Putin thực sự muốn gì ở Ukraine?

Nguồn: Dmitri Trenin, “What Putin Really Wants in Ukraine”, Foreign Affairs, 28/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nga đang tìm cách ngăn NATO mở rộng, chứ không phải muốn sáp nhập thêm lãnh thổ.

Trong những ngày cuối cùng của năm 2021, Nga đã đưa ra cho Mỹ một danh sách các yêu cầu mà nước này cho là cần thiết để ngăn chặn khả năng xảy ra xung đột quân sự quy mô lớn ở Ukraine. Trong một bản dự thảo hiệp ước được trao cho một nhà ngoại giao Mỹ ở Moscow, chính phủ Nga đã yêu cầu NATO chính thức ngừng mở rộng về phía đông, đóng băng vĩnh viễn việc mở rộng hơn nữa các cơ sở hạ tầng quân sự của liên minh (chẳng hạn như căn cứ và hệ thống vũ khí) trên lãnh thổ Liên Xô cũ, chấm dứt hỗ trợ quân sự của phương Tây đối với Ukraine, đồng thời cấm tên lửa tầm trung ở châu Âu. Thông điệp họ đưa ra là không thể nhầm lẫn: nếu những mối đe dọa này không thể được giải quyết bằng ngoại giao, Điện Kremlin sẽ phải dùng đến hành động quân sự. Continue reading “Putin thực sự muốn gì ở Ukraine?”

Đã đến lúc Mỹ cần phản công vào sân sau Trung Quốc

Nguồn: Derek Grossman, “Time for America to Play Offense in China’s Backyard”, Foreign Policy, 12/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc ngó lơ Campuchia và Lào là một sai lầm chiến lược – nhưng để gắn kết hai nước này đòi hỏi sự cân bằng khéo léo giữa các giá trị và lợi ích.

Khi chính quyền Biden bước sang năm thứ hai, rõ ràng là các ưu tiên chính sách đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và việc cạnh tranh địa chính trị chống lại Trung Quốc vẫn chưa được phân bổ một cách cân bằng. Tính đến nay, có hai quốc gia tuy nhỏ nhưng quan trọng về mặt chiến lược đã bị chính quyền này bỏ qua: Campuchia và Lào. Đây có thể là một sai lầm lớn.

Nếu Mỹ muốn thâm nhập vào Campuchia và Lào – được giới quan sát ví như những chư hầu, vệ tinh, hay ‘thuộc địa ảo’ của Trung Quốc – thì điều đó đồng nghĩa với Mỹ sẽ tiến hành cạnh tranh chiến lược ngay tại sân sau của chính Trung Quốc. Quan trọng hơn, hành động này sẽ giúp xóa bỏ ý nghĩ rằng Mỹ chỉ bị động phản ứng lại và chơi trò phòng thủ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trước sự trỗi dậy ‘không thể tránh khỏi’ của Trung Quốc. Ý nghĩ đó, hơn cả các thực tế, vốn là một lực cản đối với chiến lược của Mỹ trong khu vực. Nó làm dấy lên nghi ngờ về chủ trương can dự của Mỹ, ngay cả ở các đồng minh lâu đời như Philippines và Thái Lan. Continue reading “Đã đến lúc Mỹ cần phản công vào sân sau Trung Quốc”

Chiến lược Châu Á của Mỹ đã đi vào ngõ cụt?

Nguồn: Van Jackson, “America’s Asia Strategy Has Reached a Dead End“, Foreign Policy, 09/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Washington nên ưu tiên cho kinh tế và ngừng tư duy bằng tên lửa của mình.

Tháng 12/2021, trong một hội nghị về an ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, điều phối viên khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của chính quyền Biden, Kurt Campbell, đã trình bày chi tiết khung chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc và châu Á. Ông nhắc đến tất cả những nội dung quen thuộc: tầm quan trọng của các liên minh, bán vũ khí để chống lại Trung Quốc, vị trí trung tâm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và quan điểm lạc quan rằng quan hệ Trung-Mỹ có thể vừa cạnh tranh và vừa ổn định. Continue reading “Chiến lược Châu Á của Mỹ đã đi vào ngõ cụt?”

