Juneteenth, ngày lễ liên bang mới nhất của Mỹ, có nguồn gốc như thế nào?

Nguồn: What is Juneteenth, America’s newest national holiday?”, The Economist, 18/06/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Các nhà hoạt động quyền dân sự ở Hoa Kỳ từ lâu đã thúc đẩy việc biến ngày “Juneteenth” (từ ghép của June và 19th, tức ngày 19/6) trở thành ngày lễ quốc gia. Mong ước của họ đã trở thành hiện thực trong tuần này khi Tổng thống Joe Biden ký một dự luật đưa “Ngày Độc lập Quốc gia 19 tháng 6” trở thành ngày nghỉ lễ ở cấp liên bang. Nhiều dịch vụ không thiết yếu sẽ đóng cửa và nhân viên chính phủ sẽ được nghỉ lễ có trả lương. Các thị trường chứng khoán cũng thường ngừng giao dịch vào các ngày lễ, nhưng vì ngày 19/6 năm nay rơi vào thứ Bảy nên dù sao thì các sàn cũng sẽ đóng cửa. Ông Biden gọi sự công nhận này là một trong những vinh dự lớn nhất mà ông có được trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, nhưng việc này vẫn gặp phải các chỉ trích. Đạo luật đã được Thượng viện nhất trí thông qua, nhưng 14 thành viên đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã bỏ phiếu chống lại. Và nước Mỹ ngày càng bị chia rẽ bởi quan điểm về chủng tộc. Vậy, ý nghĩa của Juneteenth chính xác là gì? Continue reading “Juneteenth, ngày lễ liên bang mới nhất của Mỹ, có nguồn gốc như thế nào?”

Rộ tin đồn Thứ trưởng An ninh Quốc gia TQ Đổng Kinh Vỹ đào tẩu sang Mỹ

Nguồn: Rumors of U.S. Secretly Harboring Top China Official Swirl”, Daily Beast, 17/06/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Các phương tiện truyền thông và tài khoản Twitter chống cộng bằng tiếng Hoa tuần này đã gây xôn xao với tin đồn rằng Thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc Đổng Kinh Vỹ (Dong Jingwei) đã đào tẩu vào giữa tháng Hai vừa rồi, bay từ Hong Kong đến Hoa Kỳ cùng với con gái của ông, Đổng Dương (Dong Yang).

Đổng Kinh Vỹ được cho là đã cung cấp cho Hoa Kỳ thông tin về Viện Virus học Vũ Hán và làm thay đổi lập trường của chính quyền Biden về nguồn gốc của đại dịch COVID-19.

Đổng là, hoặc từng là, một quan chức lâu năm trong Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc (MSS), còn được gọi là Quốc An Bộ. Lý lịch công khai của ông cho thấy ông phụ trách các nỗ lực phản gián của Bộ, tức là bắt gián điệp, kể từ khi được thăng chức thứ trưởng vào tháng 4 năm 2018. Nếu những câu chuyện này là sự thật, Đổng sẽ là quan chức giữ chức vụ cao nhất trong lịch sử của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từng đào tẩu. Continue reading “Rộ tin đồn Thứ trưởng An ninh Quốc gia TQ Đổng Kinh Vỹ đào tẩu sang Mỹ”

‘Hội nghị G-7 cuối cùng’: Biếm họa Trung Quốc chế nhạo Mỹ và đồng minh

Nguồn: Tsukasa Hadano, “‘Last G-7’: China revels in parody mocking US and allies”, Nikkei Asia, 16/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Một con đại bàng đầu trắng ngồi ở giữa bàn đang biến giấy vệ sinh thành những tờ đô la trong khi một chú chó Akita không có ghế ngồi đang rót nước phóng xạ từ Fukushima cho những con thú khách mời khác uống.

Đây là một trong những chi tiết trong bức biếm họa dựa trên bức tranh nổi tiếng “Bữa tối cuối cùng” của danh họa Leonardo da Vinci nhằm chế nhạo những nỗ lực của nhóm G7 và Hoa Kỳ trong việc xây dựng một liên minh chống lại Trung Quốc.

