Ảnh hưởng của Trump tới Nhật Bản dưới thời Abe

Nguồn: Ian Buruma, “Japan First, Project Syndicate, 08/01/2019.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngay cả những con cá voi bây giờ cũng bị ảnh hưởng bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump. Năm nay, Nhật Bản sẽ rút ra khỏi Ủy ban Săn Cá voi Quốc tế (IWC) và tiếp tục săn bắt cá voi cho mục đích thương mại. Chính phủ bảo thủ của Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố rằng ăn thịt cá voi là một phần quan trọng trong văn hóa Nhật Bản, mặc dù số người Nhật ăn thịt cá voi hiện tại rất ít so với nửa thế kỷ trước. Việc rời khỏi IWC có nghĩa là những người đánh bắt cá voi Nhật Bản chỉ có thể hoạt động ở vùng biển ven bờ nước này, nơi mà số cá voi còn tương đối ít.

Quyết định này là một món quà dành cho một số chính trị gia ở các khu vực vẫn còn hoạt động săn bắt cá voi, và cho những người dân tộc chủ nghĩa – những người cảm thấy bất mãn khi bị những người nước ngoài yêu cầu Nhật được và không được làm gì. Đó là bước đi hoàn toàn mang tính chính trị mà theo tờ báo theo trường phái tự do Asahi Shimbun là được truyền cảm hứng bởi sự chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Trump. Đây là một vấn đề kiểu “Nhật Bản trên hết”. Mặc dù Trump không để tâm tới chuyện đó, tuy nhiên sự khăng khăng của Nhật Bản liên quan chuyện đánh bắt cá voi đang làm xấu đi hình ảnh của đất nước này. Continue reading “Ảnh hưởng của Trump tới Nhật Bản dưới thời Abe”

Chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc và vấn đề Biển Đông

Tác giả: Nguyễn Thị Linh

Chủ nghĩa dân tộc là một hệ tư tưởng, tình cảm, một hình thức văn hóa hoặc tư duy tập thể của quốc gia, dân tộc. Theo Stephen Walt, trong suốt hai thế kỷ qua, chủ nghĩa dân tộc đã trở thành một trong những động lực chính trị và xã hội quan trọng nhất trong lịch sử.[1] Sự truyền bá rộng rãi của tư tưởng dân tộc góp phần làm tan rã các đế chế ở châu Âu trong thời kỳ cận đại và từng bước hình thành hệ thống quốc gia – dân tộc. Trong thế kỷ 20, phong trào chống thực dân hoá dẫn đến sự ra đời của các quốc gia – dân tộc bên ngoài châu Âu. Khi mới thành lập năm 1945, Liên hợp quốc chỉ có 51 thành viên. Đến nay, tổ chức này đã có hơn 200 thành viên, trong đó có rất nhiều quốc gia mới giành được độc lập sau năm 1945. Tuy là trạng thái tâm lý, tình cảm trừu tượng nhưng chủ nghĩa dân tộc tạo ra sự kết nối to lớn và chuyển hoá thành sức mạnh thực tế. Đây là lý do chính người Palestine kiên trì theo đuổi lý tưởng về một quốc gia độc lập hay động lực giúp người Việt Nam không lùi bước trước những cỗ máy chiến tranh hùng mạnh nhất thế giới để giành lại độc lập và thống nhất dân tộc. Continue reading “Chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc và vấn đề Biển Đông”

Vành đai và Con đường: Trật tự Thế giới của Trung Quốc

Tác giả: Roger Boyes | Biên dịch: Đinh Nho Minh

Belt and Road: A Chinese World Order. Tác giả: Bruno Maçães, Hurst, 2018, 288 trang, giá: 20 bảng.

