Những rủi ro thực sự khi kinh doanh tại Trung Quốc

Nguồn: Benedict Rogers, “The Real Risks of Doing Business in China,” Foreign Policy, 17/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Có ít nhất 5.000 người nước ngoài đang bị giam trong các nhà tù Trung Quốc – nhiều người vì lý do chính trị.

Tháng 6 này, tại London, tôi đã tiếp hai người nước ngoài đầu tiên từng thụ án trong các nhà tù của Trung Quốc và dám công khai chuyện đó. Theo cựu phóng viên nước ngoài sau trở thành điều tra viên thẩm định Peter Humphrey, hiện Trung Quốc có ít nhất 5 triệu tù nhân (không bao gồm những người trong các trại tù ở Tân Cương và Tây Tạng), nhiều người trong số họ bị giam vì những lý do vụn vặt hoặc thực sự vì lý do chính trị, và có ít nhất 5.000 người là người nước ngoài. Trong lúc chính quyền Biden tiếp tục loạt chuyến thăm tới Bắc Kinh, tìm kiếm một sự hòa giải ngoại giao mà giới lãnh đạo Trung Quốc chẳng mấy quan tâm, thì các quan chức nước ngoài nên bắt đầu lưu ý đến hoàn cảnh của các tù nhân ở Trung Quốc. Continue reading “Những rủi ro thực sự khi kinh doanh tại Trung Quốc”

Chúng ta nên sợ Trung Quốc đến mức nào?

Nguồn: Stephen M. Walt, “Here’s How Scared of China You Should Be,” Foreign Policy, 07/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một vấn đề quan trọng trong các cuộc tranh luận hiện nay về đại chiến lược của Mỹ là các ưu tiên của nước này trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc. Mỹ nên dành bao nhiêu nguồn lực (tiền bạc, con người, thời gian, sự chú ý,…) cho vấn đề này? Liệu Trung Quốc có phải là thách thức địa chính trị lớn nhất mà Mỹ từng đối mặt, hay chỉ là gã khổng lồ với đôi chân bằng đất sét? Việc chống lại Trung Quốc có nên được ưu tiên hơn tất cả các vấn đề khác (như Ukraine, biến đổi khí hậu, di cư, Iran, …), hay nó chỉ nên là một trong số nhiều vấn đề và không nhất thiết phải quan trọng nhất? Continue reading “Chúng ta nên sợ Trung Quốc đến mức nào?”

Mật nghị Bắc Đới Hà lịch sử đầy thử thách của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi opens Beidaihe with no elders but plenty of challenges”, Nikkei Asia, 10/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mật nghị năm nay sẽ thảo luận về vấn đề thống nhất Đài Loan, các khó khăn kinh tế, và quan hệ với Mỹ.

Mùa hè chính trị của Trung Quốc đã đến. Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc – đã nghỉ hưu và vẫn còn đương nhiệm – đã tập trung tại thị trấn nghỉ mát ven biển Bắc Đới Hà ở tỉnh Hà Bắc để tổ chức các cuộc thảo luận thường niên, theo hình thức bí mật và không chính thức, về tình hình đất nước.

Cuộc họp năm nay có lẽ sẽ mang tính lịch sử.

“Đây là mật nghị Bắc Đới Hà đầu tiên mà tất cả các đảng viên lão thành đầy quyền lực đều vắng mặt,” một đảng viên kỳ cựu, người đã quan sát chính trị Trung Quốc suốt bốn thập niên, cho biết. Continue reading “Mật nghị Bắc Đới Hà lịch sử đầy thử thách của Đảng Cộng sản Trung Quốc”

Ảo tưởng và thực tế trong cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung

Nguồn: Jude Blanchette và Christopher Johnstone, “The Illusion of Great-Power Competition,” Foreign Affairs, 24/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao các cường quốc tầm trung – và các nước nhỏ – lại quan trọng đối với chiến lược của Mỹ?

