Sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang vươn ra toàn cầu

Nguồn: Craig Singleton, “中国的军事力量正走向全球”, The New York Times, 08/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Địa điểm các quan chức Mỹ suy đoán là tiền đồn quân sự ở nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc trong vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương sắp được xây dựng xong tại căn cứ hải quân Ream trên lãnh thổ Campuchia. Điều này thể hiện một diễn biến lớn trong chiến lược phòng thủ khu vực của Bắc Kinh. Ngoài việc tạo điều kiện cho các cuộc phiêu lưu quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, căn cứ địa mới này còn có thể cung cấp cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc một điểm tập kết, giám sát và tác động đến các tuyến đường biển quan trọng như eo biển Malacca, nơi ước tính khoảng 40% hàng hoá thương mại của thế giới đi qua. Continue reading “Sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang vươn ra toàn cầu”

Chúng ta nên đối phó với sự suy tàn của Trung Quốc như thế nào?

Nguồn: Bret Stephens, “How Do We Manage China’s Decline?,” New York Times, 29/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mấy năm trước, nhà khoa học chính trị của trường Harvard Graham Allison đã đặt ra thuật ngữ “bẫy Thucydides.” Khái niệm này dựa trên quan sát của nhà sử học thời cổ đại Thucydides, rằng nguyên nhân thực sự của Chiến tranh Peloponnese “là sự trỗi dậy của Athens và nỗi sợ hãi mà điều này đã gieo rắc ở Sparta.” Allison nhận thấy mô hình căng thẳng thường xuyên – và chiến tranh thường xuyên – giữa các cường quốc đang trỗi dậy và các cường quốc bá quyền luôn lặp đi lặp lại suốt lịch sử. Và ông tin rằng ví dụ gần đây nhất là thách thức mà một Trung Quốc đang trỗi dậy đặt ra cho bá quyền của Mỹ. Continue reading “Chúng ta nên đối phó với sự suy tàn của Trung Quốc như thế nào?”

BRICS mở rộng không phải là thắng lợi cho Trung Quốc

Nguồn: C. Raja Mohan, “BRICS Expansion Is No Triumph for China,” Foreign Policy, 29/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhưng là phát súng cảnh báo để phương Tây chấm dứt giấc ngủ chiến lược ở thế giới phương Nam.

Những người tin rằng thế giới đang dịch chuyển sang trật tự toàn cầu hậu phương Tây đã tìm thấy bằng chứng cho niềm tin của mình vào tuần trước. Tại thượng đỉnh thường niên ở Johannesburg, diễn đàn BRICS gồm năm nền kinh tế mới nổi lớn – Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi – đã công bố mở rộng quy mô bằng cách mời thêm sáu thành viên mới. Sang tháng 1 năm sau, Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) sẽ tham gia tổ chức. Nếu dùng sức nặng kinh tế làm thước đo quyền lực, thì đây sẽ là một khối có sức mạnh phi thường. Cùng nhau, 11 quốc gia BRICS sẽ có tỷ trọng GDP toàn cầu dựa trên sức mua tương đương (purchasing power parity) cao hơn các nước công nghiệp G-7. Continue reading “BRICS mở rộng không phải là thắng lợi cho Trung Quốc”

Tại sao Việt Nam có thể thiết lập đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden gần đây thông báo rằng ông sẽ “sớm” thăm Việt Nam, có thể là trên đường về sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ ở Ấn Độ vào ngày 9-10/9. Dù chi tiết cụ thể của chuyến đi chưa được xác nhận, truyền thông quốc tế đã suy đoán rằng chuyến thăm có thể dẫn đến việc nâng cấp quan hệ song phương. Các thông tin không chính thức cho thấy hai nước, vốn hiện đang ở mức “đối tác toàn diện”, có thể bỏ qua cấp độ “đối tác chiến lược” để chuyển thẳng lên cấp độ “đối tác chiến lược toàn diện”. Continue reading “Tại sao Việt Nam có thể thiết lập đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ?”