Những cư dân đầu tiên của Forest City sẽ chuyển đến vào hè này. Nó được gọi là Forest City (Thành phố Rừng) vì khu này trước là rừng ở Malaysia. Bruno Maçães cho rằng trong 10 năm tới, thành phố này sẽ có tới 1 triệu cư dân. Các tòa nhà chọc trời đang được hoàn thiện sau một tuần xây dựng suốt ngày đêm. Nó là một phần của thế giới được xây dựng bên ngoài Trung Quốc, nhưng theo các quy tắc của Trung Quốc để thực hiện một giấc mơ Trung Quốc. Maçães quá khéo léo nên không muốn nói ra điều hiển nhiên: chỉ có ai điên hoặc hết lựa chọn mới tới đó sống. Continue reading “Vành đai và Con đường: Trật tự Thế giới của Trung Quốc”

Bình luận về chuyến thăm Việt Nam của Kim Jong-un

Tác giả: FRA phỏng vấn Lê Hồng Hiệp

Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un sẽ sang thăm Việt Nam từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 2 tới đây nhân Thượng Đỉnh Mỹ – Bắc Hàn tại Hà Nội. Trong chuyến thăm này, lãnh đạo Bắc Hàn sẽ gặp các quan chức cao cấp của Việt Nam, đánh dấu một bước đi quan trọng trong quan hệ hai nước. Đây cũng là lần đầu tiên Chủ tịch Bắc Hàn đến thăm Việt Nam kể từ lần cuối vào năm 1964 khi Chủ tịch Kim Nhật Thành, ông nội của Chủ tịch Kim Jong Un đến Việt Nam. Chuyến thăm lần này được cho biết cũng là cơ hội để nhà lãnh đạo Bắc Hàn học hỏi kinh nghiệm đổi mới của Việt Nam. Mối quan hệ giữa Bắc Hàn và Việt Nam đã thay đổi thế nào sau nhiều năm qua và quan hệ với Bắc Hàn có ý nghĩa thế nào với Việt Nam? Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn ông Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên chính của Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore về vấn đề này. Trước hết nói về ý nghĩa của chuyến thăm đối với hai nước, ông Lê Hồng Hiệp cho biết: Continue reading “Bình luận về chuyến thăm Việt Nam của Kim Jong-un”

Khủng hoảng Tên lửa Cuba và tác động đến Hệ thống Yalta

Tác giả: Lê Như Mai

Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962 đã kết thúc gần 60 năm nhưng ý nghĩa của sự kiện này vẫn được nhắc đến nhiều bởi đây là khủng hoảng đối đầu hạt nhân đầu tiên và duy nhất giữa Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Dù cuộc khủng hoảng cuối cùng đã không dẫn đến chiến tranh nhờ có vai trò của ngoại giao và thỏa hiệp giữa hai siêu cường nhưng nó đã có tác động lớn đến hệ thống quốc tế thời kỳ Chiến tranh Lạnh – Hệ thống Yalta. Bài viết này sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống nhằm trình bày những điểm chính về Hệ thống Yalta,[1] dẫn ra những diễn biến chính của Khủng hoảng Tên lửa Cuba, để từ đó phân tích các tác động của sự kiện đến Hệ thống Yalta. Continue reading “Khủng hoảng Tên lửa Cuba và tác động đến Hệ thống Yalta”

Học thuyết Monroe là gì?

Nguồn: What is the Monroe Doctrine?”, The Economist, 12/02/2019

Biên dịch: Phan Nguyên

Tháng trước, chủ tịch Quốc hội Venezuela Juan Guaidó đã tự xưng là tổng thống tạm quyền của nước này. Ông đã được chính phủ Hoa Kỳ và hầu hết các nước Tây Âu và Mỹ Latinh công nhận. Tổng thống đương nhiệm Nicolás Maduro, người có nhiệm kỳ thứ hai bắt đầu vào đầu tháng 1 sau cuộc bầu cử gian lận năm ngoái, đã mô tả biến động này như một cuộc đảo chính do Mỹ hậu thuẫn. Vào ngày ông Guaidó tuyên bố là tổng thống tạm quyền, ông Maduro cảnh báo những người ủng hộ Guaidó là không nên tin tưởng vào người Mỹ. “Bọn họ không có bạn bè hay lòng trung thành”, ông nói. “Họ chỉ có lợi ích và tham vọng thâu tóm dầu, khí đốt và vàng của Venezuela”. Cảnh báo của Maduro làm người ta nhớ lại những phản ứng trước đây của Mỹ Latinh đối với lịch sử can thiệp của Mỹ vào khu vực. Những can thiệp như vậy thường được biện minh bằng Học thuyết Monroe, một tuyên bố mà Tổng thống James Monroe đưa ra vào năm 1823. Vậy học thuyết này nói gì? Continue reading “Học thuyết Monroe là gì?”

