ đưa ra khi gặp nhau, thì mối quan hệ của Mỹ với Hàn Quốc sẽ thực sự bền chặt. Tuy nhiên, các cuộc trao đổi hôm thứ Sáu (21/5/2021) giữa Tổng thống Biden và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong chuyến công du Washington lần đầu tiên của ông Moon kể từ tháng Giêng 2020 không mang lại nhiều kết quả thực sự. Các ưu tiên trong nước như biến đổi khí hậu và Covid đã làm lu mờ chiến lược quốc tế của họ.

Như hội nghị thượng đỉnh này cho thấy, bốn tháng sau khi nhậm chức, chính quyền Biden vẫn thiếu một kế hoạch chi tiết cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Seoul và Washington phải đối mặt với hai vấn đề chiến lược lớn, quan trọng đối với chính họ và toàn bộ khu vực. Thứ nhất và trước mắt là mối đe dọa quân sự thông thường và hạt nhân của Triều Tiên. Thứ hai, lâu dài hơn và mang tính chiến lược hơn, là cuộc tấn công ý thưc hệ, kinh tế và chính trị-quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc nhằm vào Hoa Kỳ và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói chung. Continue reading “Cơ hội bị bỏ lỡ từ cuộc gặp Thượng định Mỹ – Hàn Quốc”

Bóng ma lịch sử và triển vọng xung đột ở Eo biển Đài Loan

Nguồn: Ian Buruma, “Taiwan and the Ghosts of History”, Project Syndicate, 07/05/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Liệu Hoa Kỳ có sẵn sàng đối mặt một cuộc chiến thảm khốc với Trung Quốc để bảo vệ Đài Loan hay không? Tổng thống Joe Biden đã vạch ra tầm nhìn của mình một cách rõ ràng vào tuần trước. Ông coi sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là một cuộc xung đột toàn cầu giữa dân chủ và chế độ chuyên chế, và không nghi ngờ gì nữa, Đài Loan là một trong những nền dân chủ thành công nhất châu Á.

Năm 1954, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân sau khi Trung Quốc nã pháo vào một đảo đá gần bờ biển Đài Loan, khi Đài Loan vẫn còn là một chế độ độc tài quân sự. Nhưng mọi thứ lúc đó rất khác. Hoa Kỳ bị ràng buộc bởi hiệp ước bảo vệ Đài Loan. Điều này đã thay đổi sau năm 1972 khi Tổng thống Richard M. Nixon đồng ý rằng Đài Loan là một phần của “một Trung Quốc”, và Tổng thống Jimmy Carter đã hủy bỏ hiệp ước phòng thủ vào năm 1979. Liệu Mỹ có còn sẵn sàng tham chiến vì Đài Loan hay không đã trở thành một vấn đề phụ thuộc vào khái niệm mà Henry Kissinger từ lâu đã gọi là “sự mơ hồ chiến lược”. Continue reading “Bóng ma lịch sử và triển vọng xung đột ở Eo biển Đài Loan”

Sự hồi sinh Bộ tứ sẽ đe dọa vai trò trung tâm của ASEAN?

Nguồn: Rifki Dermawan, “Is the Quad’s Revival a Threat to ASEAN?”, The Diplomat, 18/03/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến đầu tiên vào tuần trước (12/03/2021) của nhóm Đối thoại Tứ giác về An ninh – thường được gọi là Bộ tứ (Quad) – cho thấy sự hợp tác ngày càng tăng giữa bốn thành viên: Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ. Sau một thời gian mà ý tưởng về Bộ tứ bị trì hoãn, hình ảnh “Bộ tứ 2.0” kiểu mới đang nhanh chóng nổi lên như một phần quan trọng của kiến ​​trúc an ninh toàn cầu mới, đặt ra những câu hỏi cấp thiết về vai trò và vị trí trung tâm trong tương lai của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Bất chấp những nghi ngờ về khả năng hợp tác sâu rộng và được thể chế hóa giữa các nước thuộc Bộ tứ, cuộc họp chỉ ra rằng bốn cường quốc sẵn sàng hợp tác trong các vấn đề cấp bách liên quan đến các mối quan tâm chung, chẳng hạn như việc phân phối vắc-xin COVID-19 và tác động toàn cầu của biến đổi khí hậu, bên cạnh những thách thức về an ninh truyền thống. Theo Tuyên bố chung được đưa ra vào cuối cuộc họp, bốn quốc gia cam kết “sẽ nhân đôi cam kết của mình đối với hợp tác trong khuôn khổ Bộ tứ.” Continue reading “Sự hồi sinh Bộ tứ sẽ đe dọa vai trò trung tâm của ASEAN?”