Chính sách của Joe Biden và Donald Trump: Những điểm tương đồng và khác biệt

Nguồn: Gideon Rachman, “Why Joe Biden is the heir to Trump,” Financial Times, 7/8/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chính quyền hiện tại đã âm thầm phát triển nhiều chính sách dựa trên những gì đã có từ thời Trump

Donald Trump là một kẻ khoác lác và dối trá. Ông ta đã cố gắng tổ chức một cuộc đảo chính. Tôi nghĩ cả hai tuyên bố đó đều đúng. Nhưng cũng đúng là, với tư cách tổng thống, Trump có vai trò trong những thay đổi lịch sử về chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ mà Joe Biden sau đó đã phát triển thêm. Những thay đổi này có lẽ sẽ tiếp tục tồn tại – ngay cả khi Trump bị tống vào tù. Continue reading “Chính sách của Joe Biden và Donald Trump: Những điểm tương đồng và khác biệt”

Việt Nam và Mỹ “trở về tương lai”

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

“Không có bạn bè hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh viễn.

-Lord Palmerston-

Việt Nam và Mỹ phải nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược là tất yếu. Nhưng quá trình đó bị trì hoãn quá lâu, làm cho dư luận vừa hồi hộp vừa phấn khích như xem một vở kịch đang đến đoạn kết vui vẻ. Tuy không nên quá nôn nóng, nhưng lúc này là thời điểm tốt nhất để hai nước tiếp tục “trở về tương lai”. Trước bước ngoặt mới, nếu trì hoãn lâu hơn nữa sẽ mất nốt cơ hội. Continue reading “Việt Nam và Mỹ “trở về tương lai””

Chúng ta nên sợ Trung Quốc đến mức nào?

Nguồn: Stephen M. Walt, “Here’s How Scared of China You Should Be,” Foreign Policy, 07/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một vấn đề quan trọng trong các cuộc tranh luận hiện nay về đại chiến lược của Mỹ là các ưu tiên của nước này trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc. Mỹ nên dành bao nhiêu nguồn lực (tiền bạc, con người, thời gian, sự chú ý,…) cho vấn đề này? Liệu Trung Quốc có phải là thách thức địa chính trị lớn nhất mà Mỹ từng đối mặt, hay chỉ là gã khổng lồ với đôi chân bằng đất sét? Việc chống lại Trung Quốc có nên được ưu tiên hơn tất cả các vấn đề khác (như Ukraine, biến đổi khí hậu, di cư, Iran, …), hay nó chỉ nên là một trong số nhiều vấn đề và không nhất thiết phải quan trọng nhất? Continue reading “Chúng ta nên sợ Trung Quốc đến mức nào?”

Ảo tưởng và thực tế trong cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung

Nguồn: Jude Blanchette và Christopher Johnstone, “The Illusion of Great-Power Competition,” Foreign Affairs, 24/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao các cường quốc tầm trung – và các nước nhỏ – lại quan trọng đối với chiến lược của Mỹ?

Thời điểm hiện tại có thể là một thời điểm khó hiểu và không thể đoán trước trong nền chính trị toàn cầu, nhưng chúng ta không thiếu những khuôn khổ và quan điểm nhằm giải thích, hoặc chí ít là mô tả, những diễn biến chính. Đối với nhiều nhà quan sát, cuộc xâm lược Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin và thái độ ngày càng hung hăng của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã chia thế giới thành nhiều khối, kéo Mỹ và các đồng minh vào một cuộc “Chiến tranh Lạnh mới” đối đầu Bắc Kinh và Moscow. Những người khác lại xem đây là kỷ nguyên cạnh tranh giữa các cường quốc, với nhân vật chính là Mỹ và Trung Quốc. Chiến lược An ninh Quốc gia mới nhất của Mỹ phản ánh quan điểm này, kết luận rằng “một cuộc cạnh tranh đang diễn ra giữa các cường quốc để định hình những gì sẽ xảy ra tiếp theo”. Continue reading “Ảo tưởng và thực tế trong cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung”

Trump và phiên toà của nền dân chủ Mỹ

Nguồn: Gideon Rachman, “Trump and American democracy’s time of trial,” Financial Times, ngày 02/08/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hệ thống chính trị Mỹ sẽ chịu áp lực rất lớn trong năm tới.

Tương lai của nền dân chủ Mỹ sẽ phụ thuộc vào các phiên tòa xét xử Donald Trump – và tình trạng hỗn loạn chính trị xoay quanh chúng.

Bản cáo trạng mới nhất nhắm vào cựu tổng thống Mỹ – liên quan đến nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020 – là vụ án quan trọng nhất mà Trump phải đối mặt. Trọng tâm của lập luận: ông ta là mối đe dọa đối với tự do chính trị của Mỹ. Continue reading “Trump và phiên toà của nền dân chủ Mỹ”

Phương Tây chào đón nhân viên tình báo Nga đào thoát

Nguồn: Huw Dylan, David V. Gioe và Daniela Richterova, “Western Agencies Offer an Open Door for Russian Defectors,” Foreign Policy, 26/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

CIA và MI6 đang hứa hẹn về sự tin tưởng mà Moscow còn thiếu.

