Trò ‘chia để trị’ nguy hiểm của Trung Quốc với ASEAN

25776537

Nguồn: Tang Siew Mun, “China’s dangerous divide and conquer game with ASEAN“, Today, 27/04/2016.

Biên dịch: Anh Thư

Trong khi Bắc Kinh cẩn trọng gây dựng quan hệ gần gũi với ASEAN, dường như họ đang để mất động lực này khi tranh chấp lãnh thổ nảy sinh ở vùng biển chiến lược. Diễn biến mới nhất đã diễn ra hôm 23/4 khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thông báo rằng Trung Quốc, Brunei, Campuchia và Lào đạt được một “sự đồng thuận” về Biển Đông. Bốn điểm trong cái gọi là sự đồng thuận này bao gồm:

– Trước tiên, những bất đồng trên Biển Đông không phải là tranh chấp giữa Trung Quốc và ASEAN, và vấn đề này sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ Trung Quốc-ASEAN.

– Thứ hai, quyền lợi của tất cả các quốc gia là độc lập lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp theo luật pháp quốc tế cần được xác nhận. Áp đặt một cách tiếp cận đơn phương là sai. Continue reading “Trò ‘chia để trị’ nguy hiểm của Trung Quốc với ASEAN”

Tình trạng mất tiếng nói của trí thức TQ hiện nay

mkey1

Tác giả: Thanh Tiêu Độc Tọa (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Truyền thống chính trị chuyên chế của Trung Quốc

Chuyên chế là đặc điểm lớn nhất của truyền thống chính trị Trung Quốc. Nền văn minh Trung Hoa là văn minh sông lớn, đồng bằng rộng, dòng Hoàng Hà tràn ngập nước làm nên điều kiện địa lý của vùng Trung nguyên. Đất đai màu mỡ nhưng nước sông dâng tràn gây ngập lụt, vì thế trị thủy trở thành một công việc chung không thể thiếu và phải thường xuyên làm. Thời xưa, sức sản xuất ở trình độ rất thấp, không thể nào dựa vào sức lực cá nhân để đối phó với sự thách thức của thiên nhiên, vì vậy tất phải huy động sức lực của toàn xã hội, dựa vào sức mạnh của toàn bộ xã hội để ứng phó với sự tàn phá của thiên nhiên. Làm thế nào để chỉnh hợp toàn bộ xã hội thành một sức mạnh? Điều đó đòi hỏi phải tổ chức chặt chẽ, quan trọng nhất là phải có một uy quyền tuyệt đối có thể điều động sức mạnh của toàn xã hội, tập trung được sức mạnh đó. Trong quá trình trị thủy, quyền lợi và địa vị của thủ lĩnh thị tộc luôn luôn được tăng cường, cuối cùng chuyển biến thành tầng lớp quý tộc mới, trở thành quân chủ. Continue reading “Tình trạng mất tiếng nói của trí thức TQ hiện nay”

Rủi ro đến từ thất bại và thành công của Trung Quốc

rmb1

Nguồn: Arvind Subramanian, “The risks of China’s failure and success”, Project Syndicate, 14/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Khi các nhà lãnh đạo tài chính trên toàn thế giới tụ họp trong hội nghị mùa xuân thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Washington, D.C, mọi hy vọng và quan ngại của họ đều tập trung cả vào Trung Quốc. Xét cho cùng, Trung Quốc chính là quốc gia có thể khởi động tiến trình phục hồi nền kinh tế toàn cầu; thế nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này lại dựa trên một nền tảng hiện ngày càng xuất hiện những dấu hiệu trì trệ. Thế lưỡng nan ở đây là  thất bại hay thành công của Trung Quốc đều đem lại những rủi ro cho nền kinh tế thế giới.