Tương lai Afghanistan phụ thuộc vào hợp tác Mỹ – Pakistan

Nguồn:  Anne Patterson, Ali Jehangir Siddiqui, Syed Mohammad Ali, “Afghanistan’s Future Depends on the United State and Pakistan Working Together”, Foreign Policy, 16/03/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Theo một thỏa thuận được ký với Taliban hồi tháng 2 năm 2020, Hoa Kỳ đồng ý rút các lực lượng của mình khỏi Afghanistan trước tháng 5 năm nay. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cố gắng tuân thủ thỏa thuận hòa bình này, nhưng phải đối mặt với một số thách thức khó khăn do tình trạng bạo lực vẫn ở mức cao và các cuộc đàm phán trong nội bộ Afghanistan đạt được rất ít tiến bộ.

Để việc rút quân của Mỹ khả thi hơn nhưng vẫn không hoàn toàn từ bỏ thỏa thuận Mỹ-Taliban, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đưa ra một kế hoạch hòa bình sửa đổi với công thức chia sẻ quyền lực tạm thời và đề xuất có sự tham gia của các nước chủ chốt trong khu vực. Diễn biến trong những tuần tới sẽ quyết định liệu chính quyền Biden có thể tuân thủ thời hạn rút quân hay không. Tuy nhiên, chúng ta thấy được rõ ràng là sau 20 năm không có chính phủ nào ở Afghanistan có thể thành công nếu không có sự tham gia của Taliban và không có tiến trình hòa bình nào ở Afghanistan có thể đi đến thắng lợi nếu không có sự ủng hộ đầy đủ từ Pakistan. Continue reading “Tương lai Afghanistan phụ thuộc vào hợp tác Mỹ – Pakistan”

Tin tặc Triều Tiên còn nguy hiểm hơn kho vũ khí hạt nhân

Nguồn: Morten Soendergaard Larsen, “North Korean Cyberthreat Poses Greater Risk Than Nuclear Arsenal”, Foreign Policy, 15/3/2021

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Đội quân tin tặc của Bình Nhưỡng đã chứng tỏ sự thành thạo trong việc tìm kiếm các lỗ hổng và khai thác chúng – thế giới cần phải sẵn sàng đối phó.

Theo Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, số tiền mà đội quân này đã đánh cắp lên đến hàng tỷ đô-la. Còn theo Văn phòng Đối ngoại, Thịnh vượng chung và Phát triển Vương quốc Anh, đội quân này cũng làm tê liệt Dịch vụ Y tế Quốc gia của Anh. Và có bằng chứng là họ đã xâm nhập vào nhà máy điện hạt nhân mới nhất của Ấn Độ để ăn cắp bản thiết kế của nhà máy.

Các tin tặc Triều Tiên đã đi từ việc do thám và gây gián đoạn hệ thống mạng của các đối thủ ở Hàn Quốc đến việc phá hoại, đánh cắp lượng tiền lớn hoặc những công nghệ tiên tiến. Tuần này, trong lúc các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ và Nhật Bản đang gặp nhau để thảo luận về tình hình an ninh khu vực, đặc biệt tập trung vào vấn đề tên lửa Triều Tiên, thì nhiều chuyên gia cho rằng tin tặc của Bình Nhưỡng có khả năng là mối đe dọa còn lớn hơn so với những chiếc tên lửa khổng lồ thường xuất hiện trong lễ duyệt binh hàng năm của nhà lãnh đạo Kim Jong Un. Continue reading “Tin tặc Triều Tiên còn nguy hiểm hơn kho vũ khí hạt nhân”

Trung Quốc và lựa chọn định mệnh đối với Đài Loan

Nguồn: China faces fateful choices, especially involving Taiwan”, The Economist, 18/02/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sự trỗi dậy của Trung Quốc liên quan đến một số quyết định mang tính định mệnh đối với Chủ tịch Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo của đất nước. Không gì quan trọng hơn là câu hỏi liệu có nên tấn công Đài Loan để đưa hòn đảo dân chủ, thân phương Tây với 24 triệu dân này vào vòng kiểm soát của Đảng Cộng sản hay không. Nếu một ngày nào đó một chiếc xe limousine Hồng Kỳ bọc thép chở ông Tập trong vai trò “nhà chinh phục” diễu qua các đường phố ở thủ đô Đài Bắc của hòn đảo, ông sẽ trở thành một nhà Cộng sản bất tử. Ông sẽ được xếp ngang hàng Mao Trạch Đông với tư cách là người cùng giành chiến thắng trong cuộc nội chiến Trung Quốc vốn vẫn dang dở từ năm 1949 khi chế độ Quốc Dân Đảng bại trận lưu vong sang Đài Loan. Continue reading “Trung Quốc và lựa chọn định mệnh đối với Đài Loan”

Nhật ký Bắc Kinh (12/10/20): Trung Quốc, Đài Loan và Tôn Trung Sơn

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 10/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tôi chưa từng nghĩ cảnh sát sẽ xuất hiện khi tôi chuẩn bị bước vào Công viên Trung Sơn, ngay phía tây Thiên An Môn – hay Cổng Thiên Bình – ở Bắc Kinh.

Hôm thứ Bảy (10/10/2020), tôi mua một vé đã đặt từ hôm trước tại lối vào của công viên và tiến đến chốt kiểm tra an ninh, nơi tôi được yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân. Ngay sau khi tôi xuất trình hộ chiếu, một cảnh sát đi tới.