Thời điểm hiện tại có thể là một thời điểm khó hiểu và không thể đoán trước trong nền chính trị toàn cầu, nhưng chúng ta không thiếu những khuôn khổ và quan điểm nhằm giải thích, hoặc chí ít là mô tả, những diễn biến chính. Đối với nhiều nhà quan sát, cuộc xâm lược Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin và thái độ ngày càng hung hăng của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã chia thế giới thành nhiều khối, kéo Mỹ và các đồng minh vào một cuộc “Chiến tranh Lạnh mới” đối đầu Bắc Kinh và Moscow. Những người khác lại xem đây là kỷ nguyên cạnh tranh giữa các cường quốc, với nhân vật chính là Mỹ và Trung Quốc. Chiến lược An ninh Quốc gia mới nhất của Mỹ phản ánh quan điểm này, kết luận rằng “một cuộc cạnh tranh đang diễn ra giữa các cường quốc để định hình những gì sẽ xảy ra tiếp theo”. Continue reading “Ảo tưởng và thực tế trong cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung”

Bào ngư Nhật Bản trở thành mục tiêu của chính trị Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Japan’s prized abalone now a target of Chinese politics”, Nikkei Asia, 03/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đường lối cứng rắn của Bắc Kinh đối với nước thải từ Fukushima đang khiến ngư dân chuyên đánh bắt bào ngư kippin – một món cao lương mỹ vị – bức xúc.

Thật sai trái, một ngư dân ở thị trấn cảng nhỏ Konpaku, thuộc tỉnh Iwate, đông bắc Nhật Bản, phàn nàn, “Tôi không thể hiểu được chính sách đó của Trung Quốc.”

Người ngư dân này đang phơi konbu, một loại rong biển, nhưng ông lo lắng về những gì có thể xảy ra vào tháng 11, khi mùa đánh bắt bào ngư kippin quý giá bắt đầu. Hiện nay, Trung Quốc đang tăng cường kiểm tra gắt gao các sản phẩm thực phẩm từ Nhật Bản, thậm chí từ trước khi nước thải đã qua xử lý từ nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi đã dừng hoạt động được xả ra Thái Bình Dương. Continue reading “Bào ngư Nhật Bản trở thành mục tiêu của chính trị Trung Quốc”

Tập Cận Bình đang cố gắng thích ứng với khó khăn ngày càng lớn

Nguồn: Neil Thomas, “Xi Jinping Is Trying to Adapt to Failure,” Foreign Policy, 24/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc đang ở trong tình cảnh tồi tệ hơn nhiều so với khi ông mới nhậm chức.

Tập Cận Bình đã cai trị Trung Quốc hơn một thập niên, nhưng cách ông cai trị đang thay đổi. Ông đang phải đối mặt với môi trường trong nước và quốc tế tồi tệ hơn hẳn so với khi ông nhậm chức Tổng Bí thư vào năm 2012. Nền kinh tế đang gặp khó khăn, niềm tin đang giảm sút, nợ nần chồng chất, và cuộc cạnh tranh chiến lược với Mỹ và các đồng minh đang gây nguy hiểm cho tương lai của tiến bộ công nghệ và tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc. Continue reading “Tập Cận Bình đang cố gắng thích ứng với khó khăn ngày càng lớn”

Quan hệ rạn nứt với Mỹ khiến Tần Cương mất ghế Ngoại trưởng?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Did rocky China-U.S. ties doom Qin Gang as foreign minister?,” Nikkei Asia, 26/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Biden gọi Tập là ‘nhà độc tài’ đã đe dọa kế hoạch cho chuyến thăm San Francisco

Trong một diễn biến bất ngờ, tối thứ Ba vừa qua (25/07/2023), Trung Quốc thông báo rằng Tần Cương đã bị cách chức Ngoại trưởng, và thay thế bằng Vương Nghị, nhà ngoại giao hàng đầu đất nước, đồng thời là Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Vương là người tiền nhiệm trực tiếp của Tần trong tư cách là Ngoại trưởng, và còn là thành viên Bộ Chính trị đầy quyền lực của đảng. Không có lý do nào được đưa ra cho việc sa thải Tần. Continue reading “Quan hệ rạn nứt với Mỹ khiến Tần Cương mất ghế Ngoại trưởng?”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P5)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Thảng Giêng năm Hồng Đức thứ 2 [21/1-19/2/1471], tức Minh thành Hóa năm thứ 7, đại quân sắp vào đất giặc, Vua cho tập thủy chiến tại cửa biển Thuận Hóa và vẽ bản đồ Chiêm Thành dâng lên. Ngày mồng 6, bắt sống viên quan Chiêm Thành giữ cửa ải Cu Đê, Đà Nẵng. Bấy giờ theo truyền thống nhà Vua ngự giá ra cõi ngoài; các Tù trưởng dân tộc thiểu số và Sứ thần Ai Lao đến cống. Vua soạn sách lược bình Chiêm, cho dịch ra chữ Nôm để phổ biến rộng rãi; chuẩn bị thóc luộc chín có thể để lâu, dùng cung cấp quân lương lâu ngày: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P5)”

Về số phận của Nho giáo

Tác giả: Hồ Sĩ Qúy*

Nho giáo là một trong số hiếm hoi các học thuyết chính trị – xã hội có số phận thật đặc biệt trong lịch sử tư tưởng nhân loại.

