#233 – Perestroika và sự kết thúc Chiến tranh Lạnh

perestroika11337817362723

Nguồn: Archie Brown (2007). “Perestroika and the End of the Cold War”, Cold War History, Vol.7, No. 1, pp. 1-17.

Biên dịch: Nông Thị Nghi Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Gorbachev: Anh hùng bất đắc dĩ

Không ai trong năm 1985 có thể tưởng tượng được rằng chỉ trong vòng bảy năm mà sự thống trị của Chủ nghĩa Cộng sản sẽ kết thúc ở châu Âu, Chiến tranh Lạnh chấm dứt, và Liên Xô sẽ sụp đổ. Thế nhưng khi những sự kiện này xảy ra, không hề hiếm các nhà quan sát nhanh chóng tuyên bố rằng những kết quả này là không thể tránh khỏi. Chủ nghĩa cộng sản đúng là một hệ thống thiếu hiệu quả trên rất nhiều mặt (dù không phải là tất cả) nên sẽ không thể tồn tại mãi mãi, nhưng nó cũng là hệ thống đã giải quyết được hàng loạt mối đe dọa trong suốt 70 năm và tạo dựng được những khả năng phòng thủ chính trị và quân sự mạnh mẽ. Continue reading “#233 – Perestroika và sự kết thúc Chiến tranh Lạnh”

Cách đạt được thỏa hiệp với Putin

ALEXphoto-711_474

Nguồn: Dominique Moisi, “Getting to Yes with Putin“, Project Syndicate, 26/11/2014.

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong cuộc đấu với Nga về vấn đề Ukraine, các yếu kém và chia rẽ trong chính sách của châu Âu đã làm cho Tổng thống Nga Vladimir Putin được khuyến khích giống như những gì cách tiếp cận ngập ngừng của Mỹ về vấn đề Syria đã gây ra. Nếu châu Âu phải hành động một cách có trách nhiệm thì chính sách của châu Âu đối với Nga phải được định hình bởi ba khái niệm chủ chốt: tính kiên quyết, sự rõ ràng, và sự sẵn lòng tìm kiếm một thỏa hiệp có thể chấp nhận được.

Nếu không có sự kiên quyết thì không thể làm được gì. Chắc chắn châu Âu và Mỹ đã mắc sai lầm sau sự sụp đổ của Liên Xô. Đặc biệt Mỹ có thể bị lên án là đã hành động một cách ngạo mạn và không cần thiết để làm bẽ mặt Nga. Continue reading “Cách đạt được thỏa hiệp với Putin”

#232 – Hỗ trợ anh em: Bộ An ninh Quốc gia Đông Đức và Việt Nam DCCH trong Chiến tranh VN

eastgermanpolice2

Nguồn: Martin Grossheim, “Fraternal Support: The East German ‘Stasi’ and the Democratic Republic of Vietnam during the Vietnam War”, Cold War International History Project Working Paper #71, September 2014.>>PDF

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Bài liên quan: “Chủ nghĩa xét lại” ở Việt Nam DCCH: Bằng chứng mới từ kho tư liệu Đông Đức

Giới thiệu

Trong thế giới thời kỳ hậu Thế Chiến II, nhiều mối liên kết mới được thiết lập giữa cái gọi là “Thế giới thứ hai” và “các nước phương Nam.” Tài liệu này nghiên cứu vai trò của Cộng hòa Dân chủ Đức, hay Đông Đức, như là thành viên thứ cấp của phe xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển của chủ nghĩa xã hội nhà nước và hiện đại hóa nhà nước tại Việt Nam. Bài viết phân tích những mối liên hệ được tạo nên giữa cơ quan mật vụ của một nước nhỏ trong Chiến tranh Lạnh, Đông Đức, và cơ quan tình báo mới được thành lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa (Việt Nam DCCH) thời kỳ hậu thuộc địa. Tổng quát hơn, bài viết nhấn mạnh vai trò của các nước ngoại vi và chứng minh tầm quan trọng của những nước vừa và nhỏ trong lịch sử Chiến tranh Lạnh.[1] Continue reading “#232 – Hỗ trợ anh em: Bộ An ninh Quốc gia Đông Đức và Việt Nam DCCH trong Chiến tranh VN”

Điện ảnh và nền chính trị độc tài ở Nga và Trung Quốc

Vladimir-Putin-shakes-han-011

Nguồn: Ian Buruma, “Rusia and China: The Movie“, Project Syndicate, 11/11/2014.