Với tựa đề “The Last G-7” (Hội nghị G-7 cuối cùng), tác phẩm này đã lan truyền ở Trung Quốc vào cuối tuần này sau khi nó được đăng trên trang Sina Weibo trong lúc hội nghị thượng đỉnh của nhóm G7 đang diễn ra ở Anh, nơi mà câu hỏi về cách đối phó với Bắc Kinh được đưa ra nhiều lần trong chương trình nghị sự. Continue reading “‘Hội nghị G-7 cuối cùng’: Biếm họa Trung Quốc chế nhạo Mỹ và đồng minh”

Thượng đỉnh Mỹ – Nga: Quay lại ngoại giao truyền thống và chiến thắng cho ai?

Nguồn: America and Russia return to traditional great-power diplomacy”, The Economist, 17/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Joe Biden mới 12 tuổi vào năm 1955 khi Dwight Eisenhower tham dự cuộc họp với Nikita Khrushchev tại Geneva, cuộc họp thượng định song phương lần đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và Liên Xô. Tổng thống Mỹ hiện tại cũng mới là một thượng nghị sĩ 42 tuổi làm việc về vấn đề kiểm soát vũ khí khi Ronald Reagan lần đầu tiên ngồi trên cùng một chiếc ghế sofa với Mikhail Gorbachev cũng tại thành phố này, trong sự kiện hóa ra là bước đi đầu tiên để chấm dứt Chiến tranh Lạnh.

Vào ngày 16 tháng 6, đến lượt Biden chạm trán với nhà lãnh đạo Nga, Vladimir Putin, người đã làm xói mòn nhiều thành tựu của trật tự hậu Chiến tranh Lạnh và làm sống lại một số hoạt động tồi tệ nhất thời Liên Xô. Nhưng dù địa điểm họp giống nhau, cốt truyện lại khác nhau. Đây không phải là cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai siêu cường đang nắm giữ vận mệnh của thế giới trong tay. Đó cũng không phải là một nỗ lực để thiết lập lại mối quan hệ, như Barack Obama đã từng làm. Đúng hơn, đó là một câu chuyện âm u hơn một chút. Continue reading “Thượng đỉnh Mỹ – Nga: Quay lại ngoại giao truyền thống và chiến thắng cho ai?”

Afghanistan: ‘Nghĩa địa các đế chế’ và cạm bẫy đối với Trung Quốc

Nguồn: The graveyard of empires calls to China”, Financial Times, 16/06/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Không phải ngẫu nhiên mà Afghanistan được gọi là nghĩa địa của các đế chế. Alexander Đại đế, đế chế Anh, Liên Xô và bây giờ là nước Mỹ hùng mạnh, tất cả đều đã thất bại trong nỗ lực chinh phục đất nước khốc liệt này. Giờ đây, Trung Quốc, siêu cường mới nổi của thế giới, có nguy cơ rơi vào cái bẫy tương tự ngay khi họ thậm chí chưa bắt đầu dự án tân đế quốc của riêng mình.

Khi cuộc chiến dài nhất của Mỹ dần kết thúc trước ngày mang tính biểu tượng là 11 tháng 9 năm 2021, các nhà lãnh đạo và nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Trung Quốc đang phải vật lộn với những suy nghĩ mâu thuẫn nhau. Một mặt, Bắc Kinh luôn cảm thấy các chiến dịch của Mỹ ở Afghanistan là một phần của “Âm mưu vĩ đại” mới nhằm bao vây, kiềm chế và có khả năng gây bất ổn cho Trung Quốc, quốc gia có chung một dải biên giới nhỏ với nước này. Vì vậy, sự rút lui nhục nhã cuối cùng của Mỹ và khả năng tái lập quyền kiểm soát của Taliban ở nước này được Trung Quốc hoan nghênh trên khía cạnh đó. Continue reading “Afghanistan: ‘Nghĩa địa các đế chế’ và cạm bẫy đối với Trung Quốc”

Tại sao Mỹ nên theo đuổi chủ nghĩa ‘tiểu đa phương’ với ASEAN?

Nguồn: Richard Javad Heydarian, “Why Biden should pursue “Minilateralsim” with ASEAN, Asia Maritime Transparency Initiative, 26/03/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

Kể từ khi nhậm chức, chính quyền Joseph Biden đã tiến hành phục hồi cam kết ngoại giao đa phương của Mỹ. Trong tháng đầu tiên sau khi nhậm chức, ban lãnh đạo mới của Mỹ đã bắt tay vào một cuộc “tấn công quyến rũ” toàn cầu nhằm khôi phục các mối quan hệ quốc tế đã rạn nứt sau bốn năm theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương của Trump.