Đặc biệt ở chỗ, trải qua hàng nghìn năm, đến nay, Nho giáo vẫn là một “học thuyết sống”- còn đang sống, chứ không phải chỉ được trưng bày trong các “bảo tàng” như không ít học thuyết khác. Tuy trường tồn, nhưng số phận của Nho giáo lại “chẳng hề may mắn”, ngược lại, vị thế của Nho giáo rất thăng trầm. Nó thường bị người đời và các chính thể cầm quyền nhìn nhận khá phức tạp. Và do vậy, việc đánh giá vai trò của Nho giáo trong các thời đại cũng luôn diễn ra theo những khuôn thước khác nhau, với các thái độ khác biệt nhau, và thường là đối lập nhau. Sang thế kỷ 21, Nho giáo vẫn gây tranh cãi ở sức sống và tính lợi hại của nó. Mức độ ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo và sức thu hút của bản thân học thuyết Nho giáo vẫn phụ thuộc một cách đáng ngại vào những quan điểm thế quyền. Điều đó làm rối thêm sự tranh cãi trong nhiều diễn đàn và dường như đang có xu hướng tăng lên cùng với sự trỗi dậy của “con sư tử Trung Hoa” đương đại. Continue reading “Về số phận của Nho giáo”

Những dấu hỏi quanh việc Ngoại trưởng Trung Quốc bị cách chức

Nguồn: Chris Buckley và David Pierson, “China’s Foreign Minister Is Removed After a Month of Silence,” New York Times, 25/07/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tần Cương, một nhân vật được Tập Cận Bình trọng dụng, đã bị thay thế bởi Vương Nghị, một nhà ngoại giao dày dạn kinh nghiệm, để lại nhiều câu hỏi chưa có lời đáp về sự thất sủng của Tần.

Chỉ mới 5 tuần trước, Ngoại trưởng Trung Quốc, Tần Cương, còn giữ vị trí trung tâm trong nhiệm vụ khôi phục quan hệ ngoại giao cấp cao Mỹ-Trung: Ông đã bắt tay với Ngoại trưởng Antony J. Blinken tại Bắc Kinh và nhận lời mời tới thăm Mỹ. Continue reading “Những dấu hỏi quanh việc Ngoại trưởng Trung Quốc bị cách chức”

Putin còn hữu ích với Tập Cận Bình bao lâu nữa?

Nguồn:  Sergey Radchenko, “習近平還能支持普丁多久”, New York Times 23/7/2023.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Năm 1969, Trung Quốc và Liên Xô dường như đang ở trên bờ vực chiến tranh.

Hai nước đã có một cuộc đụng độ chết người ở biên giới vào tháng 3 năm đó và một cuộc đụng độ khác vào tháng 8. Điện Kremlin nói bóng gió về một cuộc tấn công hạt nhân. Trong vài năm tiếp theo, họ khẩu chiến dữ dội với nhau. Mao Trạch Đông cảnh báo, “Ai ị lên đầu chúng tôi thì chúng tôi sẽ trả đũa!” Nhà lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev gọi Mao là “Đồ phản bội.” Một liên minh mà Moskva và Bắc Kinh trước đây coi là không thể phá vỡ đã nhanh chóng bị phá vỡ. Continue reading “Putin còn hữu ích với Tập Cận Bình bao lâu nữa?”

Myanmar là tiền tuyến của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới?

Nguồn: Ye Myo Hein và Lucas Myers, “Is Myanmar the Frontline of a New Cold War?,” Foreign Affairs, 19/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ và Trung Quốc đang định hình lại cuộc nội chiến Myanmar như thế nào?