Chính sách liên minh của Mỹ: Quá khứ, hiện tại và tương lai

Tác giả: Ngô Di Lân

Tóm tắt: Một trong những hòn đá tảng của bá quyền Mỹ là hệ thống liên minh toàn cầu bao phủ khắp các châu lục và đại dương. Tuy nhiên, công trình an ninh đồ sộ này không phải là sản phẩm của một “bản vẽ ” lớn mà xuất phát từ một loạt các quyết định tình thế nhằm đối phó với các mối đe doạ khác nhau, đặc biệt trong thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh. Kết quả là một cấu trúc liên minh phức tạp với nhiều mảnh ghép khác biệt. Bài viết này sẽ phân tích ba đặc điểm chủ đạo trong chính sách liên minh của Mỹ và đánh giá triển vọng của hệ thống liên minh này trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, từ đó rút ra hàm ý chính sách cho Việt Nam. Continue reading “Chính sách liên minh của Mỹ: Quá khứ, hiện tại và tương lai”

Tình hình bi đát của nền kinh tế Trung Quốc

Tác giả: Xiang Songzuo (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu: Ngày 16/12/2018, trong cuộc hội thảo tổ chức tại Thượng Hải, giáo sư Xiang Songzuo [Hướng Tùng Tộ], nhà kinh tế nổi tiếng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tiền tệ quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, đọc tham luận đưa ra một số nhận định trái với quan điểm của Chính phủ Trung Quốc (TQ). Bài nói đã gây tiếng vang rất lớn trong dư luận. Vì bản gốc tiếng TQ bài nói bị cấm đưa lên mạng, chúng tôi chỉ tìm được bản tiếng Anh dưới tiêu đề “Tình hình bi đát của kinh tế TQ” do AsiaNews sưu tầm. Bài rất dài, dưới đây chỉ lược dịch. Điểm đáng chú ý là bài này nhận định cuộc chiến tranh thương mại Trung-Mỹ không phải là vấn đề kinh tế, mà là vấn đề hệ giá trị, tức vấn đề chế độ nhà nước.

Biến đổi lớn chưa từng thấy trong 40 năm qua

Năm 2018 kinh tế Trung Quốc liên tục đi xuống. Đây là một năm vô cùng đặc biệt, xảy ra quá nhiều chuyện lớn, chủ yếu nhất là kinh tế chậm lại. Continue reading “Tình hình bi đát của nền kinh tế Trung Quốc”

Đàm phán thương mại Trung – Mỹ sẽ gặp khó khăn?

Tổng hợp: Nguyễn Hải Hoành

Cuộc đàm phán thương mại cấp cao Mỹ-Trung bắt đầu tiến hành tại Bắc Kinh trong hai ngày 14 và 15/2. Đây là cuộc hội đàm cuối cùng trước thời hạn chót chấm dứt cuộc chiến thương mại song phương (ngày 1/3, do Mỹ ấn định), vì thế dư luận rất quan tâm. Gọi là cấp cao vì nó có sự góp mặt của Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin.

Nếu không đạt được một thỏa thuận trước ngày 1/3 thì chiến tranh thương mại sẽ tiếp tục và Mỹ sẽ nâng thuế đánh vào 200 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc từ 10% lên 25%. Cuộc đàm phán gần đây nhất kết thúc cuối tháng 1 tại Washington đã không đạt thỏa thuận nào. Phía Mỹ chỉ nói còn rất nhiều việc phải làm. Xem ra họ quyết đi đến thỏa thuận. Continue reading “Đàm phán thương mại Trung – Mỹ sẽ gặp khó khăn?”

Chiến tranh Việt-Trung 1979: Các bài học

Tác giả: Việt Long

Mục tiêu tuyên bố của cuộc “phản kích tự vệ” là để dạy cho Việt Nam một bài học. Giới phân tích nhận định, thay vì dạy cho Việt Nam một bài học, Trung Quốc đã học được bài học quân sự đắt giá của chính mình.[1] Đánh giá về hệ quả cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979 cần đối chiếu với các mục tiêu của các bên đề ra trước cuộc chiến.