Thông điệp quan trọng của cựu đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s ex-Washington envoy resurfaces with an important message”, Nikkei Asia, 13/01/2022.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sau khi biến mất khỏi tầm mắt công chúng nửa năm trước, nhà ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai) đã bất ngờ xuất hiện vào tháng trước tại Bắc Kinh, trình bày một bài phát biểu quan trọng được bàn tán rộng rãi.

Vị cựu đại sứ Trung Quốc tại Mỹ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc Bắc Kinh hiện không có khả năng đối phó đầy đủ với các biện pháp chiến lược và sâu rộng của Washington nhằm kiềm chế Trung Quốc.

Đây là một sự chỉ trích gián tiếp “chính sách ngoại giao chiến lang” gần đây của Trung Quốc, ám chỉ rằng nước này đang bị kích động bởi các hành động khiêu khích của Hoa Kỳ. Nhắc tới những từ như “bất cẩn” và “kém cỏi”, những bình luận của ông đã thu hút được sự quan tâm lớn trong giới chính trị và ngoại giao Trung Quốc. Continue reading “Thông điệp quan trọng của cựu đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải”

Đại sứ Graham Martin, Tổng thống Thiệu và ngày ‘Sài Gòn sụp đổ’

Tác giả: Tina Hà Giang p/v Frank Snepp

Trong các phần phỏng vấn trước, Frank Snepp nói về hành động của Tổng thống Richard Nixon và cố vấn an ninh Henry Kissinger sẵn sàng bỏ rơi VNCH.

Nhưng diễn biến tình hình ở VNCH sau Hòa đàm Paris 1973 còn có một nhân vật khác, cựu phân tích gia chiến lược của CIA ở VNCH nói.

Trả lời BBC hồi cuối tháng 10/2021 ở Nam California, ông Frank Snepp, 78 tuổi, giải thích đây là câu chuyện phức tạp và nói về vai trò của đại sứ Graham Martin. Continue reading “Đại sứ Graham Martin, Tổng thống Thiệu và ngày ‘Sài Gòn sụp đổ’”

Đại chiến lược của Hoa Kỳ thật sự là gì? (P1)

Tác giả: Tạ Hoàng Tấn

Hiện nay, Hoa Kỳ đã trở thành siêu cường toàn cầu đích thực duy nhất. Điều này có nghĩa là sức ảnh hưởng của Hoa Kỳ đối với thế giới chúng ta là vô cùng to lớn. Bất kỳ một nghiên cứu nào có tính chất dự báo về Trật tự Thế giới trong tương lai mà không xét đến vai trò của Hoa Kỳ đối với thế giới chúng ta thì đều không cập nhật với thực tiễn. Vì thế, đại chiến lược của Hoa Kỳ — với tính cách là chiến lược cao nhất của quốc gia này — là vấn đề mà chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm nghiên cứu, vì cách hành xử của Hoa Kỳ đối với các quốc gia khác trên thế giới sẽ chịu sự chi phối của chiến lược cao nhất này. Bài viết này sẽ tập trung vào việc tìm kiếm, xác định đại chiến lược của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ và cố gắng giải đáp các vấn đề liên quan đến quốc gia này. Continue reading “Đại chiến lược của Hoa Kỳ thật sự là gì? (P1)”

Hoa Kỳ đã ‘bỏ rơi’ Việt Nam Cộng hòa như thế nào?

Tác giả: Tina Hà Giang p/v Frank Snepp

Trong phần tiếp phỏng vấn với cựu phân tích gia chiến lược của CIA ở Nam Việt Nam, BBC hỏi ông Frank Snepp về câu chuyện Hoa Kỳ đã ‘bỏ rơi’ VNCH như thế nào từ sau Hoà đàm Paris 1973.

Mỹ có phản bội hay bỏ rơi VNCH không, theo Frank Snepp, năm nay 78 tuổi, hiện sống tại California là một câu hỏi phức tạp đòi hỏi một câu trả lời cặn kẽ.