Kể từ khi quân đội Myanmar lên nắm quyền trong cuộc đảo chính vào đầu năm 2021, nước này đã rơi vào vòng xoáy chết chóc. Những cuộc biểu tình ôn hòa chống chính quyền của quần chúng đã dần bùng lên thành kháng chiến vũ trang, khiến phần lớn đất nước rơi vào cuộc nội chiến mới. Kể từ đó, xung đột đã chuyển sang nổi dậy kéo dài, với các lực lượng mới, ủng hộ dân chủ chiến đấu bên cạnh các nhóm vũ trang sắc tộc, vốn đã đối đầu chính quyền trung ương suốt hàng chục năm. Dù ngày càng có khả năng xảy ra bế tắc chiến lược, cả chính quyền quân sự lẫn lực lượng kháng chiến đều tỏ ra quyết tâm tiếp tục chiến đấu. Các quốc gia láng giềng đã cố gắng làm trung gian hòa giải, nhưng một nền hòa bình thông qua thương lượng vẫn còn rất xa vời. Continue reading “Myanmar là tiền tuyến của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới?”

Quan hệ của Trung Quốc với Đài Loan và Phương Tây nhìn từ quần đảo Mã Tổ

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “On Taiwan’s remote islands, Lithuanian beer is the star,” Nikkei Asia, 20/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những chiếc kệ cửa hàng tiện lợi ở Quần đảo Mã Tổ đã phản ánh căng thẳng địa chính trị với Trung Quốc.

Khoảng 10 cửa hàng tiện lợi đang hỗ trợ cuộc sống của người dân địa phương trên Quần đảo Mã Tổ của Đài Loan chính là mô hình thu nhỏ của địa chính trị.

Nhiều loại bia bán ở các cửa hàng này đến từ Litva, một quốc gia nhỏ ở vùng Baltic đã khiến Bắc Kinh phẫn nộ khi cho phép đặt Văn phòng Đại diện Đài Loan ở thủ đô Vilnius. Continue reading “Quan hệ của Trung Quốc với Đài Loan và Phương Tây nhìn từ quần đảo Mã Tổ”

Trung Quốc công bố sai sự thật số người chết vì Covid-19

Nguồn:官方统计揭示中国新冠真实死亡人数,随后数据被删除”, The New York Times, 20/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Số liệu chính thức từ Trung Quốc cung cấp một cái nhìn hiếm hoi nhưng ngắn gọn về số người chết đích thực do dịch bệnh Covid-19 gây ra, cho thấy số ca tử vong do Covid-19 trong thời gian đầu năm nay tại một tỉnh ở Trung Quốc có thể gần bằng con số Bắc Kinh công bố về tổng số ca tử vong ở quốc gia này trong toàn bộ thời gian đại dịch diễn ra.

Số liệu nói trên được đăng ở trang web của chính quyền tỉnh vào hôm Thứ Năm (13/7) và đã bị xóa chỉ vài ngày sau đó. Nhưng các nhà dịch tễ học sau khi xem xét phiên bản trang được lưu trong bộ nhớ cache của thông tin đã cho biết đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy số liệu thống kê chính thức của nước này đã chênh lệch quá nhiều so với thực tế. Continue reading “Trung Quốc công bố sai sự thật số người chết vì Covid-19”

Cuộc chiến gián điệp mới giữa các cường quốc

Nguồn: Calder Walton, “The New Spy Wars,” Foreign Affairs, 19/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc và Nga đã sử dụng các cơ quan tình báo để làm suy yếu Mỹ như thế nào?

Chiến tranh Lạnh chưa bao giờ kết thúc. Chí ít thì đó là quan điểm của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy Điện Kremlin vẫn tiếp tục cuộc chiến vĩ đại chống lại phương Tây ngay cả sau khi Liên Xô sụp đổ là hoạt động của các cơ quan tình báo và an ninh Nga. Thông qua các chiến dịch của mình, và qua quyền lực to lớn mà họ nắm giữ trong xã hội Nga, họ đã tiếp tục những gì mà tình báo Liên Xô đã bỏ dở. Kể từ năm 1991, các cơ quan này đã bị thúc đẩy bởi một chiến lược phục thù, nhằm làm cho nước Nga vĩ đại trở lại và đảo ngược trật tự quốc tế do Mỹ lãnh đạo sau Chiến tranh Lạnh. Cuộc chiến của Putin ở Ukraine là kết cục đẫm máu của chiến lược đó. Continue reading “Cuộc chiến gián điệp mới giữa các cường quốc”