Biên dịch: Phan Việt Hưng | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Thời đại chúng ta đang sống thường được phản ánh một cách rõ nét qua tấm gương nghệ thuật. Nhiều tác phẩm đã viết về thời kỳ hậu cộng sản ở Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, 2 bộ phim gần đây, “Thiên chủ định” (A Touch of Sin) của Giả Chương Kha sản xuất năm 2013 ở Trung Quốc và “Thủy quái” (Leviathan) của Andrew Zviagintsev sản xuất năm 2014 ở Nga, cho thấy bối cảnh xã hội và chính trị của hai nước này một cách trung thực hơn bất kỳ sách báo in  nào tôi đã từng xem. Continue reading “Điện ảnh và nền chính trị độc tài ở Nga và Trung Quốc”

“Đóng băng” Donbass: Putin trong thế kẹt

donetsk-elections

Tác giả: Stephen Holmes & Ivan Krastev | Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang

Nhiệt độ toàn cầu đang tăng lên, nhưng các cuộc xung đột bị đóng băng trong lòng Liên Xô cũ lại không hề có dấu hiệu tan băng. Ngược lại, tảng băng này đang ngày càng lan rộng.

Việc Nga ủng hộ cuộc bầu cử của những phần tử ly khai tại Donetsk và Luhansk, hai tỉnh quan trọng của vùng Donbass (Ukraine) đã cho thấy rằng lần này, Kremlin đã quyết định tạo ra một cuộc Chiến tranh Lạnh thu nhỏ “bán vĩnh viễn” (semi-permanent) tại các khu vực do quân nổi dậy kiểm soát trên lãnh thổ nước láng giềng quan trọng nhất này của Nga. Continue reading ““Đóng băng” Donbass: Putin trong thế kẹt”

Những nước bình thường: Phương Đông 25 năm hậu cộng sản

Flame-Towers-Baku

Tác giả: Andrei Shleifer & Daniel Traisman | Biên dịch: Trần Ngọc Cư 

Hai mươi lăm năm sau khi Bức tường Bá Linh sụp đổ, một cảm thức nuối tiếc về cơ hội đã bỏ lỡ đang trùm lên các nước một thời nằm ở phía Đông đường ranh này. Trở lại thời điểm đó, hi vọng của dân chúng tại đây đã dâng cao trong không khí hồ hởi đón mừng sự sụp đổ đột ngột của chủ nghĩa cộng sản. Từ Bratislava đến Ulaanbaatar, cơ hồ thể chế dân chủ và sự thịnh vượng kinh tế đã đến đợi ở góc đường.

Ngày nay, tâm trạng người dân tại những nước này trở nên u ám hơn. Với một vài trường hợp ngoại lệ, như Estonia và Ba Lan, những nước hậu cộng sản còn lại bị coi là những trường hợp thất bại – kinh tế bị oằn xuống dưới sức nặng của tầng lớp hưởng hưu bổng đang sống chật vật và giới đầu sỏ chính trị đang sống xa hoa, còn chính trị thì bị hoen ố bởi các trò gian lận ở thùng phiếu và sự xuất hiện những lãnh đạo độc tài. Continue reading “Những nước bình thường: Phương Đông 25 năm hậu cộng sản”

Bức tường Berlin (Berlin Wall)

berlin_wall

Tác giả: Nguyễn Hồng Bảo Thi

Bức tường Berlin được hình thành từ ngày 13 tháng 8 năm 1961 và tồn tại đến ngày 9 tháng 11 năm 1989 trước khi bị phá bỏ. Bức tường là ranh giới chia cắt giữa phần Tây Berlin với phần phía đông của thành phố và với lãnh thổ của nước Cộng hòa Dân chủ Đức bao bọc chung quanh Tây Berlin. Nó từng được chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức gọi là “bức tường thành bảo vệ chống Phát xít” và cũng đã từng bị người dân Cộng hòa Liên bang Đức gọi là “bức tường ô nhục”.