Về mục tiêu chính trị: Trung Quốc không thể “dạy cho Việt Nam một bài học” như lời Đặng Tiểu Bình đã nói. Trung Quốc không tác động được đường lối đối ngoại độc lập tự chủ của Việt Nam. Họ đã không buộc được Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia, cứu được chính quyền Pol Pot. Trung Quốc cũng không gây được ảnh hưởng lên chính phủ Việt Nam trong vấn đề Hoa kiều, chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc, với Liên Xô, với Mỹ. Họ cũng không đánh bại được ý chí của người Việt Nam trong tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Continue reading “Chiến tranh Việt-Trung 1979: Các bài học”

Việt Nam có thể hoàn toàn ‘thoát Trung’ được không?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau sáu năm, tôi lại đến Việt Nam lần nữa; chuyến đi này nhằm mục đích chính là tìm hiểu tình hình tiến trình “Thoát Trung” của Việt Nam thời cận đại và hiện đại cũng như các ảnh hưởng của tiến trình đó.

Cho dù chỉ là một du khách bình thường đi tham quan kiểu cưỡi ngựa xem hoa thì bạn cũng sẽ dễ dàng cảm nhận được văn hóa Trung Hoa có ảnh hưởng sâu sắc như thế nào đối với Việt Nam: những biển chữ Hán ngoài cổng các kiến trúc cổ trên đường phố, những đôi câu đối nghiêm chỉnh trên cột các đền chùa, môn cờ tướng Trung Quốc là trò giải trí được nhiều người ưa thích nhất ở các công viên, chữ Song Hỷ màu hồng trong các lễ cưới…. Continue reading “Việt Nam có thể hoàn toàn ‘thoát Trung’ được không?”

Chiến tranh Việt-Trung 1979: Diễn biến và hậu quả

Tác giả: Việt Long

Diễn biến chiến tranh 1979

Cuộc tấn công được bắt đầu vào 3 giờ sáng ngày 17/2/1979. Trung Quốc bất ngờ đưa quân tràn qua biên giới, đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới lãnh thổ Việt Nam từ Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh) với chiều dài 1.200 km. Từ đêm 16/2, các tổ thám báo Trung Quốc đã mang theo bộc phá luồn sâu vào nội địa Việt Nam móc nối với “lực lượng thứ năm” bí mật cắt các đường dây điện thoại, phục sẵn các ngã ba đường, bờ suối, cây cầu, khai quật các hầm vũ khí đã được chôn lấp chuẩn bị trước. Được sự dẫn đường của lính sơn cước và đạo quân thứ năm, quân Trung Quốc vòng qua các vị trí đồn công an vũ trang Việt Nam, thọc sâu, đánh chiếm các vị trí huyện lỵ quan trọng.[1] Có thể nói Trung Quốc đã hoàn toàn giữ được yếu tố bất ngờ và chủ động trong dụng binh. Continue reading “Chiến tranh Việt-Trung 1979: Diễn biến và hậu quả”

Chiến tranh Việt-Trung 1979: Thời điểm và lực lượng tham chiến

Tác giả: Việt Long

Chuẩn bị chiến tranh

Trung Quốc thể hiện rõ sự chủ động trong chuẩn bị chiến tranh và chọn thời điểm khai hỏa. Về chuẩn bị, Bắc Kinh đã chuẩn bị cho cuộc chiến tranh này ít nhất một năm trước khi xảy ra thông qua các hoạt động chính trị, quân sự, ngoại giao.[1] Các hoạt động này càng đẩy mạnh dồn dập trong khoảng 3 tháng từ sau khi có Hiệp ước Việt-Xô tháng 11/1978.

Trung Quốc đã nỗ lực tạo ra các điều kiện quốc tế thuận lợi cho chiến tranh. Đầu tiên là tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ và Nhật. Tháng 5/1978, Trung Quốc thuyết phục lãnh đạo Mỹ từ bỏ ý định bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Tháng 8/1978, Trung Quốc ký với Nhật Hiệp ước Hữu nghị và Hòa bình, thuyết phục Nhật Bản không viện trợ cho Việt Nam. Đầu tháng 11 năm 1978, Đặng Tiểu Bình thăm chính thức Thái Lan, Malaysia và Singapore. Continue reading “Chiến tranh Việt-Trung 1979: Thời điểm và lực lượng tham chiến”