Đức công bố chiến lược Trung Quốc và hàm ý đối với Việt Nam

Tác giả: Hùng Nguyễn

Ngày 13/7/2023, chính phủ của Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã công bố bản chiến lược toàn diện đối với Trung Quốc. Bên cạnh những chủ đề lớn giữa hai nước thì chiến lược đã nêu đậm nét quan điểm của chính phủ Đức với vấn đề Biển Đông. Trong bản chiến lược có 15 lần nhắc đến cụm từ châu Á – Thái Bình Dương và 3 lần nhắc trực tiếp đến Biển Đông với những góc độ có thể giúp Việt Nam tăng cường hợp tác quốc phòng với cường quốc quân sự này. Continue reading “Đức công bố chiến lược Trung Quốc và hàm ý đối với Việt Nam”

Vì sao Trung Quốc trải thảm đỏ đón Thống đốc Okinawa?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Why China rolled out the red carpet for Okinawa governor,” Nikkei Asia, 13/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập Cận Bình đang dùng các hòn đảo của Nhật Bản để dễ bề giải quyết vấn đề Đài Loan.

Ngày 5/7 vừa qua, tại Bắc Kinh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã gặp một phái đoàn từ Nhật Bản do Yohei Kono, cựu Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản, người cũng từng là Ngoại trưởng nước này, dẫn đầu.

Nhưng Thống đốc Okinawa Denny Tamaki mới là người được trao vị trí danh dự trong khi chụp ảnh. Tamaki được xếp đứng bên trái Lý Cường, trong khi Kono đứng bên phải. Cách sắp xếp này tiết lộ nhiều điều về ý định của Trung Quốc. Continue reading “Vì sao Trung Quốc trải thảm đỏ đón Thống đốc Okinawa?”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P4)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng Giêng năm Quang Thuận thứ 9 [25/1-23/2/1468], tức Minh Thành Hóa năm thứ 4, vua ra sắc chỉ cho những quan chức tại nơi nước độc xa xôi, nếu làm việc tốt, hết hạn 6 năm được thuyên chuyển về nơi đất lành; nếu bê trễ sẽ bị bổ đến miền biên cương xa xôi thêm 6 năm nữa, mới được cứu xét:

Mùa xuân, tháng Giêng, ra sắc chỉ rằng: Những quan viên nhậm chức nơi nước độc chốn biên cương xa xôi, người nào biết cách nuôi vỗ dân, đốc thúc không phiền nhiễu dân mà vẫn thu đủ thuế, đủ hạn 6 năm thì cho chuyển về nơi đất lành. Nếu ai kiếm cớ đau ốm né tránh, nộp thuế thiếu nhiều, thì phải bổ đi miền biên cương xa, đủ 6 năm nữa mới được quyết định lại. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 12, trang 45a. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P4)”

Yêu sách đường chín đoạn đang gây thiệt hại kinh tế cho Trung Quốc như thế nào?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông gần đây đã gây ra nhiều phản ứng mạnh ở Việt Nam. Đầu tuần trước, nhà chức trách Việt Nam đã cấm chiếu bộ phim “Barbie” do Warner Bros sản xuất vì có hình ảnh được cho là mô tả đường chín đoạn. Sau đó, người ta phát hiện ra rằng IME Entertainment, một công ty Trung Quốc đang chuẩn bị tổ chức sô diễn của nhóm Blackpink tại Hà Nội vào cuối tháng này, đã đưa vào trang web của mình một bản đồ thể hiện đường chín đoạn. Do đó, các nhà chức trách Việt Nam hiện đang điều tra vấn đề này, trong khi nhiều cư dân mạng Việt Nam kêu gọi tẩy chay buổi biểu diễn. Trước phản ứng dữ dội, IME Entertainment đã nhanh chóng đóng cửa trang web của mình và CEO của công ty đã đưa ra lời xin lỗi tới công chúng Việt Nam. Continue reading “Yêu sách đường chín đoạn đang gây thiệt hại kinh tế cho Trung Quốc như thế nào?”

Mối quan hệ đặc biệt của Tập Cận Bình với Đài Loan

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “For 17 years, Xi closely watched Taiwan-governed islets,” Nikkei Asia, 06/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Gắn kết kinh tế có còn nằm trong chiến lược của nhà lãnh đạo?

Năm 1985, Tập Cận Bình, 32 tuổi, được cử đến thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc, để giữ chức phó thị trưởng.

Trong vòng 17 năm tiếp theo, ông đã trở thành quan chức cấp cao ở Phúc Kiến, sau cùng leo lên chức tỉnh trưởng, trước khi chuyển đến tỉnh Chiết Giang để làm Bí thư Tỉnh uỷ vào năm 2002. Continue reading “Mối quan hệ đặc biệt của Tập Cận Bình với Đài Loan”