Xét về phương diện địa lý thì đây đơn thuần chỉ là cuộc chia cắt về địa lý, nhưng nếu xét về phương diện chính trị thì đây lại là một biểu tượng của sự đối đầu Đông – Tây trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Nó không chỉ đơn thuần là đường biên giới giữa hai phần nước Đức mà còn là biên giới giữa Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) với Cộng đồng Châu Âu (EC), giữa khối NATO và khối Vacsava, giữa phe tư bản chủ nghĩa và phe xã hội chủ nghĩa. Continue reading “Bức tường Berlin (Berlin Wall)”

Thời kỳ vàng son mới của Ba Lan

polish-flag3

Tác giả: Gunter Verheugen | Biên dịch: Nguyễn Thị Hằng

Thế giới ngày nay không phải là một thế giới ổn định và hậu sử như một số người vẫn nghĩ vào năm 1989 khi chứng kiến Bức mành Sắt (Iron Curtain) sụp đổ cũng như sự cáo chung của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu. Mặc dù những sự kiện xảy ra năm 1989 không mang lại hoà bình và thịnh vượng vĩnh viễn cho thế giới, tuy nhiên nó cũng giúp viết nên một số câu chuyện thành công.

Một trong những thành công ấn tượng nhất đó chính là sự trỗi dậy của Ba Lan với tư cách là một quốc gia mạnh về kinh tế và chính trị ở Châu Âu. Ba lễ kỉ niệm trong năm nay – 25 năm đi theo con đường dân chủ, 15 năm trở thành thành viên của NATO, 10 năm là thành viên của Liên minh Châu Âu – là một niềm kiêu hãnh của người dân Ba Lan, và quả thật là như vậy. Continue reading “Thời kỳ vàng son mới của Ba Lan”

Tại sao tình hữu nghị Nga-Trung sẽ bền vững

130327162059-xi-jinping-vladimir-putin-614xa

Tác giả: Gilbert Rozman | Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Gần đây, Trung Quốc và Nga đã thách thức trật tự quốc tế bằng cách hậu thuẫn lẫn nhau trên mặt trận ngoại giao để đối phó vấn đề Ukraine và Hồng Kông, theo thứ tự tương ứng. Nhưng các quan sát viên phương Tây gần như đã hiểu lầm những lý do khiến hai nước phải xây dựng các quan hệ thân thiết với nhau hơn trước. Nga và Trung Quốc được thúc đẩy bởi các lợi ích vật chất mà hai nước chia sẻ thì ít, nhưng bởi một ý thức thông thường về cái căn cước dân tộc [national identity] thì nhiều. Cái bản sắc dân tộc này tự định hình trong cuộc đối kháng chống phương Tây và trong việc củng cố cách nhìn của mỗi nước về di sản của chủ nghĩa cộng sản truyền thống. Continue reading “Tại sao tình hữu nghị Nga-Trung sẽ bền vững”

#225 – Crimea và trật tự pháp lý quốc tế

2264359345

Nguồn: William W. Burke-White (2014). “Crimea and the International Legal Order”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 56, No. 4, pp. 65-80.

Biên dịch và Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Bài liên quan: Liệu Putin có thể sống sót?/ Điểm giới hạn của Nga và khủng hoảng Ukraine

Crimea đã thuộc về Nga. Tại thời điểm này, cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 3 năm 2014 và việc Nga sáp nhập Crimea sau đó đã là các sự kiện lịch sử, ngay cả khi biên giới lãnh thổ và tương lai chính trị của Ukraine vẫn còn đang bị tranh chấp. Dù vậy, khi sự chú ý của thế giới đã chuyển từ Sevastopol sang Kiev và nhiều cuộc khủng hoảng gần đây tại những nơi khác, một sự cân bằng chủ chốt giữa hai trong số những nguyên tắc cơ bản nhất của trật tự pháp lý và chính trị quốc tế thời kỳ hậu Thế chiến thứ hai vẫn đang bị đe dọa.