Trong vòng một tuần, Tổng thống Biden đã tổ chức các cuộc hội đàm quan trọng với những người đồng cấp tại hội nghị thượng đỉnh G7 gồm các nhà lãnh đạo thế giới, trong khi đó Ngoại trưởng Antony Blinken đã tổ chức các cuộc gặp trực tuyến với những người đồng cấp thuộc nhóm cường quốc châu Âu “E3” gồm Pháp, Đức và Vương quốc Anh cũng như với các cường quốc thuộc Bộ Tứ (Đối thoại An ninh Tứ giác) gồm cả Úc, Ấn Độ và Nhật Bản. Chưa kể, Tổng thống Biden đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh Quad lần đầu tiên chỉ hai tháng sau khi nhậm chức, ngay sau đó là cuộc họp “hai cộng hai” giữa Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ với những người đồng cấp của họ ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Continue reading “Tại sao Mỹ nên theo đuổi chủ nghĩa ‘tiểu đa phương’ với ASEAN?”

Quan hệ tam giác Mỹ – Nga – Trung định hình trật tự thế giới

Nguồn: Vũ Lê Thái Hoàng & Huy Nguyễn, “The Modern China-Russia-US Triangle“, The Diplomat, 04/06/2021.

Biên dịch: Duy Anh

Từ khi Chiến tranh Lạnh nổ ra giữa thế kỷ 20, cục diện giữa ba nước lớn là Mỹ, Trung Quốc, Nga (Liên Xô trước đây) luôn đóng vai trò chi phối trật tự quan hệ quốc tế. Từ những năm Xô – Trung hòa thuận, cho tới thời khắc lịch sử Nixon tới Trung Quốc, quan hệ tay ba ấy luôn là hai nước này đi với nhau để chống nước kia.

Quan hệ ngày càng nồng ấm giữa Moscow và Bắc Kinh lúc này, như một cách ứng phó lại chính sách cạnh tranh chiến lược của Washington, cho thấy xu hướng cũ trong cục diện tay ba đang tiếp tục hiện hữu. Tuy nhiên, những đặc điểm mới ngày càng phức tạp đòi hỏi cần có thêm những đánh giá trước khi có thể đưa ra nhận định về quan hệ Mỹ – Trung – Nga. Continue reading “Quan hệ tam giác Mỹ – Nga – Trung định hình trật tự thế giới”

Tại sao lý do vụ Mỹ ném bom đại sứ quán TQ năm 1999 lại được xới lên lúc này?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Analysis: Mystery of 1999 US stealth jet shootdown returns with twist”, Nikkei Asia, 03/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ngay sau khi các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc đối đầu nhau ở Alaska hồi cuối tháng 3, các bài viết gây chú ý bắt đầu xuất hiện trên mạng internet Trung Quốc.

“Tại sao đại sứ quán Trung Quốc ở Nam Tư bị tấn công bằng bom dẫn đường chính xác của Mỹ vào năm 1999?” là tiêu đề của một bài viết như vậy.

Hoa Kỳ luôn khẳng định rằng vụ ném bom 22 năm trước là một tai nạn và chiến dịch của NATO dự định ném bom một cơ sở gần đó của Nam Tư.

Nhưng những gì thực sự xảy ra đêm đó đã trở thành một chủ đề hấp dẫn đối với người dân Trung Quốc. Những thông tin như vậy được tiết lộ lúc này là một hiện tượng lạ, gần như có ai đó đang cố tình tiết lộ những bí mật đằng sau vụ việc. Continue reading “Tại sao lý do vụ Mỹ ném bom đại sứ quán TQ năm 1999 lại được xới lên lúc này?”