Chiến tranh Việt-Trung 1979: Nguyên nhân và mục tiêu

Tác giả: Việt Long

Kính tặng những người đã đổ máu, sức lực cho biên giới mãi trường tồn

Ngoại giao bóng bàn và các chuyến đi bí mật của cố vấn Kissinger đã đưa đến sự bắt tay Mỹ – Trung năm 1972 tại Thượng Hải làm thay đổi cục diện thế giới cũng như khu vực. Sự kiện này làm thay đổi hẳn các tính toán của các bên trong ván bài Đông Dương. Mỹ muốn rút khỏi Việt Nam nên đã làm ngơ cho Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 để đổi lấy tác động của Bắc Kinh lên chính sách của Hà Nội. Trung Quốc muốn duy trì hai miền Việt Nam trước quyết tâm thống nhất đất nước của Hà Nội để có một vùng đệm an ninh cho biên giới phía Nam. Sự bắt tay Mỹ – Trung làm Liên Xô buộc phải tăng cường quan hệ với Việt Nam, tìm kiếm đồng minh trong khi Hà Nội cần nhiều viện trợ quân sự trong bối cảnh Trung Quốc đang đe dọa cắt viện trợ để buộc Việt Nam theo ý mình. Continue reading “Chiến tranh Việt-Trung 1979: Nguyên nhân và mục tiêu”

Mô hình Việt Nam có thích hợp với Triều Tiên?

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Cuộc gặp thượng đỉnh lần hai giữa tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un sẽ diễn ra tại Việt Nam trong hai ngày 27 và 28/02/2019. Hãng tin Reuters vào tháng trước loan tin là nhân thượng đỉnh với tổng thống Trump, ông Kim Jong Un có thể thăm chính thức Việt Nam.

Hiện giờ thông tin này chưa được chính thức xác nhận, nhưng nếu đúng như thế, Kim Jong Un sẽ là lãnh tụ Bắc Triều Tiên đầu tiên đi thăm Việt Nam kể từ chuyến đi năm 1964 (chuyến thứ hai) của ông Kim Nhật Thành (ông nội của Kim Jong Un).

Nhà lãnh đạo trẻ của chế độ Bình Nhưỡng sẽ có dịp nghiên cứu kinh nghiệm của Việt Nam, từ một nước theo nền kinh tế tập trung đã chuyển đổi sang một nền kinh tế theo hướng thị trường, mà vẫn duy trì được chế độc độc đảng. Gần đây, ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Ri Yong Ho cũng đã viếng thăm Việt Nam để tìm hiểu về kinh nghiệm đổi mới của Hà Nội. Continue reading “Mô hình Việt Nam có thích hợp với Triều Tiên?”

Những bóng ma Hàn Quốc ở Việt Nam

Nguồn: Heonik Kwon, “Vietnam’s South Korean Ghosts”, The New York Times, 10/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cư dân làng Hà My, một ngôi làng ở miền trung Việt Nam, có thể kể cho bạn nghe nhiều câu chuyện sống động về những con ma thời chiến tranh của mình – “những người hàng xóm vô hình,” theo lời một vị đạo sĩ địa phương. Những con ma ấy rất đa dạng: có thể là bóng ma một bà mẹ trẻ có hai con nhỏ đã trở nên quen thuộc với dân làng Hà Gia, một ngôi làng bên cạnh Hà Mỹ, hay là con ma “cắm đầu xuống đất” thường xuất hiện và di chuyển bằng đầu của nó, mà người dân địa phương lý giải là do xác được chôn một cách bất thường.

Nhiều con ma ngoại quốc cũng trú ngụ quanh làng Hà My, bao gồm hai con ma lính Mỹ cực kỳ nhút nhát và lúc nào cũng đói khát. Và đặc biệt là sự xuất hiện một bóng ma đàn ông châu Á không-phải-người-Việt Nam mặc đồng phục chiến đấu của Mỹ. Dân địa phương suy đoán rằng đây là linh hồn của một người lính Hàn Quốc bị giết gần miệng hố bom, mà nay người ta dùng làm ao cá. Continue reading “Những bóng ma Hàn Quốc ở Việt Nam”

Tầm quan trọng của khoa học xã hội-nhân văn tại Mỹ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Cho tới nay vẫn còn có người cho rằng nước Mỹ chỉ chú trọng phát triển khoa học tự nhiên và kỹ thuật (viết tắt KHKT) mà coi nhẹ khoa học xã hội và nhân văn (KHXHNV). Một số học giả Trung Quốc (TQ) nói văn hóa Mỹ và phương Tây chỉ nhấn mạnh cách làm việc mà coi nhẹ luân lý đạo đức, chỉ có văn hóa Trung Hoa (nhất là Nho học) nhấn mạnh luân lý đạo đức, chú ý trau dồi cách tu dưỡng làm người. Sách Nghiên cứu chiến lược xuất bản năm 2003 của nhà chiến lược học nổi tiếng TQ Nữu Tiên Chung viết đại ý: Continue reading “Tầm quan trọng của khoa học xã hội-nhân văn tại Mỹ”