Tại Crimea, Nga đã sử dụng luật  quốc tế một cách khôn ngoan, trong đó lợi dụng được sự mâu thuẫn giữa nguyên tắc cơ bản nghiêm cấm chiếm đoạt lãnh thổ thông qua sử dụng vũ lực và một nguyên tắc cơ bản không kém là quyền tự quyết để từ đó chiếm đoạt Crimea. Continue reading “#225 – Crimea và trật tự pháp lý quốc tế”

Tính dễ bị tổn thương và sự lỗi thời của chỉ số GDP

olderwomanwrappedinflag2

Tác giả: Joseph E. Stiglitz | Biên dịch: Nguyễn Thị Yến Nhi

Hai nghiên cứu mới đây một lần nữa cho thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề bất bình đẳng đang tràn lan ở Mỹ. Thứ nhất, theo báo cáo thường niên về thu nhập và đói nghèo của Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, bất chấp việc nền kinh tế được cho là đang phục hồi sau cuộc Đại suy thoái, thu nhập của người dân Mỹ nói chung vẫn tiếp tục đình trệ. Thu nhập hộ gia đình trung bình, đã được điều chỉnh theo lạm phát, vẫn thấp hơn so với cách đây một phần tư thế kỷ.

Người ta thường nghĩ sức mạnh lớn nhất của Mỹ không phải là quyền lực quân sự, mà là hệ thống kinh tế khiến cả thế giới phải ghen tị. Nhưng tại sao các nước khác lại cố gắng bắt chước theo một mô hình kinh tế mà trong đó một tỉ lệ lớn, thậm chí là đa số người dân đều nhận thấy mức thu nhập của họ bị đình trệ trong khi của giới thượng lưu lại tăng mạnh? Continue reading “Tính dễ bị tổn thương và sự lỗi thời của chỉ số GDP”

Khủng hoảng Ukraine và tư duy của người Nga

putin_2827916b

Tác giả: Ghia Nodia | Biên dịch: Nguyễn Đắc Thành

Bài liên quan: Liệu Putin có thể sống sót?/ Tại sao cuộc khủng hoảng Ukraine là do lỗi của phương Tây

Khủng hoảng Ukraine đã làm tiêu tan những giả định chủ yếu của Phương Tây về nước Nga. Và nhiều nhà phân tích cũng như các chính trị gia vội vàng kết luận rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hành xử một cách thiếu lý trí. Nhưng chính những giả định của Phương Tây về nước Nga mới phải được xem xét lại. Nhất là, điều gì đã khiến nước Nga hăng hái thách thức trật tự quốc tế hiện nay, đầu tiên là ở Gruzia năm 2008 và hiện nay là ở Ukraine? Continue reading “Khủng hoảng Ukraine và tư duy của người Nga”

Lý giải sự tàn bạo của Stalin

stalin

Tác giả: Anne Applebaum | Biên dịch: Lương Khánh Ninh

Kho lưu trữ hồ sơ của Nga hé lộ rằng Stalin không phải là một kẻ điên rồ mà là một nhà lý luận tài tình và duy lý đến mức không gì lay chuyển được.

Làm sao mà Stalin đã trở thành Stalin? Hay nói một cách chính xác hơn: làm thế nào mà Iosif Vissarionovich Djugashvili – cháu của hai người nông nô, con của một người phụ nữ làm nghề giặt quần áo và một thợ sửa giầy – đã trở thành Nguyên soái Stalin, người chịu trách nhiệm cho những vụ giết người hàng loạt dã man nhất mà thế giới từng biết đến? Làm sao mà một cậu bé sinh ra tại một thị trấn vùng núi heo hút ở Gruzia đã trở thành một nhà độc tài nắm quyền kiểm soát một nửa châu Âu? Làm sao mà một chàng thanh niên mộ đạo, người đã chọn theo học để trở thành một linh mục, lại trở thành một người nhiệt thành với chủ nghĩa vô thần và một người theo chủ nghĩa Marx? Continue reading “Lý giải sự tàn bạo của Stalin”