Thanh niên học sinh Mỹ tập sự làm công việc nhà nước

Tác giả: Trần Cương (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Nước Mỹ có rất ít các tổ chức thanh niên mang tính chính trị, nhưng lại có vô số những đoàn thể thanh niên phục vụ xã hội mang tính tôn giáo. Ví dụ Hội Thanh niên Kitô giáo (Young Men’s Christian Association, YMCA) là một đoàn thể có ảnh hưởng lớn ở Mỹ.[1]

YMCA là một tổ chức thanh niên phi chính phủ, không kiếm lời, đề xướng tinh thần tình nguyện phục vụ xã hội, dùng tinh thần Kitô giáo thức tỉnh thanh niên. Năm 2007 tại hơn 40 bang trên đất Mỹ đã có nhóm Chính quyền thanh niên (Youth In Government, YIG) do Hội Thanh niên Kitô giáo YMCA tài trợ, giúp học sinh mô phỏng sự vận hành của bộ máy chính quyền, học tập cách hành xử quyền dân chủ, rèn luyện năng lực lãnh đạo, kích thích tinh thần trách nhiệm công dân của học sinh. Continue reading “Thanh niên học sinh Mỹ tập sự làm công việc nhà nước”

Cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung nhìn từ khía cạnh nhân khẩu học

Nguồn: Nicholas Eberstadt, “America Hasn’t Lost Its Demographic Advantage”, Foreign Affairs, 24/05/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ưu thế toàn cầu của Hoa Kỳ dựa rất nhiều vào yếu tố nhân khẩu học. Sau sự sụp đổ và tan rã của Liên Xô, Hoa Kỳ trở thành quốc gia đông dân thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ. So với các nước phát triển khác, Hoa Kỳ duy trì mức sinh và nhập cư cao bất thường — một hiện tượng mà tôi gọi là “chủ nghĩa biệt lệ Hoa Kỳ về nhân khẩu học” trong một bài trên tạp chí này hồi năm 2019. Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, tổng dân số Hoa Kỳ và số lượng những người trong độ tuổi lao động (từ 20 đến 64 tuổi) đã tăng nhanh hơn so với các nước phát triển khác — và cũng nhanh hơn so với các đối thủ là Trung Quốc và Nga. Dân số trong độ tuổi lao động gia tăng thúc đẩy năng suất quốc gia ở các nền kinh tế nơi chính phủ có thể phát triển và khai thác thành công nguồn nhân lực. Đối với các quốc gia phúc lợi hiện đại, tốc độ già hóa dân số chậm hơn cũng giúp kéo dãn gánh nặng tài chính vốn được gây ra bởi các dàn xếp hiện tại. Continue reading “Cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung nhìn từ khía cạnh nhân khẩu học”

Cơ hội bị bỏ lỡ từ cuộc gặp Thượng định Mỹ – Hàn Quốc

Nguồn: John Bolton, “No News Is Bad News When the U.S. and South Korea Meet”, WSJ, 23/05/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Nếu sức mạnh của một liên minh được đo bằng độ dài của các tuyên bố chung mà các nhà lãnh đạo của họ đưa ra khi gặp nhau, thì mối quan hệ của Mỹ với Hàn Quốc sẽ thực sự bền chặt. Tuy nhiên, các cuộc trao đổi hôm thứ Sáu (21/5/2021) giữa Tổng thống Biden và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong chuyến công du Washington lần đầu tiên của ông Moon kể từ tháng Giêng 2020 không mang lại nhiều kết quả thực sự. Các ưu tiên trong nước như biến đổi khí hậu và Covid đã làm lu mờ chiến lược quốc tế của họ.

Như hội nghị thượng đỉnh này cho thấy, bốn tháng sau khi nhậm chức, chính quyền Biden vẫn thiếu một kế hoạch chi tiết cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Seoul và Washington phải đối mặt với hai vấn đề chiến lược lớn, quan trọng đối với chính họ và toàn bộ khu vực. Thứ nhất và trước mắt là mối đe dọa quân sự thông thường và hạt nhân của Triều Tiên. Thứ hai, lâu dài hơn và mang tính chiến lược hơn, là cuộc tấn công ý thưc hệ, kinh tế và chính trị-quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc nhằm vào Hoa Kỳ và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói chung. Continue reading “Cơ hội bị bỏ lỡ từ cuộc gặp Thượng định Mỹ – Hàn Quốc”

Trung Quốc làm gì để đáp trả việc bị Mỹ coi là mối đe doạ số một?