Viễn cảnh thất bại hẳn sẽ là sự kiện có một không hai trong lịch sử hậu Thế Chiến II. Bởi nền kinh tế Trung Quốc quá lớn nên hậu quả sẽ tác động đến toàn cầu. Tuy nhiên, không giống như năm 2008 khi đồng đô-la Mỹ lên giá đã cho phép các thị trường mới nổi hồi phục nhanh chóng, đồng nhân dân tệ có khả năng sẽ mất giá nếu nền kinh tế Trung Quốc suy thoái nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng giảm phát lan rộng (toàn cầu). Continue reading “Rủi ro đến từ thất bại và thành công của Trung Quốc”

Cuộc phiêu lưu của Trung Quốc tại Địa Trung Hải

greece-port

Nguồn: Elodie Sellier, “China’s Mediterranean Odyssey“, The Diplomat, 19/04/2016.

Biên dịch: Văn Cường

Ngày 8/4, sau khi ký thỏa thuận mua cảng Piraeus của Hy Lạp, nằm ở phía Tây Nam thủ đô Athens, Chủ tịch Tập đoàn Vận tải Đường biển Trung Quốc (COSCO) Xu Lirong đã phát biểu: “Hãy để tàu căng buồm và mang Bộ lông cừu vàng về đây”. Bên cạnh truyền thuyết lãng mạn về các anh hùng Jason và Argonauts của Hy Lạp, “bộ lông cừu vàng” kiểu Trung Quốc (hợp đồng giữa COSCO với Hy Lạp) có giá trị không dưới 368,5 triệu Euro và một cam kết đầu tư 350 triệu Euro trong thập kỷ tới.

Trung Quốc đang ngày càng tiến về phía Tây, khi đưa ra hàng loạt đề nghị với các đối tác Châu Âu nhằm hiện thực chiến lược làm sống lại các tuyến đường tơ lụa của mình. Dưới con mắt của Bắc Kinh, việc mua cảng Piraeus là một bước tiến lớn trong dự án “Một Vành đai Một Con đường”, một mạng lưới cơ sở hạ tầng và đầu tư với mục tiêu xây dựng “một cây cầu mới của tình hữu nghị và hợp tác”. Gần đây, Trung Quốc đang ngày càng mong muốn gắn kết các nền kinh tế năng động của hai đầu con đường tơ lụa, là khu vực Đông Á và Tây Âu. Continue reading “Cuộc phiêu lưu của Trung Quốc tại Địa Trung Hải”

Tập Cận Bình là ai?

<> on September 4, 2014 in Beijing, China.

Nguồn: Andrew J. Nathan,  “Who Is Xi?“, New York Review of Books, 12/05/2016.

Người dịch: Phan Văn Song

Hơn một nửa nhiệm kỳ 5 năm đã qua với tư cách là chủ tịch Trung Quốc và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc — dự kiến sẽ là nhiệm kỳ đầu trong ít nhất hai nhiệm kỳ— việc Tập Cận Bình đàn áp lan rộng đối với xã hội dân sự và đề cao tệ sùng bái cá nhân đã làm thất vọng nhiều nhà quan sát, cả Trung Quốc lẫn nước ngoài, vốn thấy ông ta do di sản gia đình và kinh nghiệm sống nhất định phải là một nhà cải cách tự do. Nhiều người nghĩ Tập Cận Bình tất phải hiểu được sự nguy hiểm của sự độc tài của Đảng qua kinh nghiệm gia đình ông dưới thời cai trị của Mao. Cha ông, Tập Trọng Huân (1913-2002), đã gần như bị xử tử trong một cuộc xung đột bên trong Đảng năm 1935, đã bị thanh trừng trong một cuộc đấu khác vào năm 1962, bị “lôi ra” và chịu nhục hình trong cuộc Cách mạng Văn hóa, và đã được cho nghỉ hưu sau một cuộc đối đầu khác trong Đảng năm 1987. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, một chị cùng cha khác mẹ của Tập Cận Bình đã bị dày vò đến mức phải tự tử. Ngay chính Tập Cận Bình, con của một “kẻ chạy theo tư bản”, đã bị “đưa về nông thôn” để lao động cùng với nông dân. Những khó khăn gay gắt đến mức ông được cho là đã cố để trốn thoát, nhưng bị bắt và đưa trở lại.