Ngày 19/07, Richard Moore, Giám đốc Cục Tình báo mật Anh Quốc (SIS, còn được gọi là MI6), đã có những phát biểu hiếm hoi trước công chúng trong chuyến thăm Praha – trong đó ông trực tiếp kêu gọi người Nga “chung tay” với MI6. “Cửa của chúng tôi luôn mở. Chúng tôi sẽ xử lý các đề nghị giúp đỡ của họ một cách thận trọng và chuyên nghiệp, vốn là điều đã làm nên tên tuổi của chúng tôi. Bí mật của họ sẽ luôn an toàn với chúng tôi, và chúng tôi sẽ cùng nhau làm việc để chấm dứt đổ máu. Cơ quan của tôi hoạt động dựa trên nguyên tắc rằng lòng trung thành của chúng tôi với các đặc vụ là suốt đời – và lòng biết ơn của chúng tôi là vĩnh cửu.” Continue reading “Phương Tây chào đón nhân viên tình báo Nga đào thoát”

Myanmar là tiền tuyến của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới?

Nguồn: Ye Myo Hein và Lucas Myers, “Is Myanmar the Frontline of a New Cold War?,” Foreign Affairs, 19/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ và Trung Quốc đang định hình lại cuộc nội chiến Myanmar như thế nào?

Kể từ khi quân đội Myanmar lên nắm quyền trong cuộc đảo chính vào đầu năm 2021, nước này đã rơi vào vòng xoáy chết chóc. Những cuộc biểu tình ôn hòa chống chính quyền của quần chúng đã dần bùng lên thành kháng chiến vũ trang, khiến phần lớn đất nước rơi vào cuộc nội chiến mới. Kể từ đó, xung đột đã chuyển sang nổi dậy kéo dài, với các lực lượng mới, ủng hộ dân chủ chiến đấu bên cạnh các nhóm vũ trang sắc tộc, vốn đã đối đầu chính quyền trung ương suốt hàng chục năm. Dù ngày càng có khả năng xảy ra bế tắc chiến lược, cả chính quyền quân sự lẫn lực lượng kháng chiến đều tỏ ra quyết tâm tiếp tục chiến đấu. Các quốc gia láng giềng đã cố gắng làm trung gian hòa giải, nhưng một nền hòa bình thông qua thương lượng vẫn còn rất xa vời. Continue reading “Myanmar là tiền tuyến của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới?”

Cuộc chiến gián điệp mới giữa các cường quốc

Nguồn: Calder Walton, “The New Spy Wars,” Foreign Affairs, 19/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc và Nga đã sử dụng các cơ quan tình báo để làm suy yếu Mỹ như thế nào?

Chiến tranh Lạnh chưa bao giờ kết thúc. Chí ít thì đó là quan điểm của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy Điện Kremlin vẫn tiếp tục cuộc chiến vĩ đại chống lại phương Tây ngay cả sau khi Liên Xô sụp đổ là hoạt động của các cơ quan tình báo và an ninh Nga. Thông qua các chiến dịch của mình, và qua quyền lực to lớn mà họ nắm giữ trong xã hội Nga, họ đã tiếp tục những gì mà tình báo Liên Xô đã bỏ dở. Kể từ năm 1991, các cơ quan này đã bị thúc đẩy bởi một chiến lược phục thù, nhằm làm cho nước Nga vĩ đại trở lại và đảo ngược trật tự quốc tế do Mỹ lãnh đạo sau Chiến tranh Lạnh. Cuộc chiến của Putin ở Ukraine là kết cục đẫm máu của chiến lược đó. Continue reading “Cuộc chiến gián điệp mới giữa các cường quốc”

‘Tự chủ chiến lược’ chỉ là giấc mơ viển vông của Pháp

Nguồn: Anchal Vohra, ‘Strategic Autonomy’ Is a French Pipe Dream, Foreign Policy, 03/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Emmanuel Macron đang thúc đẩy một chính sách châu Âu làm hài lòng nước Pháp nhưng làm phiền lòng những nước khác.

Hồi tháng 4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gây tranh cãi khi cảnh báo châu Âu không nên để bị lôi kéo vào xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề Đài Loan. Ông nói, là đồng minh của Mỹ không có nghĩa là trở thành “chư hầu” của Mỹ.