Tác giả: Thời báo Hoàn cầu | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Một báo cáo mới công bố của Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ xếp Trung Quốc đứng đầu trong số bốn quốc gia tạo ra mối đe dọa chủ yếu đối với Mỹ, ba nước còn lại là Nga, Iran và Triều Tiên. Đánh giá như vậy không có chút nào khiến mọi người ngạc nhiên. Bản báo cáo này không chỉ nêu lên những thách thức mà Trung Quốc đặt ra đối với Mỹ trong các lĩnh vực như hoạt động quân sự, khoa học công nghệ, hoạt động gây ảnh hưởng, tình báo mạng v.v…, mà còn phóng đại nói rằng mối đe dọa của Trung Quốc có mặt ở khắp mọi nơi trên đất Mỹ, đến mức [mối đe doạ ấy] đã trở thành một cách tư duy và cách nói của giới tinh hoa Mỹ. Continue reading “Trung Quốc làm gì để đáp trả việc bị Mỹ coi là mối đe doạ số một?”

Vai trò của Australia trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Peter Edwards, “What Was Australia Doing in Vietnam?”, The New York Times, 04/08/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tháng 07/1967, Tổng thống Lyndon B. Johnson cử hai cố vấn chủ chốt của mình, Clark Clifford và Tướng Maxwell Taylor, đến Australia và New Zealand trong một nhiệm vụ khẩn cấp. Khi ấy, biểu tình đang diễn ra rầm rộ trên khắp các đường phố và trong khuôn viên nhiều trường đại học Mỹ. Phe chủ chiến và chủ hòa liên tục đối đầu tại Washington. Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara dự định từ chức, ngấm ngầm thừa nhận rằng chính sách Việt Nam của mình đã thất bại.

Giữa tình trạng hỗn loạn này, Tướng William C. Westmoreland lại yêu cầu lượng quân tiếp viện đáng kể, khoảng 400.000 người vào đầu năm. Để nhận được cái gật đầu tăng quân số từ một Quốc hội ngày càng chống đối, Johnson phải chứng minh rằng các đồng minh của Mỹ, đặc biệt là các nền dân chủ như Australia và New Zealand vốn sẽ tự trang trải kinh phí, đã sẵn sàng thực hiện cam kết của mình. Như lời Clifford nói với chính phủ New Zealand, “chỉ cần một binh sĩ New Zealand cũng có thể giúp tăng thêm 50 lính Mỹ.” Continue reading “Vai trò của Australia trong Chiến tranh Việt Nam”

Bóng ma lịch sử và triển vọng xung đột ở Eo biển Đài Loan

Nguồn: Ian Buruma, “Taiwan and the Ghosts of History”, Project Syndicate, 07/05/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Liệu Hoa Kỳ có sẵn sàng đối mặt một cuộc chiến thảm khốc với Trung Quốc để bảo vệ Đài Loan hay không? Tổng thống Joe Biden đã vạch ra tầm nhìn của mình một cách rõ ràng vào tuần trước. Ông coi sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là một cuộc xung đột toàn cầu giữa dân chủ và chế độ chuyên chế, và không nghi ngờ gì nữa, Đài Loan là một trong những nền dân chủ thành công nhất châu Á.

Năm 1954, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân sau khi Trung Quốc nã pháo vào một đảo đá gần bờ biển Đài Loan, khi Đài Loan vẫn còn là một chế độ độc tài quân sự. Nhưng mọi thứ lúc đó rất khác. Hoa Kỳ bị ràng buộc bởi hiệp ước bảo vệ Đài Loan. Điều này đã thay đổi sau năm 1972 khi Tổng thống Richard M. Nixon đồng ý rằng Đài Loan là một phần của “một Trung Quốc”, và Tổng thống Jimmy Carter đã hủy bỏ hiệp ước phòng thủ vào năm 1979. Liệu Mỹ có còn sẵn sàng tham chiến vì Đài Loan hay không đã trở thành một vấn đề phụ thuộc vào khái niệm mà Henry Kissinger từ lâu đã gọi là “sự mơ hồ chiến lược”. Continue reading “Bóng ma lịch sử và triển vọng xung đột ở Eo biển Đài Loan”

Tại sao Mỹ không thể thắng trong Chiến tranh Việt Nam?