Continue reading “Tập Cận Bình là ai?”

Điều TQ sợ nhất: Chết và bị lãng quên như Liên Xô

image-19917-galleryV9-jmvv-19917

Nguồn: Harry J. Kazianis, “China’s Greatest Fear: Dead and Buried Like the Soviet Union”, The National Interest, 11/03/2016.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hai mươi lăm năm trước đây, Liên Xô hùng cường cuối cùng đã bị ném vào đống tro tàn lịch sử, không bao giờ ngóc lên được nữa. Tuy nhiên, chúng ta thường quên rằng sự sụp đổ của một trong những đế quốc hùng mạnh nhất trong lịch sử loài người chẳng bao giờ là điều dĩ nhiên. Thật vậy, nhìn lại thời gian chỉ mười năm trước đó, đến năm 1981, rất ít người đoán trước được cái chết của Liên Xô. Trên thực tế, nhiều người dự đoán chính Mỹ mới là nước sẽ rơi vào tình thế gay go trong những năm tiếp theo đó. Ngay cả việc xem xét qua lịch sử vào thời đó cũng cho thấy một nước Mỹ còn đang vật lộn để vượt qua tình trạng trì trệ thâm căn cố đế: Liên Xô có vẻ đang đều bước gần như khắp mọi nơi, còn nền kinh tế Mỹ trong tình trạng hỗn loạn, nước Mỹ vẫn choáng váng do vết thương tình cảm từ chiến tranh Việt Nam cũng như sự từ chức của một vị tổng thống đương nhiệm. Các cú đấm cứ bồi tiếp -một cuộc khủng hoảng dường như không bao giờ kết thúc và chúng gây cảm giác về một cuộc “khủng hoảng niềm tin” thật sự. Continue reading “Điều TQ sợ nhất: Chết và bị lãng quên như Liên Xô”

Tại sao Tập Cận Bình muốn phục hồi Khổng Tử?

35_Confucius

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Số phận long đong của học thuyết Khổng Tử

Khổng Tử và học thuyết của ông – Nho giáo – từng trải một cuộc đời long đong lận đận tại Trung Quốc (TQ). Với tư tưởng cốt lõi là Nhân, mới đầu Nho giáo chỉ là một học thuyết tu thân dưỡng tính, chưa được tiểu quốc nào dùng làm đạo trị quốc, cho dù Khổng Tử từng đích thân tới thuyết phục họ. Thời Chiến Quốc, Mạnh Tử kế thừa và phát triển học thuyết đó thành lý luận Nhân chính.

Đời Hán, Đổng Trọng Thư (179-104 TCN) kết hợp với thuyết Âm dương Ngũ hành và các thuyết khác, sửa đổi Nho giáo thành hệ tư tưởng có khuynh hướng thần học (nhấn mạnh quan hệ giữa thần quyền với quân quyền). Hệ thống này dựa trên bạo lực của chế độ phong kiến nhưng lại được mô tả thành Đạo Trời, “Trời không đổi thì đạo cũng không đổi”. Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình muốn phục hồi Khổng Tử?”

Đồng chí B nói về âm mưu chống VN của bè lũ phản động TQ

ctvt

Biên dịch: Bùi Xuân Bách

Lời giới thiệu: Tài liệu dưới đây được dịch từ cuốn Đằng sau tấm màn tre – Trung Quốc, Việt Nam và Thế giới ngoài châu Á (Behind the Bamboo Curtain – China, Vietnam, and the World beyond Asia), do Priscilla Roberts biên tập, Trung tâm Woodrow Wilson và Đại học Stanford xuất bản, 2006. Phần III chương 14 của cuốn sách có tiêu đề “Lê Duẩn và sự đoạn tuyệt với Trung Quốc”. Phần này gồm bài giới thiệu khá dài (14 trang, từ trang 453 đến 467) của Tiến sĩ Stein Tønnesson và bản dịch tài liệu này ra tiếng Anh của Christopher E. Goscha (20 trang, 467-486). Tiến sĩ Stein Tønnesson là học giả nghiên cứu về thời kỳ Chiến tranh lạnh, trong đó có mối quan hệ giữa Việt Nam với các cường quốc Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc trong giai đoạn này. Ông hiện đang  là Giám đốc Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế, Oslo, Na uy và cũng là tác giả cuốnViệt Nam 1946: Chiến tranh đã bắt đầu ra sao, mà anh Vũ Tường đã giới thiệu trong bài điểm sách đăng trên talawas blog. Continue reading “Đồng chí B nói về âm mưu chống VN của bè lũ phản động TQ”

