Các đặc khu kinh tế Đông Nam Á oằn mình dưới ảnh hưởng của TQ

Nguồn: South-East Asia is sprouting Chinese enclaves”, The Economist, 31/01/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ở một vùng xa xôi của miền bắc nước Lào, những rừng tre đã nhường chỗ cho các cần cẩu. Một thành phố đang được xây dựng ở nơi trước đây là rừng rậm: các tòa tháp được bao quanh bởi giàn giáo nằm phủ bóng lên các nhà hàng, quán karaoke và tiệm massage. Trái tim của Đặc khu kinh tế Tam giác vàng (có tên như vậy vì nó nằm ở điểm giao nhau của biên giới Lào, Myanmar và Thái Lan) là một sòng bạc, một khu vực nguy nga với các bức tượng và trần giả La Mã được bao phủ trong các bích họa. Tuy nhiên, sòng bạc này không phục vụ người Lào. Nhân viên chỉ chấp nhận đồng nhân dân tệ Trung Quốc hoặc baht Thái. Biển báo đường phố bằng tiếng Trung và tiếng Anh. Đồng hồ của thành phố được đặt theo giờ Trung Quốc, sớm hơn một giờ so với phần còn lại của Lào. Continue reading “Các đặc khu kinh tế Đông Nam Á oằn mình dưới ảnh hưởng của TQ”

Virus corona là căn bệnh của chế độ chuyên chế Trung Quốc

Nguồn: Minxin Pei, “The Coronavirus Is a Disease of Chinese Autocracy”, Project Syndicate, 28/01/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sự bùng phát dịch viêm phổi do virus corona mới bắt đầu từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc đã khiến hơn 4.000 người bị lây nhiễm – chủ yếu ở Trung Quốc. Nhưng cũng đã có những nạn nhân ở một số quốc gia khác, từ Thái Lan đến Pháp và Hoa Kỳ. Dịch bệnh cũng đã khiến hơn 100 người thiệt mạng. Nếu xét lịch sử đối phó với các dịch bệnh của Trung Quốc – từ Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) tới dịch tả lợn châu Phi – cũng như nhận thức rõ ràng của các quan chức về sự cần thiết phải tăng cường năng lực giải quyết những “rủi ro lớn”, tại sao dịch bệnh vẫn xảy ra? Continue reading “Virus corona là căn bệnh của chế độ chuyên chế Trung Quốc”

Nóng bỏng cuộc tranh luận về Huawei ở Đức

Nguồn: Angela Merkel is loth to take sides over Huawei”, The Economist, 23/01/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đa phần người Đức đều biết đến sự ức chế gây ra bởi Funklöcher, hay các vùng chết trong mạng viễn thông nơi điện thoại thông minh không có sóng hoặc các kết nối internet bị biến mất. Sau nhiều năm bị mắc kẹt trên làn đường chậm của mạng viễn thông các nước giàu, Đức quyết tâm không bị bỏ lại phía sau khi các mạng thế hệ thứ năm (5G) chuẩn bị kết nối các nhà máy, xe hơi và thiết bị với nhau. Nhưng các kế hoạch của chính phủ gặp phải một rào cản bất ngờ.

Giống như các quốc gia giàu có khác, Đức đã dằn vặt về việc có nên để Huawei, một công ty viễn thông khổng lồ của Trung Quốc, được tham gia đấu thầu để giành các hợp đồng xây dựng mạng lưới 5G của mình hay không. Huawei mang lại kinh nghiệm, chuyên môn và giá trị; các thiết bị của công ty này chiếm tới 70% mạng lưới 4G của Đức. Continue reading “Nóng bỏng cuộc tranh luận về Huawei ở Đức”

Trung Quốc không giấu giếm ý định học Nhật

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Nhật học Trung Quốc hay Trung Quốc học Nhật? – đây là một vấn đề báo chí Trung Quốc bàn thảo nhiều, nhất là gần đây khi kinh tế Trung Quốc đã vượt Nhật, không ít người nước này nhìn nhận người Nhật với con mắt khác trước.