Ông nhận định rằng việc bỏ rơi này khởi đầu với Henry Kissinger, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Richard Nixon, và sau đó Gerald Ford. Continue reading “Hoa Kỳ đã ‘bỏ rơi’ Việt Nam Cộng hòa như thế nào?”

Nước Mỹ hậu Biden: Sẽ là nền cộng hòa thứ ba sau một thời kỳ tăm tối?

Nguồn: Hannes Stein,“Die USA nach Joe Biden: Erst kommt die Finsternis, dann ein neues Land”, WELT, 30/11/2021.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Donald Trump rất có thể sẽ trở lại nắm quyền vào năm 2024, nước Mỹ có nguy cơ rơi vào tình trạng hỗn loạn. Di sản của Joe Biden sẽ tồn tại cả sau cuộc khủng hoảng này và mở đường cho một nền dân chủ đa chủng tộc. Tổng thống đã thực hiện bước đi có ý nghĩa quyết định đối với sự kiện này.

Không phải ai cũng thích thú với khoa học viễn tưởng, vì vậy ngay từ đầu xin có lời giải thích như sau: Hari Seldon là một nhân vật trong cuốn tiểu thuyết “Foundation” của Isaac Asimov. Hari Seldon là một nhà toán học lỗi lạc và ông ta biết chắc chắn về hai điều. Điều đầu tiên, đế chế thiên hà mà ông ta đang sống, có quyền lực và sự giàu có dường như vô biên, rồi đây cũng sẽ sụp đổ. Hàng nghìn năm sau đó sẽ diễn ra các cuộc nội chiến triền miên và sự tàn bạo khôn lường. Thứ hai, Hari Seldon biết ông ta cũng chỉ là một người trần tục. Ông ấy cũng có thể phải ngồi xe lăn, trở thành một người già nua, bệnh tật, và cuộc sống của ông cũng không còn được bao lăm. Vì vậy, Seldon soạn thảo một kế hoạch để nó giúp ông và đế chế ngân hà này giảm được thời gian tăm tối khoảng một nghìn năm sau khi đế chế sụp đổ. Continue reading “Nước Mỹ hậu Biden: Sẽ là nền cộng hòa thứ ba sau một thời kỳ tăm tối?”

Võ Văn Ba: Điệp viên hàng đầu của VNCH và CIA ở Nam Việt Nam

Tác giả: Tina Hà Giang p/v Frank Snepp

Chỉ gần đây mới có tin chính thức về cái chết của Võ Văn Ba, người từng được coi là ‘điệp viên hàng đầu của CIA ở Nam VN’, khi báo chí Hà Nội gọi đây là ‘tên nội gián nguy hiểm’, bí số X92, Frank Snepp đã biết chắc về cái chết sẽ đến của điệp viên này từ ngày 17/4/1975.

“Lúc ấy tôi biết tính mệnh của Võ Văn Ba đang lâm nguy, và có đủ lý do để tin là một nhân viên CIA biết rõ về nhiệm vụ của ông đã bị phe cộng sản bắt tại Phan Rang, và ngờ rằng khi bị tra tấn, người này sẽ khiến ông bị lộ. Một trong những ác mộng kinh hoàng nhất của tôi trong những ngày cuối cuộc chiến – là người anh hùng này, người đã liều lĩnh làm mọi thứ để hỗ trợ đồng minh – và đảm bảo sự thành công của đợt không vận khẩn cấp cuối cùng đưa nhiều người Việt di tản khỏi VN – có thể đã không sống sót. Continue reading “Võ Văn Ba: Điệp viên hàng đầu của VNCH và CIA ở Nam Việt Nam”

Đài Loan: Cục xương khó nuốt đối với Bắc Kinh?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Kẻ nhân nhượng cho cá sấu ăn với hy vọng nó sẽ ăn thịt mình cuối cùng” (an appeaser is someone who feeds a crocodile hoping it will eat him last – Churchill).