Bình luận đó đã khơi lại cuộc tranh luận về nỗ lực của Pháp nhằm tìm kiếm “quyền tự chủ chiến lược” cho châu Âu – nghĩa là độc lập khỏi Mỹ trong các vấn đề chiến lược. Ý tưởng đó đã gây lo sợ ở các quốc gia Trung và Đông Âu vốn tin tưởng Mỹ sẽ là người bảo đảm an ninh chính cho họ trong một cuộc xung đột với Nga. Họ nghi ngờ Pháp đang cố tình nói rằng ý tưởng giúp nâng cao tầm vóc của nước này, đồng thời làm phật ý Mỹ, là sản phẩm của tư duy tập thể châu Âu. Continue reading “‘Tự chủ chiến lược’ chỉ là giấc mơ viển vông của Pháp”

Cuộc chiến đất hiếm giữa Mỹ và Trung Quốc

Nguồn: Yifan Yu, “The US-China rare earths battle”, Nikkei Asia, 05/07/2023

Biên dịch: Gia Linh

Ở vùng sa mạc phía Nam California, một mỏ lộ thiên rộng lớn đã trở thành chiến trường trong cuộc đấu tranh toàn cầu để giành ưu thế vượt trội về công nghiệp.

Những chiếc xe tải khổng lồ màu vàng vận chuyển quặng từ mỏ đất hiếm Mountain Pass, mỏ đất hiếm từng có một thời gian đóng cửa. Sự hồi sinh đã diễn ra với cú hích là tinh thần yêu nước đang lên tại Mỹ.

Các bản can hình quốc kỳ Mỹ được trang trí trên đồng phục của công nhân khu mỏ. Những khối tinh thể quặng đất hiếm màu cam lưu niệm được tặng cho du khách có dòng chữ “Made in U.S.A” trên chứng nhận bảo hành. Một tuyên bố trên trang web của MP Materials, chủ sở hữu của mỏ, có nội dung: “Sứ mệnh của chúng tôi là khôi phục toàn bộ chuỗi cung ứng đất hiếm cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”. Continue reading “Cuộc chiến đất hiếm giữa Mỹ và Trung Quốc”

Sau một thập niên, Tập lại bất ngờ đề xuất chia đôi thế giới với Mỹ

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “ After a decade, Xi floats ‘G2’ world with U.S. again,” Nikkei Asia, 22/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng Trái Đất đủ lớn cho cả Mỹ và Trung Quốc

Một trong những cụm từ chính mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã sử dụng khi gặp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Bắc Kinh là, “Hành tinh Trái Đất đủ lớn để đáp ứng sự phát triển và thịnh vượng chung của cả Trung Quốc và Mỹ.”

Đối với các nhà quan sát quan hệ Mỹ-Trung trong những năm qua, phát biểu này đã gợi nhắc về quá khứ. Tập từng đưa ra nhận xét tương tự cách đây 10 năm, trong chuyến thăm Mỹ lần đầu tiên với tư cách nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc. Continue reading “Sau một thập niên, Tập lại bất ngờ đề xuất chia đôi thế giới với Mỹ”

Thách thức chờ đón chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Blinken

Nguồn: Vivian Wang, “布林肯访华:中方态度冷淡,双方或持续对抗”, New York Times, 17/06/2023.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Để làm dịu mối quan hệ đang xấu đi giữa Trung Quốc với Mỹ, Chủ nhật này [18/6/2023] Ngoại trưởng Blinken sẽ bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc bị trì hoãn từ lâu. Nhưng lập trường ngày càng cứng rắn và đôi khi hoàn toàn thù địch của Trung Quốc cho thấy chủ đề chuyến đi này của Blinken không chỉ là về hòa dịu mà còn là đối đầu.