Cái đáng phục, đáng sợ nhất ở người Nhật là họ chịu khó học hỏi bất kỳ ai giỏi hơn họ, dù là kẻ địch đi nữa, và chỉ học cái hay cái tốt – đây là một sự thật lịch sử không phải bàn cãi gì. Người Nhật thường phàn nàn nước họ xưa nay không có triết gia hoặc nhà tư tưởng, không đưa ra được một chủ nghĩa hoặc lý thuyết nào mới. Vì vậy ngày xưa họ “lăn xả” học nền văn minh Trung Hoa, học Khổng Mạnh, thậm chí bê nguyên xi cả kho chữ Hán về dùng để ghi âm tiếng Nhật. Giữa thế kỷ 19, sau khi tiếp xúc với phương Tây, họ lập tức từ bỏ ông thầy cũ ấy mà chuyển sang “lăn xả” học mấy ông thầy mới, là Hà Lan, Mỹ… và nhờ thế đi trước Trung Quốc khá lâu. Sau thảm bại trong Thế chiến II, họ “Dĩ địch vi sư” (coi kẻ địch là thầy học), chân thành học nước Mỹ, kẻ đã tiêu diệt phát xít Nhật, và kết quả lại đi trước Trung Quốc khá xa. Continue reading “Trung Quốc không giấu giếm ý định học Nhật”

Đằng sau lời mời Nixon thăm Trung Quốc của Mao Trạch Đông

Tác giả: Jung Chang & Jon Halliday | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Khi mới lên cầm quyền, Mao không lập quan hệ ngoại giao với Mỹ. Mao làm thế là để Stalin có thể yên tâm giúp Trung Quốc xây dựng một cường quốc quân sự. Sau khi Stalin qua đời, Mao muốn lập quan hệ ngoại giao với Mỹ, nhưng vì lúc đó đang có chiến tranh Triều Tiên nên Mỹ không quan tâm đến Trung Quốc. Tuy hai nước đã bắt đầu đàm phán cấp đại sứ nhưng toàn bộ mối quan hệ Trung – Mỹ vẫn đóng băng. Mao chọn tư thế chống Mỹ cực kỳ căng thẳng, coi tư thế đó là tiêu chí của chủ nghĩa Mao.

Năm 1969, nhằm để chống Liên Xô, tân Tổng thống Mỹ Nixon quyết định chấm dứt chiến tranh Việt Nam và công khai ngỏ ý muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Mao phớt lờ đề nghị ấy, vì sợ việc hòa giải với Mỹ sẽ làm tổn hại hình ảnh “Lãnh tụ phản đế” của mình. Sau khi bản tuyên bố chống Mỹ ngày 20/5/1970 của Mao không gây ra ảnh hưởng gì, Mao mới quyết định chủ động mời Nixon thăm Trung Quốc. Mao không nhằm mục đích hòa hảo với Mỹ mà muốn để cho thế giới biết rằng Nixon cần đến Mao, tìm đường đến Trung Quốc, Mao thay mặt lực lượng chống đế quốc của thế giới để đàm phán đối đầu với Mỹ. Continue reading “Đằng sau lời mời Nixon thăm Trung Quốc của Mao Trạch Đông”