Gần đây, câu hỏi Trung Quốc có đánh chiếm Đài Loan không và nếu có thì bao giờ đã làm giới nghiên cứu đau đầu và dư luận lo ngại, nhưng vẫn chưa có lời giải thỏa đáng, các giả thuyết vẫn chưa rõ ràng. Trong thế giới “hậu chiến tranh lạnh” (Mỹ – Xô) hay “chiến tranh lạnh kiểu mới” (Mỹ – Trung), yếu tố “bất định” và “khó lường” ngày càng tăng, làm cho điều chỉnh chiến lược thời Trump và thời Biden vẫn chưa hoàn chỉnh. Continue reading “Đài Loan: Cục xương khó nuốt đối với Bắc Kinh?”

Cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan đã mở đầu và kết thúc như thế nào?

Nguồn: David Zucchino, “The U.S. War in Afghanistan: How It Started, and How It Ended“, The New York Times, 07/10/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Sứ mệnh của người Mỹ tại Afghanistan đã đi đến hồi kết trong hỗn loạn và bi thương. Mỹ hoàn tất việc rút quân vào ngày 30 tháng 8, sớm hơn một ngày so với dự kiến, đánh dấu sự kết thúc của 20 năm chiếm đóng Afghanistan và để quốc gia này rơi vào tay lực lượng Taliban. Theo một ước tính, khi chuyến bay sơ tán cuối cùng cất cánh, ít nhất 100.000 người có thể đủ điều kiện xin thị thực khẩn cấp đi Mỹ đã bị bỏ lại.

Ngày 15 tháng 8, vài giờ sau khi tổng thống Ashraf Ghani rời khỏi đất nước, chiến dịch tấn công mùa hè dữ dội của Taliban đã đem lại thắng lợi cho lực lượng này. Các lãnh đạo của Taliban tiến vào tiếp quản Dinh Tổng thống, sự kiện đã khiến hàng chục nghìn người kéo ra khu vực biên giới. Những người người khác thì tràn vào phi trường quốc tế ở Kabul, tranh giành để được lên các chuyến bay sơ tán dành cho công dân nước ngoài và người Afghanistan cộng tác với NATO. Continue reading “Cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan đã mở đầu và kết thúc như thế nào?”

Tại sao việc đổi giờ để tiết kiệm ánh sáng ban ngày gây tranh cãi?

Nguồn: Changing the clocks is unpopular. Why do it?”, The Economist, 04/11/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Đôi khi quyết định thay đổi múi giờ của một quốc gia có thể mang tính chính trị. Mặc dù có diện tích rộng lớn, nhưng cả nước Trung Quốc đều vận hành theo giờ Bắc Kinh – một quyết định do Mao Trạch Đông đưa ra vào năm 1949 nhằm tăng cường đoàn kết quốc gia. (Tội nghiệp cho những người dân Tân Cương ở vùng viễn tây của Trung Quốc, nơi đôi khi mặt trời vẫn chưa mọc cho đến tận 10 giờ sáng.) Trong gần ba năm, cho đến năm 2018, Triều Tiên duy trì một múi giờ riêng của mình, chậm hơn nửa giờ so với Hàn Quốc, điều phù hợp với khuynh hướng “ẩn dật” của nước này. Tuy nhiên, các quốc gia thường điều chỉnh thời gian trong ngày vì những lý do thực tế. Khoảng 70 quốc gia, chủ yếu ở Châu Mỹ và Châu Âu, áp dụng Giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày (Daylight Savings Time) trong những tháng mùa hè. Hầu hết các bang ở Mỹ (trừ Arizona và Hawaii) sẽ vặn ngược đồng hồ trở lại một lần nữa vào cuối tuần này (7/11). Nhưng liệu điều đó có cần thiết không? Continue reading “Tại sao việc đổi giờ để tiết kiệm ánh sáng ban ngày gây tranh cãi?”