Linh hồn Ukraine của châu Âu

sakharov

Tác giả: Joschka Fischer | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tháng Mười một này là kỷ niệm tròn một năm cuộc nổi dậy Euromaidan ở Kiev. Phần lớn dân số Ukraine – và cụ thể là giới trẻ – đã phản đối Tổng thống Ukraine lúc đó là Viktor Yanukovych, khi ông này từ chối ký thỏa thuận gia nhập Liên minh châu Âu (vốn đã được hoàn tất sau nhiều năm đàm phán), nhằm gia nhập một liên minh thuế quan với Nga. Điều này cũng tương tự như việc Ukraine chuyển hướng về phía đông, và việc tham gia Liên minh Á-Âu của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ loại bỏ mọi khả năng gia nhập EU. Continue reading “Linh hồn Ukraine của châu Âu”

Tại sao người Nga “nghiện” Putin?

participants-rally-support-vladimir

Tác giả: Maxim Trudolyubov | Biên dịch: Đào Tuấn Ninh

Bài liên quan: Liệu Putin có thể sống sót?

Dõi theo quỹ đạo đáng lo ngại của nước Nga dưới thời tổng thống Vladimir Putin, nhiều nhà quan sát quốc tế thắc mắc làm thế nào một vị lãnh đạo rõ ràng đang đưa đất nước đến bờ vực thẳm lại vẫn được ái mộ đến vậy. Câu trả lời đơn giản là: những người ủng hộ ông Putin – một lượng đa số người Nga – không thấy được mối nguy trước mắt.

Theo một cuộc điều tra độc lập của Trung tâm Levada, tỉ lệ ủng hộ ông Putin tăng từ 65% vào tháng 1 lên 80% vào tháng 3, ngay sau khi Nga sáp nhập Crimea. Tỉ lệ này đạt mức cao nhất vào đầu tháng 8, lên tới 87%, khi nhiều người tin rằng Nga và Ukraine đang bên bờ vực của một cuộc chiến tranh tổng lực. Mặc dù tỉ lệ sau đó đã giảm xuống còn 84% vào đầu tháng 9, nhưng sự giảm đi đó vẫn nằm trong phạm vi sai số. Nói cách khác, không hề có cơ sở để nói rằng tỉ lệ ủng hộ ông Putin đang giảm xuống. Continue reading “Tại sao người Nga “nghiện” Putin?”

Chính sách thắt lưng buộc bụng sai lầm của Châu Âu

woreuprotest

Tác giả: Joseph E. Stiglitz | Biên dịch: Hà Quỳnh Hương

Một câu ngạn ngữ cổ nói rằng “Nếu thực tế không khớp với lý thuyết, hãy thay đổi lý thuyết ấy đi”. Tuy nhiên, giữ nguyên lý thuyết và thay đổi các bằng chứng thì thường dễ dàng hơn – và Thủ tướng Đức Angela  Merkel và các nhà lãnh đạo châu Âu khác ủng hộ chính sách thắt lưng buộc bụng có vẻ tin chắc như vậy. Mặc dù các bằng chứng hiện hữu vẫn đang sờ sờ trước mặt họ, họ tiếp tục phủ nhận thực tế.

Chính sách thắt lưng buộc bụng đã thất bại. Tuy nhiên, những người bảo vệ chính sách này đang mong muốn tuyên bố thắng lợi dựa trên cơ sở một bằng chứng yếu nhất có thể: nền kinh tế không còn ở tình trạng suy sụp, do đó hẳn là chính sách thắt lưng buộc bụng đang phát huy vai trò! Continue reading “Chính sách thắt lưng buộc bụng sai lầm của Châu Âu”

Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ tại Eurozone

European-Central-Bank_620x350

Tác giả: Adair Turner | Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung

Bài liên quan: Kinh tế chính trị của đồng Euro / Khủng hoảng nợ công châu Âu

Bài phát biểu gần đây của chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi tại buổi họp mặt hàng năm của các thống đốc ngân hàng trung ương tại Jackson Hole, Wyoming, đã kích thích mối quan tâm lớn. Tuy nhiên, hàm ý trong bài phát biểu của ông thậm chí còn đáng ngạc nhiên hơn nhiều so với những gì nhiều người cảm nhận ban đầu. Để tránh sự đổ vỡ của khu vực đồng tiền chung châu Âu, các nước sẽ phải tránh suy thoái bằng việc tăng thâm hụt ngân sách với nguồn tiền từ ECB. Câu hỏi duy nhất là thực tế này sẽ được thừa nhận công khai đến đâu. Continue reading “Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ tại Eurozone”