Thỏa thuận ‘giai đoạn một’ không đảo ngược sự phân ly Mỹ – Trung

Nguồn: Don’t be fooled by the trade deal between America and China”, The Economist, 02/01/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 15/01/2020, sau ba năm thương chiến cay đắng, Mỹ và Trung Quốc sẽ ký một thỏa thuận “giai đoạn một” để cắt giảm thuế quan và buộc Trung Quốc phải mua thêm nông sản Mỹ. Đừng bị lừa vì điều đó. Thỏa thuận khiêm tốn này không thể che đậy được thực tế mối quan hệ quan trọng nhất của thế giới đang ở thời điểm nguy hiểm nhất kể từ trước khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông tái lập các mối liên hệ cách đây năm thập niên. Mối đe dọa đối với phương Tây từ chủ nghĩa chuyên chế công nghệ cao của Trung Quốc đã trở nên quá rõ ràng. Tất cả mọi thứ từ các công ty trí tuệ nhân tạo tiên phong của Trung Quốc cho đến các trại cải tạo ở Tân Cương đều gây nên tình trạng báo động khắp thế giới. Continue reading “Thỏa thuận ‘giai đoạn một’ không đảo ngược sự phân ly Mỹ – Trung”

Can thiệp từ nhà nước khiến kinh tế Trung Quốc suy giảm như thế nào?

Nguồn: Zhang Jun, “China’s Damaging Policy Disruptions”, Project Syndicate, 30/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ chậm lại chỉ còn hơn 6% trong năm nay và không có khả năng tăng tốc trong  tương lai gần. Trên thực tế, các nhà bình luận kinh tế thường đồng ý rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2019 – vốn ở mức tồi tệ nhất trong gần 30 năm qua – có thể vẫn là tốt nhất nếu so với cả thập niên tới. Điều mà các nhà quan sát không thể đồng ý là việc Trung Quốc nên lo lắng đến mức nào, hoặc các nhà hoạch định chính sách có thể làm gì để cải thiện triển vọng tăng trưởng.

Những người lạc quan chỉ ra rằng nếu xét quy mô của nền kinh tế Trung Quốc hiện nay, thì mức tăng trưởng GDP hàng năm chỉ 6% thôi cũng đã lớn hơn cả mức tăng trưởng hai con số 25 năm trước. Những người bi quan lưu ý rằng điều đó có thể đúng, nhưng tăng trưởng GDP chậm lại đang cản trở tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người – đây là một tin xấu cho một quốc gia có nguy cơ bị sa lầy trong bẫy thu nhập trung bình – đồng thời làm trầm trọng thêm các rủi ro tài chính xuất phát từ mức nợ cao của các công ty và chính quyền địa phương. Continue reading “Can thiệp từ nhà nước khiến kinh tế Trung Quốc suy giảm như thế nào?”

Trump sẽ “làm Trung Quốc vĩ đại trở lại”?

Nguồn: Nouriel Roubini, “Trump Will Make China Great Again”, Project Syndicate, 23/12/2019.

Biên dịch: Trần Hùng

Gần đây, các thị trường tài chính đã hoan nghênh thông tin rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận “giai đoạn một” nhằm ngăn chặn sự leo thang hơn nữa cuộc chiến thương mại song phương. Nhưng thực sự có rất ít thứ để ăn mừng. Để đổi lấy cam kết dự kiến ​​của Trung Quốc về việc mua thêm nông sản Hoa Kỳ (và một số mặt hàng khác) cùng một số nhượng bộ khiêm tốn về quyền sở hữu trí tuệ và đồng Nhân dân tệ, Hoa Kỳ đã đồng ý hoãn đánh thuế đối với số hàng xuất khẩu trị giá 160 tỷ đô la của Trung Quốc, đồng thời hủy một số mức thuế được áp dụng từ ngày 1 tháng 9.

Tin tốt cho các nhà đầu tư là thỏa thuận này đã giúp tránh được một đợt thuế quan mới có thể khiến nền kinh tế Mỹ và toàn cầu rơi vào suy thoái và làm sụp đổ thị trường chứng khoán toàn cầu. Tin xấu là nó chỉ là một thỏa thuận hưu chiến tạm thời khác trong bối cảnh một cuộc cạnh tranh chiến lược lớn hơn, bao trùm các vấn đề như thương mại, công nghệ, đầu tư, tiền tệ và địa chính trị. Thuế quan quy mô lớn sẽ vẫn được giữ nguyên, và sự leo thang cũng có thể tiếp diễn nếu một trong hai bên trốn tránh các cam kết của mình. Continue reading “Trump sẽ “làm Trung Quốc vĩ đại trở lại”?”