Ý nghĩa của Thượng đỉnh Trump – Kim lần hai đối với Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trong Thông điệp Liên bang năm 2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jung-un lần thứ hai tại một hội nghị thượng đỉnh song phương được tổ chức tại Việt Nam vào ngày 27-28/02/2019. Dù nhiều chi tiết của Hội nghị chưa được tiết lộ, chính phủ và công chúng Việt Nam vẫn nhiệt liệt hoan nghênh quyết định này vì nhiều lý do.

Phát biểu với báo chí về quyết định này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói rằng “Việt Nam hoan nghênh việc Mỹ và Triều Tiên gặp thượng đỉnh lần hai. Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ đối thoại nhằm duy trì hoà bình, an ninh, ổn định trên bán đảo Triều Tiên”. Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg vào ngày 18 tháng 1 năm 2019, khi được hỏi về khả năng Việt Nam được chọn là nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nói rằng Việt Nam “sẽ rất vui mừng khi được tổ chức cuộc họp”. Continue reading “Ý nghĩa của Thượng đỉnh Trump – Kim lần hai đối với Việt Nam”

Venezuela xóa tan huyền thoại về nguyên tắc không can thiệp

Nguồn: Andrés Velasco, “Venezuela Shatters the Myth of Non-Intervention”, Project Syndicate, 04/02/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nhiệm kỳ tổng thống Venezuela của Nicolás Maduro đã kết thúc vào ngày 10/01/2019. Theo quy định của hiến pháp Venezuela, Juan Guaidó, người đứng đầu Quốc hội được bầu một cách dân chủ, đã tuyên bố mình là tổng thống lâm thời. Hoa Kỳ, Canada và phần lớn Nam Mỹ ngay lập tức công nhận Guaidó là nhà lãnh đạo hợp pháp của Venezuela. Một số nước thuộc Liên minh châu Âu đã làm điều tương tự.

Nhưng Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador tuyên bố ông sẽ tuân thủ nguyên tắc không can thiệp. Uruguay cũng từ chối công nhận Guaidó, và Bộ Ngoại giao nước này nói rằng vấn đề của Venezuela phải được giải quyết một cách hòa bình bởi người Venezuela. Thật tình cờ khi cả hai nước đã tuyên bố rằng họ sẽ tổ chức một hội nghị quốc tế mà qua đó họ muốn đóng vai trò người trung gian trong cuộc đối đầu ở Venezuela. Continue reading “Venezuela xóa tan huyền thoại về nguyên tắc không can thiệp”

Bản chất chiến tranh thương mại Mỹ-Trung là về công nghệ

Nguồn: Martin Feldstein, “There Is No Sino-American Trade War”, Project Syndicate, 29/01/2019.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Cuộc xung đột hiện tại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không phải là một cuộc chiến tranh thương mại. Mặc dù Mỹ chịu thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc, nhưng đó không phải là lý do tại sao nước này áp thuế cao đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và đe dọa sẽ tăng thêm thuế sau khi kết thúc thỏa thuận “ngừng bắn” 90 ngày hiện tại vào ngày 01/03/2019. Mục tiêu của việc áp thuế là nhằm thúc ép Trung Quốc chấm dứt chính sách ăn cắp công nghệ của Mỹ.

Chính phủ Trung Quốc gọi cuộc xung đột là một cuộc chiến thương mại vì hy vọng rằng nếu Trung Quốc mua một số lượng lớn các sản phẩm của Mỹ thì Mỹ sẽ chấm dứt việc áp thuế. Các nhà đàm phán Trung Quốc gần đây đã đề nghị mua đủ số sản phẩm của Mỹ để giảm thâm hụt thương mại của Mỹ xuống 0% vào năm 2024. Tuy nhiên các nhà đàm phán Mỹ đã bác bỏ biện pháp này như là một cách để chấm dứt cuộc tranh chấp. Continue reading “Bản chất chiến tranh thương mại Mỹ-Trung là về công nghệ”