Vấn đề biên giới Nga-Trung thời kỳ Chiến tranh Lạnh

ch-150

Vấn đề biên giới giữa các quốc gia dân tộc luôn luôn là vấn đề phức tạp trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Giải quyết các tranh chấp, phân định biên giới giữa các nước lớn có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc duy trì hòa bình, an ninh, phát triển của khu vực, thế giới vì các siêu cường, cường quốc và quan hệ giữa họ luôn giữ vai trò to lớn trong quan hệ quốc tế. Nga (Liên Xô trước đây) và Trung Quốc là hai nước lớn có chung đường biên giới. Trước và trong Chiến tranh Lạnh, giữa hai quốc gia đã xảy ra tranh chấp biên giới, lãnh thổ và vấn đề biên giới chưa được giải quyết hoàn toàn để lại những kinh nghiệm cho các thế hệ sau. Bài viết phân tích những nét chính về vấn đề biên giới Nga (Liên Xô) – Trung Quốc thời kỳ  trước và trong Chiến tranh Lạnh và rút ra một số nhận xét về vấn đề này. Continue reading “Vấn đề biên giới Nga-Trung thời kỳ Chiến tranh Lạnh”

Thách thức đối với ‘Một vành đai, một con đường’ của TQ

obor

Tác giả: Nguyễn Tăng Nghị

Tham vọng của Trung Quốc là từ một cường quốc khu vực có ảnh hưởng toàn cầu thành một cường quốc toàn diện. Một trong những công cụ chủ yếu thực hiện tham vọng đó là dự án “một vành đai, một con đường”. Tuy nhiên sự trỗi dậy mạnh mẽ này đang vấp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các cường quốc như Mỹ, Nga, Ấn Độ và EU cũng như những quan ngại của các quốc gia láng giềng có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc. Vì vậy quá trình triển khai, tư duy theo kiểu “dò đá sang sông” sẽ là nền tảng cơ bản để đi đến thành công. Cùng với đó Trung Quốc sẽ từng bước hóa giải những thách thức, cản trở khi thực hiện dự án này. Đây chính là những vấn đề mà bài viết sẽ tập trung phân tích. Đồng thời tác giả cũng sẽ đưa ra những dự báo về cách thức lựa chọn để giải quyết những thách thức ấy. Continue reading “Thách thức đối với ‘Một vành đai, một con đường’ của TQ”

TQ ‘cấy’ bằng chứng khảo cổ giả ở Biển Đông ra sao?

519

Nguồn: François-Xavier Bonnet, “Archaeology and Patriotism: Long term Chinese Strateggies in the South China Sea“, Southeast Asia Sea conference, Ateneo Law Center, Makati, March 27 2015.

Biên dịch: Phan Văn Song

Nhiều tác giả của Trung Quốc nêu thời gian đoàn thám hiểm Trung Quốc tới quần đảo Hoàng Sa  là năm 1902. Tuy nhiên, không ai trong số họ đưa ra bất kỳ tài liệu nào cho thấy chuyến đi này đã diễn ra.

Trên thực tế, tư liệu của Trung Quốc lại cho thấy chuyến đi đó chưa bao giờ diễn ra. Thay vào đó là một chuyến đi bí mật nhiều thập kỷ sau để “cấy” bằng chứng khảo cổ ngụy tạo trên các đảo này nhằm củng cố yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc. Mưu chước tương tự cũng đã được áp dụng ở quần đảo Trường Sa: các bia chủ quyền năm 1946 trên thực tế đã được đặt sau đó 10 năm, vào năm 1956. Continue reading “TQ ‘cấy’ bằng chứng khảo cổ giả ở Biển Đông ra sao?”