Học giả Trung Quốc khẳng định đường chữ U không có căn cứ pháp lý

Tác giả: Lý Lệnh Hoa | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu:  Tham vọng của Trung Quốc muốn biến Biển Đông thành cái “ao nhà” của mình đã gây ra những căng thẳng giữa họ với 5 nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Cái gọi là Đường chữ U do họ đưa ra nhằm để Trung Quốc chiếm tới 80% tổng diện tích Biển Đông, đang bị tất cả những người có lương tri trên thế giới phản đối kịch liệt. Hàng nghìn đảo đá, bãi cạn ở gần các nước ASEAN và ở rất xa đại lục Trung Quốc, xưa nay chưa hề có người Trung Quốc sinh sống, chưa hề có sự kiểm soát của chính quyền Trung Quốc, cũng bị họ ngang nhiên coi là lãnh thổ của mình. Đường chữ U lấn vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nhiều nước khác và hoàn toàn không có căn cứ lịch sử cũng như căn cứ pháp lý — điều hết sức vô lý ấy ai cũng thấy, kể cả những người Trung Quốc có lương tri. Bài viết dưới đây nói lên một phần sự thật mà chính quyền Trung Quốc luôn giấu giếm:  các học giả có lý trí ở nước họ cũng công khai thừa nhận Đường chữ U không có căn cứ pháp lý. Để tôn trọng sự thật, tôn trọng tác giả bài viết và bạn đọc, chúng tôi xin dịch nguyên văn bài này. Các ghi chú trong ngoặc vuông [ ] là của người dịch. Continue reading “Học giả Trung Quốc khẳng định đường chữ U không có căn cứ pháp lý”

Trung Quốc chống lại ảnh hưởng của phương Tây như thế nào?

Tác giả: Katriina Pajari | Biên dịch: Việt Xuân

Khi nói về Trung Quốc, điều thường lặp lại trong các câu là: tăng cường kiểm duyệt và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc. Đảng Cộng sản Trung Quốc kêu gọi hành động để cổ vũ các giá trị cốt lõi xã hội chủ nghĩa. Đó là tinh thần yêu nước, sự hài hòa và cư xử lịch sự.

Vì sao Trung Quốc quan tâm đến vấn đề đó? Bởi vì trong nước có khoảng trống giá trị, Jyrki Kallio, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện các vấn đề quốc tế nói. Trong thực tiễn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chính trị tư bản đã vượt xa lý tưởng xã hội chủ nghĩa đến mức mọi người không còn biết phải tin cái gì nữa. Continue reading “Trung Quốc chống lại ảnh hưởng của phương Tây như thế nào?”

Trung Quốc đã đánh mất Đài Loan, và họ biết rõ điều đó

Nguồn: Natasha Kassam, “China Has Lost Taiwan, and It Knows It”, The New York Times, 01/12/2019.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

“Không thể nào thành công,” đó là nội dung tweet bằng tiếng Hoa của bà Thái Anh Văn, tổng thống Đài Loan, vào ngày 5 tháng 11, sau khi chính phủ Trung Quốc công bố một loạt chính sách nhằm lôi kéo các công ty và người dân Đài Loan đến đại lục.