Quan hệ Mỹ-Trung-Nga sau 1990 và dự báo xu hướng thời gian tới

Tác giả: GS. TS. Vũ Dương Huân (Học viện Ngoại giao)

Đặt vấn đề

Tam giác chiến lược là “mối quan hệ giữa 2 trong 3 nước thuộc tam giác sẽ định hình các lợi ích chiến lược của nước thứ ba và bị những lợi ích đó chi phối; những lợi ích chiến lược này bao gồm mục tiêu áp đặt trật tự toàn cầu theo ý một nước, tạo ra mâu thuẫn và thúc đẩy tranh giành quyền lực giữa chính các nước nay”.[1]

Tham luận có mục tiêu làm rõ thực trạng quan hệ Mỹ-Trung-Nga sau Chiến tranh Lạnh và dự báo quan hệ giữa ba nước từ nay đến 2030. Do vấn đề lớn, nên tham luận chỉ tập trung vào phân tích quan hệ Mỹ-Trung-Nga trong giai đoạn từ năm 2014 cho đến nay. Continue reading “Quan hệ Mỹ-Trung-Nga sau 1990 và dự báo xu hướng thời gian tới”

Tại sao sai lầm khi gọi cạnh tranh Mỹ – Trung là ‘Chiến tranh Lạnh’?

Nguồn: Joseph Nye, “When It Comes to China, Don’t Call It a ‘Cold War’”, The New York Times, 02/11/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Một ý tưởng mới đang ngày càng phổ biến trong số các chính trị gia và nhà hoạch định chính sách ở Washington là Hoa Kỳ đang ở trong một cuộc “Chiến tranh Lạnh” với Trung Quốc. Đó là một ý tưởng tồi trên cả khía cạnh lịch sử lẫn chính trị và không tốt cho tương lai của chúng ta.

Chính quyền Biden đã khôn ngoan đẩy lùi cách đóng khung như vậy. Nhưng hành động của tổng thống cho thấy chiến lược của ông để đối phó với Trung Quốc thực sự có thể đã bị ảnh hưởng bởi tư duy Chiến tranh Lạnh, điều khiến tâm trí của chúng ta bị khóa chặt vào mô hình bàn cờ hai chiều truyền thống. Continue reading “Tại sao sai lầm khi gọi cạnh tranh Mỹ – Trung là ‘Chiến tranh Lạnh’?”

Tương lai ảm đạm của Joe Biden và Đảng Dân chủ

Nguồn: No one loves Joe Biden”, The Economist, 30/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Người Mỹ đã bầu cho Joe Biden để loại bỏ người tiền nhiệm của ông. Họ không chắc ông ấy có thể làm được gì khác.

Arlington, quê hương của tướng Robert E. Lee và là nơi đặt một nghĩa trang được đào một cách thù hận ngay trên bãi cỏ phía trước nhà ông, tưởng như không phải nằm ở Virginia trong những ngày này. Các khu căn hộ các công ty từ lâu đã khiến thành phố này trông giống như một phần mở rộng của Washington. Điều đó giúp cho Joe Biden cảm thấy tương đối an toàn trong một buổi tối giá lạnh và nhiều gió trong tuần này, khi ông băng qua sông Potomac để tham gia vận động cho cuộc đua giành ghế thống đốc bang Virginia. Continue reading “Tương lai ảm đạm của Joe Biden và Đảng Dân chủ”

Chiến tranh Đài Loan có thể sớm nổ ra?

Nguồn: Elbridge Colby, “The Fight for Taiwan Could Come Soon”, Wall Street Journal, 27/10/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Bắc Kinh có thể nghĩ rằng họ có cơ hội để chiếm Đài Loan trước khi các khoản đầu tư quân sự của phương Tây mang lại kết quả.

Mỹ và Trung Quốc đang tham gia vào một “cuộc cạnh tranh chiến lược”, như cách nói của chính quyền Biden, trong đó Đài Loan nổi lên là tâm điểm. Nhưng một quan điểm đang dần chiếm ưu thế trong chính quyền Mỹ dường như cho rằng mặc dù Trung Quốc là một thách thức nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và công nghệ đối với lợi ích của Mỹ, nước này không gây ra một mối đe dọa quân sự trực tiếp nào. Đây là một giả định rất thiếu thận trọng, có thể dẫn đến chiến tranh và cuối cùng là thất bại của Mỹ. Để tránh kết cục thảm hại đó, Hoa Kỳ phải nhận ra rằng Trung Quốc là một mối đe dọa quân sự, và xung đột có thể sớm xảy ra. Continue reading “Chiến tranh Đài Loan có thể sớm nổ ra?”