Hoàng đế Phổ Nghi và những ngày lưu đày tại Liên Xô

puyi

Nguồn:In the Last Emperor’s words: Life as a prisoner in the USSR”, Russia Beyond the Headlines, 18/08/2015.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng

Phổ Nghi, vị Hoàng đế cuối cùng của Trung Hoa, đã trải qua 5 năm làm tù nhân chiến tranh ở Liên Xô. Trong cuốn tự truyện được xuất bản vào những năm 1960, ông mô tả chân thực về quãng thời gian sống tại Chita và Khabarovsk.

Ngày 18/8/1945, Phổ Nghi, vị vua cuối cùng của xứ Trung Hoa, lúc bấy giờ chỉ còn là hoàng đế bù nhìn của Nhật tại Mãn Châu quốc, đã thoái vị và chuẩn bị theo chân đám bại binh Nhật trốn khỏi đông bắc Trung Hoa. ‘The Last Emperor’ (Vị Hoàng đế cuối cùng), bộ phim đoạt giải Oscar của đạo diễn Bernardo Bertolucci, đã khắc họa khoảnh khắc các binh sỹ Liên Xô chiếm phi trường Mãn Châu, ngăn chặn Phổ Nghi và đoàn tùy tùng tháo chạy sang Triều Tiên. Ông bị bắt sang Liên Xô với một tương lai bất định. Continue reading “Hoàng đế Phổ Nghi và những ngày lưu đày tại Liên Xô”

Đánh giá cuộc đời chính trị Mao Trạch Đông (P3)

mao_zedong

Biên dịch: Vũ Huy Quang

Bài liên quan: Phần 1, Phần 2

17.

Hỏi: Thế có nghĩa là Mao thành công?

Đáp: Mao cũng nghĩ thế. Ngày 26 tháng Chạp, trong một bài tường thuật về buổi Khánh tiết của Hồng quân tại Bắc Kinh, toàn thể báo chí, như tờ Hồng Kỳ, đều loan tin thắng lợi của Cách mạng Văn hoá. Nhưng những biến cố tiếp sau, chứng tỏ những chống đối còn lâu mới hết.

Mùa thu 1966, một nhóm Hồng Vệ Binh hùng hậu do Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn điều động, tấn công nhiều văn phòng của các nhà chức trách Thượng Hải. Đại diện Đảng và chính quyền, như Thị trưởng Tào Địch Thu và bí thư thứ nhất Ủy ban Thành phố là Trần Phi Hiển đã ứng phó, bằng cách nhượng bước trước yêu sách của Nghiệp đoàn Công nhân để lôi kéo công nhân ủng hộ. Continue reading “Đánh giá cuộc đời chính trị Mao Trạch Đông (P3)”

Trung Quốc tăng cường ‘xoay trục’ quân sự qua châu Phi

dbt

Nguồn: Mark Varga, “China’s Military Pivot to Africa just Got Serious”, Foreign Policy Blog, 11/02/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Những đồn đoán về kế hoạch xây dựng một “cơ sở hậu cần” của Trung Quốc tại quốc gia Djibouti ở Đông Phi đã được khẳng định sau một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc rằng hai nước đã đạt được một thỏa thuận. Cho dù chưa có một lịch trình cụ thể, thỏa thuận sẽ là một hồi kết tự nhiên của một quá trình thắt chặt quan hệ giữa hai quốc gia, bắt đầu từ khi Trung Quốc tham gia chiến dịch chống hải tặc tại vịnh Aden vào năm 2008.