“Anh làm nghề gì?” viên sĩ quan hỏi. Khi tôi trả lời: “Tôi là nhà báo”, anh ta bảo tôi đợi. “Tôi sẽ gọi cho cán bộ phụ trách,” người này nói. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (12/10/20): Trung Quốc, Đài Loan và Tôn Trung Sơn”

Tuyên bố của Robert C. O’Brien về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do

Nguồn: Robert C. O’Brien, “Statement from National Security Advisor Robert C. O’Brien”, The White House, 12/01/2021.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Hoa Kỳ hiện và sẽ luôn là một thành viên của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Từ những thương thuyền đầu tiên khởi hành đến Trung Quốc chỉ tám năm sau ngày Cách mạng Mỹ thành công, đến việc thiết lập sự hiện diện ngoại giao đầu tiên ở Ấn Độ vào năm 1794, sự tham gia của Hoa Kỳ trên nền tảng thương mại, hợp tác và sự hy sinh chung đã mang đến hòa bình và thịnh vượng trên toàn khu vực ngày hôm nay.

Khung chiến lược của Hoa Kỳ đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (sau đây gọi tắt là Khung chiến lược) đóng vai trò như bản chỉ dẫn chiến lược tổng thể cho chính quyền Trump suốt 3 năm qua trong việc triển khai thực hiện Chiến lược An ninh Quốc gia 2017 (NSS) của Tổng thống tại khu vực đông dân và có nền kinh tế năng động nhất thế giới. Continue reading “Tuyên bố của Robert C. O’Brien về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do”

Bán đảo Triều Tiên: Một chu kỳ căng thẳng – hòa dịu mới?

Tác giả: Lê Như Mai

Trong khoảng ba tháng giữa năm 2020, tình hình bán đảo Triều Tiên đã căng thẳng trở lại, kết thúc thời kỳ hòa dịu bắt đầu từ năm 2018 và dường như đang bước sang một chu kỳ căng thẳng – hòa dịu mới. Những diễn biến này chủ yếu xoay quanh ba chủ thể chính là Triều Tiên, Mỹ và Hàn Quốc. Đó là một bức tranh phức tạp mà mục đích, ý đồ của mỗi bên cần phải được xem xét từ các hành động tưởng như mập mờ, khó hiểu. Đây sẽ là những căn cứ quan trọng để dự báo chiều hướng phát triển của tình hình bán đảo Triều Tiên trong thời gian tới. Continue reading “Bán đảo Triều Tiên: Một chu kỳ căng thẳng – hòa dịu mới?”

Ảnh hưởng của Việt Nam tại Campuchia và Lào đang suy yếu trước Trung Quốc

Nguồn: Derek Grossman, “Vietnam Is Losing Its Best Friends to China”, The Diplomat, 02/11/2020.

Người dịch: Huỳnh Mỹ Xuyên

Trong những năm qua, sức hút kinh tế của Trung Quốc đã bắt đầu kéo Campuchia và Lào ra khỏi quỹ đạo của Việt Nam.

Trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam, các nhà quan sát nhận thấy Hà Nội duy trì ba cấp độ quan hệ rõ rệt. Theo thứ tự về tầm quan trọng từ trên xuống thì cao nhất là “đối tác chiến lược toàn diện”, kế đến là “đối tác chiến lược”, và sau đó là “đối tác toàn diện”. Ở cấp độ cao nhất, “đối tác chiến lược toàn diện” đôi khi bao gồm cả tính từ “hợp tác”. Theo đó, chỉ có Nga, Ấn Độ và Trung Quốc được xếp vào diện cao cấp nhất này trong thế giới quan của Việt Nam – trong đó Trung Quốc được xác định là “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”. Continue reading “Ảnh hưởng của Việt Nam tại Campuchia và Lào đang suy yếu trước Trung Quốc”

Giới trẻ Thái Lan học hỏi chiến thuật biểu tình của Hồng Kông như thế nào?

Nguồn: Preeti Jha, “Thailand protest: Why young activists are embracing Hong Kong’s tactics”, BBC, 21/10/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Những nhà hoạt động dân chủ tại Thái Lan đang áp dụng ngày một nhiều các chiến thuật từng được sử dụng bởi những người anh em của họ ở Hồng Kông khi những người biểu tình tiếp tục xuống đường bất chấp lệnh cấp tụ tập đông người trong bối cảnh các cuộc tuần hành nhắm vào Thủ tướng và nhà vua đã gia tăng trong nhiều tháng qua.

Khi những người biểu tình ở Bangkok lần đầu tiên sử dụng ô (dù) để đỡ đạn hơi cay vào thứ Sáu tuần trước, nó gợi cho người ta nhớ đến phong trào biểu tình phản đối chính phủ đã làm rung chuyển đặc khu Hồng Kông của Trung Quốc xảy ra năm ngoái. Continue reading “Giới trẻ Thái Lan học hỏi chiến thuật biểu tình của Hồng Kông như thế nào?”