Nguồn: Kevin Boylan, “Why Vietnam Was Unwinnable”, The New York Times, 22/08/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đầu những năm 2000, khi tôi còn làm việc ở Lầu Năm Góc, các cựu binh bị thương trên chiến trường Iraq và Afghanistan thường xuyên đi xe buýt đến Bệnh viện Walter Reed ở Đông Bắc Washington, D.C., để nhận huy chương. Thật đau lòng khi phải chứng kiến những người đàn ông và phụ nữ trẻ này, nhiều người trong số họ đã vĩnh viễn mất đi mắt, tay, chân hoặc thậm chí tứ chi, được đẩy trên những chiếc xe lăn trong tòa nhà.

Là một nhà sử học quân sự được đào tạo chuyên về Chiến tranh Việt Nam, tôi không thể không nghĩ về cuộc chiến ấy khi nhìn các cựu binh từ từ đi xuống dọc hành lang Lầu Năm Góc. Và tôi không phải là người duy nhất. Nhiều cái tên nổi bật trong chính phủ, quân đội và truyền thông đã đem những cuộc chiến mới này so sánh với Chiến tranh Việt Nam, và thật ngạc nhiên khi có nhiều người cho rằng bài học thuở xưa chứa đựng hy vọng về một chiến thắng ở Iraq. Continue reading “Tại sao Mỹ không thể thắng trong Chiến tranh Việt Nam?”

‘Ngoại giao bán dẫn’: TSMC và cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung

Nguồn: How TSMC has mastered the geopolitics of chipmaking”, The Economist, 26/04/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Công nghệ của các nhà sản xuất chip có vẻ kỳ diệu. Họ sử dụng ánh sáng để dập các thiết kế phức tạp trên một đĩa silicon tinh thể có kích thước bằng đĩa ăn tối, tạo thành các bảng mạch điện. Sau khi được cắt ra khỏi đĩa, từng mảng nhỏ được gọi là một con chip. Công việc của chip là vận chuyển các electron theo một cơ chế toán học do mã máy tính quy định. Chúng làm các phép toán giúp vận hành thế giới kỹ thuật số, từ Twitter và TikTok cho đến đồ chơi và xe tăng. Nếu không có chúng, toàn bộ ngành công nghiệp không thể hoạt động bình thường, như các nhà sản xuất ô tô nhận thấy khi họ hiện đang phải tạm dừng sản xuất do thiếu chip.

Công ty quan trọng nhất trong lĩnh vực này là Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC). Công ty này kiểm soát 84% thị phần của những chip có bảng mạch nhỏ nhất, hiệu quả nhất mà các thương hiệu công nghệ lớn nhất thế giới, từ Apple ở Mỹ đến Alibaba ở Trung Quốc, dựa vào đó để làm cho các sản phẩm và dịch vụ hấp dẫn của họ trở nên khả thi. Khi nhu cầu về những con chip tiên tiến nhất tăng cao nhờ sự mở rộng của các mạng thông tin nhanh và điện toán đám mây, TSMC đang đổ thêm một khoản tiền lớn vào việc mở rộng sự thống trị của mình. Continue reading “‘Ngoại giao bán dẫn’: TSMC và cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung”

Cập nhật về chính sách đối ngoại của chính quyền Biden

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Tiếp theo loạt bài Dự báo Chính sách Đối ngoại của chính quyền Biden (31/12-3/1/2021) và Tuần trăng mật của Biden: Vai trò Bộ Tứ và Xoay trục 2.0 (29/3/2021) trên trang Nghiên cứu Quốc tế, bài này cập nhật tiếp về các bước triển khai chính sách đối ngoại của chính quyền Biden với Trung Quốc và khu vực Indo-Pacific.

Ngay khi còn đang tranh cử, Joe Biden đã chú trọng đến vấn đề nhân sự. Chiến dịch của ông đã tập hợp được hàng ngàn chuyên gia giỏi, được bố trí vào các tiểu ban như “túi càn khôn”. Tuy Joe Biden đã 78 tuổi, đi lại hay vấp cầu thang, và có tật nói lắp nên rất ít khi họp báo, nhưng ông là một chính trị gia lão luyện. Với hơn ba thập niên hoạt động nghị trường, tám năm làm phó tổng thống thời Obama, và bốn năm quan sát chính quyền Trump, nay ngồi vào ghế tổng thống thứ 46 của Mỹ, chắc ông thừa biết phải làm gì và làm như thế nào. Continue reading “Cập nhật về chính sách đối ngoại của chính quyền Biden”

Trung Quốc nghĩ gì về việc Mỹ và đồng minh bao vây Nga?