Theo quan điểm của Trung Quốc, Mỹ là một quốc gia bá quyền đang trên đà suy sụp tìm cách củng cố địa vị thống trị của mình ở các sân sau của Trung Quốc và chủ trương khiêu khích Trung Quốc trên vấn đề Đài Loan, một hòn đảo dân chủ tự trị. Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã lên án Mỹ dẫn đầu các quốc gia khác liên kết triển khai hành động kiềm chế Trung Quốc về mặt quân sự, ngoại giao và công nghệ. Cho dù Trung Quốc đồng ý đối thoại, nhưng thực tế cho thấy họ đã sẵn sàng đối phó với xung đột, không hy vọng nhiều về khả năng và tác động của sự tan băng thực sự trong quan hệ giữa hai nước. Continue reading “Thách thức chờ đón chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Blinken”

Cuộc chiến mà Ukraine có thể thắng (P2)

Nguồn: Gideon Rose, “Ukraine’s Winnable War”, Foreign Affairs, 13/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

CUỘC CHƠI CUỐI CÙNG

“Đây không phải là trận đánh cuối cùng trong cuộc chiến này,” quan chức quân sự cấp cao của Ukraine nói. “Nga sẽ phải tổn thất hơn nhiều nữa trước khi họ chịu thừa nhận thất bại. Và chiến tranh sẽ không kết thúc ngay cả khi chúng tôi giành được toàn bộ lãnh thổ năm 1991. Bởi vì chúng tôi vẫn sẽ có một kẻ thù ở ngay bên mình. Mục đích của cuộc chiến này không chỉ là đẩy lùi quân Nga và giành lại lãnh thổ của chúng tôi, mà còn là để thuyết phục người Nga đừng nghĩ đến việc thử lại một lần nữa trong vài năm tới. Chúng tôi không có ý định để lại cuộc chiến này cho con cháu mình.” Continue reading “Cuộc chiến mà Ukraine có thể thắng (P2)”

Cuộc chiến mà Ukraine có thể thắng (P1)

Nguồn: Gideon Rose, “Ukraine’s Winnable War”, Foreign Affairs, 13/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao phương Tây nên giúp Kyiv giành lại toàn bộ lãnh thổ?

Tháng 2/2022, Nga xâm lược Ukraine với ý định chiếm lãnh thổ và xóa bỏ nền độc lập mà người Ukraine đã giành được sau khi Liên Xô sụp đổ ba thập niên trước. Xét đến sự chênh lệch lớn về quy mô quân đội và sức mạnh giữa hai bên tham chiến, gần như chẳng ai nghĩ Ukraine sẽ có nhiều cơ hội. Những người bi quan cho rằng Kyiv sẽ thất thủ trong vài ngày hoặc vài tuần. Những người lạc quan hơn thì tin rằng quá trình đó mất vài tháng. Rất ít người nghĩ rằng Ukraine có thể đáp trả kẻ tấn công mình. Continue reading “Cuộc chiến mà Ukraine có thể thắng (P1)”

6 quốc gia sẽ quyết định tương lai của địa chính trị

Nguồn: Cliff Kupchan, “6 Swing States Will Decide the Future of Geopolitics,” Foreign Policy, 06/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các cường quốc tầm trung ở phương Nam nên là trọng tâm trong chính sách của Mỹ.

Tháng trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có một chuyến đi hiếm hoi ra khỏi Ukraine, dành gần một tuần ở Jeddah, Ả Rập Saudi và Hiroshima, Nhật Bản. Mục tiêu của ông là giành được sự ủng hộ của Brazil, Ấn Độ, Indonesia, và Ả Rập Saudi – bốn quốc gia đang giữ thái độ trung lập trước cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Họ và các quốc gia hàng đầu khác ở phương Nam đang có nhiều quyền lực hơn bao giờ hết, và những lý do cho sức mạnh địa chính trị mới của họ bao gồm: họ có nhiều quyền tự quyết hơn, họ được hưởng lợi từ quá trình khu vực hóa, và họ có thể tận dụng căng thẳng Mỹ-Trung. Continue reading “6 quốc gia sẽ quyết định tương lai của địa chính trị”

Tại sao Tập Cận Bình bỗng lo lắng về an ninh lương thực của Trung Quốc?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “For Xi, China’s diet is too dependent on U.S., Ukraine,” Nikkei Asia, 01/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh hiện đang đảo ngược chính sách để có nhiều trang trại hơn rừng cây.

“Thối lâm hoàn canh” (Trả lại đất rừng để canh tác) là một khẩu hiệu thịnh hành trên mạng internet Trung Quốc dạo gần đây. Các video clip về công viên và rừng bị biến thành đất nông nghiệp đang lan truyền một cách chóng mặt.

Đối với những người biết đến quá khứ gần đây của Trung Quốc, đó là một thực tế  bị đảo ngược. Chính sách cơ bản của chính phủ trong hai thập niên qua là hoàn toàn ngược lại: “Thối canh hoàn lâm” (Biến đất canh tác thành rừng). Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình bỗng lo lắng về an ninh lương thực của Trung Quốc?”