“26 biện pháp mới của Bắc Kinh là một phần của nỗ lực nhằm áp đặt hệ thống ‘một quốc gia, hai chế độ’ lên Đài Loan,” nội dung tweet của bà Thái viết, nhắc đến nguyên tắc mà Hồng Kông, một lãnh thổ khác mà Bắc Kinh hy vọng sẽ hoàn toàn kiểm soát trong tương lai, được cai trị lúc này, với sự tự trị được đảm bảo phần nào từ Bắc Kinh. “Tôi muốn nói rõ rằng những nỗ lực của Trung Quốc nhằm gây ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử và ép buộc chúng ta phải chấp nhận ‘một quốc gia, hai chế độ’ sẽ không bao giờ thành công.” Những người biểu tình ở Hồng Kông trong nhiều tháng qua có thể xem là đã lên tiếng rằng nguyên tắc trên là một điều dối trá. Continue reading “Trung Quốc đã đánh mất Đài Loan, và họ biết rõ điều đó”

Vị Đại sứ Mỹ làm giới quan chức Trung Quốc xấu hổ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ông Gary Locke (tên chữ Hán: Lạc Gia Huy) Đại sứ Mỹ ở Trung Quốc nhiệm kỳ 2011-2014 đã trở thành nhân vật làm rung chuyển dư luận đất nước có 1,3 tỷ dân này. Ngay từ hôm ông tới sân bay Bắc Kinh lần đầu trong tư cách Đại sứ, giới truyền thông và hàng trăm triệu dân mạng Trung Quốc đua nhau đưa tin và bàn tán về cách hành xử của ông. Họ ngạc nhiên rồi chân thành ca ngợi ông hết lời, và nhân dịp này họ so sánh ông với các quan chức nước mình. Gary Locke đi đâu cũng có nhiều người Trung Quốc bám theo chụp ảnh, đưa tin, khiến ông ngạc nhiên và giới quan chức Trung Quốc khó chịu.

Vì sao có chuyện như vậy? Continue reading “Vị Đại sứ Mỹ làm giới quan chức Trung Quốc xấu hổ”

Truyền thống xuất ngoại của người Hoa

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Có lẽ vì dân đông khó làm ăn nên từ xa xưa, người Hoa đã có truyền thống bỏ tổ quốc ra nước ngoài kiếm kế sinh nhai. Hàng triệu dân các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông vùng ven biển miền Nam Trung Quốc tràn xuống Đông Nam Á. Hiện nay Indonesia, Thái Lan và Malaysia mỗi nước có hơn 7 triệu người Hoa; hơn 70% người Singapore là người Hoa đại lục di cư đến. Ai có tiền thì sang châu Âu, sang Mỹ. Nhiều thanh niên trí thức xuất ngoại du học và làm việc.

Báo cáo Chính trị và An ninh toàn cầu năm 2007 của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu người di cư lớn nhất thế giới. Văn phòng Kiều vụ thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cho biết nước này có hơn 45 triệu kiều bào ở hải ngoại, nhất thế giới về số lượng, tương đương số dân một quốc gia trung bình. Continue reading “Truyền thống xuất ngoại của người Hoa”

Tại sao Mỹ không nên sợ Trung Quốc?

Nguồn: Fareed Zakaria[1], “The new China scare: Why America Shouldn’t Panic About Its Latest Challenger“, Foreign Affairs, 06/12/2019.

Dịch và chú giải: Viet-studies

Vào tháng Hai 1947, Tổng thống Mỹ Harry Truman đã hội ý với các cố vấn chính sách đối ngoại cao cấp nhất của ông ta, George Marshall và Dean Acheson, và một ít các nhà lãnh đạo quốc hội. Chủ đề là kế hoạch của chính quyền hỗ trợ chính phủ Hy Lạp trong cuộc chiến chống lại một cuộc nổi dậy của cộng sản. Marshall và Acheson đã trình bày lý lẽ của họ đối với kế hoạch ấy. Arthur Vandenberg, chủ tịch Ủy ban đối ngoại thượng viện, lắng nghe một cách kỹ lưỡng và sau đó đã đưa ra sự ủng hộ của mình kèm một lời cảnh báo. ‘Cách duy nhất ngài sẽ có được những gì ngài muốn’, ông được kể là đã nói với tổng thống, ‘là phát biểu và hù dọa cả nước’.