Tác giả: Hoàn Cầu Thời báo | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Mỹ đang lôi kéo các nước bè bạn ở châu Âu phát động một vòng mới trong chiến dịch trục xuất quan chức ngoại giao Nga và gây sức ép dư luận đối với Nga. Ngoài tình hình [căng thẳng] ở miền đông Ukraine, tin đồn về việc lãnh tụ đối lập Nga Navalny tuyệt thực trong tù gây “nguy hiểm tính mạng” cũng trở thành trọng điểm mới nhất để Mỹ và đồng minh dựa vào đó gây sức ép với Nga.

Điều đáng chú ý là trong gần một tháng qua, Cộng hoà Séc, Ba Lan, Ukraine, Bulgaria cũng đứng vào hàng ngũ các nước trục xuất quan chức ngoại giao Nga, phần lớn là với lý do các quan chức này đã tiến hành các “hoạt động không phù hợp với vai trò của họ”—đây là một lý do trục xuất có tính co giãn rất cao. Hiện nay các nước này thường xuyên hưởng ứng lời kêu gọi của Mỹ, đứng vào tuyến đầu chống Nga. Continue reading “Trung Quốc nghĩ gì về việc Mỹ và đồng minh bao vây Nga?”

Vai trò Chương trình Vay-Thuê của Mỹ trong Thế chiến II

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chương trình Cho vay-Cho thuê (Lend-Lease Program, sau đây viết là Chương trình Vay-Thuê) nhằm cung cấp vật tư thiết bị quân sự của Mỹ cho các nước Đồng minh trong Thế chiến II là một chủ trương đối ngoại sáng suốt do Chính phủ của Tổng thống F. D. Roosevelt đề xuất và thực hiện, từng góp phần quan trọng giúp phe Dân chủ đánh thắng phe Phát xít, đồng thời nâng cao đáng kể vị thế của nước Mỹ trên chính trường thế giới trong và sau Thế chiến II.

Ý tưởng của Chương trình Vay-Thuê ra đời trong hoàn cảnh rất khó khăn, khi đa số dân Mỹ hồi ấy tán thành quan điểm cho rằng chớ bao giờ để nước mình bị lôi cuốn vào các tranh chấp địa chính trị ở bên ngoài Tây bán cầu. Dưới sức ép của các nghị sĩ theo chủ nghĩa biệt lập được đông đảo cử tri hậu thuẫn, Quốc hội Mỹ đã lần lượt thông qua 3 Đạo luật Trung lập (Neutrality Acts) vào các năm 1935, 1936 và 1937, bất chấp một thực tế là trong thời kỳ đó ngọn lửa chiến tranh ở châu Âu do chủ nghĩa phát xít nhen nhóm đang bốc lên ngày một cao. Continue reading “Vai trò Chương trình Vay-Thuê của Mỹ trong Thế chiến II”

Nhật ký Bắc Kinh (14/12/20): Quan hệ Nga – Trung – Nhật – Mỹ

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 12/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chủ nhật (13/12/2020) đánh dấu kỷ niệm 83 năm vụ Thảm sát Nam Kinh, sự kiện trong đó Quân đội Đế quốc Nhật Bản đã tàn sát một số lượng khủng khiếp người dân Trung Quốc.

Có thể vì lý do cân nhắc quan hệ với Nhật Bản, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và sáu thành viên khác của Thường vụ Bộ Chính trị đã không đến dự lễ tưởng niệm ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, trong năm thứ ba liên tiếp.

Tuy nhiên, hồi năm 2014, chính phủ đã chọn ngày 13 tháng 12 là ngày quốc tang cho các nạn nhân, và các lễ tưởng niệm được tổ chức hàng năm trên khắp cả nước. Một sự kiện có liên quan vừa được tổ chức hồi cuối tuần tại Bảo tàng Nhân dân Trung Hoa Kháng chiến Chống quân Xâm lược Nhật Bản, gần Lư Câu Kiều ở Bắc Kinh. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (14/12/20): Quan hệ Nga – Trung – Nhật – Mỹ”