Giới chính trị và kinh doanh Mỹ không còn chung suy nghĩ về Trung Quốc

Nguồn: Janan Ganesh, “America’s political and business elites no longer agree on China”, Financial Times, 19/10/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Tin tức kinh doanh đã trở thành cách thức để chúng ta đánh giá tình hình thời sự gần đây. Các nhà phân tích tại BlackRock, công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới, khuyên các nhà đầu tư nên tăng gấp ba mức đầu tư liên quan tới Trung Quốc. Goldman Sachs đã được cho phép có toàn quyền kiểm soát đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán của họ tại Trung Quốc. Còn Apple, ít nhất là cho tới lúc này, đang chặn một ứng dụng kinh Koran ở Trung Quốc, sau khi các quan chức nước này bày tỏ lo ngại.

“Ba điểm xếp thành một hàng”, đúng như quy tắc. Nhưng không chỉ có ba. Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Thượng Hải báo cáo rằng các thành viên của họ đang tự tin hơn bất kỳ lúc nào kể từ khi bắt đầu căng thẳng thương mại song phương. Cũng giống như Goldman, JPMorgan Chase cũng đã được cho phép sở hữu toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình ở Trung Quốc. Continue reading “Giới chính trị và kinh doanh Mỹ không còn chung suy nghĩ về Trung Quốc”

Vì sao nói Trung Quốc khó vượt Mỹ?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Người Trung Quốc giờ đây đang phấn khởi trước dự báo năm 2025 nước họ sẽ vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nhưng để vượt Mỹ một cách toàn diện thì không phải dễ, chính người Trung Quốc đang ngày càng nhận ra điều đó.

Nhà kinh tế nổi tiếng Trung Quốc Long Vĩnh Đồ (Long Yong-tu, sinh năm 1945), Thứ trưởng Bộ Ngoại thương, nguyên trưởng đoàn đàm phán WTO của Trung Quốc, có kể lại chuyện ông  đọc trên báo Australia một bài viết nêu ra 3 câu hỏi về Trung Quốc. Continue reading “Vì sao nói Trung Quốc khó vượt Mỹ?”

Tại sao chiến tranh Mỹ – Trung vẫn có thể xảy ra?

Nguồn: Joseph Nye, “The China Sleepwalking Syndrome”, Project Syndicate, 04/10/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thực hiện chiến lược cạnh tranh quyền lực với Trung Quốc, các nhà phân tích tìm các so sánh trong lịch sử để giải thích cho sự đối đầu ngày càng sâu sắc này. Nhưng trong khi nhiều người nhắc tới sự khởi đầu của Chiến tranh Lạnh, thì một so sánh lịch sử đáng lo ngại hơn là sự bắt đầu của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Năm 1914, tất cả các cường quốc đều mong đợi một cuộc Chiến tranh Balkan lần thứ ba ngắn ngủi. Thay vào đó, như nhà sử học người Anh Christopher Clark đã chỉ ra, họ như bị mộng du bước vào một trận đại chiến kéo dài bốn năm, phá hủy bốn đế chế và giết chết hàng triệu người. Continue reading “Tại sao chiến tranh Mỹ – Trung vẫn có thể xảy ra?”

Cái chết kỳ lạ của nền dân chủ Mỹ

Nguồn: Martin Wolf, “The strange death of American democracy”, Financial Times, 29/9/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

“Chủ nghĩa ‘Caesar’ của Mỹ giờ đã trở thành nguy cơ hiện hữu”. Tôi đã viết dòng này vào tháng 3 năm 2016, thậm chí trước khi Donald Trump trở thành ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa. Hiện nay, việc biến chế độ dân chủ cộng hòa thành chế độ chuyên quyền đã tiến những bước xa. Đến năm 2024, xu hướng này có thể không thể đảo ngược. Nếu điều này thực sự xảy ra, nó sẽ thay đổi hầu hết mọi thứ trên thế giới. Continue reading “Cái chết kỳ lạ của nền dân chủ Mỹ”