Chiến lược đối phó với một nước Nga đang suy thoái

moscow_1375008c

Tác giả: Joseph S. Nye | Biên dịch: Nguyễn Hoàng Minh

Nhóm Chiến lược Aspen, một nhóm phi đảng phái gồm những chuyên gia về chính sách đối ngoại mà cựu cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Brent Scowcroft và tôi đồng chủ trì, gần đây đã trăn trở với vấn đề làm thế nào để đối phó lại những hành động của Nga tại Ukraine. Và giờ đây NATO cũng đang phải vật lộn với cùng vấn đề như vậy.

Dù phương Tây phải chống lại thách thức của Tổng thống Nga Vladimir Putin đối với quy tắc từ sau năm 1945 là không yêu sách đòi lãnh thổ bằng vũ lực, họ không thể hoàn toàn cô lập Nga, một nước có nhiều lợi ích chồng chéo với phương Tây về an ninh hạt nhân, không phổ biến vũ khí hạt nhân, chống khủng bố, Bắc Cực và các vấn đề khu vực như Iran và Afghanistan. Hơn thế nữa, yếu tố địa lý đơn giản mang lại cho Putin lợi thế trong bất kì sự leo thang nào của cuộc xung đột tại Ukraine. Continue reading “Chiến lược đối phó với một nước Nga đang suy thoái”

#207 – Tại sao cuộc khủng hoảng Ukraine là do lỗi của phương Tây

Nguồn:John J. Mearsheimer, “Why the Ukraine Crisis Is the West’s Fault”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch và Hiệu đính: Lương Khánh Ninh

Bài liên quan: Sự tan vỡ của dàn xếp hậu Chiến tranh Lạnh 

Theo lối tư duy hiện đang thịnh hành ở phương Tây, cuộc khủng hoảng tại Ukraine có thể gần như được đổ lỗi hoàn toàn cho cuộc tấn công của Nga. Theo như mạch lập luận này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sáp nhập Crimea để hiện thực hóa khát khao khôi phục lại đế chế Xô Viết đã tồn tại từ lâu, và ông ta rốt cuộc có thể làm điều tương tự với phần còn lại của Ukraine cũng như những quốc gia Đông Âu khác. Cũng theo quan điểm đó, việc Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bị lật đổ vào tháng 2/2014 chỉ mang lại một cái cớ cho Putin quyết định đưa lực lượng quân đội Nga chiếm giữ một phần lãnh thổ Ukraine. Continue reading “#207 – Tại sao cuộc khủng hoảng Ukraine là do lỗi của phương Tây”

Trưng cầu dân ý Scotland: Nguồn gốc và tác động

referendum

Tác giả: George Friedman | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Ý tưởng về một Scotland độc lập đã chuyển từ không tưởng sang rất khả quan. Dù trên thực tế nó có xảy ra hay không thì ý tưởng về việc khối liên hiệp đã tồn tại hơn 300 năm nay giữa Anh và Scotland có thể bị giải thể tự thân nó đã có nhiều tác động to lớn, đồng thời gây ra nhiều hệ lụy quan trọng đối với sự ổn định của châu Âu, thậm chí là toàn cầu.

Vương quốc Liên hiệp Anh là trung tâm quyền lực của hệ thống quốc tế từ sau Chiến tranh Napoléon đến Đệ nhị Thế chiến. Nó tạo nên một cấu trúc đế quốc đã định hình không chỉ hệ thống quốc tế mà còn cả trật tự chính trị nội bộ của nhiều quốc gia khác nhau như Hoa Kỳ và Ấn Độ. Continue reading “Trưng cầu dân ý Scotland: Nguồn gốc và tác động”