Khác với các quốc gia NATO và Nhật, những nước cũng tham gia chiến dịch chống hải tặc ở Djibouti, Trung Quốc hiện tại không có căn cứ hải quân dài hạn tại khu vực. Theo lời của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hong Lei, “Trong lúc thực hiện các nhiệm vụ hộ tống, Trung Quốc gặp nhiều khó khăn thực sự trong việc bổ sung quân số cũng như cung cấp nhiên liệu và lương thực, và thấy rằng có một cơ sở hỗ trợ hậu cần hiệu quả và gần bên là một điều rất cần thiết.” Continue reading “Trung Quốc tăng cường ‘xoay trục’ quân sự qua châu Phi”

Nghìn người vâng dạ, không bằng một người nói thẳng

xi

Tác giả: Lôi Tư (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu: Ngày 1/3/2016, báo điện tử của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc có đăng bài viết sau đây, gây ra một số tranh luận trong giới học giả phương Tây nghiên cứu Trung Quốc về ý nghĩa, mục đích của bài báo, cũng như liên hệ của nó với các chiến dịch của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chúng tôi xin giới thiệu bản dịch bài viết để bạn đọc cùng tham khảo.

Hầu như các cán bộ lãnh đạo do vi phạm kỷ luật và pháp luật mà bị xử lý đều nói đến chuyện cơ quan mình chưa thực hiện đầy đủ công tác giám sát nội bộ, nói rằng không ai nhắc nhở tôi, nếu năm ấy có người rỉ tai thì tôi cũng chưa tới mức phạm tội nặng như vậy.

Vấn đề nhỏ chẳng ai nhắc nhở, vấn đề lớn không ai phê bình, đến mức gây ra sai sót lớn, đó chính là “Nghìn người vâng dạ không bằng một người nói thẳng”!

— Lời TBT ĐCSTQ Tập Cận Bình phát biểu khi dự Họp sinh hoạt chuyên đề dân chủ của ban thường vụ Tỉnh ủy Hà Bắc.

Continue reading “Nghìn người vâng dạ, không bằng một người nói thẳng”

Các công ty Trung Quốc có thể chinh phục thế giới?

20120804_LDP001_1

Nguồn: Pankaj Ghemawat & Thomas Hout, “Can China’s Companies Conquer the World?”, Foreign Affairs, March/April 2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính:  Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Tại sao Trung Quốc khó vượt Mỹ về kinh tế?

Hạn chế của các công ty Trung Quốc

Trung Quốc là một nơi đặc biệt thú vị để theo dõi cuộc đối đầu giữa các công ty Trung Quốc và các công ty đa quốc gia nước ngoài, vì đó là thị trường lớn nhất thế giới cho hầu hết mọi sản phẩm cũng như vì tất cả các công ty lớn trên thế giới đều hoạt động tại đó. Không có gì đáng ngạc nhiên khi trong số 44 ngành đại diện được mở cửa với các công ty nước ngoài ở Trung Quốc, các công ty Trung Quốc đã thống trị 25, bao gồm ngành pin mặt trời, các thiết bị xây dựng, và trục cần cẩu di động. Nhưng trong tất cả 19 ngành các công ty nước ngoài dẫn đầu, công nghệ hay tiếp thị nắm vai trò hết sức quyết định đối với thành công. Continue reading “Các công ty Trung Quốc có thể chinh phục thế giới?”

Tại sao Trung Quốc khó vượt Mỹ về kinh tế?

China-US-relations

Nguồn: Pankaj Ghemawat & Thomas Hout, “Can China’s Companies Conquer the World?”, Foreign Affairs, March/April 2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính:  Lê Hồng Hiệp

Mặc cho những khó khăn kinh tế gần đây của Trung Quốc, rất nhiều nhà kinh tế và nhà phân tích cho rằng nước này vẫn đang trên đà soán ngôi Mỹ và sẽ sớm trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới. Thật vậy, điều này đã trở thành một quan điểm chủ đạo – nếu không phải gần như là một niềm tin chung – ở cả hai bờ Thái Bình Dương. Nhưng những nhân tố cấu thành ý kiến này thường bỏ qua một sự thật quan trọng: sức mạnh kinh tế gắn bó mật thiết với sức mạnh doanh nghiệp, một lĩnh vực mà Trung Quốc vẫn còn bị Mỹ bỏ xa. Continue reading “Tại sao Trung Quốc khó vượt Mỹ về kinh tế?”