Trong vài tháng sau đó, Truman đã làm đúng điều ấy. Ông ta đã biến cuộc nội chiến ở Hy Lạp thành một phép thử về khả năng của Mỹ đối đầu với chủ nghĩa cộng sản quốc tế. Khi ngẫm tới lời hùng biện mở rộng của Truman về việc trợ giúp các nền dân chủ ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, Acheson thú nhận trong hồi ký của mình rằng chính quyền đã đưa ra một lập luận ‘còn rõ hơn cả sự thật’. Continue reading “Tại sao Mỹ không nên sợ Trung Quốc?”

Tranh cãi quanh nỗ lực gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại LHQ

Nguồn: In the UN, China uses threats and cajolery to promote its worldview”, The Economist, 07/12/2019.

Biên dịch: Trần Hùng

Mặc dù có quyền phủ quyết tại Liên Hợp Quốc, Trung Quốc từ lâu đã ngần ngại không muốn thực thi quyền này. Đã 20 năm kể từ lần cuối cùng nước này một mình làm điều đó. Nhưng trong các phòng họp hậu trường, các nhà ngoại giao Trung Quốc đang ngày càng sẵn sàng phô trương ảnh hưởng, còn các đối tác phương Tây của họ cũng sẵn sàng chống trả hơn. Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, tổ chức này đã trở thành một chiến trường cho sự cạnh tranh giữa các tầm nhìn đối địch về trật tự quốc tế. Continue reading “Tranh cãi quanh nỗ lực gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại LHQ”

Hoa Kỳ, Trung Quốc và tính đa nguyên trong các vấn đề quốc tế

Tác giả: David R. Stilwell

Sau đây là bài phát biểu của David R. Stilwell, Trợ lý Ngoại trưởng, Cục Đông Á & Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tại Viện Brookings ngày 2 tháng 12 năm 2019. Bài phát biểu tập trung vào Trung Quốc, quan hệ Mỹ – Trung hiện nay, và tính đa nguyên trong trật tự toàn cầu.

-oOo-

Xin chào. Xin cảm ơn Viện Brookings đã mời tôi đến đây.
Tôi được đề nghị đến đây để phát biểu về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và ý định của quốc gia này trong việc định hình trật tự toàn cầu.

Tôi sẽ làm điều này bằng cách điểm lại chính sách của chúng ta, và sau đó đề cập đến một chủ đề liên tục xuất hiện khi chúng ta cân nhắc đến thách thức này. Chủ đề đó là tính đa nguyên. Continue reading “Hoa Kỳ, Trung Quốc và tính đa nguyên trong các vấn đề quốc tế”

Bất ổn ở Tân Cương phủ bóng lên Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường

Nguồn: Wei Shan, “Xinjiang casts uncertainty over the Belt and Road Initiative”, East Asia Forum, 29/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tân Cương là cầu nối giữa Trung Quốc với các thị trường Trung Á, Trung Đông và Châu Âu, biến nơi này thành trung tâm của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI). Đây là trung tâm hậu cần lớn nhất trong số các nước BRI. Trong số sáu hành lang kinh tế BRI đã được lên kế hoạch, ba hành lang sẽ đi qua Tân Cương, bao gồm Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan nối Kashgar ở Tân Cương với cảng Gwadar ở Pakistan. Một trung tâm phân phối cũng đang được phát triển tại Khorgos trên biên giới giữa Tân Cương và Kazakhstan.

Bắc Kinh hy vọng rằng Tân Cương có thể đóng vai trò như một trung tâm vận chuyển và trung tâm về thương mại, hậu cần và văn hóa của khu vực. Trong năm 2017, khoảng 66 tỷ USD đã được đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại Tân Cương – tăng 50% so với năm trước. Đường bộ và đường sắt cao tốc đã được xây dựng để kết nối khu vực này với các khu vực khác của Trung Quốc. Continue reading “Bất ổn ở Tân Cương phủ bóng lên Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường”

Vì sao Khổng Tử được gọi là ‘chó không nhà’?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong danh mục Mười cuốn sách lớn (xuất bản tại Trung Quốc) năm 2007 do Hội Bình luận sách Trung Quốc (China Book Review Academy) công bố, xếp đầu bảng là cuốn sách 丧家狗——我读《论语》 Chó không nhà: Tôi đọc “Luận Ngữ”.

Đây là kết quả bình chọn của 42 cơ quan truyền thông, trong đó có nhiều tờ báo lớn như báo Thanh niên Trung Quốc, nhật báo Quang Minh, Phương Nam cuối tuần, báo Tân Kinh… Sách lớn ở đây là sách (thuộc lĩnh vực văn học, lịch sử …) được nhiều bạn đọc quan tâm và có ảnh hưởng lớn với họ, có giá trị quan trọng về tư tưởng, văn hóa. Một số cuộc bình chọn sách khác cũng xếp Chó không nhà ở đầu bảng, với sự nhất trí cao của các học giả tham dự bình sách. Continue reading “Vì sao Khổng Tử được gọi là ‘chó không nhà’?”

Hồng Kông đi về đâu sau cuộc bầu cử cấp quận gây chấn động?

Nguồn: Hong Kong’s democracy movement has gained a big electoral boost”, The Economist, 28/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sau gần sáu tháng bất ổn ở Hồng Kông, bao gồm các cuộc biểu tình ngày càng bạo lực, phá hoại và giao thông hỗn loạn, chính phủ có lý do để hy vọng rằng dư luận có thể quay lưng lại với người biểu tình. Nhưng may mắn đó đã không xảy ra. Thay vào đó, các cử tri đã trao một chiến thắng chấn động cho các ứng cử viên ủng hộ dân chủ trong cuộc bầu cử cấp quận vào ngày 24 tháng 11. Thông điệp rất đơn giản: bất chấp tình trạng hỗn loạn gần đây, người dân Hồng Kông rất ghét chính quyền của họ và những người ủng hộ ở Bắc Kinh. Kết quả bầu cử là một sự hậu thuẫn mạnh mẽ cho chiến dịch của những người biểu tình đòi quyền tự do chính trị. Continue reading “Hồng Kông đi về đâu sau cuộc bầu cử cấp quận gây chấn động?”

Kiềm chế Trung Quốc thông qua liên minh Mỹ – Hàn?

Nguồn: Anthony V Rinna, “Containing China through the South Korea–US alliance”, East Asia Forum, 21/11/2019.

Biên dịch: Trần Hùng

Washington dường như đang sử dụng liên minh Mỹ – Hàn để thúc đẩy mục tiêu kiềm chế Trung Quốc, như là một phần của chiến lược Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương mở và tự do. Nhưng việc Mỹ cố gắng lôi kéo Hàn Quốc vào cuộc cạnh tranh chiến lược với Bắc Kinh cuối cùng sẽ có nguy cơ đẩy đối tác của mình ra xa, ngay cả khi cả Washington và Seoul đều khẳng định rằng liên minh vẫn ‘vững như bàn thạch’.

Động thái này diễn ra vào thời điểm liên minh Mỹ – Hàn đang trải qua một giai đoạn căng thẳng chưa từng thấy trong gần 20 năm qua. Căng thẳng này xuất phát từ đòi hỏi tài chính cắt cổ mà Nhà Trắng đưa ra nhằm duy trì Lực lượng Hoa Kỳ tại Hàn Quốc cũng như từ áp lực của Mỹ đối với Hàn Quốc nhằm buộc nước này không rút khỏi hiệp ước chia sẻ thông tin tình báo GSOMIA với Nhật Bản. Continue reading “Kiềm chế Trung Quốc thông qua liên minh Mỹ – Hàn?”