Về vụ gián điệp TQ đánh cắp thông tin mật của Mỹ

su-bin

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) số ra ngày 24/3/2016 đăng xã luận dưới tiêu đề “Chúng ta nên cảm ơn hay là kêu oan cho Tô Bân?” Nguyên văn như sau:

Ngày 23/03/2016, bộ Tư pháp Hoa Kỳ ra thông cáo cho biết một người Trung Quốc tên là Tô Bân [Su Bin – Stephen Su] đã thú nhận tội xâm nhập hệ thống máy tính của nhiều nhà thầu quốc phòng Mỹ để đánh cắp tài liệu kỹ thuật liên quan đến các loại máy bay tiên tiến như máy bay tiêm kích F-22 , F-35 và máy bay vận tải hạng nặng C-17.

Thông cáo nói: trong bản nhận tội thỏa thuận được với Bộ Tư pháp Mỹ, ông Tô Bân thừa nhận đã “đóng vai trò quan trọng trong một âm mưu từ Trung Quốc”, có kết hợp với hai người “không rõ lai lịch” sống ở Trung Quốc. Có báo Mỹ phỏng đoán hai người đó là quân nhân Trung Quốc. Continue reading “Về vụ gián điệp TQ đánh cắp thông tin mật của Mỹ”

Ấn Độ và Trung Quốc: Cuộc đua đến vị thế siêu cường

India-vs-China-690-825x542

Nguồn: Darren MacKie, “The Race to Superpower Status“, Asian Affairs, 03/2016.

Biên dịch: Văn Cường

Trước khi khẳng định nước nào sẽ là siêu cường toàn cầu thời gian tới, chúng ta cần nhìn lại các yếu tố để tạo nên một siêu cường là gì. Quan điểm chung đều cho rằng siêu cường là một quốc gia có thể tạo ảnh hưởng vượt ra khỏi biên giới quốc gia đó tới khu vực và trên phạm vi toàn cầu. Điều này đạt được thông qua sức mạnh về kinh tế, quân sự, văn hóa, ngoại giao và khoa học kỹ thuật. Nếu xét về khía cạnh này thì cả Ấn Độ và Trung Quốc đều đã là siêu cường. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu cả hai có thực sự thể hiện được tất cả những điều nói trên ở phương diện toàn cầu, nếu không thì nước nào nổi trội hơn? Continue reading “Ấn Độ và Trung Quốc: Cuộc đua đến vị thế siêu cường”

Đánh giá cuộc đời chính trị Mao Trạch Đông (P2)

Mao Tse Toung

Biên dịch: Vũ Huy Quang

Bài liên quan: Phần 1

8.

Hỏi: Sau khi Nhật đầu hàng, chuyện gì xảy ra?

Đáp: Tháng Tám 1945, ngay sau khi Nhật đầu hàng Mỹ, Mao đi Trùng Khánh, thủ đô tạm thời của chính quyền Quốc dân Đảng. Mao ở đó tháng rưỡi, để có những cuộc tiếp xúc bí mật với Tưởng về chuyện tiếp tục sự cộng tác, và thành lập chính phủ liên hiệp. Kết quả cuộc nói chuyện được công bố ngày 10 tháng Mười, một Thông cáo Chung ghi những điều kiện duy trì hòa bình giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản. Trong buổi ra mắt công chúng, Mao tỏ tình cảm, bằng cách hô lớn, “Tưởng thủ lãnh Quốc dân Đảng vạn tuế!” Ngay sau đó là một chuỗi những xung đột giữa 2 đảng. Tưởng đưa quân tấn công vào những làng mạc có quân du kích trú đóng. Để cố gắng ngăn ngừa nội chiến có thể bùng ra bất cứ lúc nào, Truman gửi đặc phái viên là George Marshall sang Trung Quốc. Continue reading “Đánh giá cuộc đời chính trị Mao Trạch Đông (P2)”